Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Phân tích các chỉ tiêu về tình hình tài tài chính của doanh nghiệp...

Tài liệu Phân tích các chỉ tiêu về tình hình tài tài chính của doanh nghiệp

.DOCX
19
681
146

Mô tả:

Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP NHÓM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đề tài PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.Nguyễn Hoà Nhân Thực hiện : Nhóm 9 Tôn Nữ Thanh Thanh Hằng 40K24 Cáp Kim Uyên Nhi 40K24 Nguyễn Thành Lương 40K24 Trần Đình Quốc Việt 40K15 Trần Thị Bích Trâm 40K15 Quách Ngọc Linh 40K18 -- Đà Nẵng, 11/2016 – Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 1 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................................................3 I. HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN.....................................................................................................4 1. Khái niệm..............................................................................................................................................4 2. Phân loại...............................................................................................................................................4 II. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời...........................................................................................4 2.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh...............................................................................................6 2.3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời.............................................................................................6 HỆ SỐ CƠ CẤU TÀI CHÍNH.............................................................................................................7 1. Hệ số nợ tổng quát................................................................................................................................7 2. Các biến dạng của hệ số nợ tổng quát.................................................................................................8 3. III. 2.1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.......................................................................................................8 2.2. Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu..........................................................................................9 Hệ số nhân vốn chủ sở hữu..................................................................................................................9 HỆ SỐ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC KINH DOANH.................................................................10 1. Số vòng quay vốn lưu động................................................................................................................10 2. Số vòng quay hàng tồn kho................................................................................................................10 3. Số vòng quay khoản phải thu............................................................................................................11 4. Kỳ thu tiền bình quân........................................................................................................................11 5. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.....................................................................................................12 6. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản..........................................................................................................12 IV. V. 2.1 HỆ SỐ SINH LỜI...............................................................................................................................12 1. Tỷ số sinh lợi trên doanh thu thuần..................................................................................................13 2. Tỷ số sinh lời căn bản (ROI)..............................................................................................................13 3. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA)...................................................................................................14 4. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)....................................................................................14 HỆ SỐ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG....................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................20 Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 2 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân LỜI NÓI ĐẦU Hệ thống chỉ tiêu tài chính là nội dung cơ bản, cốt lõi của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp. Thông qua phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin cho các đối tượng về bức tranh tài chính của doanh nghiệp, từ đó đánh giá cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả của từng hoạt động và đưa ra các quyết định phù hợp. Trong thực tiễn nền kinh tế nước ta hiện nay, phân tích tài chính trong các doanh nghiệp đang dần được quan tâm đúng mức để phát huy vai trò của thông tin phân tích là công cụ hữu hiệu của các nhà quản trị kinh doanh, các nhà đầu tư đưa ra các quyết định thích hợp. Thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin phân tích tài chính, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến độ tin cậy của các quyết định đầu tư, quyết định cho vay… Các hệ số tài chính được hình thành bằng việc so sánh các nội dung trong các báo cáo tài chính và thường được chia thành 5 nhóm sau: - Hệ số khả năng thanh toán; Hệ số cơ cấu tài chính (khả năng tự chủ tài chính); Hệ số sử dụng các nguồn lực kinh doanh (khả năng hoạt động); Hệ số sinh lời (khả năng sinh lời); Hệ số đo lường giá trị thị trường. Bài viết này tập trung “Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính” nhằm tăng cường chất lượng kiểm toán, giúp cho các thông tin nâng cao độ tin cậy góp phần cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân I. 1. Th ực hi ện: Nhóm 9 HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Khái niệm Hệ số khả năng thanh toán dùng để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn (đối phó với các khoản nợ ngắn hạn). Khả năng thanh toán tuỳ thuộc vào:  Chính sách bán hàng của doanh nghiệp (gồm cả tín dụng thương mại)  Khả năng quản lí khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho  Năng lực hoạt động của doanh nghiệp  Môi trường kinh tế  … Hệ số khả năng thanh toán hiện thời chỉ mang tính chất thời điểm, không phản ánh được cả một thời kì, một giai đoạn hoạt động của công ty nên cần được xem xét liên tục và phải xác định nguyên nhân gây ra. Phân tích khả năng thanh toán được các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, chủ nợ,… đặc biệt chú trọng vì trách nhiệm thanh toán là một yêu cầu pháp lý đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán không chỉ thể hiện tình trạng tài chính tồi tệ của chính doanh nghiệp đó mà còn tạo ra phản ứng dây chuyền về tình trạng mất khả năng thanh toán của nền kinh tế. 2. Phân loại Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta có thể dùng một số chỉ tiêu sau: 2.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này của từng công ty thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành và mỗi nghành nghề kinh doanh có một hệ số trung bình khác nhau. Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 4 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn) chia cho số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Công thức tính: Hệ số khả năng thanhtoán hiệnthời  Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Trong đó: - Tài sản lưu động bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Nợ ngắn hạn: những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải trả người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thời gian dưới 12 tháng. Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Nhìn chung, hệ số này ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có sự khác nhau. Một căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh hệ số thanh toán ở các thời kỳ trước đó của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán : - Thấp: thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong - việc trả nợ. Cao: cho thấy doanh nghiệp có khả năng lớn trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy để đánh giá đúng hơn cần xem xét thêm tình hình của doanh nghiệp. 2.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 5 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Công thức tính: Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tài sản lưu động− Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hàng tồn kho bị loại trừ vì trong tài sản sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn bình quân ngành nhưng nếu tỷ số lớn hơn 1 thì doanh nghiệp vẫn đủ khả năng sử dụng tài sản thanh khoản của mình để chi trả mà không cần thanh lí hàng tồn kho. Hệ số này thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán hàng. 2.3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời (hệ số vốn bằng tiền) cho biết khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN. Công thức tính: Hệ số khả năng thanh toántức thời Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Trong đó: - Tiền: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 6 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân - Th ực hi ện: Nhóm 9 Các khoản tương đương tiền: các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn. II. HỆ SỐ CƠ CẤU TÀI CHÍNH Hệ số cơ cấu vốn là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư: - Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập về tài chính, mức dộ sử dụng đòn bẩy tài chuisnh và rủi ro tài chính có thể gặp phải - để từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp. Đối với các chủ nợ: qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự an toàn - của khoản cho vay để đưa ra các quyết định cho thu hồi nợ. Đối với nhà đầu tư: có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để cân nhắc việc đầu tư. Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua các hệ số sau: 1. Hệ số nợ tổng quát. Để đánh giá khả năng tài chính của một công ty người ta thường dùng rất nhiều các chỉ số tài chính. Trong đó, chỉ số phản ánh tình trạng nợ của một công ty rất quan trọng và được nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích tài chính quan tâm. Chỉ số cơ bản phản ánh nợ của một doanh nghiệp bao gồm: - Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số khả năng trả lãi Tỷ số khả năng trả nợ Thông thường nhà phân tích sử dụng tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản. Công thức tính: Hệ số nợ tổng quát Tổng nợ Tổng tài sản Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả (tính tới thời điểm báo cáo). Tổng nợ ngắn hạn gồm các khoản phải trả, phải nộp, vay ngắn hạn dưới một năm và các khoản nợ ngắn hạn. Tổng nợ dài hạn bao gồm các khoản đầu tư dài hạn, nợ phát hành Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 7 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân chứng khoán, nợ trung và dài hạn. Tổng tài sản bao gồm toàn bộ tài sản hiện có của công ty ở thời điểm báo áo như vốn cố định, vốn đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, vốn lưu động. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, như vậy 1 hệ số nợ/tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của công ty. Một công ty sẽ khó huy động thêm vốn vay bằng cách phát hành trái phiếu hoặc vay nợ ngân hàng nếu hệ số nợ của công ty đang ở mức cao. Thật khó để có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp của doanh nghiệp, vì tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. 2. Các biến dạng của hệ số nợ tổng quát 2.1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 8 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành. 2.2. Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu so sánh tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này được được tính bằng cách chia nợ dài hạn cho vốn chủ sở hữu. Công thức tính: Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn Vốnchủ sở hữu Trong đó nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được lấy từ báo cáo tài chính kỳ gần nhất (quý gần nhất hoặc năm gần nhất). Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên tổng sở hữu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn). 3. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu Hệ số nhân vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốnchủ sở hữu Hệ số nhân vốn chủ sở hữu thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE. III. HỆ SỐ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC KINH DOANH Các hệ số hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lí và sử dụng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Thông thường, các hệ số hoạt động được sử dụng trong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 9 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân 1. Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này được đánh giá theo công thức sau: Số vòng quay vốn lưu động  Doanhthu thuần Vốn lưu động bình quân trong kỳ Ý Nghĩa: Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp. Nó có thể giúp cho doanh nghiệp giảm được vốn lưu động cần thiết trong sản xuất kinh doanh, giảm số lượng vốn vay hoặc có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có. 2. Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho được tính theo công thức sau: Số vòng quay hàng tồnkho  Giá vốn hàng bán Số hàng tồn khi bình quântrong kỳ Ý Nghĩa: Thông thường số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng: việc tổ chức quản lí và dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kì kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi lên ý tưởng rằng doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị gián đoạn đi và có thể đặt doanh nghiệp vào thế khó khăn về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, để đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp. Lưu ý : Số hàng tốn kho trong kì có thể tính bằng cách lấy số dư đầu kì cộng với số dư cuối kì chia đôi. Số vòng quay tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh. Ngoài ra chúng ta cũng xem xét tới chỉ tiêu số ngày tồn kho: Số ngày tồn kho Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồnkho 3. Số vòng quay khoản phải thu Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 10 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân Số vòng quay khoản phải thu được tính theo công thức: Số vòng quay khoản phải thu  Doanhthu bán chị Các khoản phải thu bìnhquân Ý Nghĩa: Chỉ tiêu này cao thể hiện việc quản lí khoản phải thu tốt. Lưu ý: Khoản phải thu ở đây chỉ xem xét khoản phải thu của khách hàng. 4. Kỳ thu tiền bình quân Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lí khoản phải thu. Nó cho biết bình quân khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Kỳ thu tiền bình quân có thể xác định theo công thức sau: Kỳ thu tiền bìnhquân Số ngày trong kỳ Số vòng quay khoản phải thu Ý Nghĩa: Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Khi kì thu tiền bình quân quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi. Lưu ý: Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. do vậy, khi xem xét kì thu tiền bình quân cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. 5. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dung hiệu quả máy móc thiết bị và nhà xưởng. Công thức xác định tỉ số này như sau: Hiệu suất sử dụng TSCĐ  Doanhthu thuần trong kỳ Giá trị tài sản cố định Ý Nghĩa: Nếu vòng quay tài sản cố định của doanh nghiệp bằng bình quân ngành thì cho thấy công ty hiện khá hợp lý trong việc đầu tư vào tài sản cố định. Lưu ý: Khi phân tích tỉ số này cần lưu ý là ở mẫu số chúng ta sử dụng giá trị tài sản ròng, nghĩa là giá trị tài sản sau khi đã trừ khấu hao. Do đó, phương pháp tính khấu hao có ảnh hưởng quan trọng đến độ chính xác của việc tính toán tỉ số này. Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 11 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân 6. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Công thức xác định vòng quay tổng tài sản như sau: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanhthu thuầntrong kỳ Tổng giá trị tài sản Ý Nghĩa: Khi tỷ số này thấp hơn so với bình quân ngành cho thấy rằng bình quân 1 đồng tài sản của công ty tạo ra được ít doanh thu hơn so với bình quân ngành nói chung. Trong tương lai công ty nên chú ý cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách nổ lực tăng doanh thu hoặc bán bớt đi những tài sản ứ đọng không cần thiết. Lưu ý: Hệ số này chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lí sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp IV. HỆ SỐ SINH LỜI Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Hệ số sinh lời là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu tài chính sau: 1. Tỷ số sinh lợi trên doanh thu thuần Tỷ số sinh lợi trên doanh thu thuần là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị tính là %. Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 12 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Công thức tính: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận ròng x 100 Doanhthuthuần Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Lưu ý: Tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. 2. Tỷ số sinh lời căn bản (ROI) Tỷ số sức sinh lợi căn bản (ROI) là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và đòn bầy tài chính. Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi trong một thời kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị tổng tài sản cùng kỳ của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế và lãi có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tính ra bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế cộng với chi phí lãi vay. Công thức tính: ROI  Lợi nhuận trước thuế và lãi vay x 100 Vốn nói chung bình quân Ý nghĩa: Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 13 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân Th ực hi ện: Nhóm 9 mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. 3. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Hệ số này cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, đồng thời đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Công thức xác định tỷ số này bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng giá trị tài sản. Công thức tính: ROA Lợi nhuận sau thuế x 100 Giá trị tài sản bình quân trong kỳ Nếu tỷ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty. Lưu ý: Tỷ số này phụ thuộc rất nhiều vào tính thời vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty. Do đó, khi sử dụng chỉ số này, người phân tích cần so sánh nói với tỷ số bình quân toàn ngành hoặc với công ty khác cùng ngành và cùng một thời điểm. 4. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông (ROE) là tỷ số tài chính để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số này là tỷ số quan trọng nhất. Công thức tính: ROE  Lợi nhuận sau thuế x 100 Vốnchủa sở hữu bìnhquân trong kỳ Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm, Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 14 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân Th ực hi ện: Nhóm 9 hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ phần phổ thông (common equity). Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì doanh thu thuần chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay tổng tài sản, và vì bình quân tổng tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông thì bằng hệ số đòn bẩy tài chính, nên còn có công thức tính thứ 2 như sau: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =Tỷ suất LN biên x Số vòng quay tổng TS x Hệ số đòn bẩy TC Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên: ROE  ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương thì công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm thì công ty làm ăn thua lỗ. Tỷ suất này càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lời vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty. Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tố chức tiêu thu sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 15 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.  Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét là: - Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất sau thuế trên tổng tài sản với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn tài sản và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: ROA - Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanhthu  x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất sinh lời trên vốn của sở hữu ROE  Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanhthu Giá trị tài sản  x x Vốn chủ sở hữu Doanh thu Giá trị tài sản Vốn chủ sở hữu ROE Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản x Hệ số nhân VCSH  Phương pháp phân tích theo phương trình (*) còn gọi là phương trình phân tích Dupont. ROE Hệ sốấ nhấn VCSH ROA Hiệu suấất sử dụng tài sản Tỷ suấất LN trên doanh thu Chi phí Doanh thu Hiệu suấất sử dụng tài sản Hình 1 – Sơ đồ Dupont và các nhân tố ảnh hưởng Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 16 Hiệu suấất sử dụng tài sản GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân V. Th ực hi ện: Nhóm 9 HỆ SỐ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG Các nhà đầu tư cổ phần đặc biệt quan tâm đến vài giá trị mà có ảnh hưởng mạnh đến giá thị trường của cổ phần như: 1. Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Công thức tính: EPS  Thu nhập thuần Thu nhập ròng của cổ đông thường  Số cổ phần Số lượng cổ phầnthường Trong đó: Thu nhập thuần thường được tính bằng cách lấy lãi ròng trừ đi tiền lãi của cổ phần ưu đãi. 2. Tỷ lệ chi trả cổ tức – Payout ratio Công thức tính: Tỷ lệ chi trảcổ tức  Cổ tức mỗi cổ phần Thu nhập mỗi cổ phần Trong đó: Cổ tức mỗi cổ phần Tổng cổ tức Số lượng cổ phần thường Chỉ tiêu chi trả cổ tức nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần. Từ đó ta tính được tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - Tỷ lệ chi trả cổ tức. 3. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập – Price-earning ratio (P/E) Công thức tính: Tỷ lệ P  E  Giá của một cổ phần EPS Đây cũng là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập. Do tỷ số P/E đo lường nhà đầu tư sẳn lòng trả bao nhiêu cho một đồng thu Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 17 Th ực hi ện: Nhóm 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân nhập hiện tại, chỉ số P/E càng cao có nghĩa là triển vọng phát triển của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không có, hoặc hầu như không có thu nhập, chỉ số P/E của doanh nghiệp sẽ rất cao. Vì vậy, cần phải cẩn thận khi đánh giá chỉ tiêu này. 4. Tỷ suất cổ tức – Dividend yield Công thức tính: Tỷ suất cổ tức Cổ tức mỗi cổ phần Giá trị thị trường mỗi cổ phần Thu nhập của nhà đầu tư gồm 2 phần: cổ tức và chênh lệch giá do chuyển nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất cổ tức của một cổ phần thấp điều đó chưa hẳn là xấu bởi vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần lớn lợi nhuận tái đầu tư. Họ mong đợi một tang trưởng nhanh trong cổ tức và hưởng được sự chênh lệch lớn của giá cổ phần. 5. Tỷ số giữa giá trị thị trường – giá trị ghi số (market to book value) Công thức tính: Tỷ số giá trị thị trường− giátrị ghi sổ  Giá trị thị trường mỗi cổ phần Giá trị ghi sổ trên mỗi cổ phần Giá trị ghi số trên mỗi cổ phần bằng vốn cổ phần chia cho số cổ phần. Do giá trị ghi số là một số liệu kế toán, nó phản ánh chi phí quá khứ. Như vậy, tỷ số giá trị thị trường- giá trị ghi số so sánh giá trị thị trường của đầu tư của doanh nghiệp với chi phí của doanh nghiệp. Tỷ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa rằng doanh nghiệp đã không thành công trong việc sáng tao giá trị cho cổ đông. Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 18 GVHD: PGS.TS. Nguyễễn Hoà Nhân Th ực hi ện: Nhóm 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. PGS.TS.Nguyễn Hoà Nhân, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính TS. Lê Dân, Giáo trình Kinh tế đầu tư ThS. Bùi Quang Trung, Bài giảng Thị trường và các định chế tài chính Một số tài liệu trên internet. Phân tích các chỉ tiễu chủ yễếu vễề tình hình tài chính Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan