Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích ảnh hưởng của một số loại tbtn do tác động của bđkh tại khu vực tây bắ...

Tài liệu Phân tích ảnh hưởng của một số loại tbtn do tác động của bđkh tại khu vực tây bắc giai đoạn 2010 2013

.PDF
69
197
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ LỆ PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI TAI BIẾN THIÊN NHIÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ LỆ PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI TAI BIẾN THIÊN NHIÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung SƠN LA, NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, phòng Công tác chính trị, Trung tâm thông tin thư viện, các thầy cô giáo khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em trong việc sưu tầm tài liệu. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn sinh viên lớp K52 Đại học sư phạm Địa lí đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em. Khóa luận hoàn thành không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp từ các thầy cô và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2015 Tác giả Đinh Thị Lệ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Đọc là Chữ viết tắt 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 IPCC Nhóm công tác II thuộc Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH 3 KP Nghị định thư Kyoto 4 KTTV Khí tượng Thủy văn 5 KT - XH Kinh tế - xã hội 6 LHQ Liên hợp quốc 7 NXB Nhà xuất bản 8 TBTN Tai biến thiên nhiên 9 TP Thành phố 10 TS Tiến sĩ 11 TX Thị xã 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ ......................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5 6. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................6 7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................7 NỘI DUNG .....................................................................................................................8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI TAI BIẾN THIÊN NHIÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU........................................................................................................................8 1.1 Cơ sở lí luận...............................................................................................................8 1.1.1 Biến đổi khí hậu......................................................................................................8 1.1.2 Tai biến thiên nhiên ..............................................................................................12 1.2 Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................20 1.2.1 Hiện trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam ..............................................................20 1.2.2 Thực trạng về biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc ...........................................22 Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................24 CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI TAI BIẾN THIÊN NHIÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 .......................................................................................................25 2.1 Khái quát về lãnh thổ nghiên cứu ............................................................................25 2.1.1 Vị trí địa lí.............................................................................................................25 2.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................25 2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................31 2.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến một số tai biến thiên nhiên tại khu vực Tây Bắc .......................................................................................................................................33 2.2.1 Biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Bắc ....................................................................33 2.2.2 Tác động đến tai biến trượt lở đất ........................................................................34 2.2.3 Tác động đến tai biến lũ quét ...............................................................................36 2.2.4 Tác động đến các hiện tượng tự nhiên khác .........................................................38 2.3 Ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên đến khu vực Tây Bắc .....................................42 2.3.1 Tự nhiên ................................................................................................................43 2.3.2 Kinh tế - xã hội .....................................................................................................44 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................45 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM THÍCH ỨNG VỚI ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TAI BIẾN THIÊN NHIÊN ..........................................................................................................................46 3.1 Một số giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu .............................................46 3.1.1 Chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu ..................................................................46 3.1.2 Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu ...........................................................47 3.2 Một số giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại của các tai biến thiên nhiên ở khu vực Tây Bắc ...........................................................................................................49 3.2.1 Các giải pháp công trình .......................................................................................49 3.2.2 Các giải pháp phi công trình .................................................................................52 Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................55 KẾT LUẬN ..................................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 Tên bảng biểu Phân vùng nguy cơ trượt lở đất ở khu vực Tây Bắc Một số khu vực đã từng xảy ra lũ quét trên địa bàn khu vực Tây Bắc Trang 35 36 Một số trận lũ quét tại khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 2000 - 2013 Số lần xảy ra lũ quét ở một số địa điểm thuộc khu vực Tây Bắc giai đoạn 2010 - 2013 Số ngày khô nóng trung bình tháng và năm ở khu vực Tây Bắc Mức độ nắng nóng trung bình ở Tây Bắc so với một số khu vực khác trong cả nước năm 2013 37 38 39 40 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới đời sống dân cư, đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH). Trong bối cảnh quy mô và mức độ biểu hiện của BĐKH trên thế giới ngày càng gia tăng, Việt Nam được dự báo là một trong năm quốc gia trên thế giới phải chịu hậu quả nặng nề của hiện tượng trên. Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.Các vùng, khu vực được dự báo chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tây Bắc là vùng núi nằm ở phía tây của Việt Nam, đây là vùng núi hiểm trở, dân cư thưa thớt, kinh tế còn chậm phát triển, lại thường xuyên xảy ra các tai biến thiên nhiên (TBTN) như: mưa lớn kéo dài kèm theo lũ quét, lũ bùn đá; sạt lở đất; mưa đá; sương muối... Hiện nay, BĐKH đã làm cho các tai biến nói trên trở nên ác liệt hơn và có nguy cơ trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển KT - XH của vùng. Với mục đích nhằm làm sáng tỏ ảnh hưởng của một số loại TBTN do tác động của BĐKH, từ đó có cái nhìn chân thực hơn về BĐKH tại vùng Tây Bắc; đồng thời đề xuất được các giải pháp ứng phó là việc làm vừa có giá trị khoa học, vừa đảm bảo tính nhân văn và thời sự. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phân tích ảnh hƣởng của một số loại TBTN do tác động của BĐKH tại khu vực Tây Bắc giai đoạn 2010 - 2013” làm đối tượng nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ 2.1 Mục tiêu Trên cơ sở tìm hiểu tác động của BĐKH đến một số loại TBTN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích được ảnh hưởng của chúng tới khu vực Tây Bắc và đề xuất được một số giải pháp thích nghi tại khu vực nghiên cứu. 1 2.2 Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, khóa luận cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Khái quát chung cơ sở lý luận của BĐKH, TBTN. - Nghiên cứu, tìm hiểu tác động của BĐKH đến một số TBTN tại khu vực Tây Bắc. - Nghiên cứu, tìm hiểu tác động của một số loại TBTN tại khu vực Tây Bắc. - Đề xuất được các giải pháp thích ứng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tác động của BĐKH đến một số TBTN: mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu tác động của BĐKH đến một số TBTN và ảnh hưởng của TBTN tại khu vực Tây Bắc. - Về thời gian: Tổng hợp và phân tích ảnh hưởng của một số TBTN trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2013. - Về không gian: do hạn chế về thời gian và tài liệu tham khảo nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi 4 tỉnh của vùng Tây Bắc là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khí hậu là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người, vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về khí hậu của các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau.. Ngày nay, khí hậu toàn cầu đang dần có những thay đổi, sự thay đổi này diễn ra chậm chạp mà con người khó nhận biết được, phải mất hàng thập kỷ mới có thể nhận thấy thông qua các yếu tố đặc trưng của chúng. BĐKH toàn cầu là một trong những thách thức lớn đối với toàn nhân loại cũng như Việt Nam, BĐKH không chỉ là sự thay đổi của những trị số của các yếu tố khí hậu mà còn có những tác động xấu tới sự sống của con người cũng như với môi trường. Do vậy, những công trình nghiên cứu về BĐKH là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Trên thế giới, BĐKH là một trong những vấn đề được nhiều tác giả ở nhiều quốc gia quan tâm. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả thế giới như: “Thay đổi tất cả mọi thứ. Chủ nghĩa tư bản V khí hậu” của tác giả Naomi Klein. Trong cuốn sách, tác giả đã phê bình trung tâm của nhiều nhóm khí hậu, giải thích tại sao chủ nhĩa tư bản lại liên quan sâu sắc đến cuộc khủng hoảng khí hậu. 2 “Sự kết thúc của thiên nhiên” bởi tác giả Bill McKibben. Đây được cho là một cuốn sách không khoa học đầu tiên về sự nóng lên toàn cầu. Nó đối xử với BĐKH là một phần của khủng hoảng sinh thái toàn cầu, mà chỉ có thể được giải quyết bằng một sự thay đổi căn bản nhận thức và điều trị của thiên nhiên. “Chính trị của khí hậu tư pháp Patrick Bond” được phát hành năm 2012, xuất phát từ các hoạt động phổ biến học giả Patrick Bond từ Nam Phi. Trong tác phẩm, ông lập luận rằng: “Các công cụ dựa vào thị trường như thương mại cacbon và cơ chế phát sạch – không làm việc. Họ thường có những hậu quả tiêu cực đối với người dân địa phương, làm tổn hại đến môi trường và làm cho ít tác động tới giảm phát thải”. “Chính trị khí hậu và phong trào khí hậu ở Australia” của tác giả Verity Burgmann và Hans Baer. Cuốn sách này phát hành năm 2012 báo cáo một phần ít nổi tiếng của phong trào BĐKH. Úc được đặc trưng bởi một cuộc tranh luận sống động và rộng lớn xung quanh BĐKH có liên quan đến nhóm nhà thờ, tổ chức công đoàn và đảng phái chính trị. Phong trào ở đây có xu hướng ôn hòa và có trọng lượng chính trị quan trọng - Nó đóng một vai trò trung tâm trong các quyết định áp dụng thuế cacbon quốc gia. Ngoài các cuốn sách trên còn có một số cuốn sách viết về phong trào khí hậu như: “Thiên chúa loài người” của Mark lynas; “Không gian cho phong trào? Những phản ánh từ Bolivia bàng cách xây dựng cầu tập thể”; “Hướng tới khí hậu tư pháp” của Brian Tokar; “Chỉ trích mà không phê bình: Một khí hậu Trại học bằng các nhấn Shift tạp chí / Dysophya”; “Đường nét của khí hậu tư pháp” của nhóm tác giả Ulrich hiệu và những người khác; “Gangster nhà kính so với khí hậu tư pháp” của tác giả CorpWatch. Ở Việt Nam, nghiên cứu về BĐKH đã có một số công trình nghiên cứu và tác phẩm viết về vấn đề này như: “Chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tập thể nhiều tác giả xuất bản năm 2013 của NXB Chính trị đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia phân tích về thực trạng BĐKH ở Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp nhàm thích ứng và giảm nhẹ tác động đối với Việt Nam, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững. 3 Cuốn sách “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường do NXB Khoa học và Kỹ thuật phát hành năm 2011. Cuốn sách này đã đưa ra một số kiến thức cơ bản về BĐKH và BĐKH ở Việt Nam từ việc phân tích biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam, đưa ra các kịch bản BĐKH cho Việt Nam và phân tích tác động của BDDKH qua đó đưa ra các chiến lược ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng thủy văn & Môi trường, “Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị Định thư Kyôtô về BĐKH”, 2007. Đây là tài liệu tập huấn cho địa phương, tài liệu đã có các thống kê số liệu BĐKH, nhưng chủ yếu là thế giới, có liên hệ đến Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm biên soạn cũng đã trình bày một số nội dung cơ bản về Công ước Khung và Nghị Định thư Kyoto. Những văn liệu này mang tính chất toàn cầu và nguy cơ chung, có liên hệ đến nước ta. Đáng chú ý là các công trình lớn của Bộ Tài nguyên và Môi trường như đề tài hợp tác với SEASTARTRC, 2007 “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động tổn thương và biện pháp thích ứng”,“Kịch bản BĐKH, nước dâng cho Việt nam”, tháng 6, năm 2011. Đây là các bộ tài liệu cơ bản về BĐKH chung của khu vực và Việt Nam. Trong đó tài liệu đã đưa ra 4 loại kịch bản phát thải BĐKH trên thế giới và các kịch bản ứng với Việt Nam. Nhóm tác giả: Trần Thục, Lê Nguyên Tường, “Khí hậu, BĐKH và các biện pháp thích ứng”, trong báo cáo Hội nghị khoa học trường ĐH Thủy Lợi, 2006 đã chỉ rõ các yếu tố liên quan đến khí hậu, khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và các biện pháp thích ứng của con người hiện nay đối với quá trình BĐKH. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác như “Giáo trình BĐKH” của tác giả Đặng Duy Lợi - Đào Ngọc Hùng, “Giáo dục ứng phó với BĐKH” do Lê Văn Khoa (chủ biên) của NXB Giáo dục Việt Nam, “Môi trường khí hậu biến đổi mối hiểm họa toàn cầu” của nhóm tác giả Lê Huy Bá - Nguyễn Thi Phú - Nguyễn Đức An... Về cơ bản các tác phẩm này đã đề cập nhiều đến đặc điểm của BĐKH, các kịch bản BĐKH và các chương trình, biện pháp ứng phó BĐKH ở Việt Nam. Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn với sự phân hóa khí hậu, địa hình rất đa dạng và được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH với biểu hiện 4 chính là sự gia tăng của các thiên tai trượt lở đất, lũ quét, các hiện tượng thời tiết cực đoan... Quá trình nghiên cứu về tự nhiên ở khu vực Tây Bắc đã được nhiều cơ quan và các nhà khoa học quan tâm. Một số công trình nghiên cứu về Tây Bắc như: “Nghiên cứu thiên tai trượt lở ở Việt Nam”. Đề tài nhánh của dự án VIE/97/002. 1998 - 2000. Viện địa chất - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu đánh giá phân vùng dự báo hiện tượng tai biến trượt lở, nứt sụt đất, lũ quét - lũ bùn đá khu vực Sơn La - Lai Châu, đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại”, do TS Nguyễn Văn Hùng chủ nhiệm; “Nghiên cứu mối liên quan giữa các loại hình tai biến địa chất với sự hoạt động hiện đại của các đới phá hủy kiến tạo á kinh tuyến khu vực Tây Bắc” do tiến sỹ Trần Văn Thắng (chủ biên); “Điều tra, đánh giá hiện tượng trượt lở - lũ bùn đá ở Lai Châu và đề xuất biện pháp phòng chống”, tiến sĩ Vũ Cao Minh chủ nhiệm. Đề tài: “BĐKH Lai Châu và một số biện pháp ứng phó” của thạc sỹ Trần Văn Minh đã phân tích BĐKH Lai Châu cùng tác động của nó đến tự nhiên và đời sống xã hội, qua đó đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH, giúp giảm thiểu tác động, ổn định đời sống người dân. Khóa luận tốt nghiệp: “Phân tích sự BĐKH tỉnh Lai Châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa” của tác giả Lường Thị Chiến đã phân tích được biểu hiện của sự BĐKH ở tỉnh Lai Châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Thành lập bản đồ trượt lở đất ở tỉnh Điện Biên” của nhóm tác giả Trịnh Thúy Hiền (chủ nhiệm), Đoàn Văn Kiên, Hoàng Thị Thúy thực hiện đã thành lập được bản đồ trượt lở đất và phân vùng những khu vực đã và đang có nguy cơ trượt lở đất thuộc tỉnh Điện Biên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành thu thập và chọn lọc các tài liệu, số liệu liên quan đến tự nhiên của khu vực Tây Bắc (khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…), các số liệu thống kê, đặc điểm của các loại TBTN. Những tài liệu, số 5 liệu thu thập được tác giả lựa chọn, tổng hợp, phân tích để thấy được mức độ ảnh hưởng của một số loại TBTN và sự biến đổi của khí hậu. Trong khóa luận tác giả đã kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới, ở Việt Nam, để từ đó áp dụng vào khóa luận của mình nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề cần chứng minh. 5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp Xuất phát từ những nguồn tài liệu thu thập, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã chọn nội dung cơ bản để phân tích, khái quát kiến thức để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề khí hậu, về một số loại TBTN và những ảnh hưởng của nó tới khu vực Tây Bắc. 5.3 Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lí. Công tác điều tra, ghi chép, mô tả, chụp ảnh tư liệu là điều kiện rất cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đi thực địa đến một số địa điểm xảy ra các tai biến để biết được đặc điểm địa hình, thủy văn của khu vực đó. Từ đó, giúp cho tác giả có cái nhìn thực tế hơn để hoàn thành khóa luận. 5.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phương pháp rất đặc trưng của khoa học địa lý, thể hiện đối tượng trực quan sinh động và khoa học. Trong đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp này để thành lập bản đồ hành chính khu vực Tây Bắc để giúp cho người đọc có thể hình dung được phạm vi lãnh thổ của khu vực Tây Bắc. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài hoàn thành góp phần bổ xung, cập nhật tổng quan cơ sở dữ liệu về BĐKH và TBTN; là nguồn tài liệu quý báu để chúng ta có thêm hiểu biết về đặc điểm và ảnh hưởng của một số TBTN thường gặp tại khu vực Tây Bắc. Từ đó, có thể đưa ra các biện pháp và giải pháp phòng tránh để làm giảm thiệt hại do chúng gây ra. Đề tài còn là tư liệu quý báu cho những giáo viên địa lí ở trường phổ thông khi giảng dạy địa lí tự nhiên, đặc biệt là các chuyên đề về môi trường. Góp phần nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống của mình. 6 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của việc đánh giá ảnh hưởng của một số loại tai biến thiên nhiên do tác động của biến đổi khí hậu; Chương 2: Ảnh hưởng của một số tai biến thiên nhiên do tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc giai đoạn 2010 - 2013; Chương 3: Định hướng giải pháp nhằm thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên. 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI TAI BIẾN THIÊN NHIÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Biến đổi khí hậu 1.1.1.1 Khái niệm Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về BĐKH. Tuy nhiên BĐKH được hiểu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống KT - XH hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Theo công ước chung của LHQ về BĐKH). BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài hoặc do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển hay trong khai thác và sử dụng tự nhiên. Theo ban Liên chính phủ về BĐKH: BĐKH được định nghĩa là bất cứ thay đổi nào của khí hậu so với thời gian, do đa dạng tự nhiên hay nguyên nhân từ con người. Theo công ước chung của LHQ về BĐKH: “BĐKH là “những ảnh hưởng có hại của BĐKH”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống KT - XH hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng BĐKH vẫn là một chu trình của tự nhiên hình thành do một quá trình tác động lâu dài của con người, ảnh hưởng rõ đến con người, môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế. 8 1.1.1.2 Nguyên nhân Khí hậu là thành phần quan trọng cấu thành nên sự sống của trái đất. Các nhân tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió… luôn có mối quan hệ tương hỗ và phụ thuộc, những mối quan hệ đó khá đa dạng và phức tạp, luôn biến đổi theo không gian và thời gian, chúng được phản ánh một cách sinh động qua thời tiết và các hợp quần khác của tự nhiên. Khí hậu luôn biến đổi theo thời gian. Quá trình sinh tồn và phát triển, con người thường xuyên tác động đến tự nhiên, sự tác động này ngày càng mạnh mẽ không ngừng gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu, điều này đã góp phần dẫn đến sự biến đổi của tự nhiên, trong đó có khí hậu. Khí hậu biến đổi trong những năm gần đây, đặc biệt từ thời kì tiền công nghiệp (nửa cuối thế kỉ XIX), biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu, kéo theo hàng loạt những biến động của môi trường tự nhiên: bão lụt, hạn hán, Elnimo, Lanina…, sự dâng cao của mực nước biển. Đây một phần là hậu quả con người can thiệp sâu vào môi trường tự nhiên nhưng một phần cũng do yếu tố tự nhiên. - Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất: Trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sự thay đổi trong quỹ đạo của Trái Đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi năng lượng Mặt Trời, bởi vì dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ trong quỹ đạo Trái Đất cũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong sự phân phối của ánh sáng Mặt Trời khi tiến tới bề mặt Trái Đất. Độ lệch tâm, độ nghiêng của trục và tuế sai là 3 chu kì chi phối tạo ra sự thay đổi trong quỹ đạo Trái Đất. Sự kết hợp hiệu quả của các biến thể trong 3 chu kì này đã tạo ra sự thay đổi trong sự tiếp nhận theo mùa vụ của bức xạ Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất. Như vậy, chu kì Milankovitch (tên gọi cho hiệu ứng tổ hợp của các thay đổi trong chuyển động của Trái Đất lên khí hậu) ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm bức xạ Mặt Trời mà Trái Đất nhận được, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển, đồng thời cũng ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống băng hà trên Trái Đất. - Hoạt động núi lửa: Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dưới sâu lòng đất lên bề mặt, như là một phần của tiến trình mà Trái Đất loại bỏ sự quá dư thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong lòng nó. Sự phun trào núi lửa là sự giải phóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí quyển. Trong một thế kỉ mà xảy ra vài vụ nổ núi lửa sẽ có tác động ít nhiều đến khí hậu toàn cầu, điển hình là chúng có thể gây ra hiện tượng “mát” cho một giai đoạn kéo dài khoảng một năm 9 hoặc nhiều hơn thế. Sự hoạt động của núi lửa Pinatubo năm 1991, hoạt động phun trào núi lửa lớn thứ hai trên Trái Đất trong thế kỉ XX (chỉ sau hoạt động của núi lửa Novarupta xảy ra vào năm 1912) là một ví dụ, làm cho khí hậu bị ảnh hưởng đáng kể, nhiệt độ toàn cầu giảm đi 0,50C, tầng ôzôn bị suy yếu đi đáng kể. Núi lửa cũng là một phần làm gia tăng lượng khí cacbon có trong khí quyển. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của các đoàn địa chất Hoa Kì, đã ước tính rằng các hoạt động của con người còn tạo ra một khối lượng khí cacbon nhiều gấp 130 lần lượng khí được tạo ra do hoạt động núi lửa. - Tác động của con người: Các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi môi trường. Những giả thuyết cho rằng con người đã gây ra sự BĐKH đã được tranh luận trong nhiều năm qua, cho đến nay, cuộc tranh luận khoa học này đã chuyển từ “chủ nghĩa hoài nghi” thành “khoa học đồng lòng”: chính hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu toàn cầu trong một vài thập kỉ gần đây. Trong hầu hết các mối quan tâm về những tác động do con người gây ra, thì mối quan tâm hàng đầu hiện nay đó là sự gia tăng của lượng khí CO2 do việc đốt các nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, việc sản xuất xi măng…. Các yếu tố khác, bao gồm cả việc sử dụng đất, lỗ thủng tầng ôzôn, sản xuất nông nghiệp và nạn phá rừng… cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến BĐKH. - Hiệu ứng nhà kính: Trái Đất nhận năng lượng từ Mặt trời dưới dạng các bức xạ sóng ngắn. Bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp ôzôn để xuống mặt đất. Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này được phản xạ vào không khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm cho bề mặt Trái Đất nóng lên. Khi bề mặt Trái Đất nóng lên phản xạ lại bức xạ năng lượng vào khí quyển dưới dạng các bức xạ bước sóng dài, chủ yếu là các bức xạ nhiệt. Các bức xạ sóng dài không có khả năng xuyên qua “khí nhà kính”, gồm khí CO2, hơi nước, CH2, các hợp chất chloroflorocacbon (CFC) và NO2. Khí nhà kính có mặt trong khí quyển sẽ hấp thụ những bức xạ sóng dài, được sưởi nóng và lại phản xạ ra mọi phía trong đó có phía lên bề mặt của Trái Đất. Kết quả là bề mặt Trái Đất bị ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất cũng bị nóng lên. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng nhà kính” vì trong quá trình nóng lên của Trái Đất tương tự như quá trình nóng lên trong nhà kính, có sự tăng khí CO2 và các chất bức xạ nhân tạo, lớp khí này có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau xanh vào mùa đông. Nổi bật trong các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, có khả năng hấp thụ các tia bức xạ bước sóng dài và nóng lên. Do vậy, người ta 10 cho rằng sự phát sinh CO2 ngày càng nhiều trong khí quyển sẽ làm bầu khí quyển nóng lên, (CO2 tăng lên là kết quả của đốt cháy nhiên liệu, củi, than đá, giao thông vận tải, cháy rừng làm mất nguồn hấp thu bớt CO2 nhả O2). Sự tăng nhiệt độ làm thay đổi khí hậu của khí quyển toàn cầu. Các nguồn phát sinh khí nhà kính bao gồm: + Tự nhiên: CO2, hơi nước, CH4, O3 và NO2 + Nhân tạo: trong khoảng 50 năm trở lại đây, hàm lượng CO2, CH4, NO2 đã gia tăng nhanh chóng, và hợp chất mới xuất hiện CFC’s - chất làm lạnh, dung môi, thuốc xịt… Một phần tử CFC có thể hấp thụ các tia hồng ngoại gấp 12000 - 16000 lần so với CO2. Một số nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính: + Quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. + Phá rừng làm giảm nguồn hấp thu CO2. + Sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nylon. Tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính: CO2 (50%), CH4 (13%), N2O (5%), hơi nước (3%); ngoài ra còn có CFC’s (24%), CO, NOx và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Suy thoái lớp ozone do nhiều chất khí CFC’s, clo… làm số lượng tia cực tím UV chiếu thẳng vào khí quyển nhiều hơn, là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy hiệu ứng nhà kính. Ngày nay, con người được nghe nói nhiều đến tác hại của hiệu ứng nhà kính. Thực tế hiệu ứng nhà kính tự nhiên có vai trò quan trọng đối với Trái Đất: + Nhờ hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất vào khoảng 60oF. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ sẽ vào khoảng - 70oF (hay - 22oC). + Giữ trạng thái “cân bằng nhiệt” trên bề mặt Trái Đất. Bình thường sự gia tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt theo hai cách: khí nhà kính tăng trong giới hạn cho phép, nhiệt độ không khí đảm bảo ở mức cân bằng. Khi các nhà kính vượt quá giới hạn và phát sinh khí nhà kính mới, thì “hiệu ứng nhà kính” gây hậu quả nghiêm trọng. Một trong số hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính đó là sự nóng dần lên của Trái Đất. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên, hiện tượng băng tan ở hai cực, mực nước biển tăng; khu vực bờ biển mong manh dễ bị tràn ngập sóng gió. Bão tố xảy ra thường xuyên hơn, nước mặn thấm vào mực nước ngầm, hủy hoại nông nghiệp và ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ngọt, khí hậu thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến chế độ mưa toàn cầu, những vùng hiện nay đang có đủ nước ngọt sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt thường xuyên hơn. 11 1.1.1.3 Biểu hiện - Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung; - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất; - Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển; - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái Đất, dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác; - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển. 1.1.2 Tai biến thiên nhiên 1.1.2.1 Khái niệm TBTN là một mối đe dọa của các sự kiện xảy ra một cách tự nhiên mà nó có những tác động tiêu cực đến con người hoặc môi trường. Một số TBTN có quan hệ qua lại với nhau như động đất có thể gây ra sóng thần và hạn hán có thể dẫn đến nạn đói một cách trực tiếp. Một ví dụ cụ thể giữa TNTN và thảm họa tự nhiên là trận động đất San Francisco 1906 là một thảm họa, mặc dù các trận động đất là dạng tai biến. Tai biến tự nhiên có thể trở thành thảm họa tự nhiên khi nó ảnh hưởng lớn tới con người, thường với số lượng tử vong lớn hơn 10, bị thương trên 100, và gây thiệt hại 100.000 USD. Mặc dù hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau (Kamp, 1986; Call, 1992) nhưng đều thống nhất TBTN là hiện tượng tự nhiên gây nhiều tổn thất cho con người, sinh ra do tương tác giữa hệ thống quản lý tài nguyên với các hiện tượng tự nhiên cực đoan hoặc hiếm hoi có nguồn gốc khác nhau. Ở khu vực miền núi, hai dạng tai biến phổ biến được quan tâm là trượt lở đất và lũ bùn đá. 1.1.2.2 Một số loại tai biến chủ yếu * Động đất: - Khái niệm: Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. 12 Tuy rất chậm, các lớp vỏ và trong lòng Trái Đất vẫn luôn chuyển động. Khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự đứt gãy xảy ra, giải phóng năng lượng và xảy ra động đất. Theo nghĩa rộng thì động đất cũng dùng để chỉ các rung chuyển của mặt đất gây ra bởi các vụ phun trào núi lửa, lở sụt đất, và cả do hoạt động của con người như nổ mìn, nổ vũ khí hạt nhân. Hầu hết mọi sự kiện động đất tự nhiên xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của Trái Đất. Các nhà khoa học dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này. Nó dẫn đến phân loại: Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa. - Nguyên nhân: Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy. Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. - Đặc điểm: Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, rung cuộn mặt đất (Ground roll) gây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính, những trận này được gọi là dư chấn. Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm. Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan