Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông d...

Tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

.PDF
107
106
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯƠNG ĐĂNG KHOA PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯƠNG ĐĂNG KHOA PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Thị Thanh Huyền THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn: "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 08 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Dương Đăng Khoa ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh, Ban Giám hiệu nhà trường, khoa Kinh tế, phòng Đào tạo - Bộ phận sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Tạ Thị Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo, anh chị em trong Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Kạn và Ngân hàng Chính Sách chi nhánh Bắc Kạn đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, ngày 08 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Dương Đăng Khoa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN ..........................................4 1.1. Cơ sở lý luận về tiếp cận tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân ....... 4 1.1.1. Khái niệm, bản chất kinh tế hộ nông dân................................................ 4 1.1.2. Tín dụng nông nghiệp ............................................................................. 6 1.1.3. Nội dung tiếp cập tín dụng nông nghiệp ............................................... 11 1.1.4. Các yếu ảnh hưởng đến khả tiếp của các hộ nông dân ......................... 18 1.2. Cơ sở thực tiễn về tiếp cận tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân ...... 22 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của tỉnh Phú Thọ ........ 22 1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của tỉnh Tuyên Quang ......... 23 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Bắc Kạn........................................................ 24 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 25 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................... 25 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 25 iv 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 26 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 27 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 31 Chương 3: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN.................... 32 3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn ....................................................................... 32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của Bắc Kạn ........................................................... 32 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Bắc Kạn................................................... 35 3.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 40 3.2.1. Một số chính sách tín dụng nông nghiệp được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................... 40 3.2.2. Hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................... 42 3.2.3. Thực trạng vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................. 44 3.2.4. Quản lý các khoản vay tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân ..... 55 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân ............................................................................................. 57 3.3.1. Những trở ngại của người dân khi tiếp cận tín dụng nông nghiệp ....... 57 3.3.2. Đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ..... 67 3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................... 70 3.4. Đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 77 3.4.1. Những thuận lợi khi tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................. 77 3.4.2. Những khó khăn, nguyên nhân của khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn ......................................................... 79 v Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN..... 81 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng về phát triển tín dụng của tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................. 81 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 81 4.1.2 Mục tiêu.................................................................................................. 82 4.1.3. Định hướng............................................................................................ 84 4.2. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............................................................... 84 4.2.1. Giải pháp cho nhóm nhân tố phương thức sản xuất, phong tục và bản thân người nông dân ....................................................................... 84 4.2.2. Giải pháp tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan .................... 86 4.2.3. Giải pháp tăng cường nhận thức và sự năng động của người dân ........ 87 4.2.4. Giải pháp tháo gỡ khó khăn về thủ tục vay vốn và mở rộng chương trình vay vốn ......................................................................................... 88 4.2.5. Giải pháp nâng cao thái độ, năng lực cán bộ ngân hàng, hạ lãi suất, tăng thời gian cho vay ........................................................................... 89 KẾT LUẬN...................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 93 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 95 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp NH : Ngân hàng NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNN : Ngân hàng nhà nước NHNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn QTD : Quỹ tín dụng SXKD : Sản xuất kinh doanh TD : Tín dụng UBND : Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp .............................. 45 Bảng 3.2: Cho vay vốn theo mục đích sử dụng .............................................. 47 Bảng 3.3: Cho vay theo thu nhập .................................................................... 48 Bảng 3.4: Lãi suất ngân hàng Agribank cho nông dân vay vốn ..................... 49 Bảng 3.5: Lượng vốn trung bình khi vay vốn của hộ nông dân ..................... 50 Bảng 3.6: Tình hình cho vay theo ngành các hộ nông dân ............................. 52 Bảng 3.7: Lãi suất ngân hàng chính sách ........................................................ 53 Bảng 3.8: Số lượng vốn vay trung bình .......................................................... 54 Bảng 3.9: Nợ quá hạn và nợ xấu của các ngân hàng ...................................... 55 Bảng 3.10: Đánh giá của hộ nông dân về phong tục tập quán và nhận thức ...... 57 Bảng 3.11: Đánh giá của hộ nông dân về năng lực tiếp cận dịch vụ cho vay vốn ...... 59 Bảng 3.12: Đánh giá của các hộ nông dân đối với ngân hàng ........................ 62 Bảng 3.13: Đánh giá của các hộ nông dân về sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội ... 65 Bảng 3.14: Đánh giá về sự kết hợp giữa ngân hàng và các cơ quan nhà nước....... 66 Bảng 3.15: Kiểm định mối quan hệ giữa đời sống và quyết định vay vốn..... 68 Bảng 3.16: Kiểm định mối quan hệ giữa độ tuổi chủ hộ với quyết định vay vốn....... 68 Bảng 3.17: Kiểm định mối quan hệ giữa diện tích đất và quyết định vay vốn ....... 69 Bảng 3.18: Kiểm định mối quan hệ trình độ học vấn với quyết định vay vốn ... 70 Bảng 3.19: Kiểm định Cronbach Alpha .......................................................... 71 Bảng 3.20: Kiểm định KMO và Bartlet .......................................................... 72 Bảng 3.21: Kết quả xoay nhân tố .................................................................... 73 Bảng 3.22: Dấu kỳ vọng của các nhóm nhân tố ............................................. 75 Bảng 3.23: Kiểm định Omnibus test ............................................................... 75 Bảng 3.24: Kiểm định Model Summary ......................................................... 75 Bảng 3.25: Dự đoán quyết định vay vốn ........................................................ 76 Bảng 3.26: Kết quả hồi quy............................................................................. 76 Bảng 3.27: Kết quả tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân ........................... 79 viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại .......................... 13 Sơ đồ 1.2: Quy trình cho vay ủy thác.............................................................. 14 Sơ đồ 1.3: Quy trình cho vay trực tiếp ............................................................ 16 Sơ đồ 3.1: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Agribank................................... 44 Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay tại ngân hàng Chính sách ................................. 51 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc với hơn 92,8% diện tích là đồi núi nhưng Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên tốt như: nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả... Thêm vào đó, thời tiết và khí hậu của Bắc Kạn phù hợp với nhiều loại giống cây trồng vật nuôi cho giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, nông nghiệp Bắc Kạn đã có những đóng góp nhất định vào việc thay đổi diện mạo kinh tế toàn tỉnh như: xóa đói giảm nghèo cho đa số đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, những vùng còn nhiều khó khăn, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội cho tỉnh. Cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đang dịch chuyển dần theo hướng tích cực; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Sản xuất trong nông nghiệp đang chuyển dần từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, nông nghiệp Bắc Kạn vẫn chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng mà Bắc Kạn có được như: số lượng lao động trong nông nghiệp chiếm trên 65% lao động toàn tỉnh nhưng đóng góp của nông nghiệp vào tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh chỉ đạt 20,9% năm 2015, vốn đầu tư chiếm dưới 10% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, thu nhập của hộ nông dân vẫn thấp chỉ đạt 1,2 triệu/người/tháng... Nông nghiệp vẫn mang tính tự cung tự cấp, trình độ thâm canh còn thấp, giá trị sản phẩm cây công nghiệp còn thấp, chăn nuôi chưa tập trung, chưa tạo được nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp ổn định và chất lượng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu nhập thấp của các hộ nông dân như: trình độ dân trí thấp, thiếu vốn sản xuất, hiệu quả đầu tư chưa cao, các dự án của Nhà nước chưa trọng tâm. Bên cạnh đó, một nguyên nhân tương đối quan trọng đó là người nông dân không thành công trong việc tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (lao động, đất đai, vốn) đặc biệt là nguồn tín dụng để mở rộng sản xuất, nâng cao mức độ cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp với các địa phương khác. 2 Do vậy, các giải pháp về tín dụng, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ về chính sách tạo môi trường thuận lợi giúp người nông dân nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng là việc cần thiết, cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các rào cản hạn chế người dân tiếp cận nguồn tín dụng. Từ đó tìm ra các giải pháp để vay được vốn để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập các hộ nông dân. Do vậy tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn đang được đặt ra với tỉnh Bắc Kạn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Từ phân tích, đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng nông nghiệp của các các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân, đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng nông nghiệp, tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân. + Phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. + Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. + Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp: tài liệu, số liệu của đề tài được thu thập trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, định hướng và các giải pháp đến 2020. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2016 3 + Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu đánh giá về thực trạng tiếp cận tín dụng của nguồn vốn vay chính thức của các hộ nông dân. Trong nghiên cứu, tác giả xem xét tình hình vay vốn tại ngân hàng 2 đó là: chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tại tỉnh Bắc Kạn đây là 2 ngân hàng mà người nông dân chủ yếu vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng từ góc nhìn của người dân. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tới. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn - Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận tín dụng nông nghiệp. - Là cơ sở khoa học cho các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng xây dựng các chính sách và định hướng nhằm nâng cao khả năng vay vốn đối với các hộ nông dân phục vụ sản xuất trong thời gian tới. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Chương 4: Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN 1.1. Cơ sở lý luận về tiếp cận tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân 1.1.1. Khái niệm, bản chất kinh tế hộ nông dân 1.1.1. Khái niệm hộ nông dân Hộ: là tất cả những người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm công, người cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ [Mc Gê (1989)]. Nông dân: là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng làm ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. Theo số liệu của Hội Nông dân Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng 13 triệu hộ nông dân Hộ nông dân: Là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp. Ngoài các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là hoạt động phụ. Ngày nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khách nhau về nông hộ: Theo Frankellis (1988): Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, hộ luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia một phần trong thị trường với mức độ hoàn chỉnh không cao. Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn. Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: Nông hộ là những hộ chủ yếu hoạt động theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Như vậy mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng khái niệm về nông hộ có những điểm sau đây: là những hộ nông dân sống ở vung nông thôn, có ngành 5 nghề sản xuất chính là nông nghiệp, là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. 1.1.1.2. Bản chất kinh tế hộ nông dân - Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Đất đai thường bị giới hạn về diện tích không thể tăng thêm, nhưng độ phì trong đất có thể tăng, nếu con người biết khai thác sử dụng hợp lý sẽ tạo khả năng tăng năng suất không ngừng. - Kinh tế hộ nông dân có tính thời vụ: Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình nhất của Kinh tế hộ nông dân, đặc biệt là ngành trồng trọt do thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất của các loại cây trồng. Bên cạnh đó, tính thời vụ này cũng do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau. - Kinh tế hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: Kinh tế hộ nông dân phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất đai và khí hậu. Đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng. Các yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất - Kinh tế hộ nông dân có khả năng sử dụng hợp lý lao động và tạo việc làm ở nông thôn. Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ. Hộ vừa điều hành quản lý, vừa trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Do sản xuất nông nghiệp mang tình thời vụ, nên lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 40% quỹ thời gian. - Kinh tế hộ nông dân có khả năng tự điều chỉnh cao. Việc điều chỉnh giữa tích lũy, tiêu dùng và đầu tư phát triển sản xuất thường được quyết định theo các mục tiêu của hộ. Do là đơn vị sản xuất gọn nhẹ, linh hoạt, lại làm chủ hoàn toàn quá trình sản xuất nên Kinh tế hộ nông dân có khả năng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo ra sức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 6 - Kinh tế hộ nông dân tự tạo ra nguồn lao động, không chỉ tái sản xuất sức lao động mà còn tái sản xuất ra lao động kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động được đào tạo, trao đổi hàng ngày trong các nông hộ. - Kinh tế hộ nông dân là một đơn vị kinh tế đốc lập nhưng không đối lập với nền kinh tế hợp tác và nền kinh tế Nhà nước. Chính sự phát triển của Kinh tế hộ nông dân đã làm nảy sinh nhu cầu liên doanh liên kết với nhau, hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác. - Kinh tế hộ nông dân giảm được tối đa chi phí quản lý do có sự thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất. 1.1.2. Tín dụng nông nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm, chức năng tín dụng nông nghiệp a, Khái niệm: Hệ thống tín dụng nông nghiệp là khối liên kết các tổ chức cung cấp các dịch vụ tín dụng cho các cá nhân và tổ chức trong khu vực nông thôn, hiện hữu trên địa bàn nông thôn, với mục tiêu trực tiếp phụ vụ cho nhu cầu địa bàn nông thôn. Các khách hàng của hệ thống tín dụng nông nghiệp thường ít tiếp cận được hoặc không tiếp cận được dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Hệ thống tín dụng thường cung cấp các dịch vụ như nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, bảo hiểm [Fries và cộng sự, (2003)]. Như vậy, thị trường tín dụng nông nghiệp là nơi diễn ra hoạt động cung cầu vốn giữa các chủ thể cho vay vốn và chủ thể đi vay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn. b, Chức năng Tín dụng nông thôn góp phần thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn: Đầu tư vốn phát triển nông nghiệp - nông thôn báo gồm nhiều định chế khác nhau: Chính thức, bán chính thức, phi chính thức... Tuy nhiên vai trò chủ lực vẫn thuộc về định chế tài chính chính thức. - Hoạt động tín dụng nông thôn đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn. Bởi lẽ khi có vốn, người nông dân có thể áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật 7 để tăng năng suất, tăng sản lượng, hạ gái thành sản phẩm….Trên cơ sở đó, họ có khả năng dễ dàng trong việc tích tụ và tập trung vốn. - Tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng về phát triền nông thôn nước ta rất lớn, Chính sách tín dụng nếu được Nhà nước quan tâm đúng mức thì sẽ khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm lực ở nông thôn. Hàng hóa nông sản sẽ phong phú hơn đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của đất nước. - Tín dụng nông thôn đã góp phần vào xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào kinh doanh. Vốn tín dụng không các tổ chức tín dụng chính thức không những tham gia vào quá trình sản xuất mà còn là vốn đầu tư trung hạn, dài hạn xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phụ vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng như: công nghiệp chế biến nông sản phẩm, các hệ thống tưới tiêu, công trình thủy lợi…nhằm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. - Tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Kinh tế hàng hóa càng phát triển thì sức cạnh tranh ngày càng rõ, tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo ở nông thôn. Như vậy sẽ dẫn đến việc có hộ sẽ phát triển thêm về nông nghiệp, có hộ sẽ rời khỏi nông nghiệp chuyển sang ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống. Do đó các ngành nghề này sẽ được phục hồi và phát triển. - Tín dụng nông thôn còn tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường quản lý kinh tế , đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm trong gia đình. Hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, lời ăn lỗ chịu. Do vậy ngoài việc hăng say lao động, họ phải áp dụng những quy rình kỹ thuật mới vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hơn nữa đặc trưng của tín dụng là hoàn trả gốc lãi. Cho nên đã kích thích người nông dân phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả tiền vay và lãi đúng hạn. - Tín dụng nông thôn còn góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần, vật chất cho người dân. Thị trường tín dụng chính thức hoạt động tốt sẽ góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi, làm lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng 8 ở nông thôn. Nguyên tắc vay của tín dụng chính thức là đòi hỏi người dân phải sử dụng vốn đúng mục đích. Như vậy đồng vốn đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa. Nhà nước thông qua thị trường tín dụng nông thôn, sử dụng các công cụ để thực thi các chính sách điều tiết vĩ mô nâng đỡ, hỗ trợ thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển làm cho đời sống người dân được cải thiện và nâng cao hơn đồng thời thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. 1.1.2.2. Tiếp cận tín dụng a, Khái niệm tiếp cận tín dụng Khả năng tiếp cận tín dụng: Khả năng tiếp cận tín dụng là xác suất mà người vay có khả năng nhận được hoặc không nhận được các khoản vay tín dụng. Tiếp cận tín dụng có nghĩa là mức độ tín dụng mà người vay có thể nhận được. Hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng là giới hạn cho vay tối đa mà ở đó các tổ chức tín dụng không muốn cho vay nhiều hơn mặc dù những người đi vay vẫn còn muốn vay. Khả năng bị giới hạn tín dụng: Là khả năng mà người đi vay có thể nhận được các khoản vay với số lượng vốn vay ít hơn nhu cầu xin vay (Martin Petric, 2004) b, Khái quát về lý thuyết tín dụng nông hộ Các chính sách tài chính nông thôn cổ điển dựa trên các giả định sau: - Những hộ nghèo thường bị giới hạn khả năng tiết kiệm. - Khi nguồn cung cấp tín dụng bị hạn chế, các nông hộ phải đi vay từ các tổ chức phi chính thức và chịu mức lãi suất cao hơn bình thường. Lúc này sẽ dẫn đến tình trạng ngày càng khó khăn của các hộ nông dân do số tiền lãi phải trả ngày càng tăng. - Việc thừa nhận các khoản vay của các tổ chức tín dụng chính thức được xem là một sự trợ giúp để hạn chế sự bóc lột của những người cho vay lãi suất cao. - Lãi suất là nhân tố quyết định trong việc đi vay vì nó góp phần tạo ra chi phí đi vay. - Các tổ chức tài chính có những nguồn quỹ có hạn mức và trực tiếp để thực hiện các mục tiêu hoạt động cho các nhóm khách hàng bằng cách giám sát chặt chẽ, bằng tài trợ các khoản vay và bằng những công cụ khác. - Vì tín dụng tiêu dùng hầu như không có nên những nhà cho vay chính thức không cung cấp những khoản vay ngoài sản xuất. 9 c, Các lý thuyết về tiếp cận tín dụng nông hộ:  Cung - cầu tín dụng chính thức của nông hộ: Vốn tín dụng là một nguồn tài nguyên khan hiếm và khả năng tiếp cận tín dụng của người đi vay phụ thuộc rất nhiều vào cách đánh giá rủi ro và quyết định cho vay của nhà cung cấp tín dụng. Việc tiếp cận tín dụng được bắt đầu với lý thuyết cầu tín dụng của một cá nhân hay một hộ gia đình với mong muốn tối đa hữu dụng kỳ vọng của họ từ việc vay tiền từ các nhà cung cấp tín dụng. Mỗi đơn vị tiền tệ đều có chi phí cơ hội, đó chính là lãi suất cho vay của nhà cung cấp tín dụng. Do đó quyết định cung cấp tín dụng phụ thuộc vào lãi suất cho vay. Tuy nhiên lý thuyết cung cầu tín dụng không thể giải thích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của người đi vay do quyết định cung tín dụng không được điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trường trong khi quyết định cho vay phụ thuộc vào cách mà người cho vay lựa chọn người đi vay dựa trên thông tin của người đi vay. Stiglitz và Weiss (1981). Cũng theo Stiglitz và Weiss (1981) với giả định thị trường tín dụng là không hoàn hảo lập luận rằng phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của Chính phủ mà còn từ hành vi của người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng. Thông tin bất cân xứng trong hợp đồng cho vay làm cho người cho vay không thể phân biệt và đánh giá được chính xác mức độ rủi ro cũng như mức độ cố gắng hoàn trả nợ vay của người đi vay. Vấn đề lựa chọn bất lợi, rủi ro phát sinh trong quá trình lựa chọn đối tượng cho vay được phản ánh qua lãi suất cho vay. Tuy nhiên việc tăng lãi suất cho vay sẽ dẫn đến việc người đi vay có khả năng trả nợ tốt sẽ không tiếp cận được với khoản vay. Deaton (1992) và Attanasio (1999) với giả thuyết thu nhập cả đời, lập luận rằng sự khác biệt giữa thu nhập và chi tiêu (do đó tiết kiệm hoặc vay) được xác định bởi các hộ gia đình lựa chọn mức độ tiêu dùng tối ưu trong từng thời kỳ, với ràng buộc ngân sách liên thời gian. Khi giá trị hiện tại của thu nhập dự kiến sẽ tăng, thì giảm tiết kiệm được xem là tối ưu: các hộ gia đình sẽ giảm bớt tài sản, hoặc vay nếu tài sản không có sẵn. Ngược lại, các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được nếu họ dự đoán thu nhập thấp hơn trong tương lai, ví dụ, khi nghỉ hưu. Deaton (1992) và Attanasio 10 (1999) chỉ ra rằng thu nhập thường có dạng hình “bướu”: thấp ở thời kỳ đầu cũng như sau này trong cuộc sống, khi con người hoàn toàn hoặc một phần rút khỏi thị trường lao động. Do đó, mô hình này dự đoán là vay mượn sẽ cao hơn đối với hộ gia đình trẻ và các hộ gia đình trung niên sẽ tiết kiệm cho lúc về hưu [Petrick (2004)] cũng chứng minh tiếp cận tín dụng chính thức không chỉ bị chi phối bởi thu nhập và tài sản, mà còn bị chi phối bởi các đặc tính kinh tế - xã hội của nông hộ. Các đặc tính kinh tế - xã hội phản ánh uy tín của nông hộ đối với người cho vay và do đó quyết định khả năng tiếp cận cũng như mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức của họ. Nói cách khác, dòng chảy tín dụng không chỉ đơn giản tuân theo lý thuyết cung cầu mà nó là một quá trình cân nhắc trong đó người đi vay nộp hồ sơ đề nghị vay vốn sau đó các nhà cung cấp tín dụng sẽ xác định số tiền cho vay dựa trên cách đánh giá của mình [Aleem (1990)].  Cung tín dụng và giới hạn tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức: Thị trường vốn ở nông thôn các nước đang phát triển, cung tín dụng, đặc biệt tín dụng chính thức thường nhỏ hơn nhu cầu, nên những người cho vay phải phân phối tín dụng có giới hạn giữa những người xin vay. Theo Petrick (2004), giới hạn tín dụng là tình trạng trong đó người muốn vay nhưng không vay được, hay số tiền được vay ít hơn số tiền xin vay. Stiglitz & Weiss (1981) chỉ ra rằng, cung tín dụng chính thức bị cản trở bởi rủi ro đạo đức (moral hazard) và các vấn đề lựa chọn đối nghịch (adverse selection) trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng. Các tổ chức tín dụng thường muốn cho vay những người có đủ thông tin, đáng tin cậy và tin tưởng họ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả được nợ. Thiếu thông tin là lý do những người cho vay không đáp ứng nhu cầu của người xin đi vay Petrick (2004) và Stephen et al (1980). Người có nhu cầu vay được xác định là bị giới hạn tín dụng khi không đáp ứng được yêu cầu của người cho vay, hay người cho vay không đáp ứng được yêu cầu của người cho vay Hoff và Stiglitz (1993). Điều này có nghĩa là không phải tất cả những người đi vay sẽ nhận được khoản tín dụng được đề nghị trong hồ sơ vay. Vai trò quan trọng của thông tin về người vay đối với quyết định chấp thuận của người cung cấp tín dụng cũng được Hoff và Stiglitz (1993) chỉ ra qua bước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan