Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco (dmc) 2...

Tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco (dmc) 2009 - 2011

.DOC
62
277
63

Mô tả:

KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI LỚP: KT409DV01_L1 Đề Án : Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco (DMC) 2009 - 2011 Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN PHƯƠNG QUỲNH Tháng 12 năm 2012 KHOA KINH TẾ LỚP: KT409DV01_L1 THƯƠNG MẠI Đề Án : Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco (DMC) 2009 - 2011 Danh sách sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ VÂN THẢO NGÔ MINH TÂM LÊ DUY THẬM Tháng 12 năm 2012 Nhận Xét Của Giảng Viên .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. TP. HCM, ngày…tháng…năm… Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Trích yếu Đề án Phân tích báo cáo tài chính này là một cơ hội tốt để nhóm chúng tôi hiểu rõ hơn về lí thuyết và thực hành những kĩ năng đã học trong môn Phân tích báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, phân tích báo cáo tài chính có tầm quan trọng rất lớn vì nó thể hiện khả năng tài chính của công ty, vị thế của công ty trong ngành cũng như tiềm năng phát triển, sinh lợi nhuận trong tương lai của công ty. Phân tích báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng quan tâm như: ban điều hành công ty, các cổ đông, ngân hàng, các nhà cung cấp, các khách hàng, các nhà quản lí… i Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Mục lục Trích yếu i Mục lục ii Danh mục bảng biểuiv Danh mục hình ảnh v Lời cảm ơn vi Nhập đề vii NỘI DUNG BÁO CÁO 1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 1 2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính 1 3. Nội dung của phân tích báo cáo tài chính 2 3.1 Phân tích cơ cấu 2 3.2 Phân tích các chỉ số 2 3.3 Phân tích 4 cân đối 7 3.4 Đánh giá tín nhiệm 10 II. Tổng quan về ngành 15 1. Tổng quan về ngành dược phẩm 15 2. Xu hướng của thị trường dược 16 3. Thuận lợi và khó khăn của ngành dược Việt Nam 18 3.1 Thuận lợi 18 3.2 Khó khăn 18 III. Phân tích Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco18 1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco 2. Phân tích cơ cấu 3. Phân tích các chỉ số tài chính 23 18 20 ii Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính 3.1 Hệ số khả năng thanh toán 3.2 Hệ số kết cấu tài chính 24 3.3 Tỷ số hoạt động 3.4 Tỷ số doanh lợi 26 4. Phân tích 4 cân đối 27 5. Đánh giá tín nhiệm 30 23 25 IV. So sánh 33 1. So sánh với toàn ngành dược 33 2. So sánh với Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (IMP) 35 V. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị đầu tư 46 1. Phân tích SWOT công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco 2. Phân tích Dupont 3. Tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp 4. 47 3.1 Tình hình hoạt động 48 3.2 Tình hình tài chính 48 Nhận xét, đánh giá, biện pháp khắc phục 4.1. Nhận xét, đánh giá 4.2. Biện pháp khắc phục 49 Kết Luận 46 48 49 49 51 Tài Liệu Tham Khảo 52 iii Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Danh mục bảng biểu Bảng 1: Bảng xếp loại mức độ tín nhiệm 13 Bảng 2: Bảng tính điểm mức độ tín nhiệm Bảng 3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp Bảng 4: Cơ cấu tài sản 14 15 20 Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn 21 Bảng 6: Cơ cấu doanh thu 22 Bảng 7: Cơ cấu chi phí 23 Bảng 8: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2009 31 Bảng 9: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2010 32 Bảng 10: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2011 33 Bảng 11: So sánh DMC với ngành dược 34 Bảng 12: So sánh hệ số nợ của DMC và IMP 35 Bảng 13: So sánh hệ số tự tài trợ của DMC và IMP 36 Bảng 14: So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP 37 Bảng 15: So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP 38 Bảng 16: So sánh kỳ thu tiền bình quân DMC và IMP 39 Bảng 17: So sánh vòng quay vốn lưu động DMC và IMP 40 Bảng 18: So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định DMC và IMP Bảng 19: So sánh vòng quay tài sản DMC và IMP 41 42 Bảng 20: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DMC và IMP Bảng 21: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn DMC và IMP 43 44 Bảng 22: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP 45 iv Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Danh mục hình ảnh Hình 1: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dược phẩm 15 Hình 2: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco 18 Hình 3: So sánh hệ số nợ DMC và IMP 35 Hình 4: So sánh hệ số tự tài trợ DMC và IMP 36 Hình 5: So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP 37 Hình 6: So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP Hình 7: So sánh kỳ thu tiền bình quân DMC và IMP 39 Hình 8: So vòng quay vốn lưu động DMC và IMP 40 38 Hình 9: So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định DMC và IMP 41 Hình 10: So sánh vòng quay tài sản DMC và IMP 42 Hình 11: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DMC và IMP Hình 12: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn DMC và IMP 43 44 Hình 13: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP 45 v Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Lời cảm ơn Nhóm chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Phương Quỳnh, người đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và góp ý cho nhóm trong quá trình thực hiện đề án này. Bên cạnh đó, đề án này được hoàn thành đầy đủ và đúng thời hạn chính nhờ sự nỗ lực và nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhóm cũng như sự giúp đỡ, hướng dẫn của một số thầy cô khác. Một lần nữa, chúng tôi xin cám ơn các thầy cô đã hướng dẫn cho nhóm, đặc biệt là cô Nguyễn Phương Quỳnh, giảng viên hướng dẫn của nhóm chúng tôi. vi Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Nhập đề Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ thiết yếu để các nhà quản lí cải thiện tình hình tài chính của công ty và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và một số đối tượng khác. Nhóm chúng tôi đã chọn công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) làm đối tượng phân tích báo cáo tài chính. Để hoàn thành đề án này, chúng tôi đã đặt ra các mục tiêu sau:  Tìm hiểu về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco.  Ứng dụng những kiến thức đã học để phân tích báo cáo tài chính của công ty. Từ đó, nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty và đánh giá được tình hình tài chính của công ty.  Dự báo khuynh hướng của công ty trong tương lai, tư vấn nhà đầu tư. Để thực hiện được các mục tiêu trên, chúng tôi đã ghi nhận lại những thông tin thu hoạch được. Sau đây là nội dung của bài báo cáo. vii Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính NỘI DUNG BÁO CÁO I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là quá trình thu thập thông tin, tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra. Trên cơ sở đó xác lập các giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu quả, tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để được lợi nhuận như mong muốn. 2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính Tùy theo đối tượng sử dụng mà báo cáo tài chính có những mục đích khác nhau: Đối với nhà quản trị: Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, lên kế hoạch ngân sách tiền mặt…là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. Đối với chủ sở hữu: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết định phân phối kết quả kinh doanh. Đối với chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. 1 Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ ra quyết định có nên đầu tư vào công ty hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào. Đối với cơ quan chức năng như thuế: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ xác định các khoản nghĩa vụ công ty phải thực hiện với Nhà nước, tính chính xác mức thuế mà công ty phải nộp, các cơ quan tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả, rõ ràng và minh bạch hơn. 3. Nội dung của phân tích báo cáo tài chính 3.1 Phân tích cơ cấu Phân tích cơ cấu tài sản cho thấy mức độ biến động của từng loại tài sản có trong tổng tài sản, chọn lựa những biến động lớn để phân tích nguyên nhân, đảm bảo tỷ trọng các loại tài sản ở mức độ hợp lí. Phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy khả năng tài chính, quy mô của công ty. Tỷ trọng các loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn phản ánh, thể hiện khả năng độc lập về tài chính của công ty. Phân tích cơ cấu doanh thu cho thấy mức độ biến động về doanh thu của công ty và xu hướng tăng giảm của lợi nhuận qua các năm liên tiếp. Phân tích cơ cấu chi phí cho thấy mức độ biến động về tổng chi phí của công ty cũng như của từng loại chi phí (chi phí sản xuất hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính). Chi phí ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận thu được của công ty. Vì vậy, việc phân tích và lựa chọn cơ cấu chi phí cho phù hợp giúp công ty hoạt động, kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. 3.2 Phân tích các chỉ số 1.1 Hệ số khả năng thanh toán  Hệ số thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. 2 Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Chỉ số này càng cao thì thì khả năng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp kém. Giới hạn hợp lý của hệ số khả năng thanh toán hiện thời: HHT >= 2  Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại bỏ hàng tồn kho. Hệ số này quá cao có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Nếu chỉ số này thấp quá là dấu hiệu xuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Giới hạn hợp lý của hệ số thanh toán nhanh: HNH >= 1  Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền cho biết 1 đồng Nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng Tiền và các khoản thương đương tiền. Chỉ số này cao chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền tốt, tuy nhiên chỉ số này quá cao có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Giới hạn hợp lý hệ số khả năng thanh toán bằng tiền: 0,5=< HVBT <=1 1.2 Hệ số kết cấu tài chính  Hệ số nợ Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số này cho biết nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp tốt, khả năng được vay của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên doanh nghiệp không tận dụng được hết đòn bẩy tài chính và không tiết kiệm được tiền thuế từ việc sử dụng nợ. 3 Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Giới hạn hợp lý của hệ số nợ: 20% =< Hn <= 60%  Hệ số tự tài trợ Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số càng lớn chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng, khi chỉ số này thấp mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp giảm.  Hệ số thanh toán lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay Tổng lợi nhuận = trước thuế + Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khi doanh nghiệp tham gia kinh doanh có đủ khả năng trả lãi vay hay không. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt và khi đó doanh nghiệp còn có khả năng thanh toán nợ gốc, chứng tỏ tiền vay sử dụng có hiệu quả. Giới hạn hợp lý: HI >= 6 1.3 Tỷ số hoạt động  Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân Hệ số này cho biết vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Hệ số này quá cao thì hàng tồn kho của doanh nghiệp đã quá hạn cần đẩy nhanh ra khỏi kho, hệ số này quá thấp có nghĩa hàng trong kho của doanh nghiệp không đủ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Giới hạn hợp lý: Lh>= 6 4 Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Bình quân các khoản phải thu của khách hàng Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày Hệ số này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn. Hệ số này quá thấp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do chính sách bán chịu của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp hầu như khong có chính sách bán chịu. Giới hạn hợp lý: Kth<= 12 ngày  Vòng quay vốn lưu động Doanh thu Vòng quay vốn lưu động bán hàng = Doanh thu tài + chính Thu nhập + khác Tài sản ngắn hạn bình quân Hệ số này cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra được mấy đồng doanh thu trong kỳ cho doanh nghiệp. Giới hạn hợp lý: - Doanh nghiệp thuộc ngành thương mại: 8<=Llđ <=9 - Doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất: 3<=Llđ <= 4 - Doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng: 1<=Llđ<= 2  Hiệu suất sử dụng vốn cố định Doanh thu Hiệu suất sử dụng vốn cố định = bán hàng + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác Tài sản dài hạn bình quân Hệ số cho biết 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Giới hạn hợp lý: 3<= HVCĐ <= 4  Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 5 Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính + D T o h a u n h n t Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu h bán hàng u h + ậ p tà i k c h h á í c n h Bình quân nguyên giá tài sản ngắn hạn trong kỳ Hệ số này cho biết 1 đồng nguyên giá tài sản đóng góp bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Giới hạn hợp lý: 3<= HCĐ <= 4  Vòng quay tài sản Doanh thu Vòng quay tài sản = bán hàng + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác Bình quân tổng tài sản trong kỳ Hệ số này cho biết 1 đồng tài sản đóng góp bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Giới hạn hợp lý: - Ngành xây dựng: L<≈ 1 - Ngành thương mại : L gần tiến về 10 1.4 Tỷ số doanh lợi  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ROS = Lợi nhuận sau thuế 6 Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Hệ số này cho biết 100 đồng doanh thu chứa bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, là nhân tố giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Chỉ tiêu này thấp doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế Bình quân tổng tài sản trong kỳ Hệ số ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả, là nhân tố giúp doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng như mua máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ…. 7 Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE Lợi nhuận sau thuế = Bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ Hệ số ROE cho biết cứ 100 đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ cho doanh nghiệp. Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng tốt, là nhân tố giúp nhà quản lý tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. 3.3 Phân tích 4 cân đối Cân đối 1 Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản ban đầu (gồm tài sản ngắn hạn ban đầu và tài sản dài hạn ban đầu) của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn chủ sở hữu; nghĩa là, doanh nghiệp sử dụng số vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Số tài sản ban đầu được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu này không bao gồm số tài sản trong thanh toán (khoản bị chiếm dụng). Mối quan hệ này thể hiện qua đẳng thức: Vốn chủ sở = Tài sản ngắn + Tài sản dài hữu hạn ban đầu hạn ban đầu Các chỉ tiêu của đẳng thức trên đều thu thập trên Bảng cân đối kế toán. Cụ thể:  Vốn chủ sở hữu: phản ánh tổng số vốn chù sở hữu hiện có tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu “ Vốn chủ sở hữu” được thu thập ở chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” (mã số 400).  Tài sản ngắn hạn ban đầu: phản ánh số tài sản ngắn hạn đầu tư ban đầu bằng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong thanh toán. Thuộc tài sản ngắn hạn ban đầu bao gồm: “Tiền và các khoản tương đương tiền” (mã số 110), “Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn” (mã số 120), “Hàng tồn kho” (mã số 140), “Chi phí trả trước ngắn hạn” (mã số 151) và “Tài sản ngắn hạn khác” (mã số 158).  Tài sản dài hạn ban đầu: phản ánh số tài sản đầu tư dài hạn ban đầu bằng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phương thức phát sinh trong thanh toán. Thuộc tài sản dài hạn ban đầu bao gồm: “Tài sản cố định” (mã số 220), “Bất động sản đầu 8 Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính tư” (mã số 240), “Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” (mã số 250), “Chi phí trả trước dài hạn” (mã số 261) và các “Tài sản dài hạn khác” (mã số 268). Cân đối 1 chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp:  Vế trái > vế phải: số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu. Do vậy, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dư thừa, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng.  Vế trái < vế phải: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ hơn số tài sản ban đầu. Do vậy, để có số tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Cân đối 2 Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (của ngân hàng hay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn trả, dùng cho mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn vay hợp pháp (vay hợp pháp). Do vậy, về mặt lý thuyết, chúng ta lại có mối quan hệ cân đối sau đây: Vốn chủ sở + Vốn vay = Tài sản ngắn + Tài sản dài hạn hữu hợp pháp hạn ban đầu ban đầu Trong đó, vốn vay hợp pháp bao gồm vay ngắn hạn (chỉ tiêu “Vay và nợ ngắn hạn”, mã số 311, chi tiết “Vay ngắn hạn”), vay dài hạn (chỉ tiêu “Vay và nợ dài hạn”, mã số 334, chi tiết “Vay dài hạn”). Cân đối 2 hầu như không xảy ra mà trên thực tế, thường xảy ra một trong 2 trường hợp:  Vế trái > vế phải: vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp hiện có của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu, tức là không sử dụng hết số vốn hiện có. Do vậy, số vốn dư thừa của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng 9 Trường Đại học Hoa Sen Đề Án Phân Tích Báo Cáo Tài Chính  Về trái < Vế phải: tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp. Do vậy, để có đủ tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn trong thanh toán (chiếm dụng hợp pháp và bất hợp pháp). Cân đối 3 Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán, tổng số tài sản luôn bằng tổng số nguồn vốn nên từ cân đối 2 chúng ta có cân đối 3 sau Nguồn Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp + vốn thanh Tài sản Tài sản = ngắn hạn + dài hạn ban đầu ban đầu Tài + sản thanh toán toán Nguồn vốn thanh toán là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của các đối tác trong thanh toán (kể cả chiếm dụng bất hợp pháp). Nguồn vốn thanh toán bao gồm nguồn vốn thanh toán ngắn hạn và nguồn vốn thanh toán dài hạn; trong đó, nguồn vốn thanh toán ngắn hạn là số vốn chiếm dụng trong thanh toán mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các đối tác trong vòng 1 năm hay trong một chu kỳ kinh doanh. Nguồn vốn thanh toán dài hạn trong doanh nghiệp bao gồm các khoản chiếm dụng trong thanh toán có thời hạn trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh. Tài sản thanh toán về thực chất là số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các đối tác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Thuộc tài sản thanh toán gồm tài sản thanh toán ngắn hạn (là số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi trong thời gian một năm hay một chu kỳ kinh doanh) và tài sản thanh toán dài hạn (là số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi ngoài một năm hay một chu kỳ kinh doanh). Cân đối 4 Cân đối 3 có thề biến đổi thành cân đối 4 như sau: Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp Tài sản Tài sản - ngắn hạn - dài hạn ban đầu ban đầu Nguồn Tài sản = thanh toán + vốn thanh toán 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng