Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích báo cáo tài chính nhtmcp ngoại thương việt nam...

Tài liệu Phân tích báo cáo tài chính nhtmcp ngoại thương việt nam

.PDF
34
86
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------ Môn: Quản Trị Ngân Hàng Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam GVHD: PGS. TS Trương Quang Thông NTH: Nhóm 9. Lớp Ngân hàng - Đêm 2 - Khóa 22. TPHCM, tháng 10 năm 2013. Sơ lược về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), còn được gọi Vietcombank hay VC VCB là ngân hàng lớn thứ ba (sau Agribank và BIDV) và là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ nhì Việt Nam, sau BIDV tính theo tổng khối lượng tài sản. Theo báo cáo của UNDP, Vietcombank là doanh nghiệp lớn thứ sáu Việt Nam (sau Agribank, VNPT, EVN, BIDV và VietsoPetro). Ngân hàng được thành lập năm 1963 với tư cách là một ngân hàng thương mại nhà nước. Tên trước đây của ngân hàng này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Cơ cấu tổ chức: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng, tính đến hết năm 2012, Vietcombank có 1 Sở giao dịch và 78 Chi nhánh với 311 Phòng giao dịch hoạt động tại 47/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Ngoài ra, Vietcombank còn có trên 1.700 ngân hàng đại lý tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Công ty con gồm: Công ty Chứng khoán Vietcombank. Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank. Công ty Quản lý nợ va Khai thác tài sản Vietcombank. Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kong. Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198. Ngoài ra góp vốn đầu tư dài hạn và 15 đối tác (Ngân hàng và công ty). Góp vốn liên kết với 5 đối tác (Ngân hàng và công ty). 1. Đánh giá khái quát tình tình tài sản-nguồn vốn Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn là nội dung đánh giá đầu tiên, làm tốt công tác đánh giá này sẽ đem lại cho nhà quản trị ngân hang một cái nhìn tổng quát về quy mô cũng như cơ cấu tài sản - nguồn vốn của ngân hàng, điều này giúp nhà quản trị luôn có cái nhìn khái quát ngay cả khi đã đi vào các nội dung phân tích cụ thế. 1.1 Về tài sản: Đơn vị tính: tỷ đồng NĂM Tong tai san Chênh l ch so v i năm 2012 414.247 193.583 2011 368.522 147.858 2010 306.931 86.267 2009 255.067 34.403 2008 220.664 0 2008 Chênh l ch tính theo t l 88% 67% 39% 16% 0 Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2008 đến 2012, Tổng tài sản tăng qua các năm, năm 2009 tăng 34.403 tỷ đồng tỷ lệ 16% so với năm 2008, Tổng tài sản tiếp tục tăng qua các năm năm 2010 tăng 86.267 tỷ đồng với tỷ lệ 39% so với năm 2008, năm 2011 tăng 147.858 tỷ đồng với tỷ lệ 67% so với năm 2008 và năm 2012 tăng gần gấp đôi so với năm 2008 với mức tăng 193.583 tỷ đồng với tỷ lệ 88%. Đvt: tỷ đồng Biểu đồ: Tổng tài sản ngân hàng Vietcombank (2008-2012) 1.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản Trong cơ cấu tài sản, khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trong cao nhất với tỷ lệ trên 50% tổng tài sản, và tăng tương ứng với sự tăng của tổng tài sản. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng. Vietcombank một trong những ngân hàng hàng đầu cũng gặp trở ngại. Về Khoản mục tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, năm 2010 78,297 tỷ đồng tăng cao nhất trong khoảng thời gian 2008-2012, với tỷ lệ tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác năm 2011 và năm 2012 giảm dần với mức giảm lần lượt là 71.626 tỷ đồng và 60.593 tỷ đồng. Năm 2011, tiền gửi tại và cho các TCTD 105.383 tỷ đồng, trong đó tiền gửi tại các TCTD khác 71.626 tỷ đồng trong khi đó cho vay các TCTD 33.757 tỷ đồng tăng cao nhất so với các năm. Nguyên nhân có sự vượt trội đó là do trong năm các ngân hàng TMCP một phần thiếu vốn chạy đua lãi s uất và một phần để tăng vốn điều lệ đẩy lãi s uất huy động có khi 23-24%/năm, và lãi s uất liên ngân hàng tăng cao, với nguồn vốn dồi dào VCB tăng tỷ lệ cho vay các TCTD. Biểu đồ về tiền gửi tại các TCTD khác: Nguồn: Báo cáo thường niên VCB Năm 2008 số tiền VCB cho khách hàng vay 111.643 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 51% trong tổng tài sản. Qua đến năm 2009, số tiền này tăng lên 140.546 tỷ đồng nâng tỉ trọng lên 55% tổng dư nợ và tăng 28.903 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 26% so với năm 2008. Năm 2010, tỷ lệ cho vay tăng đều qua các năm với 175.600 tỷ đồng với tỷ lệ 57%. Tiếp tục năm 2011 là 208.086 tỷ đồng và năm 2012 là 239.773 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng của VCB tăng 115% s o với năm 2008. Chứng khoán đầu tư, chiếm tỉ trọng lớn cơ cấu tài s ản của VCB, tuy nhiên, khác với khoản mục cho vay và tiền gửi các TCTD khác, thì tỷ trọng chứng khoán đầu tư của VCB thể hiện xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2008, số tiền VCB đầu tư vào chứng khoán là 40.523 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 18% .Tỷ trọng này giảm xuống 13% trước khi tuột mạnh xuống chỉ còn 8% vào năm 2011 với 29.308 tỷ đồng. Đến năm 2012 , số tiền đầu tư vào chứng khoán của VCB vào chứng khoán tăng mạnh trở lại với 77.844% chiếm t ỉ trọng chỉ 19% và tăng 92% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng mạnh trong năm 2012 là do ngân hàng giải ngân mạnh vào đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, kỳ phiếu NHNN, và do kênh tín dụng của các ngân hàng vẫn chưa thể hồi phục nên ngân hàng tăng mạnh vào chứng khoán đầu tư. Các khoản mục “TSCĐ”, “ TS có khác” đều tăng dần qua các năm. Cụ thể biểu đồ sau. 1.1.2 Về nguồn vốn Nhìn chung, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của VCB tăng qua các năm từ 20082012: Biểu đồ: Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của VCB (2008-20112) (đvt: tỷ đồng) Tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm năm 2011 là 368.521 tỷ đồng tăng 1147.858 tỷ đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng là 67% và năm 2012 là 414.241 tỷ đồng tăng 193.578 tỷ đồng với 87% so với năm 2008. Điều này cho thấy tính hiệu quả của VCB trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong cơ cấu nguồn vốn của VCB thì “ tiền gửi khách hàng” chiếm tỷ trọng lớn nhất. Biểu đồ: thể hiện “Tiền gửi khách hàng” (2008-2012) (đv:triệu đồng) “Tiền gửi khách hàng” tăng dần theo từng năm. Năm 2008, “ tiền gửi khách hàng” chiếm gần 71% với số tiền 157.716 tỷ đồng, năm 2009 170.155 tỷ đồng, năm 2010 là 205.517 tỷ đồng đến năm 2012 đã tăng lên 285.096 tỷ đồng và chiếm 69% tổng nguồn vốn. Vietcombank là một trong những ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tài chính nên khả năng huy động vốn trên thị trường tương đối cao so với các ngân hàng khác. Giống như “tiền gửi khách hàng” thì mục “ tiền gửi của các TCTD khác” cũng tăng dần theo từng năm. Hai khoản mục này tăng lên làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên liên tục biểu hiện vị trí vững vàng, uy tín của VCB trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Khoản mục cuối cùng trong tổng nguồn vốn ngân hàng là vốn và các quỹ. Đây là phần vốn duy nhất thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng không quá lớn nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thực tiễn hoạt động của bất cứ ngân hàng nào. Biểu đồ: Vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần(2008-2012) (đv: triệu đồng) Vốn điều lệ của VCB đã tăng lên rất mạnh từ 2008-2012: cụ thể, năm 2008 Vốn điều lệ của ngân hàng là 12.101 tỷ đồng (chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) tới năm 2011 vốn điều lệ của VCB đã tăng thêm 11073 tỷ đồng, tương đương tăng 92% so với năm 2008% (chiếm 6% tổng nguồn vốn). 2. Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng Khi phân tích nguồn vốn các nhà quản trị VCB quan tâm phân tích 2 khoản mục: vốn tự có và vốn huy động. 2.1 Phân tích vốn tự có và các quỹ của ngân hàng Bằng phương pháp phân tích biểu đồ cột nhà phân tích có thể thấy sự biến động của khoản vốn tự có qua các năm như biểu đồ dưới đây: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn và các quỹ qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB qua các năm) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng ổn định của vốn và các quỹ qua các năm. Cụ thể, năm 2008, vốn và các quỹ của VCB là 13,946 tỷ VND chiếm 6,28% trong tổng nguồn vốn. Năm 2009, vốn và các quỹ tăng thêm 2,764 tỷ lên 16,710 tỷ, chiếm 6.54% tổng nguồn vốn. Năm 2010 tăng nhanh hơn, tăng thêm 4,027 tỷ, chiếm 6.72% tổng nguồn vốn. Năm 2011, tiếp tục tăng mạnh, lên tới 28,639 tỷ chiếm 7.81% tổng nguồn vốn. Năm 2012 là năm mà vốn tự có tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2008-2012, tăng thêm tới 12,914 tỷ để có 41,553 tỷ vốn và các quỹ, chiếm 10.03% tổng nguồn vốn. Vốn và các quỹ tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của vốn điều lệ và vốn của các tổ chức tín dụng hay nói cách khác chính là sự gia tăng của vốn tự có. Để đánh giá về nguồn vốn tự có của ngân hàng thì người ta thường quan tâm tới hệ số an toàn vốn, trong giai đoạn vừa qua thì hệ số an toàn vốn của VCB luôn duy trì ở mức cao. Cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ so sánh hệ số an toàn vốn của VCB (Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB qua các năm) Theo quy định của Thông tư số 13/TT-NHNN về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng: từ 1/10/2010, thông tư này có chỉnh sửa bổ sung các quy định về tỷ lệ an toàn. Theo đó về tỷ lệ an toàn vốn, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Uỷ ban Basel, Thông tư yêu cầu các TCTD duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất. Tỷ lệ được điều chỉnh lên 9% thay vì 8% như quy định tại quyết định 457. Vì vậy, để nâng tỷ lệ an toàn vốn, VCB đã có các đợt tăng vốn điều lệ, bán một lượng lớn cổ phiếu của các ngân hàng khác để tăng vốn tự có. Qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ an toàn vốn của VCB giảm dần trong giai đoạn 2008-2009. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ này là 9.1%, sau khi tiến hành phân phối lợi nhuận 2010 và tăng vốn điều lệ đợt 2. Hệ số này của Vietcombank tăng lên 11.1% năm 2011, theo tính toán của ngân hàng này và có thể vượt 12% sau khi bán cổ phần chính thức cho Mizuho hồi đầu 2012. Khi phân tích về vốn tự có một chỉ tiêu nữa mà các nhà quản trị quan tâm đó là Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có, tỷ lệ này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ so sánh Tỷ số vốn tự có/tổng tài sản có của VCB (Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB qua các năm) Tỷ số vốn tự có/tổng tài sản có (hệ số đòn bẩy) là hệ được đưa ra để giúp đánh giá mức độ rùi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Qua biểu đồ chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hệ số tỷ lệ đòn bẩy này của VCB khá ổn định và ở mức an toàn (trên 5% thì được đánh giá an toàn theo quyết định 107/QĐ/NH5). Điều này thể hiện được mức độ an toàn của tổng tài sản có của VCB, nhờ chỉ số này nên các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào VCB. 2.2 Phân tích vốn huy động Dưới đây là biểu đồ cơ cấu vốn huy động của VCB trong giai đoạn 2007-2010 Đvt: triệu đồng 2008 Các khoản nợ CP và NHNN 2009 2010 2011 2012 9,515,633 22,578,400 10,076,936 38,866,234 24,806,433 23,900,514 38,835,516 59,535,634 48,132,623 34,066,352 169,071,562 204,755,949 229,713,161 284,414,568 T iền gởi và vay các tổ chức tín dụng khác T iền gởi của khách hàng 157,067,019 Phát hành giấy tờ có giá 2,922,015 T ổng 193,405,181 386,058 3,563,985 2,071,383 2,027,567 230,871,536 277,932,504 318,783,401 345,314,920 (Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB qua các năm) Qua biểu đồ, dễ dàng nhận thấy rằng, TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu huy động vốn của VCB với tỷ lệ luôn trên 70%, theo sau là TIỀN GỞI VÀ VA Y CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC và CÁC KHOẢN NỢ CHÍNH PHỦ VÀ NHNN. PHÁT HÀNH GIẤ Y TỜ CÓ GIÁ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 2%, trong cơ cấu huy động vốn của VCB .Tổng số vốn huy động cúa VCB tăng dần qua các năm, đặc biệt là từ sau năm 2008, sau khi VCB tiến hành cổ phần hoá, mức tăng trưởng huy động vốn đạt khoảng 20% mỗi năm trong khi đó, giai đoạn 2007-2008 mức tăng trưởng này chỉ là 10% Năm 2008, tổng số vốn huy động tăng 10% đạt mức 193,405,181. Cơ cấu huy động như năm 2008, tuy nhiên có sự dịch chuyển nhẹ 2% từ CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN sang TIỀN GỞI VÀ VA Y CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh với mức tăng 37,466,355 triệu đồng, tăng gần 20% so với năm trước. Tuy nhiên, trong cơ cấu huy động vốn tỷ trọng TIỀN GỞI CÚA KHÁCH HÀNG và PHÁT HÀNH GIẤ Y TỜ CÓ GIÁ giảm mạnh. So với năm 2008, số tiền huy động từ TIỀN GỞI KHÁ CH HÀNG vần tăng với mức 12,004,543 triệu đồng, tuy nhiên tốc độ tăng không nhanh như tổng số vốn huy động nên tỷ trọng TIỀN GỞI CÚA KHÁCH HÀNG giảm xuống còn 73% . Tuy nhiên , số tiền thu được từ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ giảm mạnh xuống chỉ còn 386,058 triệu đồng từ mức 2,922,015 triệu đồng năm 2008 . Năm 2010, tổng số tiền huy động được là 277,932,504 triệu đồng, trong đó TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG là 204.755.949 triệu đồng (tăng 21.1% so với cùng kì năm ngoái) chiếm tỷ trọng 74%, theo sau là TIỀN GỞI VÀ VA Y CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG với mức tăng 20,700,118 triệu đồng, mức tăng đáng chú ý với hơn 53% so với năm 2009. Cũng trong năn nay, số tiền huy động được từ PHÁT HÀNH GIẤ Y TỜ CÓ GIÁ tăng mạnh trở lại với 3,563,985 triệu đồng, tuy nhiên, vẫn chỉ chiếm 1% trong tổng cơ cấu huy động vốn của VCB. Năm 2011, tổng số tiền huy động được là 318,783,401 triệu đồng , trong đó TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG là 229,713,161 triệu đồng (tăng 12.2% so với cùng kì năm ngoái) chiếm tỷ trọng 72%, theo sau là TIỀN GỞI VÀ VA Y CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG với mức giảm 19% so với năm 2010. Cũng trong năm nay, số tiền huy động được từ PHÁT HÀNH GIẤ Y TỜ CÓ GIÁ giảm còn 2,071,383 triệu đồng, tuy nhiên, vẫn chỉ chiếm 1% trong tổng cơ cấu huy động vốn của VCB. Năm 2012, tổng số tiền huy động được là 345,314,920 triệu đồng, trong đó TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG là 284,414,568 triệu đồng (tăng 21,1% so với cùng kì năm ngoái) chiếm tỷ trọng 82,4%, theo sau là TIỀN GỞI VÀ VA Y CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG giảm nhẹ. Cũng trong năn nay, số tiền huy động được từ PHÁT HÀNH GIẤ Y TỜ CÓ GIÁ tăng nhẹ trở lại với 2,027,567 triệu đồng, tuy nhiên, vẫn chỉ chiếm 1% trong tổng cơ cấu huy động vốn của VCB. Nhận xét: - Thực tế cho thấy, sau khi thực hiện cổ phần hoá, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn hẳn và VCB cũng không phải là một ngoại lệ. Năm 2008, khả năng huy động vốn của VCB đã tăng lên 20%/năm so với trước đó chỉ là 10%. - Trong năm 2008, tình hình thế giới có nhiều yếu tố không thuận lợi, khủng hoảng tài chính tại nhiều nước trên thế giới với việc sáp nhập hoặc phá sản của hàng loạt các tổ chức tài chính tên tuổi đã khởi đầu cho thời kì suy thoái của thế giới. Tại VN, thiên tai dịch bệnh đẩy giá cả tăng cao, xuất khẩu gặp khó khăn, thị trường bất động sản đình trệ…làm suy giảm đáng kể tình hình kinh tế thế giới. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ ổn định thị trường tài chính, NHNN đã thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua các giải pháp như là tăng tỉ lệ dự trự bắt buộc tăng 1%, tăng lãi s uất cơ bản, lãi tái cấp vốn và lãi s uất tái chiết khấu. Đồng thời thông qua nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu bắt buộc, thực hiện việc chuyển tiền từ các tổ chức tín dụng về NHNN nên số tiền huy động từ CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN giảm mạnh. - Song song, việc tăng lãi suất cơ bản của NHNN, đã dẫn đến việc gia tăng lãi suất huy động giúp cho lượng tiền huy động từ TỔ CHỨC TÍN DỤNG và TIỀN GỞI KHÁCH HÀNG gia tăng đáng kể. - Năm 2009, tình hình thế giới và trong khu vực có nhiều biến động phức tạp. Nền kinh tế thế giới tuy đã vượt qua được giai đoạn suy giảm và đã có những dấu hiệu phục hồi và trên đà tăng trưởng nhưng chưa thực vững chắc. Chính vì vậy, chính phủ đã ban hành các gói kích thích kinh tế, các gói cho vay hỗ trợ lãi suất (4%). Đây chính là nguyên nhận chính làm cho số tiền huy động từ CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN tăng mạnh trở lại lên mức 22,578,400 triệu đồng. Lãi suất huy động được hỗ trợ, nên trong năm 2009, số giấy tờ có giá VCB phát hành giảm mạnh, vì thực tế, kênh huy động này không có lợi như kênh huy động từ CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN. - Ngày 5/11/2010, NHNN đã ban hành các quyết định điều chỉnh tăng 1% đối với các mức LS bằng VND của NHNN, có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2010. Như vậy, các mức lãi suất thị trường sẽ lập tức tăng theo lãi s uất do NHNN công bố. Mặc dù về trần mức lãi s uất huy động VND, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đưa ra đề nghị đồng thuận ở mức 12%/năm, nhưng lãi s uất cho vay thì không có sự đồng thuận trần và sẽ tiếp tục tăng cao hơn nhiều. Chính điều này đã nâng số tiền huy động TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG và TIỀN GỞI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG tăng cao một cách đáng chú ý. Bên cạnh đó, do không còn được hỗ trợ vay ưu đãi, nên VCB lại tiếp túc phát hành GTCG để huy động nguồn vốn từ dân cư . Ngoài ra, việc Chính phủ thắt chặt tiền tệ để thực hiện mục tiêu lạm phát cũng đã làm giảm số tiến VCB thu được từ CÁC KHOẢN NỢ CỦA CP VÀ NHNN. - Năm 2011, là một năm đặc biệt khó khăn trong công tác huy động vốn do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN và môi trường cạnh tranh không lành mạnh của các TCTD, VCB đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như là tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động.. Mức huy động vốn tăng cao so với mức tăng trưởng trung bình của toàn ngành. - Năm 2012, để duy trì nguồn vốn ổn định và bền vững, VCB thực hiện tốt các biện pháp huy động vốn và kết quả là huy động vốn từ nền kinh tế của VCB tăng 25.8% s o với cuối năm 2011. Thị phần huy động vốn của VCB vẫn chiếm thứ 4 trong toàn hệ thống. 3. Phân tích tình hình sử dụng vốn 3.1 Phân tích tình hình dự trữ: NHTM là một định chế tài chính trung gian. NHTM huy động được một lượng vốn nhàn rỗi khổng lồ từ nền kinh tế, sử dụng số vốn đó vào trong họat động kinh doanh của mình. Một phần của số vốn dùng để đáp ứng yêu cầu dự trữ gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, phần còn lại các ngân hàng sử dụng để cấp tín dụng cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế và một phần dùng để tiến hành hoạt động đầu tư. Tại Việt Nam, hiện chưa có một Ngân hàng đầu tư đúng nghĩa mà hầu hết các NHTM đều tập trung vào hoạt động tín dụng, VCB cũng không phải là ngoại lệ. Dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán của VCB luôn phải đáp ứng đúng quy định của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Đó cũng là một trong số những công cụ thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. 3.1.1 Dự trữ bắt buộc: - Năm 2007, nhằm kiểm soát hiện tượng tăng trưởng tín dụng quá nóng, kiểm soát lạm phát, NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên đến 10%. Đến năm 2008, NHNN nới lỏng dần tỷ lệ này, liên tục điều chỉnh giảm, từ 11% theo quyết định 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008 xuống còn 5% theo quyết định 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng. Tương tự là từ 5% xuống còn 1% đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Tiền gửi VND tại NHNN của VCB năm 2008 là 4,098 tỷ đồng, bằng ngoại tệ là 26,463 tỷ đồng. Tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi NHNN của VCB năm 2008 đã tăng từ 7% lên 15.4%, đảm bảo đúng quy định của NHNN. - Năm 2009 tiền gửi tại NHNN của VCB là 25,174 tỷ đồng, trong đó tiền gửi VND là 7,491 tỷ đồng và ngoại tệ là 17,683 tỷ đồng; tuân thủ theo đúngquyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 là 3% đối với tiền gửi bằng VND và 7% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ có thời hạn dưới 12 tháng. - Năm 2010 tiền gửi tại NHNN tại VCB là 8,239 tỷ đồng trong đó đều đảm bảo khoản dự trữ bắt buộc là đúng theo luật định đối với VND và ngoại tệ. Mức tiền mặt gửi tại NHNN 2010 giảm 67.3% so với năm 2009,và 73.1% so với năm 2008,sở dĩ có mức dự trữ này là do ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ Quyết định số 74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng,từ 7% xuống 4% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ có thời hạn dưới 12 tháng,và từ 3% xuống 2% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ có thời hạn trên 12 tháng,còn VND thì không đổi,đồng thời VCB là NH có lượng tiền gửi bằng ngoại tệ rất lớn so với nội tệ (biểu đồ trên) trong số các ngân hàng nên việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN ảnh hưởng đã ảnh hường lớn đến VCB.Bên cạnh đó là tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010 rất cao 11.75% nên các khách hàng tập trung vào các kênh đầu tư khác để tránh mất giá VND,phần đông khách hàng chuyển qua ngoại tệ đểgửi ngân hàng với mức lãi suất hấp dẫn hơn. Nhìn chung VCB đã đảm bảo tốt phần dự trữ theo đúng quy định của NHNN. - Năm 2011, tiền gửi NHNN của VCB ở mức 10,616 tỷ đồng, tăng hơn 2,000 tỷ đồng so với năm 2010, trong bối cảnh huy động tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 48,693 năm 2010 lên 55,075 tỷ đồng năm 2011, và tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 151,132 lên 165,959 tỷ đồng năm 2011. Trong đó, tiền gửi bằng VND ở mức 5,410 tỷ đồng và ngoại tệ ở mức 5,206 tỷ đồng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của năm 2011 không có nhiều thay đổi so với năm 2010, chỉ có sự gia tăng ở tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ giai đoạn giữa năm, tăng từ 4% mức 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. - Năm 2012, VCB tiếp tục gia tăng tiền gửi tại NHNN lên mức 15,732 tỷ đồng, trong đó 7,204 tỷ đồng VND và 8,528 tỷ đồng bằng ngoại tệ, nhằm đảm bảo rủi ro thanh khoản hệ thống theo quy định của NHNN, trong bối cảnh liên tiếp diễn ra các sự kiện tái cơ cấu các NHTM yếu kém trong hệ thống. Với việc tiền gửi của khách hàng tăng nhẹ từ 227,016 tỷ đồng năm 2011 lên mức 284,414 tỷ đồng năm 2012, tiền gửi đảm bảo của VCB tại NHNN đã tuân theo đúng quy định. Nhìn chung tỷ lệ dự trữ bắt buộc năm 2012 không có nhiều thay đổi so với năm 2011. Biểu đồ: tiền gửi tại NHNN của VCB qua các năm (Đơn vị tính: tỷ đồng) 3.1.2 Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán Bên cạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, VCB còn phải duy trì tỷ lệ thanh khoản – đảm bảo khả năng thanh toán ổn định. VCB cũng như hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều không có công tác phân tích thanh khoản tốt và chính xác. Các chỉ tiêu sử dụng của ngân hàng còn chưa hoàn toàn chính xác như: hệ số thanh toán bởi chỉ tiêu thanh khoản – cân đối giữa tài sản có thể dùng thanh toán ngay với nợ phải thanh toán ngay, không nói lên được ngân hàng có thể thanh toán mọi khoản khi có nhu cầu chi trả phát sinh không theo dự kiến. Bên cạnh đó, việc hạch toán không rõ ràng giữa nợ dài hạn chưa đến hạn thanh toán và nợ ngắn hạn buộc phải thanh toán ngay của VCB cũng còn nhiều khúc mắc. Điều này khiến các chỉ số thanh khoản của VCB không phản ánh hết tình hình thực tế của ngân hàng. Theo số liệu báo cáo thường niên qua các năm của VCB, Ngân hàng đều đảm bảo khả năng thanh khoản tốt, dao động trong khoảng từ 1 – 1.5, cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn tốt của VCB. 3.1.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng: Khi đánh giá hoạt động tín dụng, VCB quan tâm đến việc thực hiện các chỉ tiêu nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh như: chấp hành qui định về hạn mức cho vay, hạn mức bảo lãnh tối đa với một khách hàng trên vốn tự có của ngân hàng. Phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng được thực hiện thông qua việc tính toán, xác định các chỉ tiêu sau: - Xác định tổng số nợ xấu của NHTM. - Tỷ lệ: Nợ xấu/ Tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn cao không chỉ báo động sự phát sinh khoản phải thanh lý lớn trong tương lai mà còn thể hiện sự giảm sút thu nhập ở hiện tại do các khoản nợ này không còn đem lại lợi nhuận hoặc lợi nhuận ít, không đáng kể. Do vậy, mức mong muốn của các nhà quản trị ngân hàng về chỉ tỷ lệ này là không quá 3%. Tỷ lệ nợ quá hạn của VCB theo báo cáo qua các năm luôn đảm bảo ở mức thấp. Năm 2008 2009 2010 2011 2012 T ng n x u (Đvt: t đ ng) 5,203 3,500 5,006 4,258 5,792 T l n x u/T ng d n 4.6% 2.47% 2.83% 2.03% 2.4% Biểu đồ: tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ VCB qua các năm Cũng như các NHTM khác, tỷ lệ nợ xấu của VCB là đề tài được bàn luận và đánh giá nhiều. Nhiều người không tin vào những con số báo cáo và cho rằng VCB cũng như các NHTM khác đã sử dụng các cách thức để che dấu con số nợ xấu thực sự. Tuy nhiên, là một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam và là ngân hàng có quy mô, chất lượng và uy tín cao trong ngành Ngân hàng, chúng ta phần nào có thể đặt niềm tin vào những con số thể hiện ở đây. Cũng theo những báo cáo thường niên của VCB, ngân hàng tập trung hoạt động tín dụng trong các lĩnh vực gia công chế biến, thương mại dịch vụ và các ngành công nghiệp khí đốt, điện, nước… Điều này phù hợp với tiêu chí hoạt động của VCB và NHNN về đầu tư xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đvt: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Gia công ch bi n 44,831 54,568 63,622 77,468 85,210 Th ng m i d ch v 24.,990 35,928 38,862 46,445 53,528 Các ngành công nghi p khí đ t, đi n, n c 4,734 8,125 14,158 15,927 20,371 Các ngành khác 47,794 43,000 60,172 69,577 82,053 Mảng bán lẻ vẫn chưa phải là mảng tập trung chủ yếu hoạt động tín dụng của VCB. Tỷ trọng cho vay của VCB đối với các doanh nghiệp nhà nước, các công ty lớn và quan hệ lâu năm với VCB vẫn chiếm cao. Những năm gần đây, VCB đã đẩy mạnh mảng bán lẻ với việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử, ATM, POS và các giao dịch cá nhân thuận tiện. Đvt: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Doa nh nghi p nh 52,919 n c 56,228 61,249 55,775 58,558 Công ty TNHH 15,781 21,992 32,851 38,452 48,660 Doa nh nghi p có VĐT n c ngoài 9,640 11,496 9,744 12,893 13,290 HTX và công ty t nhâ n 3,674 6,190 6,510 4,412 5,357 Cá nhân 10,859 13,676 18,709 20,873 28,784 Khác 19,919 32,036 47,749 77,012 86,513 Được đánh giá là Ngân hàng vững mạnh và ổn định nhất trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, Vietcombank có chất lượng tín dụng khá tốt, phát triển đa dạng về sản phẩm ngân hàng, mạng lưới và thị phần ngày càng được mở rộng. 4. Phân tích tình hình lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tổng tài sản 4.1 Lợi nhuận Theo biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận của VCB tăng qua các năm mặc dù ngành ngân hàng đang trong giai đoạn khó khăn. Lợi nhuận của VCB tăng nhanh nhất vào năm 2009 tăng 1,414 tỷ đồng tương đương với tăng trưởng 39. Đến năm 2010 thì tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế chậm lại. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của VCB có xu hướng giảm dần từ năm 2009 tăng trưởng 39% xuống còn 9% năm 2010, 4% năm 2011 và thậm chí tăng trưởng 1% vào năm 2012. Nguyên nhânchủ yếu do chi phí dự p hòng rủi ro tín dụng tăng mạnh: năm 2010 tăng 75%, năm 2011 tăng 151% và giữ ở mức cao năm 2011 và 2012. Điềunày cho thấy chất lượng các khoản vay của VCB đang có xu hướng xấu đi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan