Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kinh an toàn...

Tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kinh an toàn

.PDF
67
246
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN Sinh viên thực hiện : Ngô Nữ Huyền Trang Mã sinh viên Chuyên ngành : A17139 : Tài chính HÀ NỘI – 2014 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện : Th.S Ngô Thị Quyên : Ngô Nữ Huyền Trang Mã sinh viên : A17139 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do bản thân thực hiện, có sự hỗ trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên Ngô Nữ Huyền Trang LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Ngô Thị Quyên đã nhiệt tình hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này và các thầy cô trong trƣờng đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em. Do kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn hạn chế nên khóa luận vẫn còn những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Ngô Nữ Huyền Trang Thang Long University Library MỤC LỤC CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................................................................ 1 1.1 Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp .................. 1 1.1.1 Khái niệm BCTC ................................................................................... 1 1.1.2 Vai trò củabáo cáo tài chính .................................................................. 1 1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính.................................................................... 2 1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán: .............................................................................. 2 1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ................................................... 3 1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: ...................................................................... 3 1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính: ................................................................ 4 1.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp .................... 4 1.2.1. Phương pháp so sánh ............................................................................... 4 1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số tài chính ..................................................... 6 1.2.3. Phương pháp Dupont ............................................................................... 6 1.3 Nội dung phân tích........................................................................................... 7 1.3.1 Phân tích Kết quả kinh doanh ................................................................... 7 1.3.2 Phân tích tình hình Tài sản – Nguồn vốn ................................................. 8 1.3.2.1 Phân tích quy mô Tài sản – Nguồn vốn .................................................... 8 1.3.2.2 Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn ..................................................... 8 1.3.2.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn.................................................... 9 1.3.2.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn ............................................................ 11 1.3.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ .................................................................... 11 1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính .............................................................. 12 1.3.4.1. Tỷ số về khả năng thanh toán: .............................................................. 13 1.2.2.2. Tỷ số về khả năng quản lý nợ ................................................................ 13 1.2.2.3. Tỷ số về khả năng hoạt động:................................................................ 14 1.2.2.4. Tỷ số về khả năng sinh lời:.................................................................... 16 1.3.5 Phân tích điểm hòa vốn ........................................................................... 17 CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN ........................................................................................... 20 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn ............................................................................................................. 20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn .............. 20 2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán ............................................................... 23 2.2.1.1 Phân tích sự biến động và kết cấu Tài sản ............................................. 23 2.2.1.2 Phân tích sự biến động và kết cấu Nguồn vốn ........................................ 27 2.2.1.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn: ................................................ 29 2.2.1.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn: ........................................................... 30 2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh................................................. 33 2.2.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ: .............................................................. 37 2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính ............................................................... 41 2.2.4.1 Tỷ số về khả năng thanh toán: .............................................................. 41 2.2.4.2 Tỷ số về khả năng quản lý nợ:............................................................... 42 2.2.4.3 Tỷ số về khả năng hoạt động: ............................................................... 43 2.2.4.4 Tỷ số về khả năng sinh lời: ................................................................... 45 2.2.4.5 Phân tích điểm hòa vốn: ....................................................................... 47 2.2.5 Nhận xét về tình hình tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn ............................................................................................................. 48 2.2.5.1 Những hiệu quả đạt được: .................................................................... 48 2.2.5.2 Hạn chế: ............................................................................................... 48 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN ..................... 49 3.1 Những khó khăn, thuận lợi tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn.... 49 3.1.1. Thuận lợi: ............................................................................................ 49 3.1.2. Khó khăn: ............................................................................................ 49 3.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn 49 3.2.1 Mục tiêu:.............................................................................................. 49 3.2.2 Định hướng ......................................................................................... 50 Thang Long University Library 3.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn .......................................................................................... 50 3.3.1 Quản lý hàng tồn kho: ......................................................................... 50 3.3.2 Giảm khoản phải thu:.......................................................................... 51 DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt BCTC CF Tên đầy đủ Báo cáo tài chính Dòng tiền EBIT GVHB Thu nhập trƣớc thuế và lãi vay Giá vốn hàng bán Hđkd KH Hoạt động kinh doanh Khách hàng NH NVDH Ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn NVNH Thuế GTGT Thuế TNDN Nguồn vốn ngắn hạn thuế giá trị gia tăng thuế thu nhập doanh nghiệp TSCĐ TSDH TSNH VCSH VLĐ Tài sản cố định Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Vốn chủ sở hữu Vốn lƣu động Thang Long University Library DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sảntrong giai đoạn 2011 – 2013 ................................ 23 Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2011 - 2013.......................... 27 Bảng 2.3 Nhu cầu VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013 ............................................ 29 Bảng 2.4 Tình hình VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013 ....................................... 30 Bảng 2.5 So sánh VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng .................................................. 30 Bảng 2.6 Bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2013 ............ 31 Bảng 2.7 Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 201334 Bảng 2.8 Tình hình lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................................................... 38 Bảng 2.9. Tình hình lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính trong giai đoạn 2011 – 2013....................................................................................... 40 Bảng 2.10 Các tỷ số về khả năng thanh toán .............................................................. 41 Bảng 2.11 Các tỷ số về khả năng quản lý nợ .............................................................. 42 Bảng 2.12. Các tỷ số về khả năng hoạt động .............................................................. 44 Bảng 2.13 Các tỷ số về khả năng sinh lời ................................................................... 46 Bảng 2.14 Các chỉ tiêu tính điểm hòa vốn .................................................................. 47 Bảng 3.1 Phân loại hàng tồn kho ................................................................................ 51 Bảng 3.2 Bảng tính điểm tín dụng .............................................................................. 52 Bảng 3.3 Bảng phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro......................................... 53 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Đồ thị điểm hòa vốn ................................................................................... 19 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn ......................... 21 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản qua giai đoạn 2010 - 2013 ................................................ 24 Sơ đồ 3.1 Mô hình ABC ............................................................................................ 51 Sơ đồ 3.2 Quy trình đánh giá uy tín khách hàng ......................................................... 52 Thang Long University Library LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới dần sa sút và có dấu hiệu phục hồi chậm.Tại Việt Nam, kinh tế tăng trƣởng chậm lại cùng với tình hình tranh chấp trên biển Đông diễn biến phức tạp đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của ngƣời dân. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong nƣớc cũng gặp không ít khó khăn, đã có nhiều doanh nghiệp phải giải thể, một số doanh nghiệp khác thì tốc độ tăng trƣởng không cao. Để có thể đứng vững và phát triển trong giai đoạn khó khăn này các doanh nghiệp cần phải tìm ra giải pháp cho mình để kinh doanh có hiệu quả hơn. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một bƣớc quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình tài chính của mình từ đó có những bƣớc đi phù hợp để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cần thiết về doanh nghiệp cho nhà quản trị và các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp nhƣ: các nhà đầu tƣ, chủ nợ, ngƣời cho vay,…Vì thế việc Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn là để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có những quyết định phù hợp cho việc phát triển trong tƣơng lai. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của doanh nghiệp nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Phƣơng pháp xử lý số liệu: tính toán dựa trên các số liệu đã thu thập đƣợc từ báo cáo tài chính để phân tích, tổng hợp, so sánh vàđánh giá các tỷ số tài chính để thấy đƣợc thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định thích hợp cho việc sản xuất kinh doanh. Kết cấu Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn “ gồm có 3 chƣơng. Chƣơng I: Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính Chƣơng II: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn CHƢƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm BCTC Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đƣa ra kế hoạch và biện pháp quản lý phù hợp. Cơ sở để phân tích là thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình và kết quả tài chính của doanh nghiệp đƣợc tổng hợp trên báo cáo tài chính cũng nhƣ các số liệu đƣợc tập hợp trong hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là các số liệu tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm hay thời kỳ. Báo cáo tài chính thƣờng đƣợc trình bày theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quy định. Để đảm bảo yêu cầu chính xác và hợp lý, các báo cáo tài chính phải đƣợc lập và trình bày theo quy định của Bộ tài chính. 1.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò quan trọng trong phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp và công tác quản lý doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế - tài chính, giúp phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ. Từ đó, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thực hiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế. Trên cơ sở đó, dự đoán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Đó là những căn cứ quan trọng, giúp cho việc đƣa ra những quyết định cho quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp, hoặc là những quyết định của các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, các cổ đông tƣơng lai của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp nhƣ: phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, tình 1 Thang Long University Library hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nƣớc, tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu, số liệu trên các báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác, giúp cho việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính Báo cáo tài chính đƣợc trình bày theo các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quy định và theo quy định của Bộ tài chính. Doanh nghiệp phải lập các báo cáo tài chính theo định kỳ có thể là tháng, quý hoặc năm. Một bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ - Thuyết minh các báo cáo tài chính 1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thƣờng đƣợc chọn là thời điểm cuối quý hoặc cuối năm. Bảng cân đối kế toán đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu của Bộ tài chính. Bảng cân đối kế toán đƣợc chia làm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn. Phần Tài sản: Phản ánh giá trị kế toán toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo chia làm 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn (Tài sản lƣu động – Current Asset): là những tài sản luân chuyển nhanh, không ngừng chuyển đổi hình thái và hoàn thành một vòng luân chuyển sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm năm yếu tố chủ yếu đƣợc sắp xếp vào bảng cân đối kế toán theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần: (1) Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, (2) Đầu tƣ tài chính ngắn hạn, (3) Các khoản phải thu, (4) Hàng tồn kho, (5) Tài sản ngắn hạn khác. Tài sản dài hạn: là những tài sản có thời gian luân chuyển trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng) bao gồm: (1) Các khoản phải thu dài hạn, (2) Tài sản cố định, (3) Bất động sản đầu tƣ, (4) Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn, (5) Tài sản dài hạn khác. Phần Nguồn vốn: Nguồn vốn phản ánh toàn bộ các nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán đƣợc sắp xếp theo 2 thứ tự ổn định tăng dần. Nguồn vốn đƣợc chia làm 2 loại: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả là nguồn vốn hình thành do vay mƣợn, mua chịu hàng hóa của nhà cung cấp, các khoản nợ tích lũy, nợ thuế với Nhà nƣớc, lƣơng và bảo hiểm xã hội chƣa thanh toán cho ngƣời lao động. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng, không thể thiếu để tiến hành phân tích cơ cấu tài chính của một doanh nghiệp. Thông tin từ bảng cân đối kế toán cung cấp khái quát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, cơ cấu tài chính và mức rủi ro tài chính cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một tài liệu quan trọng cùng với Bảng cân đối kế toán để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động nào đó. Thời kỳ báo cáo thƣờng đƣợc chọn là năm, quý hoặc tháng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu của Bộ tài chính. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: Lãi lỗ, Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và Thuế GTGT đƣợc khấu trừ, miễn giảm. Phần 1: Lãi lỗ Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước - Thuế - Các khoản phải nộp khác - Tổng số thuế còn phải nộp năm trƣớc chuyển sang kỳ này Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, miễn giảm - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ . - Thuế GTGT đƣợc hoàn lại. - Thuế GTGT đƣợc miễn giảm. 1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh dòng tiền lƣu chuyển trong kỳ, để nhà quản trị đƣa ra các quyết định tài chính cho kỳ tới. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập chƣa phản ánh hết 3 Thang Long University Library đƣợc. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu của Bộ tài chính. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc chia làm ba phần: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh (Operating cash flow): Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là các dòng tiền thu vào – chi ra liên quan đến thu nhập – chi phí của doanh nghiệp, xảy ra thƣờng xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư (Investment cash flow) Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ là các dòng tiền ra vào liên quan đến hoạt động đầu tƣ tài chính và mua sắm, xây dựng, nhƣợng bán, thanh lý các tài sản dài hạn. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động huy động vốn (hoạt động tài chính – Financing cash flow) Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động huy động vốn là những dòng tiền ra – vào làm thay đổi kết cấu và quy mô của vốn vay và vốn chủ sở hữu. 1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tài chính tổng hợp nhằm giải trình và bổ sung thêm các chỉ tiêu mà trên các báo cáo tài chính khác chƣa thể hiện hoặc thể hiện chƣa đầy đủ. Thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu của Bộ tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính gồm 8 nội dung chính sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng - Các chính sách kế toán áp dụng - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng lƣu chuyển tiền tệ - Những thông tin khác 1.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1.2.1. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là đơn giản và ít phải tính toán. Tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là: 4 Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc), nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đành giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Các chỉ tiêu của kỳ đƣợc so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc. Điều kiện so sánh Phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu dùng làm cơ sở so sánh phải có những điều kiện sau: Phải thống nhất nhau về nội dung phản ánh và phƣơng pháp tính toán. Phải đƣợc xác định trong cùng độ dài thời gian hoặc những thời điểm tƣơng ứng. Phải có cùng đơn vị tính. Kỹ thuật so sánh Phƣơng pháp so sánh có thể sử dụng các số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc số bình quân. - So sánh số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng quy mô tăng giảm của các hiện tƣợng kinh tế. - So sánh bằng số tƣơng đối: là thƣơng số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế. - So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trƣng chung về mặt số lƣợng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất. Hình thức so sánh Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phƣơng pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức: - So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tƣơng quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán-tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo). - So sánh chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hƣớng biến động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo). - So sánh xác định xu hƣớng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo đƣợc xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể đƣợc xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hƣớng phát triển của các hiện tƣợng nghiên cứu. Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thƣờng đƣợc phân tích trong các phân tích báo cáo tài chính- kế toán, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân 5 Thang Long University Library đối kế toán và bảng lƣu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp. 1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số tài chính Phƣơng pháp phân tích tỷ số tài chính sử dụng các tỷ số tài chính để đo lƣờng, đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Các tỷ số tài chính thƣờng đƣợc chia làm 4 nhóm: - Tỷ số về khả năng thanh toán: là nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: là nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định, tự chủ tài chính và khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. - Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. - Tỷ số về khả năng sinh lời: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Trong các hoạt động phân tích, tùy theo mục tiêu phân tích mà các tỷ số đƣợc lựa chọn để sử dụng. 1.2.3. Phương pháp Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA (thu nhập trên tài sản) và ROE (thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc các nhà quản lý trong nội bộ công ty sử dụng để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định cải thiện tình hình tài chính công ty. Phƣơng pháp Dupont dựa vào hai phƣơng trình căn bản sau, gọi chung là phƣơng trình Dupont: ROA= Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản = Lợi nhuận ròng Doanh thu x Doanh thu Bình quân tổng tài sản Nhìn vào biểu thức trên ta sẽ thấy ROA sẽ chịu tác động của 2 yếu tố:Tỷ suất sinh lời trên doanh thu và Hệ số sử dụng tài sản. Nhƣ vậy để tăng ROA doanh ngiệp có thể tăng ROS hoặc tăng số vòng quay tài sản ROE = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần Lợi nhuận ròng Doanh thu Bình quân tổng tài sản Doanh thu Bình quân tổng tài sản Bình quân vốn cổ phần thƣờng Biểu thức trên cho ta thấy chỉ tiêu này đƣợc cấu thành bởi ba yếu tố chính là lãi gộp, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 6 Doanh nghiệp có thể là tăng một trong ba yếu tố trên để tăng ROE. Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Doanh nghiệp cũng có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Nói cách khác là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Và doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tƣ. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tƣ của doanh nghiệp là hiệu quả. 1.3 Nội dung phân tích 1.3.1 Phân tích Kết quả kinh doanh Phân tích kết quả kinh doanh nhằm xem xét sự thay đổi doanh thu bán hàng của doanh nghiệp để thấy đƣợc khả năng thích ứng của doanh nghiệp trƣớc những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, thị hiếu và nhu cầu của thị trƣờng. Không chỉ thế, phân tích kết quả kinh doanh còn xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của lƣợng bán hay giá bán. Mức tăng trƣởng doanh thu do tác động của lƣợng bán thƣờng đƣợc đánh giá cao hơn sự tăng lên của giá bán sản phẩm vì sự tăng trƣởng của lƣợng bán cải thiện kết quả tài chính và vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Từ việc phân tích kết quả kinh doanh ta còn thấy đƣợc sự biến động của từng bộ phận lợi nhuận đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đƣa ra những dự báo về xu hƣớng phát triển trong hoạt động kinh doanh và những rủi ro có thể xảy ra với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Hiệu quả tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp có đƣợc cải thiện không hay lợi nhuận tạo ra có đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ không. Phân tích Kết quả kinh doanh: Phƣơng pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phƣơng pháp so sánh, việc so sánh đƣợc thực hiện theo chiều ngang và chiều dọc. - Phân tích theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trƣớc ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh từ đó đánh giá xu hƣớng thay đổi của các chỉ tiêu này thông qua mức tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm của từng chỉ tiêu. Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc Tỷ lệ tăng giảm = 100% x Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc Chỉ tiêu kỳ trƣớc - Phân tích theo chiều dọc: Phân tích theo chiều dọc là phƣơng pháp phân tích dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. 7 Thang Long University Library Tỷ lệ chi phí trên doanh thu = Chi phí Doanh thu thuần Phân tích theo chiều dọc sẽ cho thấy sự biến động của tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận) trên doanh thu, từ đó đánh giá đƣợc hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh chính cũng nhƣ mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung của doanh nghiệp. 1.3.2 Phân tích tình hình Tài sản – Nguồn vốn 1.3.2.1 Phân tích quy mô Tài sản – Nguồn vốn Phân tích quy mô Tài sản Xem xét từng khoản mục tài sản của doanh nghiệp trong tổng số để thấy đƣợc mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ từng loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét tình hình biến động của các khoản mục tài sản cụ thể. Qua đó, đánh giá sự hợp lý của sự biến động. Phân tích quy mô Nguồn vốn Cơ cấu vốn là thuật ngữ phản ánh việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng số tài sản. Chi phí vốn là chi phí trả cho việc huy động và sử dụng vốn. Nói cách khác, chi phí vốn là giá của việc sử dụng vốn. Đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, cũng nhƣ mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đƣơng đầu. Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng nhƣ xu hƣớng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp...) cao. Ngƣợc lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn ( kể cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối) thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính sẽ thấp. 1.3.2.2 Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn Phân tích cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu tài sản giúp các nhà quản lý nắm đƣợc tình hình đầu tƣ (sử dụng) số vốn đã huy động, biết đƣợc việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doành có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đƣợc thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản 8 trong tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản đƣợc xác định bằng công thức: Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản = 100 x Giá trị của từng bộ phận tài sản Tổng tài sản Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dù cho phép các nhà quản lý đánh giá đƣợc khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhƣng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhâ dến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phận tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối) trên tổng số tài sản cũng nhƣ theo từng loại tài sản. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tƣơng tự nhƣ phân tích cơ cấu tài sản. Trƣớc hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn đƣợc xác định bằng công thức: Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn = 100 x Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn Tổng nguồn vốn Cũng nhƣ việc phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn chỉ cho các nhà quản lý đánh giá đƣợc cơ cấu vốn huy động nhƣng lại không biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động. Để biết chính xác tình hình huy động vốn, nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang – so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối) trên tổng số nguồn vốn cũng nhƣ theo từng loại nguồn vốn. 1.3.2.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tƣơng quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này phần nào chỉ ra đƣợc sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng có hiệu quả hay không. Doanh nghiệp cần có hai loại tài sản là TSNH và TSDH để tiến hành sản xuất kinh doanh, để hình thành nên hai loại tài sản này doanh nghiệp cần có nguồn vốn tài trợ tƣơng ứng là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong ngắn hạn: 9 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng