Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang...

Tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

.DOC
107
394
120

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Đức Cường trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kế hoạch và Phát triển, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2011 Học viên Hồ Thị Hải Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn "Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2011 Học viên Hồ Thị Hải Hà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN Danh môc c¸c tõ viÕt t¾t DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................................................ 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................ 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................... 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................... 1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN............................................................................. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH........ 2.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH........................................................................................................ 2.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính.............................. 2.1.2. Mục đích phân tích báo cáo tài chính................................................................. 2.1.3. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính............................................................. 2.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP..... 2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính................................................................................. 2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh............................... 2.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán........................................................ 2.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh............................................................................ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................. CHƯƠNG 3: NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG.............................. 3.1. TỔNG QUAN VÊ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG......................................................................................................... 3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG......................................................................................................... 3.3. PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG.................................... 3.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính................................................................................. 3.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh............................... 3.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán........................................................ 3.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh............................................................................ KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................. CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG................................................................... 4.1. TỔNG KẾT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG................................................ 4.1.1. Những thuận lợi về mặt tài chính........................................................................ 4.1.2. Những khó khăn và hạn chế về mặt tài chính của Công ty................................. 4.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG............ 4.2.1. Về kiểm soát chi phí........................................................................................... 4.2.2. Xây dựng một cấu trúc tài chính hợp lý:............................................................. 4.2.3. Quản lý dòng tiền của Doanh nghiệp.................................................................. 4.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG............................................................................................. 4.3.1. Về phía nhà nước................................................................................................ 4.3.2. Về các chính sách nâng cao quản lý tài chính:.................................................... 4.3.3. Về phía công ty................................................................................................... 4.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. KẾT LUẬN................................................................................................................. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... PHỤ LỤC Danh môc c¸c tõ viÕt t¾t BCTC DN NV ROA ROE ROS TNDN TS TSC§ TSNH TSDH VCSH : B¸o c¸o tµi chÝnh : Doanh nghiÖp : Nguån vèn : Return on assets- Søc sinh lêi cña Tµi s¶n : Return on equity- Søc sinh lêi vèn Chñ së h÷u : Return on sales- Søc sinh lêi cña Doanh thu : Thu nhËp doanh nghiÖp : Tµi s¶n : Tµi s¶n cè ®Þnh : Tµi s¶n ng¾n h¹n : Tµi s¶n dµi h¹n : Vèn chñ së h÷u DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán....40 Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu tài sản...........................................................................41 Bảng 3.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn.....................................................................45 Bảng 3.4: Đánh giá quan hệ tài sản và nguồn vốn...................................................48 Bảng 3.5: Xác định vốn hoạt động thuần.................................................................49 Bảng 3.6: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh..........51 Bảng 3.7: Phân tích tình hình thanh toán.................................................................53 Bảng 3.8: Phân tích khả năng thanh toán.................................................................55 Bảng 3.9 Phân tích biến động các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh.....60 Bảng 3.10: Phân tích tỷ trọng các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh........61 Bảng 3.11: Bảng phân tích khả năng sinh lời............................................................64 Bảng 3.12: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn...............................67 Bảng 3.13. Phân tích lưu chuyển tiền tệ....................................................................69 i CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: - Phân tích các báo cáo tài chính là một trong những công cụ quản lý quan trọng giúp đỡ các nhà quản lý đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích báo cáo tài chính giúp những đối tượng có lợi ích gắn liền với Doanh nghiệp nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhận biết những tiềm năng, cơ hội, rủi ro tài chính và đưa ra các quyết định kinh tế chính xác và hiệu quả hơn. - Xu hướng phát triển, hội nhập toàn cầu và tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường mang lại cho các doanh nghiệp những cơ hội mới và những thách thức chưa từng có. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế biến động và cạnh tranh cao, bắt buộc các Doanh nghiệp trước hết phải ý thức được thực trạng tài chính của chính Doanh nghiệp mình. 1.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.2.1. Tổng quan về báo cáo phân tích báo cáo tài chính của các công ty niêm yết được thực hiện bởi các công ty chứng khoán. 1.2.1 Tổng quan về luận văn thạc sỹ nghiên cứu về phân tích Báo cáo tài chính 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận chung về hệ thống báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính. - Đưa ra những đánh giá về thực trạng tài chính của Công ty và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Lý luận chung về phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp đã được vận dụng như thế nào? Câu hỏi 2: Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang ra sao? Câu hỏi 3: Các kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. ii 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phân tích báo cáo tài chính và đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong giai đoạn năm 2008, 2009, 2010 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Về phương pháp luận, trong quá trình phân tích Báo cáo tài chính, việc phân tích được thực hiện trên quan điểm toàn diện, biện chứng và logic. - Phương pháp thu thập số liệu: luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp là các Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. - Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong luận văn thạc sỹ là các phương pháp phân tích Báo cáo tài chính gồm: phương pháp so sánh; phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích; phương pháp loại trừ. 1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn thạc sỹ gồm bốn chương với nội dung chính sau: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng phân tích phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cáo năng lực tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính và phân tích BCTC 2.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của các BCTC 2.1.1.2. Khái niệm phân tích BCTC. Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lại. iii Với công cụ kỹ thuật và phương pháp đa dạng, phân tích báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng của nhà quản lý và đồng thời hỗ trợ thiết yếu cho những người sử dụng báo cáo tài chính ở bên ngoài doanh nghiệp trong các quyết định đầu tư và kinh doanh khác nhau liên quan đến doanh nghiệp. 2.1.2. Mục đích phân tích báo cáo tài chính Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp. 2.1.3. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính là giúp những người ra quyết định chính xác thực trạng tài chính vè tiềm năng của doanh nghiệp, từ đó lựa chọn những phương án kinh doanh tối ưu. Bởi vậy, việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng từ nhiều phía, cả nhà quản trị doanh nghiệp và đối tượng quan tâm bên ngoài doanh nghiệp. 2.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 2.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính 2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn - Biến động của Tổng nguồn vốn và các khoản mục trên bảng cân đối kế toán - Cơ cấu tài sản và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản - Cơ cấu nguồn vốn và biến động nguồn vốn 2.2.1.2. Phân tích mối quan hệ giữa Tài sản và nguồn vốn - Hệ số nợ so với tài sản - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát - Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu - Hệ số tự tài trợ 2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh Nội dung phân tích này được thực hiện thông qua chỉ tiêu vốn hoạt động thuần - Trường hợp vốn hoạt động thuần < 0, doanh nghiệp đang đối mặt với tính trạng mất can bằng về cán cân thanh toán và chịu áp lực nặng về thanh toán nợ ngắn hạn (cân bằng xấu) iv - Trường hợp vốn hoạt động thuần = 0: doanh nghiệp đạt được cân bằng tài chính, tuy nhiên cân bằng này chỉ mang tính tương đối và vẫn chứa đựng nguy cơ cân bằng xấu xảy ra. - Trường hợp vốn hoạt động thuần > 0: cân bằng tài chính trong trường hợp này được gọi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững. Ngoài ra, trong quá trình phân tích, các nhà phân tích cũng tính toán và sử dụng các chỉ tiêu sau: - Hệ số tài trợ thường xuyên - Hệ số tài trợ tạm thời - Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên - Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn 2.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 2.2.3.1. Phân tích tình hình thanh toán Hệ thống các chỉ tiêu phân tích: - Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả(%) - Số vòng quay của các khoản phải thu( vòng) - Thời gian thu tiền - Số vòng quay của các khoản phải trả( vòng) - Thời gian thanh toán tiền - Chu kỳ hoạt động 2.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán Hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng khi phân tích khả năng thanh toán của Doanh nghiệp bao gồm: - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2.2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh - Xem tình hình biến động của các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh bằng cách so sánh mức và tỷ lệ biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc từng chỉ tiêu. v - So sánh các khoản chi phí và các khoản lợi nhuận với doanh thu thuần 2.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh 2.2.4.2. Phân tích mức sinh lời: Hệ thống các chỉ tiêu thể hiện mức sinh lời: - Suất sinh lời của tài sản( ROA) - Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu( ROE) - Suất sinh lời của doanh thu( ROS) - Suất sinh lời của vốn cổ phiếu thường ( ROCE) - Lợi nhuận của mỗi cổ phiếu thường( EPF) - Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu( PE) 2.2.4.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn: Các chỉ tiêu thuộc nội dung phân tích này thường bao gồm: - Số vòng quay của hàng tồn kho - Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho - Số vòng quay của khoản phải thu - Thời gian thu tiền - Số vòng quay các khoản phải trả - Thời gian thanh toán tiền 2.2.4.4. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động - Xác định tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh so với tổng lượng tiền lưu chuyển trong kỳ. - So sánh sự biến động của các chỉ tiêu lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính cả về số tuyệt đối và số tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. - Phân tích tình hình biến động của từng khoản mục trong từng hoạt động đến lượng lưu chuyển giữa kỳ này với kỳ trước. vi CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 3.3. PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 3.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính 3.3.1.1. Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán 3.3.1.2. Phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn * Phân tích cơ và biến động của cấu tài sản Căn cứ vào số liệu trên Bảng cấn đối kế toán, tác giả phân tích tiến hành so sánh cả về tương đối lẫn tuyệt đối các chỉ tiêu Tài sản . Nhằm đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở đánh giá tình hình tài chính của công ty trong tương lai. * Phân tích cơ cấu nguồn vốn Tác giả phân tích tập trung phân tích cơ cấu các loại nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý của các khoản vay, và đánh giá mức độ độc lập của tài chính. b) Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: 3.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 3.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 3.3.3.1. Phân tích tình hình thanh toán Tình hình thanh toán là một nội dung rất được các nhà quản trị quan tâm, vì tình hình thanh toán ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn. Tác giả đi sâu phân tích nội dung tình hình công nợ các khoản phải thu và phải trả. Từ đó có những biện pháp nhằm thu hồi công nợ,và đưa ra cam kết trong hợp đồng phù hợp hơn. Đồng thời, giúp nhà quản trị nhận diện được dấu hiệu rủi ro tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. vii 3.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Là thông tin hữu ích cho những đối tượng quan tâm đến hiệu quả hoạt động của công ty như nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng.. 3.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh 3.3.4.1. Phân tích khái quát tình hình hoạt dộng kinh doanh Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu qua các năm để đánh giá mức độ tiết kiệm chi phú của các loại chi phí, tốc độ tăng giảm doanh thu có phù hợp với tốc độ tăng giảm chi phí hay không. 3.3.4.2. Phân tích khả năng sinh lời Phân tích khả năng sinh lời thông qua các chỉ số: Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu, suất sinh lời doanh thu( ROS), suất sinh lời của tài sản( ROA) 3.3.4.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của Tài sản ngắn hạn Tác giả phân tích và đánh giá các yếu tố Tài sản ngắn hạn.. là các yếu tố quyết định đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu: Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn, số vòng luân chuyển của tài sản 3.3.4.4. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ tệ trong mối liên hệ với các hoạt động CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 4.1. TỔNG KẾT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 4.1.1. Những thuận lợi về mặt tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 4.1.2. Những khó khăn và hạn chế về mặt tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 4.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA viii CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 4.2.1. Kiểm soát chi phí sản xuất 4.2.1.1. Kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm quản lý chi phí Một trong những biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả là gắn liền chi phí với một trung tâm quản lý chi phí nhất định. Trung tâm quản lý chi phí là nơi chúng ta xác lập, tập hợp chi phí với một đơn vị tính phí. Trung tâm quản lý chi phí có nghĩa là: - Một phòng ban - Một bộ phận trong một Doanh nghiệp - Một nơi làm việc - Một dây chuyền máy( áp dụng với chi phí sản xuất) Để có thể kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm chi phí, Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống mã số chi phí 4.2.1.2. Kiểm soát thông qua hệ thống định mức và dự toán: Hệ thống định mức chi phí không chỉ áp dụng hiệu quả cho các chi phí sản xuất trực tiếp mà còn có ý nghĩa kiểm soát đối với nhiều loại chi phí sản xuất, thường sử dụng chủ yếu đối với những chi phí văn phòng, xăng xe…Việc xây dựng định mức này phải được xây dựng trên bản chất chi phí và gắn liền với hoạt động thực tiền của phòng ban. 4.2.1.3. Xác định các biện pháp giảm chi phí a) Kiểm soát chi phí tài chính b) Kiểm soát chi phí bán hàng 4.2.2. Quản lý dòng tiền của Doanh nghiệp 4.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG: 4.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Tổng kết đầy đủ , có hệ thống và logic cơ sỏ lý luận của phân tích Báo cáo tài chính gồm khái niệm, ý nghĩa, nội dung và các phương pháp phân tích Báo cáo tài chính. - Vận dụng trực tiếp những lý luận đó vào phân tích Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, chỉ ra những thuận lợi và hạn chế trong tình hình tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An ix Giang và từ đó đề nghị những giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với tiến trình phát triển hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Tuy nhiên, do môi trường kinh tế xã hội luôn luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Đặc biệt là Việt nam chúng ta giờ đây là thành viên của WTO thì việc công khai thông tin của hệ thống báo cáo tài chính không chỉ cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cơ quan quản lý nhà nước, người lao động làm công ăn lương và các đối thủ cạnh tranh. Ngay cả với các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch thì hệ thống báo cáo tài chính trở thành thông tin tổng hợp mang đầy đủ tính chất pháp lý cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần quan tâm phân tích. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang là một trong bốn công ty hàng đầu cả nước về lĩnh vực sản xuất chế biến và xuất khẩu hàng Thủy sản Đông Lạnh như cá tra, cá Basa phi lê. Trong những điều kiện khó khăn của nền kinh tế, khó khăn về vùng nguyên liệu, bên cạnh những thuận lợi từ phía nhà nước trong những chính sách nhằm tăng cường phát triền ngành nuôi trồng thủy sản. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang đã làm gì để cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Để hiểu rõ công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để hiểu rõ công tác quản lý tài chính và những giải pháp đem lại thành công cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ là "Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang”. 2 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Phân tích Báo cáo tài chính là một công cụ quản lý hiệu quả được sử dụng rộng rãi không chỉ bởi các nhà quản lý của Doanh nghiệp mà còn được sử dụng cho các nhà phân tích chuyên nghiệp nhằm cung cấp các thông tin tài chính cho các đối tượng quan tâm như các nhà đầu tư, chủ nợ… Trước thực tiễn to lớn của phân tích Báo cáo tài chính, khi nghiên cứu công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả xin nghiên cứu theo hướng: các báo cáo phân tích Báo cáo tài chính của các Công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, được công bố rộng rãi bởi các nhà phân tích chuyên nghiệp. Nghiên cứu về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính thì đã có nhiều tác giả đã thực hiện. Về cơ bản các tác giả đã đóng góp đáng kể vào lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các tác giả với các kiến nghị đã góp phần hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nghiên cứu. Tôi xin vắn tắt lại một số công trình nghiên cứu nổi bật mà tôi đã tham khảo. Trước hết, liên quan đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt nam, nhiều tác giả đã nêu lên một thực trạng đáng báo động về chất lượng kém của các báo cáo tài chính. Ví dụ, một con số thống kê do stox.vn thực hiện đã chỉ ra rằng tính đến ngày 20/4/2009, trong số 357 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn, có ít nhất 194 công ty có sự chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán, trong đó không ít DN có chênh lệch kết quả kinh doanh rất lớn (trên 10%) 1. Thực trạng này đặt ra một yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện chất lượng báo cáo tài chính cũng như ảnh hưởng lớn của chất lượng báo cáo tài chính đến việc ra quyết định kinh doanh. Nhằm hướng đến hoàn thiện việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả (cao học viên, nghiên cứu sinh, các nhà phân tích kinh tế,…). Tuy nhiên công trình của các tác giả đều có nhiều điểm yếu về phương pháp nghiên cứu, về đối tượng nghiên cứu cũng như thời gian nghiên cứu. 1 3 Ví dụ: Bài báo cáo thứ nhất: luận văn thạc sỹ “phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô” thực hiện bởi tác giả” Vũ Thị Mai”, giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Bích Chi, đã phân tích báo cáo tài chính với các nhóm chỉ tiêu tình hình tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán..Tuy nhiên nội dung phân tích báo cáo tài chính còn nhiều hạn chế như hệ thống chỉ tiêu còn ít và đơn giản. Ngoài ra, khi phân tích một số chỉ tiêu tài chính tác giả chỉ dừng lại ở việc tính toán các con số mà không tìm hiểu bản chất hay nguyên nhân tạo ra con số đó và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó, công ty chưa thấy được ý nghĩa sâu sắc của từng chỉ tiêu trong việc đưa ra quyết định quản lý tài chính. Bên cạnh đó, tác giả khi phân tích đã không so sánh các chỉ tiêu với hệ số trung bình ngành hoặc với đối thủ cạnh tranh, do vậy kết quả nghiên cứu của tác giả này là chưa thực sự thuyết phục. Tiếp theo, tác giả tìm hiểu bài báo báo“Phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An” thực hiện bởi tác giả Trần Thị Hồng Thúy”, giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Bích Chi. Luận văn được thực hiện trên số liệu của ba năm tài chính liên tiếp từ 2007 đến 2009. Tác giả đã phân tích bằng phương pháp so sánh và chỉ tiêu tài chính được thực hiện trên bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh một cách đầy đủ, đa dạng. Tuy nhiên, việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được chú trọng thực hiện trong khi đây là một kênh thông tin hết sức quan trọng cung cấp cho nhà đầu tư bức tranh toàn cảnh về hoạt động của Doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này, tôi cố gắng khắc phục được những điểm yếu phát huy những điểm mạnh của các tác giả để bài viết được hoàn chỉnh hơn Bài nghiên cứu của tôi phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong ba năm 2008, 2009, 2010 mà cho đến nay chưa có tác giả nào phân tích. Số liệu hoàn toàn chính xác và kịp thời. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU[13,tr 17] Xuất phát từ phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, đề tài hướng tới các mục tiêu sau: Trước hết, nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về hệ thống Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính Doanh Nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng theo các quy định và chế độ hiện hành của Việt Nam. 4 Vận dụng những lý luận chung vào việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, từ đó tác giả đưa ra những đánh giá về thực trạng tài chính của công ty. Qua đó, tác giả xin đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Lý luận chung về phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp đã được vận dụng như thế nào? Câu hỏi 2: Thực trạng tài chính của công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang ra sao? Câu hỏi 3: Các kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU[13,tr 27] Cơ sở phương pháp luận: Luận văn vận dụng các phương pháp luận và quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Liên quan đến phương pháp nghiên cứu cho đề tài, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật phân tích khác nhau như tổng hợp, so sánh, thống kê để trình bày các quan điểm, giải pháp để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài. 1.5.1 Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính nhằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay tụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, so sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình là tốt hay xấu, được hay chưa được. So sánh có ba hình thức: so sánh theo chiều dọc, so sánh theo chiều ngang và so sánh theo xu hướng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng