Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt na...

Tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam

.PDF
116
264
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THANH GIÀU PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THANH GIÀU PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực và khách quan. Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017. Tác giả Nguyễn Thanh Giàu MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU -------------------------------------------- 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3 1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 4 1.6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 1.7. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ------------------------------------------------------------------- 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NHTM ---------------------------------------------------------------- 6 2.1. Tổng quan về nợ xấu tại NHTM .................................................................. 6 2.1.1. Khái niệm nợ xấu tại NHTM ................................................................... 6 2.1.2. Tác động của nợ xấu................................................................................. 8 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá, đo lường nợ xấu .................................................. 10 2.2. Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM ............................................ 10 2.2.1. Nhóm nhân tố vĩ mô ............................................................................... 10 2.2.2. Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng ........................................................... 11 2.2.3. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng.......................................................... 13 2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM............................................................................................................. 14 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 14 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................. 17 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ------------------------------------------------------------------20 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ------------------------21 3.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) .... 21 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 21 3.1.2. Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2016.............................. 22 3.2. Thực trạng nợ xấu tại Vietinbank giai đoạn 2011-2016........................... 24 3.2.1. Cơ cấu nợ xấu tại Vietinbank giai đoạn 2011-2016 ............................... 24 3.2.2. Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank so với các NHTM khác giai đoạn 2011-2016 27 3.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Vietinbank giai đoạn 2011-2016 ............................................................................................................. 30 3.3.1. Nhóm nhân tố vĩ mô ............................................................................... 30 3.3.2. Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng ........................................................... 34 3.3.3. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng.......................................................... 45 3.4. Đánh giá chung thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Vietinbank giai đoạn 2011-2016 ........................................................................ 46 3.4.1. Những nhân tố tích cực .......................................................................... 47 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................... 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ------------------------------------------------------------------50 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ------------------------------ 51 4.1. Thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu ............................................... 51 4.1.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 51 4.1.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 52 4.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................... 52 4.3. Xây dựng thang đo ....................................................................................... 53 4.4. Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu .................................................... 56 4.4.1. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 56 4.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 57 4.5. Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu ............................................... 58 4.5.1. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha .............................. 58 4.5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................ 60 4.5.3. Phân tích hồi quy bội .............................................................................. 61 4.5.4. Nhận xét kết quả nghiên cứu .................................................................. 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ------------------------------------------------------------------64 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ------------------------------ 65 5.1. Định hướng của Chính Phủ và Vietinbank về công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu đến 2020 ......................................................................................... 65 5.1.1. Định hướng của Chính Phủ, NHNN ...................................................... 65 5.1.2. Định hướng của Vietinbank ................................................................... 66 5.2. Giải pháp vận dụng tác động của các nhân tố nhằm phòng ngừa và hạn chế nợ xấu tại Vietinbank .................................................................................. 67 5.2.1. Giải pháp, kiến nghị phòng ngừa nợ xấu ............................................... 67 5.2.2. Gợi ý chính sách xử lý nợ xấu ................................................................ 73 5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ------------------------------------------------------------------76 KẾT LUẬN -----------------------------------------------------------------------------------77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu AMC Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản BCTC Báo cáo tài chính BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAGR Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (Compound Annual Growth Rate) CIC Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) EIB/Eximbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên HTTD Hỗ trợ tín dụng KTNB Kiểm toán nội bộ KTKSNB Kiểm tra kiểm soát nội bộ MB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội NCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân NHCT/Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước PDTD Phê duyệt tín dụng QLRR Quản lý rủi ro QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets) ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity) Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm TSC Trụ sở chính VAMC Công ty TNHH MTV Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam VIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Vietcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng XHTD Xếp hạng tín dụng DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Vietinbank 22 Bảng 3.2 Quy mô, cơ cấu nợ xấu của Vietinbank 24 Bảng 3.3 Kết quả thu hồi nợ xấu đã bán VAMC của Vietinbank 26 Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu 30 Bảng 3.5 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tỷ lệ nợ xấu 31 Bảng 4.1 Mã hóa các thang đo 54 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp Cronbach’s Alpha sau khi đã loại biến 58 Bảng 4.3 Kết quả của mô hình hồi quy 61 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên hình Trang Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 19 Hình 3.1 Mô hình tổ chức của Vietinbank 22 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank 24 Hình 3.3 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Tỷ trọng từng nhóm nợ xấu trong tổng nợ xấu của Vieinbank Nợ xấu của các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Dư nợ cho vay của các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán 27 27 27 28 Hình 3.7 Mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank 30 Hình 3.8 Mối quan hệ giữa CPI và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank 31 Hình 3.9 Hình 3.10 Hình 3.11 Hình 3.12 Hình 3.13 Hình 4.1 Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Vietinbank Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank Mối quan hệ giữa tổng tài sản¸ tổng dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank Quy trình nghiên cứu 33 36 37 38 41 52 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong một thời gian dài, chúng ta đã quá quen thuộc với việc các TCTD công bố kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng với những khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, tình hình hoàn toàn ngược lại: tình trạng nợ xấu gia tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ khiến lợi nhuận của các ngân hàng bị sụt giảm nghiêm trọng, nhiều ngân hàng bị sáp nhập hoặc NHNN phải mua lại với giá 0 đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 20112014 luôn trên 3% (vượt mức trần quy định của NHNN), riêng năm 2012 đạt cao nhất là 4,08%. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về thực trạng nợ xấu của các TCTD, đâu là nguyên nhân và có những giải pháp nào để giải quyết? Sự gia tăng nhanh chóng nợ xấu càng làm gia tăng nguy cơ đỗ vỡ của ngân hàng, đồng thời hạn chế dòng vốn cung cứng cho nền kinh tế, tạo nên hệ lụy tiêu cực mang tính dây chuyền đối với cả hệ thống tài chính. Vì vậy, việc xác định rõ các yếu tố chính tác động đến nợ xấu của ngân hàng không chỉ giúp nhà quản trị ngân hàng có những chính sách, biện pháp quản lý tốt hơn đối với công tác phòng ngừa, hạn chế nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà thông qua đó còn góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc theo chủ trương của Chính Phủ và NHNN. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với vai trò là NHTM có tiềm lực tài chính mạnh nhưng cũng không thể tránh khỏi việc phát sinh nợ xấu và những ảnh hưởng mà nợ xấu mang lại. Thực tế cho thấy, tình hình nợ xấu tại NHCT thời gian qua vẫn còn nhiều biến động. Tổng nợ xấu có xu hướng tăng từ 2.204 tỷ đồng của năm 2011 lên 6.743 tỷ đồng vào năm 2016 – tăng gấp 3 lần (trong đó tỷ trọng nợ nhóm 5 chiếm hơn 56%). Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu về vấn đề này. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong nước và trên thế giới cho thấy ngoài các yếu tố vĩ mô, nợ xấu còn chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố nội tại của ngân 2 hàng (Salas and Saurina, 2002; Pasha and Khemraj, 2010; Louzis et al., 2011; N.Viswanadham and Nahid B, 2015; Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân, 2015; Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2015), hoặc các yếu tố từ khách hàng vay (Richard, 2011; Joseph et al., 2012; Bhattarai, 2014; Asfaw et al., 2016). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận theo phương pháp dữ liệu bảng GMM và phạm vi nghiên cứu trên nhiều NHTM và tại các nước khác nhau. Các nghiên cứu tổng hợp cả 03 nhóm nhân tố kể trên đến nợ xấu theo phương pháp định tính kết hợp định lượng tại 01 NHTM cụ thể thì vẫn còn ít. Vì vậy, đây sẽ là “khe hở nghiên cứu” tác giả tập trung nghiên cứu sâu tại Vietinbank. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế nhằm bổ sung thêm những hiểu biết và ứng dụng đối với việc đưa ra những giải pháp khả thi giúp phòng ngừa và hạn chế nợ xấu tại Vietinbank. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM. - Đánh giá thực trạng nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, vì mục tiêu ổn định và phát triển của ngân hàng nói riêng và nền tài chính quốc gia nói chung. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Trong phạm vi của mình, luận văn sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi cơ bản sau: 3 - Những nhân tố nào thật sự tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam? - Mức độ tác động của những nhân tố đó đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam như thế nào? - Giải pháp nào có thể vận dụng để phòng ngừa và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam? 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Thông tin, số liệu được sử dụng nghiên cứu, phân tích trong đề tài là của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. - Về mặt thời gian: Dữ liệu phân tích là từ năm 2011 đến năm 2016. - Thời gian thực hiện khảo sát: 03 tháng từ 01/01/2017 đến 01/04/2017. - Đối tượng khảo sát: cán bộ tín dụng, lãnh đạo Phòng tín dụng tại Chi nhánh, chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên cao cấp và lãnh đạo Phòng PDTD TPHCM Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó: - Nghiên cứu định tính: thu thập, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh nhằm đưa ra nhận xét, đánh giá về nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. - Nghiên cứu định lượng:  Lập bảng câu hỏi khảo sát các nhân tố tác động đến nợ xấu. Bảng câu hỏi được thực hiện thông qua phỏng vấn cấp quản lý và nhân viên đang công 4 tác ở các vị trí liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.  Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và chạy phần mềm SPSS 20 để phân tích kết quả khảo sát.  Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.  Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị thang đo.  Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tác động và nợ xấu. 1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu * Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ: - Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và một số NHTM khác giai đoạn 2011-2016, định hướng phát triển kinh doanh đến 2020. - Văn bản pháp lý, quy định có liên quan đến cơ chế hoạt động, chính sách của Ngân hàng. - Các bài báo khoa học liên quan đến các nhân tố tác động đến nợ xấu của Việt Nam và các nước trên thế giới. * Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ tín dụng, lãnh đạo Phòng tín dụng tại Chi nhánh, chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên cao cấp và lãnh đạo Phòng PDTD TPHCM Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 1.6. Kết cấu của luận văn Nội dung luận văn được chia làm 05 chương, chi tiết như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM. Chương 3: Thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 5 Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Chương 5: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 1.7. Ý nghĩa của đề tài Về mặt khoa học: đề tài cho thấy mối quan hệ giữa nợ xấu và những nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, qua đó đánh giá được tầm quan trọng của các nhân tố này. Về mặt thực tiễn: đề tài cung cấp thông tin và luận cứ khoa học để đề xuất các kiến nghị và giải pháp phòng ngừa nợ xấu, trên cơ sở đó nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp và chính sách phù hợp nhằm hạn chế tối đa nợ xấu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài bởi tính cấp thiết của việc hạn chế và xử lý nợ xấu tại các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng, đồng thời tác giả cũng nêu rõ mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Với kết cấu 05 chương, tác giả sẽ lần lượt đi sâu phân tích các nội dung về nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu từ tổng quan lý thuyết, đến thực trạng tại Vietinbank, kiểm định mô hình, qua đó gợi ý một số chính sách, giải pháp đối với vấn đề nghiên cứu. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NHTM 2.1. Tổng quan về nợ xấu tại NHTM 2.1.1. Khái niệm nợ xấu tại NHTM Hiện nay đang tồn tại khá nhiều khái niệm về nợ xấu - thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “non-performing loan” (NPL), “doubtful debt” (Rose, 2009; Mishkin, 2010). Trong số đó, có thể kể đến một số khái niệm nợ xấu của các tổ chức tài chính quốc tế đưa ra như sau: Theo nhóm chuyên gia tư vấn (Advisory Expert Group - AEG) của Liên Hợp Quốc: AEG thống nhất định nghĩa nợ xấu như sau: “Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Điều này nghĩa là nợ xấu được xác định trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày; khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS): BCBS không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; (ii) người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày (BCBS, 2006). Như vậy, theo hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ. BCBS cũng đề cập tới các khoản vay bị giảm giá trị khi khả năng thu hồi chúng là không thể. Giá trị tổn thất sẽ được ghi nhận bằng cách giảm trừ giá trị 7 khoản vay thông qua một khoản dự phòng và sẽ được phản ánh trên báo cáo thu nhập của ngân hàng. Theo Chuẩn mực Kế toán quốc tế (International Accounting Standards - IAS): Chuẩn mực Kế toán quốc tế về ngân hàng thường đề cập các khoản nợ bị giảm giá trị (Impaired) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu (non-performing). Về cơ bản IAS số 39 chú trọng tới khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai chiết khấu hoặc xếp hạng khoản vay của khách hàng. Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF): “một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế” (IMF, 2004). Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN về việc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5, trong đó: nợ nhóm 3 gọi là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4 gọi là nợ nghi ngờ và nợ nhóm 5 gọi là nợ có khả năng mất vốn. Về mặt định lượng, định nghĩa nợ xấu của Việt Nam và quốc tế có sự tương đồng về thời gian trả nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên. 8 Như vậy, từ những khái niệm đã nêu trên, có thể hiểu nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ gốc và/ hoặc lãi từ 91 ngày trở lên và có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng trả nợ của người đi vay. 2.1.2. Tác động của nợ xấu Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD, từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro… của TCTD đó. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến TCTD bị thua lỗ và giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng đáng kể đến uy tín của TCTD. Tình trạng này kéo dài sẽ làm TCTD bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng (Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân, 2015).  Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế Khi nợ xấu gia tăng gây đình trệ nền kinh tế. Khi nợ xấu tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế. Nếu nợ xấu tăng quá cao, ngân hàng không được phép cho vay đồng nghĩa với dòng luân chuyền vốn của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân, tổ chức kinh tế…) sẽ khó hoặc không thể tiếp cận nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này sẽ gây ra những tác động xã hội như thất nghiệp, việc làm, an sinh xã hội (Masood et al., 2010; Nkusu, 2011). Mặt khác, nợ xấu cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm định mức tín nhiệm quốc gia, làm giảm niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, của các tổ chức quốc tế và tác động tiêu cực đến thu hút dòng vốn nước ngoài.  Tác động của nợ xấu đến ngân hàng Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng. Với tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của NHNN cũng như tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốc tế thì uy tín của NHTM đó trong nước và quốc tế sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. 9 Điều này hạn chế quá trình hội nhập và phát triển của các NHTM (NHNN, 2016). Nếu các khoản nợ xấu vẫn còn trên bảng cân đối kế toán sẽ làm giảm chất lượng tài sản của ngân hàng, ảnh hưởng đến danh tiếng, giảm lòng tin của người gửi tiền và nhà đầu tư (Asfaw et al., 2016). Nợ xấu làm giảm lợi nhuận, quy mô hoạt động của ngân hàng. Khi nợ xấu gia tăng, theo quy định pháp luật, các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, như vậy làm gia tăng chi phí hoạt động, đồng nghĩa với việc lợi nhuận suy giảm. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại, ảnh hưởng đến quy mô hoạt động (Ayaydin and Karakaya, 2014). Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và phá sản của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Một khi nợ xấu tăng cao tức rủi ro không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ số tiền đã cho vay tăng theo, trong khi ngân hàng phải hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản huy động từ người gửi tiền. Vì thế, dẫn đến sự thiếu hụt dòng tiền, khiến rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng lớn. Nếu nợ xấu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra sự đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia (Nkusu, 2011; Louzis et al., 2011; Joseph et al., 2012).  Tác động của nợ xấu đến khách hàng (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2013) Đối với khách hàng đi vay không có khả năng hoàn trả gốc và/hoặc lãi cho ngân hàng thì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín. Áp lực trả nợ và nguy cơ thanh lý tài sản đảm bảo là khó tránh khỏi, dễ dẫn đến tình trạng phá sản của khách hàng. Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi rủi ro nợ xấu tăng cao buộc các NHTM thắt chặt cho vay. 10 Các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được khoản tiền gửi và lãi nếu như các ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá, đo lường nợ xấu Tùy vào tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng, nền kinh tế trong mỗi thời kỳ khác nhau mà có thể các chỉ tiêu khác để đánh giá thực trạng nợ xấu. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu phổ biến thường xuyên được sử dụng như: Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ giữa tổng nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn (Jiménez and Saurina, 2006; NHNN, 2013). Tỷ lệ cấp tín dụng xấu: là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5 (NHNN, 2013). Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/tổng dư nợ: Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đầy đủ theo quy định (NHNN, 2014). 2.2. Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM Về mặt lý thuyết, theo Nguyễn Minh Kiều (2006) và Phan Thị Thu Hà (2009), nguyên nhân dẫn đến nợ nợ xấu của các ngân hàng thường được nhìn nhận từ các góc nhìn sau: 2.2.1. Nhóm nhân tố vĩ mô  Môi trường kinh tế NHTM là một tổ chức trung gian tài chính giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát ổn định, lãi suất cho vay ở mức thấp so với khả năng sinh lời kỳ vọng của người đi vay, các thành phần trong nền kinh tế sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm gia tăng nhu cầu vay vốn, các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng bởi năng lực tài chính của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng