Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích báo cáo tài chính của vinamilk...

Tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của vinamilk

.DOC
26
385
61

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhiều doanh nghiệp cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng để cạnh tranh và tồn tại lâu dài thì đòi hỏi doanh nghiệp cần có một nguồn tài chính vững mạnh. Việc phân tích tài chính không kém phần quan trọng, vì một doanh nghiệp cần phải biết được tình hình tài chính của công ty như thế nào để đưa ra các biện pháp hoặc đề xuất các hướng đi trong tương lai, giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn và tránh được các rủi ro, hạn chế tổn thất trong kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định đầu tư. Mặt khác việc phân tích tài chính còn giúp cho các nhà đầu tư biết được khả năng trả nợ, khả năng sinh lời hay lỗ của một công ty để mà đưa ra các quyết định về tài chính có nên đầu tư hay không và khả năng rủi ro là bao nhiêu phần trăm. Phân tích tài chính là một tập hợp khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép tập hợp và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định tài chính. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ quan tâm tới các nội dung tài chính khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về cơ bản, quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp gồm các bước: thu thập thông tin; xử lý thông tin; dự báo và đưa ra quyết định tài chính. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm thông tin kế toán và các thông tin khác, trong đó, thông tin kế toán có vai trò quan trọng nhất. Vì thế mà việc phân tích tài chính là một vấn đề rất quan trọng trong một công ty đồng thời cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư.Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Vinamilk”.Bố cục đề tài gồm 4 chương: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Tổng quan về công ty Chương III: Phân tích báo cáo tài chính Chương IV: Giải pháp 2.Đối tượng phân tích. Công ty Sữa Việt Nam 3.Mục đích phân tích. Phân tích các báo cáo tài chính và chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua hệ thống phương pháp, công cụ và kỹ thuật giúp cho nhà phân tích từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, vừa xem xét chi tiết hoạt động Nhóm 1 tài chính doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ và quyết định đầu tư. 4.Phương pháp phân tích. Phương pháp phân tích trong đế tài là phương pháp so sánh. 5.Phạm vi nghiên cứu. Các báo cáo tài chính, chủ yếu bao gồm: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh các báo cáo tài chính. Nhóm 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Phân tích tài chính. 1. Khái niệm Phân tích tài chính là một tập hợp khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép tập hợp và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định tài chính. 2. Đối tượng phân tích Để tiến hành HĐSXKD, doanh nghiệp cần có hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải phân tích tài chính. Các mối quan hệ tài chính phức tạp chính vì vậy ta có thể chia thành các nhóm chủ yếu như:  Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước: DN nộp thuế, nhà nước cấp vốn.  Quan hệ tài chính giữa thị trường tài chính và doanh nghiệp thể hiện trong việc huy động vốn.  Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: trả lương nhân viên, cổ tức…  Quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức trung gian. II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH II.1. Quy trình tiến hành phân tích báo cáo tài chính. - Xác định công thức và dữ liệu - Nêu ý nghĩa của tỷ số - Đánh giá tỷ số - Phân tích nguyên nhân - Đề xuất giải pháp. II.2. Các thông tin cơ sở để phân tích tài chính. - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh II.3. Phương pháp phân tích tài chính. Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên thực tế chúng ta áp dụng các phương pháp phân tích như: II.3.1. Phương pháp so sánh Nhóm 3 So sánh số liệu giữa kỳ này và kỳ trước để thấy được xu hướng thay đổi của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu để có biện pháp khắc phục vào kỳ sau. II.3.2. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ tài chính trong quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu cần xác định được các ngưỡng, định mức để nhận xét, đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với điều kiện áp dụng và bổ sung và hoàn thiện hơn vì: - Nguồn thông tin tài chính và kế toán đucợ cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. - Việc tính toán áp dụng tin học nên sẽ thúc đẩy quá trình tính toán được nhanh và chính xác hơn. - Phương pháp này giúp các nhà phân tích có thể phân tích 1 cách hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. II.4. Các nhóm tỷ số tài chính II.4.1. Nhóm tỷ số khả năng sinh lời Biểu hiện khả năng tạo ra lãi của tài sản và vốn chủ sở hữu. Chúng ta phân tích các chỉ số liên quan như: a) Lợi nhuận biên (MP) Là tỷ số đo lường số lãi ròng có trong 1 đồng doanh thu thu được. tỷ số này nói lên tác động của doanh thu tới lợi nhuận, nếu tỷ số này cao thì 1đ doanh thu tạo ra nhiều lợi nhuận và ngược lại. b) Sức sinh lời cơ sở BEP. Là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Hay nói cách khác 1đ TS bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. c) Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA Là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Mục tiêu của nàh đầu tư là với 1đ vốn bỏ ra thì lãi trước thuế kỳ hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó, suất sinh lợi tăng qua các kỳ càng tốt. d) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này đo lường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu, 1đ vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lãi cho cổ đông. Mục tiêu của nhà đầu tư là ROE càng tăng càng tốt. Nhóm 4 II.4.2. Nhóm tỷ số thanh toán a) Tỷ số thanh toán hiện hành b) Tỷ số thanh toán nhanh c) Tỷ số thanh toán bằng tiền II.4.3. Tỷ số hoạt động a) Vòng quay khoản phải thu b) Vòng quay hàng tồn kho c) Vòng quay tổng tài sản d) Vòng quay tổng vốn chủ sở hữu. II.4.4. Tỷ số cơ cấu tài chính a) Tỷ số nợ so với tổng tài sản b) Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu c) Tỷ số trang trải lãi vay. II.4.5. Tỷ số giá thị trường của doanh nghiệp. a) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu b) Tỷ số giá thị trường trên thu nhập c) Giá thị trường. II.5. Phương pháp phân tích Du Pont Để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Đối tượng quan tâm là tỷ số doanh lợi. Nhóm 5 Chương II: TỔNG QUAN VỀ VINAMILK 2.1. Lịch sử hình thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại . Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số CBCNV 4.500 người. Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa. Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt nam được khái quát trong 3 giai đọan chính : Thời bao cấp (1976-1986): Năm1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle). Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:  Nhà máy bánh kẹo Lubico.  Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp). Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003) Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. Nhóm 6 Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay) Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM. Năm 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. Năm 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.  Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. Năm 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.  Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.  Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang Năm 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD. Nhóm 7 2.2. Triết lý kinh doanh:  Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”  Sứ mạng “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đòng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng,tình yêu và trách nhiệm cảu mình vớ cuộc sống của con người và xã hội”  Giá trị cốt lõi  Chính trực: “liêm chính, trung thực trong tất cả các giao dịch và ứng xử.  Tôn trọng: tôn trọng bản thân, tôn trọng đông nghiệp. tôn trọng công ty, đối tác, hợp tác trong sự tô trọng.  Tuân thủ : tuân thủ pháp luật, bộ quy tắc ứng xử và các quy chế chính sách, quy định của công ty.  Đạo đức: tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động 1 cách đạo đức  Công bằng: công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan 2.3. Lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực hoạt động chính: sản xuất và kinh doanh các loại sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành… Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và nguyên liệu. Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản, kinh doanh kho bãi, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, Sản xuất mua bán rượu bia, đồ uống, … 2.4. Vị thế công ty. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu VN do người tiêu dùng bình chọn, tốc độ tăng trưởng 20-25% năm. Vinamilk đã duy trì được vaia trò chủ đạo cảu mình trrn thị trường trong nước và cạnh tranh hiệu quả với các sản phẩm nhập khẩu. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nguồn nguyên liệu đã được thây thế bằng sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sp sữa góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành hỗ trợ trong nước. Hiện nay Vinamilk chiếm khoảng 75% thị trường trong nước, mạng lưới phân phối rộng rãi với 183 nhà phân phối và gần 140.000 điểm bán hàng phủ Nhóm 8 đều 63 tỉnh thành phố. Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu qua cac thị trường như: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Ba Lan…. 2.5. Chiến lược phát triển: Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:  Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới;  Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn;  Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau;  Xây dựng thương hiệu;  Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp;  Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy.  Áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất của hệ thống quản lý chất lượng như ISO, HACCP để cam kết chat lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.  Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro nhằm giải quyết các tổn thất có thể xảy ra cho công ty và cổ động  Chú trọng phát triển kinh doanh đi đôi với chính sách thân thiện với môi trường và trách nhiệm xã hội. Nhóm 9 2.6. Các sản phẩm. Sữa tươi:  Sữa tươi 100%:  Sữa thanh trùng (có đường, không đường);  Sữa tiệt trùng (có đường, không đường, dâu, socola);  Sữa tươi tiệt trùng;  Sữa giàu canxi flex (có đường, không đường, ít đường);  Sữa tươi Milkplus (có đường, không đường, dâu, socola). Sữa chua:  Sữa chua ăn (có đường, không đường, trái cây, dâu, proby lợi khuẩn, nha đam, cam, plus canxi);  Sữa chua SUSU (có đường, cam, trái cây, dâu);  Sữa chua uống (dâu, cam);  Sữa chua men sống PROBI. Sữa đặc: Nhóm 10  Ông Thọ: o Ông Thọ nhãn trắng nắp mở nhanh; o Ông Thọ nhãn xanh nắp khui; o Ông Thọ nhãn đỏ nắp khui; o Ông Thọ dạng vỉ 30g.  Ngôi sao phương Nam: o Ngôi sao phương Nam nhãn đỏ; o Ngôi sao phương Nam nhãn cam; o Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng lon; o Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng hộp giấy. Sữa bột, bột dinh dưỡng:  Sữa bột Dielac dành cho trẻ em, bà mẹ và người lớn tuổi.  Sữa bột giảm cân;  Bột dinh dưỡng ăn liền Ridielac:  Gạo sữa;  Thịt bò rau củ;  Thịt gà rau củ;  Thịt heo bó xôi;  Thịt heo cà rốt. Kem:  Socola;  Dâu;  Khoai môn;  Vanila;  Sầu riêng;  Đậu xanh; Phô mai (nhãn hiệu Con Bò Cười). Các loại nước giải khát:  Sữa đậu nành (Nhãn hiệu VFresh, gồm có đường, ít đường và không đường);  Nước giải khát (Nhãn hiệu VFresh):  Nước ép trái cây:  Đào ép;  Cam ép (có đường, không đường);  Táo ép; Nhóm 11  Cà chua ép;  Atiso;  Trà chanh;  Nước uống đóng chai ICY. Sản phẩm khác (đã ngưng sản xuất):  Cà phê hòa tan CAFE MOMENT;  Cà phê rang xay mang nhãn hiệu CAFE MOMENT. . 2.7. Thành tựu. Vinamilk là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên lọt vào dnah sách 200 công ty vừa và nhỏ tốt nhất ở châu Á của Forbes. Theo tính toán của Forbes, trong 12 tháng qua, doanh thu của Vinamilk đạt 575 triệu USD, xếp hạng 16 trong số 200 công ty. Lợi nhuận ròng là 129 triệu USD, đứng thứ 18 và giá trị thị trường đạt 1,56 tỷ USD, đứng thứ 31. Vinamilk đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục và cao nhất trong lịch sử 35 năm hình thành và phát triển của công ty . Tăng 49% so với năm 2009. Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia … Danh hiệu: 1985, Huân chương Lao động Hạng III 1991, Huân chương Lao động Hạng II 1996, Huân chương Lao động Hạng I Nhóm 12 2000, Anh Hùng Lao động 2001, Huân chương Lao động Hạng III cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ. 2005, Huân chương Độc lập Hạng III cho Công ty, Huân chương Lao động Hạng III cho nhà máy Sữa Hà Nội. 2006, Huân chương Lao động Hạng II cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ, Được tôn vinh và đoạt giải thưởng của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO, “Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín. 1991 - 2005, Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Ngành Công Nghiệp VN" 1995 - 2007, Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 2.8. Cam kết cho tương lai: Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Biết bao con người làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, gửi gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tương lai thế hệ mai sau, bằng tất cả tấm lòng. Nhóm 13 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.1 Tỷ số thanh toán Tỷ số thanh toán hiện hành bảng phân tích tỷ số thanh toán hiện hành Đơn vị tính: triệu chỉ tiêu tài sản ngắn hạn năm2009 5069158 chênh lệch 17% nợ ngắn hạn 2645012 Tỷ số thanh toán 1734870 52% hiện hành 2.92 -0.68% năm 2010 5919802 2.24 Đồ thị khả năng thanh toán hiện hành của TSNH Ý nghĩa Có 2.24đ TSNH để đảm bảo cho 1đ nợ ngắn hạn, đảm bảo cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh. Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Rc 2010 < Rc 2009  khả năng thanh toán nợ của công ty năm nay không đảm bảo như năm trước, giá trị tài sản ngắn hạn lớn do tỷ lệ hàng tồn kho nhiều, điều này không tốt. Nhóm 14 Tỷ số thanh toán nhanh Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh chỉ tiêu năm 2010 năm 2009 TSNH-HÀNGTỒN KHO 3568448 3757393 NỢ NGẮN HẠN 2645012 1734870 TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH 1.35 2.17 ĐỒ THỊ TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH Ý nghĩa:  Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Tỷ số thanh toán nhanh của năm nay nhỏ hơn năm trước  khả năng thanh toán năm nay sẽ chậm hơn năm trước.có thể do hàng tồn kho năm nay của doanh nghiệp tăng cao hơn năm trước. 3.2 Tỷ số hoạt động a) Vòng quay khoản phải thu Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu chỉ tiêu DOANH THU THUẦN CÁC KHOẢN PHẢI THU Nhóm năm 2010 15752866 1124885 NĂM 2009 10613771 737457 15 VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU 14.0 Đồ thị vòng quay khoản phải thu 14.4  NĂM 2010 = 25.71 (ngày)  Năm 2009 = =25 (ngày) Ý nghĩa Rt 2010 > Rt 2009  khả năng thu hồi nợ của công ty năm nay kém hơn năm trước, điều này chứng tỏ công ty bị ứ đọng vốn ACP 2010=25.71 ngày , điều này thể hiện doanh nghiệp mất 25.71 ngày để thu hồi các khoản phải thu . b) Vòng quay hàng tồn kho chỉ tiêu DOANH THU THUẦN Nhóm NĂM 2010 15752866 NĂM 2009 10613771 16 HÀNG TỒN KHO 2351354 1311765 VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO 6.7 8.1  Ý NGHĨA:  Ta thấy hàng tồn kho năm 2010 nhiều hơn năm 2009 điều này chứng tỏ năm 2010 Vinamilk có nhiều hàng tồn kho sẽ giúp cho viêc đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ khi tăng đột biến. Nhưng điều này dẫn đến doanh nghiệp bị ứ đọng vồn hơi nhiều. c) Vòng quay tổng tài sản chỉ tiêu DOANH THU THUẦN TỔNG TÀI SẢN VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN NĂM 2010 15752866 10773032 1.5 NĂM 2009 10613771 8482035 1.3  Đồ thị  Ý NGHĨA  Vòng quay tổng tài sản phản ánh hiệu quả việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu.  Năm 2010: doanh nghiệp bỏ ra 1đ tài sản sẽ đem lại được 1.5đ doanh thu.  Năm 2009: doanh nghiệp bỏ ra 1đ tài sản đem lại 1.3đ doanh thu . Điều này chứng tỏ năm 2010 doanh nghiệp kinh doanh có lời hơn năm 2009 Nhóm 17 d) Vòng quay vốn chủ sở hữu chỉ tiêu NĂM 2010 NĂM 2009 DOANH THU THUẦN 15752866 10613771 VỐN CHỦ SỞ HỮU 7964436 6455474 VÒNG QUAY VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.0 1.6  Ý NGHĨA Năm 2010, cứ 1đ vốn chủ sở hữu thì tạo ra 2đ doanh thu > năm 2009 điều này chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả hơn trong năm 2010. 3.3 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời a) lợi nhuận biên BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ SỐ LỢI NHUẬN BIÊN CHỈ TIÊU LÃI RÒNG DOANH THU LỢI NHUẬN BIÊN Biểu đồ thể hiện MP 2010 3615492 15752865 23.17% 2009 2376067 10613770 22.39% CHÊNH LỆCH 52.16% 48.42% 0.78%  Ý NGHĨA Năm 2010 MP= 23.17% điều này có nghĩa cứ 1đ doanh thu sẽ mang lại 23.27 % lợi nhuận. Vậy doanh thu năm 2010 tạo ra nhiều hơn Nhóm 18 2009 điều này chứng tỏ công ty quản lý chi phí năm 2010 hiệu quả hơn năm 2009. b) Sức sinh lời Bảng phân tích Chỉ tiêu Lợi nhuận Tổng tài sản BEP Năm 2010 3642656 10773032 33.81 Năm 2009 2595399 8482035 30.6 Chênh lệch 40.35% 27% 3.21% Đồ thị thể hiện BEP  Ý NGHĨA Năm 2010 sức sinh lời là 33.81 điều này có nghĩa cứ bỏ ra 1đ tài sản sẽ đem lại 33.81 %đồng lợi nhuận. Năm 2009 bỏ ra 1đ sẽ mang lại 30.6%đồng lợi nhuận Năm 2010 chỉ suất sinh lời tăng 3.21% so với năm 2009 nguyên nhân do lợi nhuận thuần tăng cao. 1đ tài sản bỏ ra năm 2010 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm 2009, chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2009. c) Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA Bảng phân tích Nhóm 19 Chỉ tiêu 2010 2009 Chênh lệch Lãi ròng của cổ đông 3915492 2376063 65% Tổng tài sản 10773032 8482035 27% ROA 0.36 0.28 0.08  Ý nghĩa Qua bảng phân tích ta thấy, năm 2010 cứ bỏ ra 1đ tài sản sẽ thu được 0.36 %đồng lợi nhuận, năm 2009 bỏ ra 1đ tài sản sẽ thu được 0.28%đồng lợi nhuận Vậy năm 2010 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn năm 2009 3.4. Tỷ số cơ cấu tài chính a) Tỷ số nợ so với tổng tài sản Bảng phân tích chỉ tiêu NĂM 2010 NĂM 2009 TỔNG NỢ 2808595 1991195 TỔNG TÀI SẢN 10773032 8482035 Rd 0.3 0.2 Năm 2010: Rd =30% , nghĩa là tổng tài sản của doanh nghiệp có 30% được tài trợ bằng nợ vay. Điều này chứng tỏ DN đang hoạt động rất tốt biết cách khai thác nguồn vốn hiệu quả . b) Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu. Bảng phân tích chỉ tiêu NĂM 2010 NĂM 2009 TỔNG NỢ 2808595 1991195 VỐN CHỦ SỞ HỮU 7964436 6455474 Rd/E 0.4 0.3 Năm 2010: Rd/E = 40% nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu hơn nợ vay là 40%. Chứng tỏ vốn chủ sở hữu tăng, nợ công ty cũng tăng so với năm 2009. c)Tỷ số trang trải lãi vay TIE = EBIT/ LÃI VAY Bảng phân tích chỉ tiêu EBIT Nhóm năm 2010 năm 2009 4251207 2731358 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng