Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chuỗi giá trị ca cao tại tỉnh bến tre...

Tài liệu Phân tích chuỗi giá trị ca cao tại tỉnh bến tre

.PDF
168
198
111

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD TRẦN THU KIỀU TRANG PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO TẠI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 52340101 Tháng 4 -Năm 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD TRẦN THU KIỀU TRANG MSSV: 4105699 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO TẠI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 52340101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN NGUYỄN HỮU TÂM Tháng 4 -Năm 2014 LỜI CẢM TẠ Qua những năm tháng học tập và rèn luyện dƣới giảng đƣờng Đại học Cần Thơ cùng với quá trình khảo sát thực tế trên địa bàn Tỉnh Bến Tre, em đã tích luỹ đƣợc nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Nhờ vào đó, em đã hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh đã cung cấp cho em những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hữu Tâm đã tận tâm hƣớng dẫn trong suốt giai đoạn em thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú, anh, chị ở Ủy Ban Nhân Dân các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngƣ, Cục thống kê tỉnh Bến Tre, các công ty, các cơ sở sản xuất và các cô, chú nông dân đã nhiệt tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện và cung cấp những thông tin thiết thực trong quá trình em thu thập số liệu tại địa phƣơng. Với những hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng nhƣ về kinh nghiệm thực tế, nên đề tài này khó tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của Quý Thầy, Cô để bài luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn. Sau cùng, kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh cùng các cô, chú, anh, chị dồi dào sức khoẻ, đạt đƣợc nhiều thành công trong sự nghiệp và có nhiều hạnh phúc trong cuộc sống. Chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm … Sinh viên thực hiện Trần Thu Kiều Trang i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài ……….………........................... ......................................................... Đề tài có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho nghiên cứu. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Ngƣời thực hiện Trần Thu Kiều Trang ii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2. Mục Tiêu Cụ thể ...................................................................................... 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3 1.4.1. Không gian nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 3 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 3 CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 6 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 6 2.1.1 Chuỗi giá trị .............................................................................................. 6 2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị ................................................................................... 11 2.1.3 Tác nhân trong chuỗi giá trị .................................................................... 12 2.1.4 Ngƣời hỗ trợ chuỗi giá trị ....................................................................... 12 2.1.5 Kênh phân phối ....................................................................................... 12 2.1.6 Các khái niệm trong phân tích kinh tế chuỗi giá trị................................ 12 2.1.7 Các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi ............................... 14 2.1.8 Phân tích hậu cần và rủi ro chuỗi............................................................ 15 2.1.9 Nâng cao chuỗi giá trị ............................................................................. 16 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 16 2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 16 2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 17 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 18 iii CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 20 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẾN TRE ......................................... 20 3.1 TỈNH BẾN TRE ........................................................................................ 20 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................ 20 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 21 3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO TẠI TỈNH BẾN TRE .................................................................................................................. 31 3.2.1 Tìm hiểu về ca cao .................................................................................. 31 3.2.2 Các chƣơng trình Phát triển ca cao chứng nhận ..................................... 36 3.2.3 Tình hình sản xuất ca cao tại Bến Tre .................................................... 39 CHƢƠNG 4 ..................................................................................................... 46 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO TẠI BẾN TRE.............................. 46 4.1 SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO BẾN TRE ................ 46 4.1.1. Sơ đổ tổng quát ...................................................................................... 46 4.1.2. Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị ........................................................................ 48 4.2 PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO BẾN TRE .............. 56 4.2.1 Phân tích kinh tế từng tác nhân tham gia trong chuỗi ............................ 56 4.2.2 Phân tích kinh tế toàn chuỗi giá trị ca cao Bến Tre ................................ 86 4.2.4 Các quan hệ liên kết trong chuỗi ............................................................ 92 4.3 PHÂN TÍCH HẬU CẦN VÀ RỦI RO CHUỖI ........................................ 94 4.3.1 Phân tích hậu cần chuỗi .......................................................................... 94 4.3.2 Phân tích rủi ro chuỗi .............................................................................. 95 4.4 PHÂN TÍCH SWOT CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO BẾN TRE ................... 98 4.4.1 Phân tích các điểm mạnh ........................................................................ 98 4.4.2 Phân tích các điểm yếu ........................................................................... 99 4.4.3 Phân tích cơ hội .................................................................................... 101 4.4.4 Phân tích thách thức .............................................................................. 102 CHƢƠNG 5 ................................................................................................... 103 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ CÂY CA CAO .................. 103 TỈNH BẾN TRE ............................................................................................ 103 iv 5.1 NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI ............ 103 5.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ HỔ TRỢ CHUỖI............................................. 104 CHƢƠNG 6 ................................................................................................... 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 106 6.1 MỘT SỐ ĐIỂM KẾT LUẬN CHÍNH..................................................... 106 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 109 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 111 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 123 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................... 133 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................... 144 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Diện tích Ca cao tại Bến Tre phân theo huyện năm 2012 ................ 17 Bảng 2.2 Số mẫu phỏng vấn của từng tác nhân ............................................... 18 Bảng 3.1 Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chủ yếu năm 2013 ........... 21 Bảng 3.2 So sánh các yêu cầu cơ bản của 3 tiêu chuẩn chứng nhận ............... 37 Bảng 3.3 Số liệu Ca cao trồng xen vƣờn dừa tại Bến Tre giai đoạn 2005-2013 .......................................................................................................................... 40 Bảng 3.4 Diện tích trồng ca cao xen dừa phân theo huyện tại Bến Tre .......... 44 Bảng 3.5 Sản lƣợng ca cao trái tƣơi Bến Tre giai đoạn 2005-2012 ................ 44 Bảng 4.1 Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ca cao Bến Tre ............... 51 Bảng 4.2 Đặc điểm chung của hộ sản xuất cây giống ..................................... 56 Bảng 4.3 Chi phí và cơ cấu chi phí của hộ sản xuất cây giống ....................... 58 Bảng 4.4 Chi phí và lợi nhuận của hộ trồng ca cao giống trên một cây giống 59 Bảng 4.5 Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của hộ sản xuất cây giống tính trên 1kg hạt khô ........................................................................................ 60 Bảng 4.6 Thông tin chung về hộ nông dân sản xuất ca cao tại Bến Tre ......... 61 Bảng 4.7 Các hình thức canh tác ca cao của nông hộ tại Bến Tre................... 63 Bảng 4.8 Tình hình chi phí của nông hộ sản xuất ca cao ................................ 67 Bảng 4.9 Phân loại các chi phí của nông hộ sản xuất ca cao........................... 69 Bảng 4.10 Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của nông hộ sản xuất ca cao ....... 70 Bảng 4.11 Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của nông hộ sản xuất ca cao tính trên 1 kg hạt khô ....................................................................................... 71 Bảng 4.12 Thông tin chung về tác nhân điểm thu mua – sơ chế ..................... 72 Bảng 4.13 Tình hình cơ cấu chi phí của điểm thu mua – sơ chế ..................... 78 Bảng 4.14 Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của điểm thu gom – sơ chế .......................................................................................................................... 80 Bảng 4.15 Tình hình cơ cấu chi phí của công ty mua hạt ............................... 81 Bảng 4.16 Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của công ty mua hạt........ 82 Bảng 4.17 Các tiểu chuẩn phân loại hạt ca cao ............................................... 83 vi Bảng 4.18 Tình hình và cơ cấu chi phí của công ty xuất khẩu ........................ 84 Bảng 4.19 Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của công ty xuất khẩu..... 86 Bảng 4.20 Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần trong chuỗi giá trị ca cao Bến Tre theo kênh thị trƣờng ........................................................................... 87 Bảng 4.21 Rủi ro và đánh giá rủi ro trong chuỗi giá trị ca cao Bến Tre.......... 96 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ ................................. 8 Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị tổng quát ............................................................. 11 Hình 3.1 Diễn biến về diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch ca cao Bến Tre giai đoạn 2005-2013 .................................................................................. 42 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện năng suất ca cao Bến Tre giai đoạn 2005-2013 .... 43 Hình 4.1 Sơ đồ chuỗi giá trị ca cao Bến Tre.................................................... 47 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa của chủ hộ trong vùng nghiên cứu .......................................................................................................................... 62 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện lý do nông hộ chọn sản xuất ca cao trong vùng nghiên cứu ........................................................................................................ 64 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện các khó khăn trong quá trình canh tác của nông hộ .......................................................................................................................... 65 Hình 4.5 Biểu đồ cột thể hiện tỷ lệ các dịch bệnh gây hại trên cây ca cao ..... 66 Hình 4.6 Tổng hợp các lý do các hộ chọn việc thu mua – sơ chế ................... 73 Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện các phƣơng thức hoạt động của hộ thu mua – sơ chế .......................................................................................................................... 75 Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng của các tác nhân trong chi phí, lợi nhuận và giá của kênh thị trƣờng 1 ................................................................................. 90 Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng của các tác nhân trong chi phí, lợi nhuận và giá của kênh thị trƣờng 2 ................................................................................. 91 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACDI/VOCA : Agricultural Cooperative Development International/ Volunteers in Overseas Cooperative Assistance (Tổ chức hợp tác phát triển nông nghiệp và trợ giúp Quốc tế). Bộ NN-PTNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CIF : Bán theo giá tại cảng nƣớc ngoài CS SX : Cơ sở sản xuất Cty : Công ty ĐH, CĐ : Đại học, cao đẳng FAO : Tổ chức Lƣơng Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc FOB : Bán theo giá tại cảng trong nƣớc GTZ : Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức M4P : Thị trƣờng cho ngƣời nghèo (Market for the Poor) SWOT : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cây Ca cao xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1950, khi ngƣời Pháp đƣa vào trồng tại một số vùng miền Nam. Tuy vậy, ca cao chỉ đƣợc chú ý đầu tƣ và phát triển nhƣ là một loại cây công nghiệp có giá trị mới đƣợc hơn 10 năm trở lại đây. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn), diện tích ca cao cả nƣớc khoảng hơn 22.000ha, tập trung nhiều nhất tại Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long. Diện tích ca cao hiện cho thu hoạch khoảng 11.000ha. Bên cạnh đó, ca cao Việt Nam ngay từ đầu mới trồng đã là ca cao lên men, hạt to, không nhƣ Indonesia chỉ sản xuất ca cao không lên men, cấp thấp. Ca cao Việt Nam giao dịch trên sàn London với mức cộng thƣởng do đạt chất lƣợng cao. Hơn nữa, nhu cầu nguyên liệu ca cao đang khan hiếm dần trên Thế giới ít nhất cho đến năm 2020. Riêng năm 2013, ngành sản xuất sô-cô-la thế giới thiếu khoảng 160 nghìn tấn nguyên liệu ca cao, đến năm 2020 sẽ thiếu khoảng 1 triệu tấn (Theo báo Đồng Khởi, 23/12/2013). Do đó triển vọng cho ca cao Việt Nam trong tƣơng lai là rất khả quan. Ngoài Tây Nguyên, vùng nguyên liệu ca cao còn tập trung khá lớn tại một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với mô hình phổ biến là ca cao xen dừa, điển hình tại tỉnh Bến Tre. Việc trồng ca cao xen trong vƣờn dừa có nhiều ƣu thế, lợi điểm nếu xét về mặt khoa học cũng nhƣ kinh tế. Tận dụng điều kiện sinh thái sẵn có trong vƣờn dừa, mà cây dừa không có khả năng sử dụng hết, để tối ƣu hóa lợi nhuận của ngƣời sản xuất. Hơn nữa, cây ca cao tỏ ra rất phù hợp với việc đƣa vào trồng xen trong vƣờn dừa. So với việc trồng xen trong các vƣờn cây khác, ca cao trong vƣờn dừa tỏ ra khỏe, sinh trƣởng tốt và cho chất lƣợng hạt rất tốt. Ca cao từng bƣớc khẳng định vị thế của mình là một loại cây trồng xen trong vƣờn dừa mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân Bến Tre. Việc sản xuất ca cao ở Bến Tre trong những năm gần đây không ngừng lớn mạnh cả về chất lẫn về lƣợng. Nếu năm 2013, cả nƣớc có trên 22.000 ha trồng ca cao nguyên liệu, thì chỉ riêng diện tích trồng ca cao tại Bến Tre là hơn 10.000 ha và năm 2012 doanh thu từ ca cao của Bến Tre đạt trên 90 tỷ đồng. Thuận lợi là thế, tuy nhiên quá trình canh tác ca cao nguyên liệu tại Bến Tre vẫn vấp phải những vấn đề nan giải, hộ, việc ứng dụng các kỹ thuật của nhiều nông dân vẫn còn hạn chế, không , chƣa đảm bảo yêu cầu theo quy trình kỹ thuật. Tác động của biến 1 đổi khí hậu làm thời tiết ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn sâu, kéo dài; các loại động vật cắn phá ca cao . Sự việc nông hộ đốn bỏ ca cao hàng loạt vì giá xuống quá thấp trong khi cây vẫn cho năng suất ổn định, tình trạng thiếu lao động,… khiến cho nông dân không còn mặn mà với loại cây vốn đƣợc kỳ vọng này. Thêm nữa, việc xác định là vùng nguyên liệu ca cao nhƣng hiện chủ yếu chỉ xuất khẩu sản phẩm thô chƣa qua chế biến không đem lại giá trị cao bằng xuất những sản phẩm từ ca cao mang thƣơng hiệu. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu một cách cụ thể về ngành công nghiệp sản xuất ca cao tại Bến Tre từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Từ đó có đƣợc cái nhìn tổng thể và chi tiết của từng thành phần tham gia vào ngành hàng ca cao tại Bến Tre, cũng nhƣ có nguồn thông tin cần thiết để đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm hóa giải những vấn đề khó khăn trong sản xuất và kinh doanh ca cao, góp phần nâng cao số lƣợng, chất lƣợng và giá trị hạt ca cao Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì vậy, thực hiện đề tài “ Phân tích chuỗi giá trị ca cao tại tỉnh Bến Tre” là hết sức cần thiết trong giai đoạn này. Thời cơ cho ca cao Bến Tre đang đến, cũng đồng nghĩa với các hoạt động sản xuất, thƣơng mại sôi động hơn bao giờ hết. Với các chuyên gia, giá trị kinh tế, xã hội của loại cây này còn rất nhiều tiềm năng và lợi thế, bởi nhu cầu thị trƣờng đang tăng. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm cách nào và dựa trên cơ sở nào để đề ra những biện pháp qui hoạch, điều tiết giá cả, lựa chọn đối tác, mang đến cơ hội cho ngƣời nông dân tiếp cận ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đồng thời tranh thủ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhƣ công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, từng bƣớc tăng nội lực của nền sản xuất địa phƣơng,… theo phƣơng châm liên kết “4 nhà”. Bởi vậy, tƣ duy về chuỗi giá trị từ ca cao cho phép cơ quan chủ quản và doanh nghiệp có cơ sở để định hƣớng tầm nhìn, khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh, từ đó quan tâm đầu tƣ đến nơi đến chốn, hạn chế kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, tạo chỗ đứng vững chắc cho ca cao Bến Tre trong nền kinh tế thị trƣờng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng ca cao. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cấp hoạt động chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở Bến Tre nhằm gia tăng thu nhập cho nông hộ trồng ca cao ở Bến Tre. 2 1.2.2. Mục Tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở Bến Tre. Mục tiêu 2: Phân tích sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở Bến Tre. Mục tiêu 3: Phân tích kinh tế chuỗi giá trị ca cao. Mục tiêu 4: Phân tích rủi ro và hậu cần chuỗi giá trị ca cao. Mục tiêu 5: Đề xuất các giải pháp nâng cấp hoạt động chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở Bến Tre và gia tăng thu nhập cho nông hộ trồng ca cao ở Bến Tre. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở tỉnh Bến Tre nhƣ thế nào? - Chuỗi giá trị ca cao tại Bến Tre hoạt động ra sao; bao gồm các tác nhân nào tham gia; quy trình hoạt động, lợi ích và chi phí của mỗi tác nhân; những thuận lợi và khó khăn gặp phải của từng tác nhâm tham gia chuỗi là gì? - Những rủi ro và hậu cần chuỗi giá trị ca cao là gì? - Các giải pháp nâng cấp nhƣ thế nào là phù hợp với ngành hàng ca cao ở Bến Tre và góp phần gia tăng thu nhập cho nông hộ trồng ca cao? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu ở 4 huyện của tỉnh Bến Tre là Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm và Châu Thành. Đây là 04 huyện có diện tích trồng ca cao nhiều nhất, thuận lợi cho quá trình thu thập số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 04/2014. Thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 12/2013 đến tháng 01/2014. Số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng đến năm 2013. 1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về chuỗi giá trị ca cao ở tỉnh Bến Tre. 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU (1) Nguyễn Hữu Tâm (2012), “Hiệu quả sản xuất ca cao ở tỉnh Bến Tre”. Tác giả sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để tiến 3 hành thu thập thông tin, dữ liệu. Số liệu sơ cấp đƣợc điều tra trực tiếp 150 nông hộ trong địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi soạn trƣớc. Ngoài ra còn áp dụng phƣơng pháp PRA (phƣơng pháp đánh giá nông thôn với sự tham gia của cộng đồng) để làm rõ thêm vấn đề cần nghiên cứu. Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối nhằm phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở tỉnh Bến Tre, kết hợp sử dụng phƣơng pháp phân tích các chỉ số tài chính nhƣ tỷ suất Doanh Thu/Chi Phí, Lợi Nhuận/Chi Phí, Thu Nhập/Chi Phí để đánh giá hiệu quả sản xuất ca cao ở Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng ca cao xen dừa ở Bến Tre qua các năm có xu hƣớng đang tăng lên do ngƣời dân ngày càng nhận thấy hiệu quả kinh tế của cây ca cao, trên mỗi công hàng năm thu đƣợc khoảng 1.421.000 đồng, điều này giúp tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác cho ngƣời dân. Trong quá trình sản xuất, nông dân còn gặp khá nhiều khó khăn nhƣ đất bị xâm ngập mặn, tình trạng sâu hại tấn công trên cây, các loại nấm gây hại cho trái, làm giảm phẩm chất trái. Bên cạnh đó, khi thu hoạch đa số nông dân hái trái chƣa đủ độ chín làm giảm hàm lƣợng bơ trong hạt khi chế biến. Vì thƣơng lái tranh mua tranh bán với nhau, đến nhà vƣờn thu gom bất chấp trái có đủ độ chín hay không. Tuy nhiên, môi trƣờng cạnh tranh tạo nên lợi thế về giá. Giá ca cao luôn dao động từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg trái tƣơi và từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg hạt, cùng với sản lƣợng tƣơng đối ổn định và đang ngày càng tăng lên. (2) Trần Tiến Khai và Cộng sự (11/2011), “Báo cáo phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre”. Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre dựa trên phƣơng pháp luận về phân tích ngành hàng của FAO (2005) và sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng khác nhau. Các phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị dừa ở Bến Tre, quá trình vận động, tƣơng tác giữa các nhóm tác nhân, và giữa chuỗi giá trị và hệ thống chính sách tác động đến nó. Đối với nhóm phƣơng pháp định lƣợng, nghiên cứu áp dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích chi phí – lợi nhuận (cost and return analysis), phân tích giá trị gia tăng (value added analysis) cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị theo một số kênh sản phẩm chủ yếu. Kết quả phân tích cho thấy chuỗi giá trị dừa Bến Tre có năng lực cạnh tranh rất tốt nhờ tận dụng đƣợc các nguồn lực sản xuất nhƣ đất đai, lao động nội tỉnh. Các chỉ số thể hiện năng lực cạnh tranh cao, thể hiện khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm dừa Bến Tre trên thị trƣờng thế giới. Mặc dù vậy, chuỗi giá trị dừa Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thƣơng mại giữa các tác nhân trong chuỗi, công nghệ chế biến chƣa cao, năng lực chế biến chƣa đƣợc 4 phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến còn thiên về sản phẩm thô, một số sản phẩm chế biến lệ thuộc quá lớn vào thị trƣờng Trung Quốc, thiếu cân đối nguồn nguyên liệu cho chế biến nội tỉnh và năng lực vốn để nâng cấp công nghệ còn kém là những hạn chế quan trọng nhất. (3) Helvetas (03/2008), “Nghiên cứu khả thi Ca cao hữu cơ và Thƣơng mại công bằng tại Việt Nam” (Feasibility Study Organic and Fairtrade Cocoa in Vietnam). Nghiên cứu này tập trung sự chú ý vào 2 khu vực đƣợc coi là phù hợp nhất cho việc phát triển ca cao: Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu đã đƣa ra một cái nhìn tổng quan về sản xuất ca cao hữu cơ, công bằng thƣơng mại và hệ thống tiếp thị. Nghiên cứu cũng giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy chứng nhận (tiêu chuẩn), các chi phí cho chứng nhận, những kinh nghiệm trong sản xuất ca cao hữu cơ và công bằng thƣơng mại tại Việt Nam. Nghiên cứu khẳng định, tại Việt Nam, ca cao đã đƣợc giới thiệu từ nhiều năm trƣớc, có một số khu vực có thể trồng thành công cây ca cao nhƣng kinh nghiệm sản xuất và tiếp thị ca cao vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Đối với mỗi địa phƣơng thuộc hai khu vực này, nghiên cứu cũng trình bày bối cảnh, tình trạng phát triển ca cao hiện nay, nhận thức về môi trƣờng, đánh giá công bằng thƣơng mại và phân tích các bên liên quan của chuỗi giá trị ca cao. (4) Agrifood Consulting International (11/2008), “Nghiên cứu tính phù hợp, khả thi và lợi ích kinh tế xã hội trong việc sản xuất ca cao tại Việt Nam”, đƣợc tổ chức thực hiện ở tất cả các địa phƣơng có trồng ca cao. Báo cáo này đã phân tích một cách khá toàn diện những vấn đề liên quan đến cây ca cao. Dựa trên chuỗi giá trị ngành hàng ca cao, nghiên cứu đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng nhƣ những thách thức/rủi ro của tất cả các tác nhân tham gia. Các yếu tố đƣợc tham chiếu chính trong nghiên cứu này là điều kiện tự nhiên (thổ nhƣỡng, khí hậu, nguồn nƣớc…); nguồn nhân lực (khả năng đáp ứng của lực lƣợng lao động và các kỹ năng cần thiết); nguồn lực tài chính (nhu cầu vốn); yếu tố thị trƣờng quốc tế; các cây trồng cạnh tranh; tính đa dạng sinh học và bền vững của môi trƣờng; và các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nƣớc Trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng. Từ các phân tích của mình, nhóm tác giả báo cáo đã khẳng định tính phù hợp, khả thi và lợi ích kinh tế xã hội mà cây ca cao có thể mang lại cho Việt Nam; đồng thời, cũng chỉ ra những yếu tố có thể làm suy giảm tính lạc quan. 5 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Chuỗi giá trị Hiện nay, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng các khung phƣơng pháp chuỗi giá trị do các cơ quan phát triển quốc tế đề xuất dựa trên hai lý thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi ngành hàng. Các khung phƣơng pháp luận về chuỗi giá trị GTZ, M4P, ACDI/VOCA và phân tích ngành hàng của FAO (2005) cũng đƣợc đề xuất và sử dụng phổ biến cho các bài nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam và các nƣớc đang phát triển. Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến khi phân phối đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky và Morris, 2001, trang4). Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những ngƣời tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: Giai đoạn xây dựng, khái niệm và thiết kế quá trình mua vật tƣ đầu vào, sản xuất thiết bị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v… Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối ngƣời sản xuất vvới ngƣời tiêu dùng. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều ngƣời tham gia khác nhau thực hiện (ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời chế biến, thƣơng nhân, ngƣời cung cấp dịch vụ v.v…) để biến một nguyên liệu thô thành phẩm đƣợc bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh lắp rắp, chế biến v.v… Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó xem xét cả các mối liên kết ngƣợc và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô đƣợc sản xuất đƣợc kết nối với ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, các chiến lƣợc và quan hệ quyền lực của những ngƣời tham gia khác nhau trong chuỗi. 6 1) Chuỗi giá trị theo khung khái niệm của Porter Khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động đƣợc thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản lƣợng nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Theo cách tiếp cận này, cần tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt động của công ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế cạnh tranh đƣợc tìm thấy ở một (hay nhiều hơn) của các hoạt động này. Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tƣ đầu vào, hậu cần (bên trong & bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ (lập chiến lƣợc, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu…). Do vậy trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động quản lý, điều hành đƣa ra các quyết định mang tính chiến lƣợc. 2) Chuỗi giá trị Valuelinks của tổ chức GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) GTZ là một tổ chức hợp tác quốc tế hoạt động trên phạm vi toàn cầu hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, GTZ, với tên gọi đầy đủ bằng tiếng Đức là Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ), hoạt động nhằm cung cấp các giải pháp bền vững, có tầm nhìn dài hạn đối với quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái trong một thế giới toàn cầu hóa.. Mục tiêu tổ chức của GTZ là cải thiện điều kiện sống của con ngƣời một cách bền vững với nguyên tắc hoạt động là vì lợi ích cộng đồng. Toàn bộ phần chênh lệch lợi nhuận trong quá trình hoạt động đƣợc phân bổ trở lại cho các dự án hợp tác quốc tế vì mục đích phát triển bền vững. Theo GTZ định nghĩa chuỗi giá trị là: Một loạt các hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, chuỗi giá trị còn đƣợc hiểu là một loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng này, có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán và nhà phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch kinh doanh trong đó, sản phẩm đƣợc chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến tay ngƣời tiêu dùng cuối 7 cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các đƣờng dẫn trong chuỗi. Nguồn : Cẩm Nang Valuelinks Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ Các bước phân tích trong chuỗi giá trị Bƣớc 1: Lập bảng đồ chuỗi giá trị Bƣớc 2: Lƣợng hóa và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị Bƣớc 3: Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn 3) Phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận M4P (Making Markets Work better for the Poor) Kết hợp với cách tiếp cận ValueLinks của GTZ, ngân hàng Phát Triển Châu Á đã giới thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị với tựa đề “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho ngƣời nghèo“ hay “ Nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời nghèo” (M4P). Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có liên quan đến ngƣời nghèo. Theo M4P, xuất phát điểm và định hƣớng của phân tích chuỗi giá trị của M4P là “Nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời nghèo”. Vì vậy, các công cụ đƣợc định hƣớng để phân tích chuỗi giá trị xuất phát từ quan điểm của ngƣời nghèo. Xuất phát điểm chính sẽ đƣợc áp dụng trong cuốn sách hƣớng dẫn này 8 là tác động của sự phát triển và vận hành của các chuỗi giá trị đến ngƣời nghèo. Xuất phát điểm này đƣợc kết hợp vào mỗi công cụ của M4P. Mục tiêu cuối cùng của việc hoàn thiện chuỗi giá trị cho ngƣời nghèo có hai khía cạnh. (i) Tăng tổng số lƣợng và giá trị sản phẩm mà ngƣời nghèo bán ra trong chuỗi giá trị. Điều này sẽ làm tăng thu nhập thực tế của ngƣời nghèo cũng nhƣ những ngƣời tham gia khác trong chuỗi giá trị. (ii) Mục tiêu thứ hai là giữ nguyên đƣợc thị phần của ngƣời nghèo trong ngành hoặc tăng lợi nhuận biên trên một sản phẩm để ngƣời nghèo không chỉ có thu nhập thực tế cao hơn mà tăng cả thu nhập tƣơng đối so với các bên tham gia khác trong chuỗi giá trị. 4) Khung phân tích của FAO Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị của tổ chức Lƣơng Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) gồm hai phần riêng biệt: (a) phân tích tài chính, và (b) phân tích kinh tế. - Phân tích tài chính đƣợc thực hiện từ các tác nhân, mục đích là để xác định chi phí tài chính và lợi ích của họ. Ngƣợc lại, phân tích kinh tế đƣợc thực hiện từ quan điểm của xã hội hoặc toàn bộ hệ thống kinh tế (nền kinh tế quốc gia, khu vực, hoặc chuỗi), xem xét giá ẩn và chi phí cơ hội trong tính toán. - Cả hai phân tích đƣợc thực hiện trong một thời gian xác định, thƣờng là một năm. Đối với phân tích tài chính và kinh tế của chuỗi, các chỉ số khác nhau đƣợc tính toán dựa trên các khái niệm về giá trị tăng thêm để chỉ ra hiệu quả của chuỗi và tác động của nó đến từng tác nhân và cả chính phủ. Theo Trần Tiến Khai trong phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp thì dù khác nhau nhƣ thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ thuật phân tích chính là:  Sơ đồ hóa mang tính hệ thống Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay các sản phẩm) cụ thể. Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lƣợng bán hàng trong và ngoài nƣớc. Những chi tiết nhƣ thế có thể đƣợc tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRAs), các phỏng vấn không chính thức, và dữ liệu thứ cấp. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan