Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phan noi dung nckh

.DOCX
18
220
145

Mô tả:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH PHẦN MỞ ĐẦU TÊN ĐỀ TÀI: “Nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại làng nghề sản xuất giấy xã Phong Khê - Bắc Ninh” I. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam đã có những bước phát triển dài, nhất là ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…và các vùng lân cận. Sự phát triển này đã có những tác động không nhỏ tới các cùng nông thôn, vùng ven đô thị lớn như: Sự chuyển dịch cơ cấu lao động; đời sống của người dân; sự cạnh tranh giữa các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm truyền thống…Điều này tác động rất lớn đến các làng nghề truyền thống và đặt ra những thách thức to lớn cho làng nghề. Làng nghề là một trong những đặc trưng của vùng nông thôn Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều làng nghề đã tồn tại và phát triển mạnh; ngày càng được mở rộng, có sức lan tỏa ra các vùng lân cận để tạo ra một cụm các làng nghề và có sự phân công lao động mang tính chuyên môn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những làng nghề đã và đang bị mai một, mất dần đi. Các làng nghề hiện nay đang phát triển theo xu hướng chung của đất nước là công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã nảy sinh ra rất nhiều vấn đề phức tạp như: Ô nhiễm môi trường, thiếu vốn sản xuất, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu tư liệu sản xuất và lực lượng lao động… Bắc Ninh là một tỉnh nằm chính giữa tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Những năm gần đây nền kinh tế - xã hội của Bắc Ninh rất phát triển với nhiều khu công nghiệp mới đã và đang được xây dựng. Bên cạnh đó, Bắc Ninh cũng được biết đến là một vùng đất chật người đông, còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống như: Làng tranh dân gian Đông Hồ, làng đúc đồng Đại Bái, làng Thép Đa Hội, làng Giấy Phong Khê, làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, ... Hiện tại ở Bắc Ninh có 62 làng nghề trong đó có 32 làng nghề mới và 30 làng nghề truyền thống. Các làng nghề ở Bắc Ninh chiếm tỉ trọng GDP khá lớn cho nền kinh tế tỉnh nhà. Tình hình sản xuất giấy tại Việt Nam trong năm 2008 (theo báo cáo của ngành giấy Việt Nam năm 2009): Sản lượng đạt 1.110,7 ngàn tấn, tính trung bình TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH trong giai đoạn 2000 - 2008 thì sản lượng tăng 16% với mảng giấy bao bì chiếm tỉ trọng cao nhất. Trong đó tổng nhu cầu tiêu thụ giấy trong năm 2008 đạt hơn 2 triệu tấn. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu khoảng 127.000 tấn giấy do nhu cầu về giấy trên thế giới giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng giấy nhập khẩu của nước ta (chủ yếu từ Mỹ, Nhật và New Zealand) lại tăng mạnh do thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CEPT giảm do suy thoái kinh tế và nhu cầu sử dụng giấy trên thế giới giảm. Sản lượng giấy cả năm 2010 đã tăng gần 10% so với năm 2009, ước tính đạt 1,85 triệu tấn. Hai tháng đầu năm 2011, sản lượng giấy tăng khoảng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu giấy các loại ước tính đạt 150 triệu USD, với khoảng 163.000 tấn, tăng 33,4% về số lượng và 42,4% về kim ngạch so với cùng thời điểm năm 2010. Nhờ vào việc đầu tư máy móc thiết bị với công nghệ cao, chất lượng sản phẩm giấy Việt Nam ngày càng được nâng cao và cải thiện. Nhiều loại giấy như giấy công nghiệp, giấy tiêu dùng đã bắt đầu chiếm lĩnh lại thị trường nội địa. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về xã Phong Khê - một xã ven đô của TP. Bắc Ninh. Xã Phong Khê là một xã có làng nghề truyền thống làm giấy Dó từ lâu đời và cũng là nơi chịu tác động rất lớn của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Trong những năm 1986 trở lại đây, làng nghề đã có bước thay đổi cho phù hợp với tiến trình phát triển chung của đất nước là chuyển từ kiểu sản xuất thủ công truyền thống sang sản xuất kiểu công nghiệp. Và chính điều này cũng dẫn đến một thực trạng gây bức bối cho người dân hiện nay, đó chính là: Vấn đề ô nhiễm môi trường, mà cụ thể là Ô nhiễm nước thải. Chỉ tính riêng năm 2011, làng nghề giấy Phong Khê đã sản xuất hơn 225.000 tấn sản phẩm giấy các loại (bao gồm: giấy vệ sinh, khăn ăn, vở viết học sinh, giấy vàng mã, giấy Krap...). Theo báo cáo mới đây của UBND thành phố Bắc Ninh (tháng 03/2011), tính toán cho thấy lượng nước sử dụng cho một dây chuyền sản xuất công nghệ giấy ở xã Phong Khê có công suất 4,5 tấn/ngày cần từ 70 - 100 m3 nước thải. Tổng lưu lượng của cụm công nghiệp Phong Khê và các hộ sản xuất giấy trung bình khoảng 5.000m 3/ngày. Mỗi hộ sản xuất giấy có sản TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH lượng là 300 tấn/năm, mỗi ngày sẽ thải ra 15m 3 nước; cả xã Phong Khê có gần 200 hộ sản xuất với 70% là hộ sản xuất trên 300 tấn/năm, số còn lại là 15.000 tấn/năm. Hiện nay, mỗi ngày làng nghề này thải ra môi trường từ 4.000 - 5.000m 3 nước thải chưa qua xử lý, dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm nặng, hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 8,1 đến 18,9 lần; Coliform vượt từ 4 - 6 lần..., hệ thống nước mặt, nước ngầm ở đây đều bị ô nhiễm (số liệu được trích từ báo cáo của Sở TNMT năm 2011). Theo báo cáo của xã Phong Khê năm 2009, ước tính định mức dòng nước thải trên 1 tấn sản phẩm là 8,2m 3 và lượng nước thải trong năm ở 2 làng tái chế giấy Phú Lâm là 100923 m3/năm và Dương Ổ là 129938 m3/năm. Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu, để sản xuất ra 1 tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 3 - 10 m 3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng từ 7 - 15 m 3/tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch một lượng nước thải khổng lồ. Đặc biệt, con sông Ngũ Huyện Khê chảy trên địa bàn xã Phong Khê là đoạn cuối nguồn nước, trước đó đã phải gánh chịu xả thải của nhiều làng nghề dọc theo sông như: Làng sắt Đa Hội; làng nghề tái chế kim loại màu Văn Môn (Yên Phong)...; chảy qua Phong Khê, nước sông chứa thêm nhiều loại hóa chất như: phèn, xút, chất tẩy trắng, nhựa thông và các loại phẩm màu... xả ra từ hệ thống thoát nước của xã, ảnh hưởng đến môi trường và dòng sông. Nước có màu đỏ hoặc đen phụ thuộc vào màu và loại giấy đưa vào sản xuất, mùi rất khó chịu. Ngoài ra còn các loại nước thải khác như: nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước thải y tế, v.v. cũng được xả thẳng ra môi trường làm cho vấn đề ô nhiễm nguồn nước càng trở nên trầm trọng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH Nước thải từ làng nghề sản xuất này gây ô nhiễm nghiêm trọng tới sông Ngũ Huyện Khê, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng, chính vì vậy, làng nghề sản xuất giấy xã Phong Khê đã nằm trong danh sách phải xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ - TTG ngày 24/04/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 theo hướng công nghiệp hóa gắn với bảo vệ môi trường, nhằm ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, trong những năm qua các cơ quan trung ương và địa phương đã có một số mô hình xử lý điểm ô nhiễm môi trường nhưng thiếu cơ chế quản lý nên không phát huy được hiệu quả, tình hình ô nhiễm môi trường ở khu vực này ngày một gia tăng. Do vậy, nhóm nghiên cứu xin đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý triệt vấn đề ô nhiễm môi trường tại xã Phong Khê là rất cần thiết và cần phải có sự tập trung cao độ và rất kiên quyết. Từ những luận điểm được phân tích trên đây, chúng tôi đã chọn ra đề tài: “Nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại làng nghề sản xuất giấy xã Phong Khê - Thành phố Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu khoa học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải ở các làng nghề sản xuất giấy nói chung và làng nghề sản xuất giấy xã Phong Khê - TP. Bắc Ninh nói riêng. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Xử lý nước thải từ sản xuất giấy. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 4 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH Phạm vi nghiên cứu: Khu vực xã Phong Khê - TP. Bắc Ninh và các khu vực bị ảnh hưởng xung quanh. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011 đến tháng 03/2012 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng vấn đề xử lý nước thải tại làng nghề sản xuất giấy xã Phong Khê dựa trên cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn định hướng phát triển của làng nghề. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải làng nghề xã Phong Khê. V. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Điều tra, đánh giá được quy mô, đặc tính sản xuất, cơ cấu quản lý của các hộ sản xuất giấy của làng nghề xã Phong Khê. Nghiên cứu được dây chuyền công nghệ sản xuất giấy của làng nghề. Đánh giá và tìm hiểu được nguồn gây ô nhiễm và biện pháp xử lý của cơ sở sản xuất. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của làng nghề. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp kế thừa Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu. Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu. Hệ thống hóa và kế thừa các tư liệu đã có. Phân tích, đánh giá và tiếp thu các kinh nghiệm xử lý nước thải của một số làng nghề sản xuất giấy ở Việt Nam và xu hướng trên thế giới. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 5 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH 4.2. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập các thông tin thứ cấp: Là những dữ liệu do người khác thu thập như: thu thập các tài liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phong Khê. Các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan tới vấn đề môi trường nông thôn. Các thông thông tin dữ liệu trên sách, báo,ti vi..... Thu thập các thông tin sơ cấp: Là những dữ liệu do chính người điều tra, nghiên cứu tự mình thu thập 4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn: Xây dựng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn; bộ câu hỏi gồm 2 phần chính: Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn Phần 2: Hiện trạng, hiểu biết nhận thức về môi trường của những hộ sản xuất và không sản xuất giấy (đặc biệt chú trọng vào môi trường nước). Phần 3: Những thông tin về những hộ sản xuất giấy. Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên. Tiến hành điều tra phỏng vấn 4.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu từ phiếu tra 4.5. Phương pháp so sánh Là phương pháp so sánh với QCVN và so sánh những kết quả thu thập được với những kết quả quan trắc. VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đi sâu tìm hiểu, phân tích và tìm hướng giải quyết những tồn tại còn xảy ra trong công tác thu gom và xử lý nước thải tại làng nghề giấy xã Phong Khê. Qua các số liệu điều tra có thể đưa ra tổng quan về những điểm còn hạn chế trong các phương pháp xử lý nước thải cũ, để từ đó nhóm nghiên cứu đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải trên địa bàn xã Phong Khê. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 6 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH Đây sẽ là một đề tài rất thiết thực trong giai đoạn hiện nay, khi mà xã Phong Khê đang chuẩn bị cơ sở vật chất để nâng cấp lên thành Phường Phong Khê và thành phố Bắc Ninh phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2015. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 7 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ - TP. BẮC NINH I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ - TP. BẮC NINH 1.1. Lịch sử hình thành các làng nghề của Việt Nam Làng nghề là một trong những nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Các làng nghề truyền thống xưa kia có vai trò quan trọng như các ngành công nghiệp trong thời đại mới. Nhiều sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống và tận dụng lao động lúc nông nhàn, và góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vào tổng thu nhập quốc nội, với 90% tổng giá trị sản phẩm được tiêu thụ trong nước, còn lại là xuất khẩu. Trong những năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, quá trình sản xuất được thúc đẩy phát triển, thu nhập của người dân tăng lên. Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển của làng nghề cũng có nhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do những người chủ không nhận thức được tác hại lâu dài của ô nhiễm môi trường, mà chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt mà lựa chọn những công nghệ, kỹ thuật thô sơ, những hóa chất độc hại rẻ tiền, không đầu tư phương tiện và dụng cụ bảo hộ lao động... từ đó làm tăng mức độ ô nhiễm ở đây. Hiện nay, trên cả nước có khoảng 2.790 làng nghề với 53 nhóm ngành nghề. Hầu hết các làng nghề truyền thống đều sử dụng than đá và than củi nên gây ra ô nhiễm môi trường không khí (như: khói, bụi, hơi nước, các chất khí CO 2, SO2, NOx…); các chất thải rắn không được xử lý triệt để cũng gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Qua khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy các chất thải rắn trên địa bàn này được thu gom rất thủ công rồi đem chôn lấp đơn giản ở các bãi chôn lấp lộ thiên, thậm chí còn bị thải bỏ và đốt bừa bãi ngay trên các con đê làng hoặc bị đổ thẳng trực tiếp xuống sông. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 8 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH Hình 1: Chất thải rắn được thu gom, chôn lấp đơn giản tại các bãi chôn lấp lộ thiên (Nguồn: Nhóm nghiên cứu) 1.2. Giới thiệu về làng nghề giấy xã Phong Khê - TP. Bắc Ninh 1.2.a. Lịch sử hình thành và phát triển làng giấy xã Phong Khê Làng nghề sản xuất giấy truyền thống ở Phong Khê có lịch sử tồn tại và phát triển rất lâu đời. Trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử đất nước, nghề sản xuất giấy ở đây được khôi phục và phát triển mạnh từ những năm 1994 1995 trở lại đây. Theo lời kể của những người dân, nghề giấy Phong Khê phát triển thịnh vượng nhất vào thời Tiền Lê, khi người thợ dùng giấy dó kết hợp với một số loại nguyên liệu khác tạo thành giấy Điệp, cùng với bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân làng tranh dân gian Đông Hồ đã tạo ra một dòng tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước: “Tranh Đông Hồ”. Ngoài ra, sản phẩm giấy của Phong Khê còn dùng để cung cấp cho làng nghề làm pháo Bình Đà (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) để tạo ra các bánh pháo nổi tiếng với những tiếng nổ đanh vui tai, và khi nổ thì nó không nổ tung ra hoàn toàn mà tạo thành các bông hoa, dùng khi gia đình có hỷ sự như: Sinh nhật, đám cưới, mừng năm mới… Tái chế giấy là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp được phát triển với quy mô lớn và tốc độ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Làng nghề giấy Phong Khê và Phú Lâm là hai làng nghề tiêu biểu của loại hình sản xuất này. Xét về nguồn gốc, làng nghề giấy xã Phú Lâm và các làng nghề giấy của xã Phong Khê TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 9 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH đều có nguồn gốc từ làng nghề giấy thôn Dương Ổ. Làng Dương Ổ thuộc xã Phong Khê - Huyên Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh; làng nằm dọc theo đường quốc lộ 1A cách Hà Nội 32km về phía Đông Bắc và cách TP. Bắc Ninh 2km về phía Tây Nam. Dân số khoảng 37.000 người với diện tích đất thổ cư là 31 ha tương ứng với mật độ dân số 11.935 người/km2 xấp xỉ khu vực nội thành Hà Nội. Trong khi đó, xã Phong Khê có dân sô 9.932 người tương ứng với mật độ xấp xỉ 3.600 người/km 2 nhỏ gần gấp 3 lần so với mật độ dân số của thôn Dương Ổ. Điều này xảy ra có thể do sự phát triển nghề phụ (nghề tái chế giấy) của Dương Ổ phần lớn đã thu hút dân cư của xã nhằm thuận tiện cho việc sản xuất và kinh doanh. Làng nghề giấy Dương Ổ có lịch sử phát triển lâu đời bắt đầu từ năm 1450. Trước kia, làng chuyên sản xuất giấy theo phương thức hoàn toàn thủ công theo phức gia truyền. Sản phẩm giấy Dó được sử dụng làm giấy viết, vẽ tranh lụa, làm vàng mã, pháo….Thu nhập từ nghề phụ đã làm thay đổi cuộc sống của người nông dân cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp giấy, thị trường giấy Dó bị thu hẹp do giảm nhu cầu sử dụng. Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng trên là: Tranh dân gian Đông Hồ không còn thịnh hành như ngày xưa (nhiều người dân làng chuyển sang nghề làm vàng mã); các kỳ thi cử ngày nay cũng không còn sử dụng giấy dó nữa; thị trường trong nước mở cửa có nhiều loại giấy đẹp và dễ sử dụng hơn (kể từ năm 1986); và từ năm 1994 Nhà nước ta ra quyết định cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng pháo - Chỉ thị 406/TTG của Chính phủ… Trước tình hình đó, từ năm 1989 để tồn tại thì làng nghề Phong Khê đã tìm ra hướng phát triển mới: dựa trên kinh nghiệm sẵn có và nhu cầu của xã hội và các loại giấy cũng như quyết tâm cải tạo cuộc sống, người dân Phong khê đã học hỏi kinh nghiệm, đầu tư trang thiết bị nhằm sản xuất giấy với quy mô từ nguyên liệu là các loại giấy thải. Đến năm 1994, làng nghề đã có thêm nhiều xưởng sản xuất và tái chế giấy như: Giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã, bìa carton….đươc lấy từ nguyên liệu và các lại giấy bìa thải loại được thu mua từ nhiều nơi (đặc biệt từ Hà Nội và các tỉnh lân cận). Tính chất sản xuất từng bước đi vào cơ giới hoá, máy móc đã được sử dụng thay thế lao động thủ công và cho năng xuất cao, quy mô sản xuất không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà đã mở rộng thành các doanh nghiệp có cổ phần hoặc xưởng sản xuất. Điều này góp phần làm cho các lao động nhàn rỗi ở trong làng có thêm việc làm như: Chuyên chở, bóc lề, thu mua và phân loại giấy. Sản phẩn của Phong Khê đã đáp ứng được thị trường, đặc biệt giấy vệ sinh của TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 10 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH Phong Khê đã chiếm hầu hết thị trường giấy vệ sinh miền Bắc  Do đó mức sống của trong làng cũng được nâng cao từ thu nhập từ nghề sản xuất giấy. Trong tương lại thị trường giấy sẽ mở rộng hơn nữa do hạn chế nhập khẩu và tích cực nguồn giấy sẵn có trong nước,do vậy hướng tiếp tục mở dộng sản xuất sẽ là hướng phát triển trong thời gian tới. Ngoài việc mở rộng sản xuất các chủ sở sản xuất sẽ đầu tư mua công nghệ mới, như một số hộ lắp, nối cầu, cải tiến thiết bị để cho năng xuất cao hơn. Sự chuyển hướng của làng Phong Khê đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Nó đã giải quyết được vẫn đề việc làm không chỉ cho người trong làng mà cho cả vùng lân cận. Nó còn mang lại nguồn thu nhập để nâng cao mức sống người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã. Sản xuất với nguyên liệu là giấy thải sẽ làm giảm lượng rác thải cần sử lý qua đó giảm chi phí xử lý rác. Mặt khác, việc tái chế giấy làm tiết kiệm hoá năng lượng, nguyên vật liệu cho sản xuất giấy. Ngoài ra khi lượng giấy nhập khẩu được thay thế bằng nguồn giấy trong nước sẽ tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu giấy. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực. Sự phát triển này là tự phát và đã gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến môi trường sống. Năm 2001, tỉnh Bắc Ninh đã có dự án quy hoạch một khu công nghiệp vừa và nhỏ với diện tích 12,60 ha nhằm giải quyết một số vấn đề còn tồn tại ở đây; nhưng vấn đề quy hoạch và nhất là môi trường vẫn không được chú trọng giải quyết mà còn có nguy cơ trầm trọng thêm. 1.2.b. Đặc điểm chung của làng nghề Hiện nay, làng nghề gồm 02 loại: Làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Hai loại hình này có những điểm giống và khác nhau như sau:  Điểm giống nhau: Nằm tại các làng, không gian sản xuất trong làng, nhà ở hộ gia đình và xưởng sản xuất nằm xen kẽ với nhau mà không tạo ra các khu chức năng riêng biệt, như là ở các nhà máy công nghiệp. Kiểu sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ. Dùng lao động nông nghiệp nhàn dỗi, nhất là với các nghề liên quan nhiều tới độ khéo léo của đôi bàn tay, lao động không cần trình độ. Ngay cả với các chủ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 11 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH doanh nghiệp ở các xưởng sản xuất tại các làng nghề mới cũng có rất ít người có đủ trình độ và năng lực quản lý.  Điểm khác nhau: Sản xuất của các làng nghề truyền thống dựa hoàn toàn vào lao động tay chân không có sự tham gia của các thiết bị máy móc. Còn ở các làng nghề mới thì các máy công nghiệp là được đưa vào sử dụng khá phổ biến, khi này yêu cầu về nhân lực không quá lớn, chỉ có các công việc làm tay chân đơn giản thì chủ yếu chỉ là phân loại và bốc dỡ. Lượng sản phẩm rất khác nhau: Sản xuất kiểu thủ công có công suất rất nhỏ, còn tại các làng nghề mới là rất lớn. Ngay tại một làng nghề cùng làm ra một loại sản phẩm giấy (giấy viết, vàng mã, bìa carton…) nếu tồn tại cả hai loại hình thức này thì ta sẽ thấy được sự khác biệt rất lớn cả về số lượng và chất lượng. 1.2.c. Hoạt động sản xuất ở làng giấy Phong Khê Làng giấy Phong Khê hiện nay tồn tại cả hai loại hình: Loại 1: Sản xuất thủ công truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay. Hiện nay việc sản xuất các loại giấy truyền thống gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố khách quan như sau: Nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ thay đổi, thu nhập của người dân lao động…Tuy nhiên, ở Phong Khê vẫn còn có những người dân thực sự yêu nghề giấy cổ truyền và đang có những hướng đi đúng để có những phương pháp sản xuất mới hiệu quả và phù hợp với thị trường tiêu thụ. Hiện tại, cả xã Phong Khê còn khoảng 35 hộ sản xuất thủ công, lao động tham gia chủ yếu là lao động nữ. Trên thực tế, các hộ gia đình này đều sản xuất và kinh doanh có lãi, tạo ra nhiều công ăn việc làm và mức thu nhập khá cho các lao động. Một tháng chỉ sản xuất được khoảng 20.000 tờ giấy các loại với 05 lao động làm việc, tùy từng loại sản phẩm thì mức thu nhập sẽ khác nhau. Các sản phẩm của sản xuất thủ công truyền thống hiện nay bao gồm: i. Giấy dó truyền thống để cung cấp cho làng tranh Đông Hồ và cung cấp cho các ngành học Hán Nôm và các ông đồ viết thư pháp… ii. Giấy làm ngòi mìn sử dụng trong khoa học kỹ thuật quân sự. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 12 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH iii. Các loại giấy bản. iv. Giấy phục vụ cho một số yêu cầu mới của xã hội như: giấy in thiếp, giấy đóng sổ tay, làm bìa sách…và dùng để xuất khẩu. Loại 2: Kết hợp áp dụng sản xuất công nghiệp với sản xuất truyền thống trong các hộ gia đình, mà cụ thể ở Phong Khê là tái chế giấy. Hiện tại có khoảng 160 dây chuyền công nghiệp đang tiến hành sản xuất tại đây và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Sản lượng sản phẩm của loại này là rất lớn, chiếm 80% thu nhập của toàn xã. Các sản phẩm giấy của dây chuyền công nghiệp là: i. Giấy vệ sinh các loại. ii. Giấy làm hàng mã. iii. Giấy Kraft dùng làm thùng carton, bao bì các loại. iv. Giấy viết cho học sinh và một số loại giấy cao cấp khác… 1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.3.a. Vị trí địa lý: Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Phía bắc giáp: Bắc Giang - Thái Nguyên Phía tây nam giáp: Hà Nội Phía đông nam giáp: Hải Dương - Hưng Yên Theo điều tra năm 2010 của tỉnh Bắc Ninh ta thu được kết quả: Toàn tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,710 km 2, dân số 1,038 triệu người. Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía bắc của tỉnh, diện tích 82,6 km 2, dân số là 168.236 người. Xã Phong Khê nằm ở phía tây của TP. Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố khoảng 6km, diện tích 5,49km2, dân số 9.932 người. Xã Phong Khê có tổng diện tích tự nhiên là 5,49 km2. Vị trí địa lý như sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 13 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH Phía tây bắc giáp với xã Đông Phong - Huyện Yên Phong. Phía đông nam giáp với phường Võ Cường - TP. Bắc Ninh; phía đông bắc giáp với phường Vạn An và xã Khúc Xuyên - TP. Bắc Ninh. Phía tây nam giáp với xã Vân Tương, xã Phú Lâm của huyện Tiên Du. Xã Phong Khê có tuyến đường sắt chạy qua, tiếp giáp với đường QL1A và đường QL18 (hướng đi Hạ Long - Nội Bài)  tạo điều kiện giao thông thuận lợi. 1.3.b. Địa hình, địa mạo: Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng thấp trũng đồng bằng trung du Bắc Bộ, không có đồi núi. Xã thuộc lưu vực của sông Ngũ Huyện Khê (một nhánh sông Cầu) chảy qua địa phận xã với chiều dài khoảng 4 km, phân chia xã thành hai phần: Phía bắc là thôn Ngô Khê và phía nam gồm 3 thôn Dương Ổ, Đào Xá và Châm Khê. Địa mạo bao gồm các khu vực đất thổ cư bằng phẳng, với độ dốc trung bình < 2% và các vùng đất canh tác là các ruộng lúa nước thấp trũng, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Ngũ Huyện Khê. Các thông số địa hình như sau: + Cao độ nền của xã biến thiên từ 2,9 - 6,5m. + Cao độ địa hình tại các khu vực đất thổ cư từ 4,0 - 6,0m + Cao độ nền tại khu vực đất canh tác từ 2,9 - 3,5m. 1.3.c. Điều kiện khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô ( vùng khí hậu loại A3 trong Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Bộ Xây Dựng). Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7 đến tháng 9 chiếm 70% lượng mưa của cả năm; ngoài ra còn có gió mùa Đông Nam thổi từ biển vào, mang theo hơi ẩm gây mưa cho khu vực. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 14 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các tháng 1 và tháng 2 thường có mưa phùn, cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa (theo Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2010): + Lượng mưa trung bình năm là: 1326,3 mm. + Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 345,6 mm (số liệu tháng 8 - 2010) + Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất: 0,7 mm (số liệu tháng 11 - 2010) Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9 gây mưa to, gió lớn và ngập lụt cho khu vực. Độ ẩm không khí (theo Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2010): + Độ ẩm trung bình năm là 82%. + Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86% (số liệu tháng 8 - 2010) + Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 77% (số liệu tháng 11 - 2010) Nhiệt độ không khí (theo Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2010): + Nhiệt độ trung bình năm là 24,30C. + Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất: 30,40C. (số liệu tháng 7) + Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất: 17,70C. (số liệu tháng 1)  Nhìn chung khí hậu khu vực này thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. 1.3.d. Điều kiện địa chất công trình: Tài nguyên chủ yếu của xã Phong Khê là tài nguyên đất, ngoài ra ở đây không còn loại tài nguyên khoáng sản nào khác. Trong khu vực TP. Bắc Ninh, địa chất ở đây chủ yếu là đất cuội kết, sạn kết, cát kết, thạch anh, đất phiến sét, sét vôi có cường độ chịu tải > 2kg/cm2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 15 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH Địa chất khu vực này tương đối ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. 1.3.e. Điều kiện địa chất thủy văn: Theo khảo sát địa chất thủy văn thì khu vực TP. Bắc Ninh có nguồn mạch nước ngầm khá nông, người dân ở đây đã và đang sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt (dưới hình thức giếng khoan). Tuy nhiên, chất lượng nguồn nước ở đây không đạt tiêu chuẩn vệ sinh do bị ô nhiễm từ nguồn nước thải các làng nghề và khu công nghiệp. 1.3.f. Địa chấn của khu vực: Theo tài liệu dự báo của Viện Khoa học địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam, khu vực này nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 7 (với tuần suất lặp lại B ≥ 0,005 với chu kỳ T ≤ 200 năm). Vì vậy, chúng ta cần có giải pháp an toàn cho công trình xây dựng cao tầng. 1.3.g. Điều kiện địa chất khoáng sản: Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là các nguồn vật liệu xây dựng (do ở đây chỉ có tài nguyên đất). 1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội: 1.4.a. Điều kiện phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Thành phố trong giai đoạn 2006 2010 đạt 16,5 %; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực với: Công nghiệp - xây dựng đạt 49,1%; Thương mại - dịch vụ đạt 46,2% và nhóm ngành Nông - lâm - thủy hải sản đạt 4,7%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này đạt 28,6%/năm. Phong Khê là xã có tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi ngành nghề khá nhanh do vị trí địa lý thuận lợi nằm gần trung tâm TP. Bắc Ninh và khu công nghiệp Phong Khê. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 16 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH Trích dẫn theo báo cáo thống kê của UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2010, nhóm nghiên cứu xin tổng hợp ngắn gọn về tình hình phát triển kinh tế của xã Phong Khê như sau: i. Sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt: + Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 285 tạ/ha, đạt 95% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra + Năng suất lúa: Vụ chiêm xuân: 66 tạ/ha Vụ mùa đạt: 50 tạ/ha  Bình quân cả năm ước đạt 55,6 tạ/ ha, bằng năng suất năm 2009 + Sản lượng lương thực đạt 1,584 tấn + Giá trị trồng trọt đạt 5.544.000.000 triệu đồng Chăn nuôi + Trong năm luôn duy trì đàn lợn ở mức trên 3500 con, bằng so với cùng kỳ năm 2009, sản lượng thịt ước đạt 300 tấn đàn trâu bò hiện có 125 con. + Sản lượng cá ước đạt 30 tấn giảm 2 tấn so với năm 2009. + Đàn gia cầm luôn duy trì ở mức 20.000 con, sản lượng gia cầm ước đạt 40 tấn.  Giá trị thu nhập được từ chăn nuôi đạt 3.5 tỷ đồng, tổng thu từ chăn nuôi và trồng trọt đạt 9.044 tỷ đồng. ii. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và môi trường: Năm 2010 do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu và do sự ảnh hưởng của việc thiếu điện - cắt điện luân phiên; giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; tình hình tài chính của các hộ kinh doanh - xí nghiệp gặp khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư, nhưng nhìn chung việc sản xuất giấy của các hộ kinh doanh xí nghiệp vẫn cơ bản được duy trì và phát triển. Do số lượng nhà máy được nâng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 17 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GIẤY XÃ PHONG KHÊ – BẮC NINH công suất sản xuất và lắp đặt mới tăng, giá sản phẩm đầu ra đáp ứng nên SXCN TTCN vẫn được duy trì tốt. Sản lượng giấy ước đạt 200.000 tấn, đạt 105% kế hoạch năm, tăng 20.000 tấn so với năm 2009 giá trị kinh tế thu được sản xuất công nghiệp đạt 1.150 tỷ đồng. iii. Công tác thương nghiệp và dịch vụ: Công tác thương nghiệp và dịch vụ vẫn đang tiếp tục phát triển. Các dịch vụ vận tải buôn bán nhỏ, xén giấy, làm hàng gia công; đặc biệt là gia công giấy khăn ăn, giấy thơm ngày càng phát triển. Tính cuối năm 2010 cả xã Phong Khê có khoảng 100 hộ sản xuất gia công các loại giấy ăn, khăn thơm và giấy vệ sinh cao cấp. Dịch vụ vận tải vẫn duy trì lượng xe ô tô tải được nâng lên, do một số xe công nông chuyển sang mua ô tô. Doanh thu từ dịch vụ đạt 90 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch năm. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI GVHD: TS. MAI LIÊN HƯƠNG - KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHÓM SVTH: LỚP 2009N2 Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan