Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của lao động trong lĩnh vực dịch vụ ...

Tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của lao động trong lĩnh vực dịch vụ tại nam trung bộ

.PDF
81
41
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH SỬ THỊ THU HẰNG ÑEÀ TAØI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ TẠI NAM TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH SỬ THỊ THU HẰNG ÑEÀ TAØI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ TẠI NAM TRUNG BỘ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MS: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HAY SINH TP.HCM NĂM 2012 MỤC LỤC Mở Đầu ..............................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu:.....................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................2 6. Quy trình nghiên cứu...................................................................................3 7. Nguồn số liệu nghiên cứu: ...........................................................................4 8. Kết cấu luận văn:.........................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP 1. 1 Khái niệm về thu nhập ...............................................................................6 1.2. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ ...........................................................7 1.2.1 Khái niệm dịch vụ ..................................................................................7 1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ .............................................................................8 1.3 Tóm tắt các lý thuyết liên quan đến các nhân tố tác động đến thu nhập .8 1.3.1 Lý thuyết tiền lương theo quan điểm kinh tế học. ...................................8 1.3.2 Hàm thu nhập của Mincer (1774) .........................................................10 1.3.3 Các nghiên cứu khác.............................................................................12 CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khung phân tích ........................................................................................16 2.2 Mô hình nghiên cứu...................................................................................18 2.2.1 Biến phụ thuộc: Ln(Y)..........................................................................18 2.2.2 Biến độc lập:.........................................................................................19 2.2.3 Xác định dấu kỳ vọng của các biến.......................................................21 CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MÔ TẢ 3.1 Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế vùng Nam Trung bộ:...................24 3.2 Bộ dữ liệu, cách khảo sát và câu hỏi của VHLSS ....................................25 3.2.1 Tổng quan về VHLSS...........................................................................25 3.2.2 Bảng câu hỏi của VHLSS liên quan đến mô hình nghiên cứu ...............27 3.2.3 Định nghĩa thu nhập trong VHLSS 2010 ..............................................29 3.3 So sánh thu nhập giữa các vùng và thu nhập ngành dịch vụ với các ngành khác trong vùng ...................................................................................30 3.3.1 Thu nhập giữa các vùng trong cả nước qua các năm .............................30 3.3.2 Thu nhập ngành dịch vụ so với các ngành khác trong năm 2010 ..........31 3.3.2.1 Thu nhập ngành dịch vụ so với các ngành khác trong cả nước năm 2010 ..........................................................................................................31 3.3.2.2 Thu nhập ngành dịch vụ so với ngành khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ...........................................................................................32 3.4 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...................................................34 3.4.1 Thu nhập trong vùng phân theo giới tính ..............................................34 3.4.2 Thu nhập trong vùng theo bằng cấp cao nhất và số năm đi học.............35 3.4.3 Thu nhập và kinh nghiệm .....................................................................37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 4.1 Mô hình hồi quy.........................................................................................40 4.1.1 Tính toán các biến trong mô hình .........................................................40 4.1.1.1 Tính toán biến độc lập: ..................................................................41 4.1.1.2 Tính toán giá trị số năm đi học (S) .................................................41 4.1.1.3 Tính toán biến kinh nghiệm (Exp) .................................................43 4.1.1.4 Tính toán các biến giả trong mô hình .............................................43 4.1.2 Mô hình hồi quy ...................................................................................44 4.2 Kết quả hồi quy .........................................................................................47 4.3 Thực hiện các kiểm định ...........................................................................48 4.3.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ......................................................48 4.3.2 Kiểm định Wald ...................................................................................48 4.3.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ....................................................50 4.3.4 Kiểm định các hệ số hồi quy riêng lẻ ....................................................51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Phân tích kết quả hồi quy……………………………………………… 53 5.2 Gợi ý chính sách cải thiện thu nhập cho những người làm trong lĩnh vực dịch vụ..............................................................................................................55 5.2.1 Nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cho người lao động...........55 5.2.2 Nâng cao trình độ học vấn để cải thiện thu nhập...................................56 5.3 Những giới hạn của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................59 KẾT LUẬN......................................................................................................61 Phụ lục 1 Bảng câu hỏi khảo sát chuyên gia Phụ lục 2 Kết quả hồi quy các mô hình Phụ lục 3 Bảng câu hỏi trích trong VHLSS 2010. Phụ lục 4: Bảng mã ngành trong VHLSS 2010 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU I. Danh mục biểu đồ: Biểu đồ 3.1 Thu nhập và số năm đi học.............................................................37 Biểu đồ 3.2 Thu nhập và kinh nghiệm trong ngành dịch vụ của vùng................38 II. Danh mục bảng biểu Bảng 2.1 Kết quả tham khảo ý kiến các chuyên gia...........................................17 Bảng 3.1 Thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng chia theo 8 vùng ........30 Bảng 3.2 Thu nhập trung bình của nhân khẩu phân theo ngành năm 2010.........32 Bảng 3.3 Trung bình thu nhập nhân khẩu theo ngành trong vùng duyên hải Nam trung Bộ ............................................................................................................32 Bảng 3.4 Trung bình thu ngành dịch vụ theo các tỉnh........................................33 Bảng 3.5 Thu nhập trung bình theo giới tính trong vùng ...................................35 Bảng 3.6 Thu nhập phân theo bằng cấp cao nhất trong vùng. ............................35 Bảng 4.1 Số năm đi học nghề quy đổi ...............................................................42 Bảng 4.2 Số năm đi học ĐH – CĐ quy đổi ........................................................43 Bảng 4.3 Kết quả mô hình U .............................................................................45 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình R.................................................................46 Bảng 4.5 Phân tử phóng đại phương sai của mô hình hồi quy ...........................50 Bảng 5.1 Chi giáo dục bình quân một người đi học trong 12 tháng vùng duyên hải Nam Trung Bộ ..................................................................................57 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VHLSS : Viet Nam Household Living Standards Survey: Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam GDP : Gross Domestic Products: Tổng sản phẩm trong nước TP. Hồ Chí Minh : Thành phố Hồ Chí Minh TCTK : Tổng cục thống kê KSMS : Khảo sát mức sống MSDC : Mức sống dân cư QĐ – TCTK : Quyết định – Tổng cục thống kê THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông 1 Mở Đầu 1. Đặt vấn đề Thu nhập là mối quan tâm của tất cả mọi người khi quyết định lựa chọn bất kỳ công việc nào. Mặc dù thu nhập không phải là thước đo hoàn hảo cho chất lượng cuộc sống nhưng nó là điều kiện để đảm bảo cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các chính sách của kinh tế vĩ mô cũng nhằm mục tiêu cải thiện mức sống của người dân hay nói đúng hơn là nâng cao thu nhập cho người dân trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Thu nhập cao sẽ góp phần cải thiện đời sống người dân nâng cao năng suất lao động để từ đó phát triển kinh tế một cách bền vững. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, chính sách tiền lương hay chính sách thu nhập cho người lao động cần phải được quan tâm điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh kinh tế mới. Trong tất cả các lĩnh vực, việc xác định chính sách tiền lương hợp lý sẽ tạo điều kiện khuyến khích người lao động nâng cao khả năng của mình để từ đó tăng năng suất. Dịch vụ là một lĩnh vực rất được quan tâm phát triển trong thời gian gần đây ở các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Sự đóng góp ngày càng lớn vào GDP của lĩnh vực dịch vụ này càng cho ta thấy được vai trò của nó. Ngày nay hầu hết các nước đều hướng vào phát triển lĩnh vực này bởi vì nó không chỉ mang lại giá trị thặng dư lớn mà còn là một ngành công nghiệp không khói, sẽ không gây tổn hại nhiều đến môi trường sống của chúng ta. Khu vực duyên hải miền Trung đặc biệt là Nam Trung bộ, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ trong đó có du lịch. Đối với lĩnh vực dịch vụ thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. Để có thể phát triển một cách bền vững lĩnh vực này thì đòi hỏi phải có một chiến lược đúng đắn để nâng cao năng lực của người lao động mà việc cần 2 làm trước tiên là thay đổi chính sách tiền lương. Đã có rất nhiều nghiên cứu nhận định các nhân tố tác động đến thu nhập, tuy nhiên đối với thu nhập trong lĩnh vực dịch vụ thì gần như rất ít. Lĩnh vực dịch vụ rất được chú trọng đầu tư trong những năm gần đây và yếu tố quan trọng nhất để phát triển dịch vụ chính là con người. Vậy những nhân tố nào tác động đến thu nhập của người dân công tác trong lĩnh vực dịch vụ? Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của lao động trong lĩnh vực dịch vụ Nam trung bộ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định những nhân tố tác động đến thu nhập của những công tác trong lĩnh vực dịch vụ tại khu vực Nam Trung bộ. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi: Những nhân tố nào thực sự có tác động tới thu nhập của người dân công tác trong lĩnh vực dịch vụ tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ? 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích thu nhập của người dân làm trong lĩnh vực dịch vụ tại các tỉnh Nam trung bộ bao gồm các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ là một khu vực với nhiều địa điểm du lịch và ngành dịch vụ rất phát triển, đây cũng là lý do tác giả sử dụng khu vực này để nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: 3 - Thống kê mô tả: Thống kê và xem xét dữ liệu của các biến liên quan. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả trực tiếp phỏng vấn những người dân công tác trong lĩnh vực dịch vụ để biết theo họ những nhân tố nào tác động đến thu nhập của họ để từ đó có những nhận định đúng đắn hơn cho mô hình hồi quy của mình. - Phân tích hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để tìm hiểu xem các yếu tố nào thực sự có ý nghĩa tác động đến thu nhập của người dân công tác trong lĩnh vực dịch vụ. Tất cả được chạy hồi quy dựa trên phần mềm SPSS16. Đây là phần mềm phổ biến được nhiều người sử dụng trong nghiên cứu của mình. Tuy nhiên do dữ liệu của tổng cục thống kê được lưu trữ và xử lý trên phần mềm stata nên tác giả sử dụng phần mềm này để tính toán một số biến và chắt lọc dữ liệu phục vụ cho mô hình hồi quy. 6. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: 4 Tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu trước để xác định mô hình Hỏi ý kiến các chuyên gia đang công tác trong lĩnh vực dịch vụ để bổ sung và hoàn thiện mô hình Đề xuất mô hình nghiên cứu Thực hiện hồi quy trên cơ sở dữ liệu đã có Kiểm định kết quả Kết luận 7. Nguồn số liệu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu điều tra mức sống dân cư do tổng cục thống kê điều tra và cung cấp trong năm 2010 (VHLSS 2010). Từ bộ dữ liệu này tác giả đã lọc ra số liệu của những người có mã ngành thuộc lĩnh 5 vực dịch vụ tại khu vực Nam trung bộ (xem phụ lục 4 danh mục mã ngành). Đồng thời lọc ra những biến cần thiết cho mô hình nghiên cứu của mình. Sau khi chắt lọc dữ liệu, loại bỏ những quan sát không có thu nhập và những quan sát không đủ dữ liệu còn lại là dữ liệu phục vụ cho mô hình nghiên cứu. Dữ liệu có 501 quan sát, cụ thể như sau: Tỉnh | Số lượng Tỷ lệ % ------------------------------------------------Đà Nẵng | 94 18.76 Quảng Nam | 44 8.78 Quảng Ngãi | 43 8.58 Bình Định | 42 8.38 Phú Yên | 58 11.58 Khánh Hòa | 79 15.77 Ninh thuận | 67 13.37 Bình thuận | 74 14.77 ------------+-------------------------------------Total | 501 100.00 8. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có 5 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu nhập trong lĩnh vực dịch vụ Chương 2: Khung phân tích và mô hình nghiên cứu Chương 3: Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình theo phương pháp thống kê mô tả Chương 4: Kết quả thực nghiệm Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Trong phần mở đầu, tác giả đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu. Chương này sẽ giới thiệu các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đầu tiên là tóm tắt lý thuyết về các khái niệm chính của nghiên cứu: thu nhập và các nhân tố tác động đến thu nhập theo lý thuyết của Mankiw, khái niệm về dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ. Tiếp theo tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về chủ đề này và đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 1. 1 Khái niệm về thu nhập Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thu nhập là khoản tiền mà người lao động trong doanh nghiệp được người sử dụng lao động trả theo lao động và là khoản thu thường xuyên, tính bình quân tháng trong năm bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng, chia phần lợi nhuận, các khoản phụ cấp lương, những chi phí thường xuyên ổn định mà người sử dụng lao động chi trực tiếp cho người lao động như tiền ăn giữa ca, tiền ăn trưa, tiền xăm lốp xe...và các khoản thu khác, trong đó tiền lương là một phần chủ yếu trong thu nhập. Adam Smith, nhà kinh tế học nổi tiếng đại diện cho trường phái kinh tế cổ điển đã viết trong tác phẩm “Wealth of nations” (Sự giàu có của các quốc gia): “tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập” 1. Như vậy có thể hiểu theo Adam Smith thì thu nhập trong nền kinh tế bao gồm ba bộ phận đó là tiền lương, lợi nhuận và địa tô mà những người thuê đất phải nộp. 1: Theo Ts Nguyễn Hữu Thảo và cộng sự (2001) “lịch sử các học thuyết kinh tế”, trang 40 7 Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh của Gôta” (1875) của CacMac, ông đã chỉ ra, thu nhập lao động theo nghĩa là sản phẩm lao động thì thu nhập tập thể của lao động sẽ có nghĩa là tổng sản phẩm xã hội. Khi thu nhập là giá trị sản phầm lao động thì giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định gồm các thành phần C + V +M. Với C là phần bù đắp giá trị những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng,V là phần thu nhập của người lao động và C là thu nhập của người chủ. Như vậy thu nhập của nền kinh tế bằng thu nhập của người lao động và thu nhập của người chủ. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 1.2.1 Khái niệm dịch vụ Nền kinh tế thế giới ngày nay không chỉ tồn tại các sản phẩm vật chất cụ thể mà còn tồn tại cả những sản phẩm phi vật chất hay còn gọi là sản phẩm dịch vụ. Ở các nước đang phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân thường rất cao và ngày càng được các quốc gia quan tâm đầu tư phát triển. Vậy chúng ta hiểu dịch vụ như thế nào? Theo C.Mac, dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển. Như vậy chúng ta có thể hiểu dịch vụ theo hai nghĩa: * Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế thứ 3 trong nền kinh tế quốc tế quốc dân. Theo cách hiểu này tất cả các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc lĩnh vực dịch vụ, ở các nước phát triển giá trị của ngành dịch vụ chiếm từ 70 – 80% GDP, ở Việt Nam giá trị dịch vụ chiếm khoảng 40% GDP. 8 * Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là những hoạt động hổ trợ cho quá trình kinh doanh bao gồm các hổ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng [2, trang 312] 1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ Về bản chất, dịch vụ và hàng hóa vật chất có nhiều điểm rất khác biệt. Dịch vụ có những đặc điểm cụ thể như sau: - Là sản phẩm vô hình nên chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá và không ổn định vì nó chịu nhiều sự tác động từ nhiều yếu tố như người bán, người mua, thời điểm mua bán hàng hóa. - Sản phẩm dịch vụ có sự khác biệt về chi phí so với sản phẩm vật chất, đối với các sản phẩm dịch vụ thì chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ lớn và các chi phí khác rất khó xác định. - Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời do vậy cung cầu dịch vụ không thể tách ra mà diễn ra đồng thời, người tiêu dùng dịch vụ cũng đồng thời là người tham gia vào quá trình sản xuất dịch vụ. - Do sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời nên dịch vụ không thể cất giữ trong kho, làm phần đệm để điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm hữu hình [2, trang 313]. Chính những đặc điểm của dịch vụ như vậy nên nó cũng có những nhân tố tác động đến thu nhập cũng có sự khác biệt so với các lĩnh vực khác 1.3 Tóm tắt các lý thuyết liên quan đến các nhân tố tác động đến thu nhập 1.3.1 Lý thuyết tiền lương theo quan điểm kinh tế học. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học như N.G Mankiw, Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld đã cho thấy mức lương được hình thành trên 9 cơ sở cân bằng cung và cầu về lao động. Tiền lương cân bằng thị trường sẽ là mức tiền lương mà tại đó lượng cầu về lao động bằng với lượng cung về lao động. Chúng ta có thể biểu diễn theo đồ thị sau: Tiền lương W DL=MRPL SL=AE W* 0 L* L- lượng lao động Đường cầu lao động thể hiện mối quan hệ giữa mức tiền lương và lượng lao động các hãng sẽ thuê. Chúng ta đã biết, để tối đa hóa lợi nhuận các hãng sẽ thuê lao động cho đến khi nào mà doanh thu sản phẩm biên của lao động (doanh thu bổ sung do tăng một đơn vị lao động - MRPL) bằng với tiền lương. Do đó đường cầu về lao động cũng chính là đường MRPL. Ta thấy: MRPL = MPL.MR Với MPL là sản phẩm biên của lao động và MR là doanh thu biên. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì MR = P. Như vậy đường cầu về lao động có xu hướng dốc xuống vì khi lượng lao động càng tăng sản phẩm biên của lao động có xu hướng giảm. Do đó đường cầu của lao động sẽ chịu tác động của hai nhân tố đó là năng suất biên của lao động và doanh thu biên hay giá cả sản phẩm trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 10 Đối với cung về lao động thể hiện mối quan hệ giữa mức lương và lượng lao động cung ứng trên thị trường. Đường cung về lao động có thể dốc lên nhưng cũng có thể uốn ngược lại, nghĩa là mức tiền công cao có thể dẫn đến cung nhỏ hơn về lao động do khi thu nhập cao lên người lao động có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn. Cung về lao động sẽ chịu sự tác động của các yếu tố đó là sự thay đổi trong nhận thức và sự di cư. Khi người ta muốn tham gia lao động nhiều hơn và ở những vùng kinh tế phát triển mạnh lượng dân di cư tới nhiều hơn thì lượng cung về lao động cũng tăng lên. Như vậy, trong điều kiện thị trường cạnh tranh, tiền lương phụ thuộc vào cung và cầu về lao động. Tiền lương sẽ tăng khi cầu về lao động tăng lên hoặc cung lao động giảm và sẽ giảm nếu cầu về lao động giảm và cung về lao động tăng. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường không cạnh tranh dưới áp lực của công đoàn, của luật tiền lương tối thiểu và của thuyết tiền lương hiệu quả, mức tiền lương sẽ có thể cao hơn mức cân bằng. Trên cơ sở lý thuyết về lao động và tiền lương trong kinh tế học chúng ta có thể thấy năng suất biên của lao động, số người tham gia cung ứng lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập. Với những người có kỹ năng, kinh nghiệm và có học vấn cao năng suất biên sẽ cao hơn và tiền lương của họ cũng cao hơn, với những công việc nhàn hạ sạch sẽ và an toàn thì lượng cung về lao động cao hơn do đó tiền lương trong những ngành này giảm xuống. Như vậy theo quan điểm của kinh tế học, những nhân tố tác động đến tiền lương đó là: đặc điểm nghề nghiệp, giáo dục đào tạo, kỹ năng của người lao động. 1.3.2 Hàm thu nhập của Mincer (1774) Hàm thu nhập của Mincer được mọi người biết đến và ứng dụng rất nhiều trong các đề tài nghiên cứu về thu nhập. Ông đã đưa ra hàm toán học để biểu thị 11 mối quan hệ giữa số năm đi học, kinh nghiệm làm việc với thu nhập của một cá nhân. Mô hình thu nhập bỏ qua yếu tố kinh nghiệm của Mincer được biểu thị như sau: Gọi: S: là số năm đi học Y0 : là thu nhập hàng năm của người không có đi học Ys : là thu nhập hàng năm của người có S năm đi học r : là lợi suất biên, tức tỷ lệ phần trăm thu nhập tăng lên khi tăng thêm một năm đi học. Thì hàm thu nhập theo số năm đi học của Mincer là: lnYs = lnY0 + r.S Phương trình trên trình bày kết luận căn bản rằng, logarithm của thu nhập là hàm tỷ lệ thuận với số năm đi học S, và hệ số của S biểu thị tỷ lệ phần trăm gia tăng thu nhập khi tăng thêm một năm đi học chính là tỷ suất biên r. Đây là hàm thu nhập thô sơ nhất Mô hình học vấn trở nên đầy đủ hơn khi xét đến cả yếu tố kinh nghiệm như là quá trình đào tạo sau khi thôi học và sự đào tạo này là có chi phí. Diễn dịch toán học của Mincer đã qui đổi yếu tố kinh nghiệm về đơn vị thời gian, từ đó dẫn đến hàm thu nhập phụ thuộc vào cả số năm đi học và số năm kinh nghiệm. Hàm được thể hiện như sau : lnYt = ao + a1S + a2t + a3t2 + V Các biến số trong hàm thu nhập Mincer: • Biến phụ thuộc Yt , thu nhập ròng trong năm t, được xem là mức thu nhập của dữ liệu quan sát được. • Biến độc lập S là số năm đi học của quan sát cá nhân có mức thu nhập Yt . 12 • Biến độc lập t, là số năm biểu thị kinh nghiệm tiềm năng, với giả định kinh nghiệm là liên tục và bắt đầu ngay khi không còn đi học, được tính bằng tuổi hiện tại quan sát được trừ đi số năm đi học và trừ đi tuổi lúc bắt đầu đi học: t = A – S – b. Ở đây, A là tuổi hiện tại và b là tuổi bắt đầu đi học. (Mincer [1974], tr.84). V là các biến kiểm soát khác. Hệ số a1 cho ta giá trị ước lượng suất sinh lợi của việc đi học, giải thích phần trăm tăng thêm của thu nhập khi tăng thêm một năm đi học; Hệ số a2 giải thích phần trăm tăng thêm của thu nhập khi kinh nghiệm tiềm năng tăng thêm một năm. Hệ số này mang dấu dương Hệ số a3 là âm, biểu thị mức độ suy giảm của thu nhập biên theo thời gian làm việc. Như vậy với hàm thu nhập của Mincer cho chúng thấy được yếu tố vốn con người trong đó cơ bản là số năm đi học và số năm làm việc có ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. 1.3.3 Các nghiên cứu khác Keshab Bhattarai và Tomasz Wisniewski (2002) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến lương và cung lao động tại vương quốc Anh. Sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư tại Anh để nghiên cứu các nhân tố tác động đến lương của Anh. Nghiên cứu của ông cho thấy các biến số năm đi học, kinh nghiệm làm việc, trình độ đào tạo nghề, giới tính, ngôn ngữ, đặc trưng nghề nghiệp và khu vực có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Hàm tiền lương mà ông đưa ra như sau: log wi = β0 + β1Si + β2Agei + β3Agei2 + β4VCi + β5Sexi + β6E2Li + β7RGSCi + β7Regioni + εwi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất