Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phần mềm quản lý đề tài các cấp phòng khoa học & quan hệ quốc tế trường đại học...

Tài liệu Phần mềm quản lý đề tài các cấp phòng khoa học & quan hệ quốc tế trường đại học tây nguyên

.PDF
65
323
113

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn: Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đề tài này. Chân thành cảm ơn đến các Thầy Cô trong bộ môn Tin học đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em kiến thức cần thiết, quý báu trong những năm tháng học tập tại trường Đại học Tây Nguyên. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ThS. Hồ Thị Phượng – giáo viên hướng dẫn, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khóa luận. Bên cạnh đó, em cũng xin được gởi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Khoa học & Quan hệ Quốc tế - Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể tìm hiểu và thu thập thông tin phục vụ cho bài Khóa luận. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã chăm sóc, động viên giúp đỡ em thêm nghị lực để vượt qua mọi trở ngại trong suốt thời gian khóa học. Bài Khóa luận là bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về ngôn ngữ C# để viết chương trình, kiến thức của em còn hạn chế và gặp nhiều bỡ ngỡ. Do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong đề tài “PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐỀ TÀI CÁC CẤP PHÒNG KHOA HỌC & QUAN HỆ QUỐC TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN” được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Giang Nhạn ii MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU....................................................................... 1 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. ...................................................................... 2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 2 1.5. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI. ........................................................................... 3 1.6. GIẢ THIẾT KHOA HỌC. .......................................................................... 3 1.7. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. ........................................................................ 4 1.8. DỰ KIẾN SẢN PHẨM VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG. ................................. 5 1.9. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN. ............................................................. 5 PHẦN 2: NỘI DUNG ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 6 2.1.1. MÔ TẢ HỆ THỐNG THỰC TẾ. ......................................................... 6 2.1.2. YÊU CẦU HỆ THỐNG THÔNG TIN. .............................................. 10 2.1.3. CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG. ............................................................. 11 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ........................................................... 12 2.2.1. SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN HỆ THỐNG. ............................................ 12 2.2.2. SƠ ĐỒ PHÂN RÃ CHỨC NĂNG. .................................................... 13 2.2.3. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (DFD)..................................................... 15 2.2.4. THIẾT KẾ DỮ LIỆU ........................................................................ 20 2.2.5. THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀ XỬ LÝ. ................................................ 29 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHẦN MỀM ........................................................ 40 2.3.1. GIAO DIỆN PHẦN MỀM ................................................................. 40 2.3.2. CHUYỂN GIAO VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ............................... 50 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 60 Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN ............................................................... 61 iii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Sơ đồ luân chuyển hệ thống 1 ..............................................................12 Hình 2.2: Sơ đồ luân chuyển hệ thống 2 ..............................................................13 Hình 2.3: Sơ đồ phân rã chức năng ......................................................................14 Hình 2.4: Sơ đồ ngữ cảnh ....................................................................................15 Hình 2.5: Sơ đồ DFD mức 1 ................................................................................16 Hình 2.6: Sơ đồ DFD mức 2.1 – Quản lý đề tài ...................................................17 Hình 2.7: Sơ đồ DFD mức 2.2 – Quản lý người tham gia nghiên cứu ..................18 Hình 2.8: Sơ đồ DFD mức 2.3 – Quản lý hội đồng khoa học ...............................18 Hình 2.9: Sơ đồ DFD mức 2.4 – Thống kê & báo cáo..........................................19 Hình 2.10: Mô hình E-R ......................................................................................20 Hình 2.11: Mô hình quan hệ ................................................................................24 Hình 2.12: Thiết kế giao diện đăng nhập .............................................................29 Hình 2.13: Thiết kế giao diện quản lý đơn vị .......................................................30 Hình 2.14: Thiết kế giao diện quản lý danh sách cán bộ ......................................31 Hình 2.15: Thiết kế giao diện thêm mới đề tài .....................................................32 Hình 2.16: Thiết kế giao diện quản lý thành viên nghiên cứu...............................33 Hình 2.17: Thiết kế giao diện cập nhật thuyết minh .............................................34 Hình 2.18: Thiết kế giao diện quản lý cấp kinh phí ..............................................35 Hình 2.19: Thiết kê giao diện quản lý tiến độ ......................................................36 Hình 2.20: Thiết kế giao diện quản lý hội đồng khoa học ....................................37 Hình 2.21: Thiết kế giao diện thống kê đề tài.......................................................38 Hình 2.22: Thiết kế giao diện tìm kiếm đề tài ......................................................39 Hình 3.1: Menu và giao diện đăng nhập...............................................................40 Hình 3.2: Form quản lý danh sách cán bộ ............................................................40 iv Hình 3.3: Form quản lý đề tài ..............................................................................41 Hình 3.4: Form cập nhật nội dung thuyết minh ....................................................41 Hình 3.5: Form quản lý thành viên nghiên cứu ....................................................42 Hình 3.6: Form quản lý cấp kinh phí ...................................................................42 Hình 3.7: Form quản lý tiến độ của đề tài ............................................................43 Hình 3.8: Form quản lý hội đồng khoa học ..........................................................43 Hình 3.9: Form thống kê đề tài ............................................................................44 Hình 3.10: Form tìm kiếm đề tài ..........................................................................44 Hình 3.11: Form in phiếu đăng ký đề tài ..............................................................45 Hình 3.12: Report phiếu đăng ký đề tài................................................................45 Hình 3.13: Report báo cáo triển khai thực hiện đề tài ..........................................46 Hình 3.14: Report biên bản kiểm tra thực hiện đề tài ...........................................46 Hình 3.15: Report đơn xin nghiệm thu đề tài .......................................................47 Hình 3.16: Report quyết định xét duyệt đề tài ......................................................48 Hình 3.17: Report danh mục nghiên cứu khoa học...............................................49 Hình 3.18: Form sao lưu dữ liệu ..........................................................................49 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) được triển khai ứng dụng vào rất nhiều công tác tại trường học như: quản lý học viên, quản lý đào tạo, quản lý điểm… Tại trường Đại học Tây Nguyên, Phòng Khoa học & Quan hệ Quốc tế (KH&QHQT) là phòng chức năng giúp cho Hiệu trưởng quản lý toàn bộ hoạt động khoa học công nghệ và công tác quan hệ quốc tế của Trường. Trong đó, bộ phận quản lý Khoa học công nghệ hằng năm phải quản lý và theo dõi rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH), tổ chức đánh giá các kết quả NCKH đó. Tuy nhiên việc quản lý đề tài các cấp của Phòng KH&QHQT chưa được tin học hóa một cách triệt để do chưa có một phần mềm quản lý đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu thực tế đưa ra. Do đó việc xây dựng một phần mềm quản lý phù hợp với công việc quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT là rất cần thiết. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Xây dựng phần mềm quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT phù hợp với các yêu cầu thực tế. Trên cơ sở đó, có thể ứng dụng phần mềm quản lý đề tài NCKH các cấp vào trong công tác quản lý của Phòng KH&QHQT. Nghiên cứu này còn giúp bản thân em học tập thêm các kinh nghiệm về xây dựng phần mềm, qua đó nâng cao kỹ năng lập trình. 1 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT, từ đó xây dựng một hệ thống quản lý hợp lý đảm bảo các yêu cầu sau: Yêu cầu đối với người dùng - Hệ thống cho phép cập nhập và lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến công tác quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT một cách nhanh gọn, chính xác. - Quản lý thông tin về các đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện. - Quản lý người tham gia nghiên cứu khoa học. - Quản lý hội đồng khoa học và cán bộ thuộc hội đồng khoa học. - In thống kê và báo cáo định kỳ. - Hệ thống mang tính bảo mật, tránh được sự xâm nhập phá hoại từ bên ngoài. - Hệ thống phải thân thiện, dễ dàng truy xuất, vận hành, có tính thẩm mỹ. - Đạt và phù hợp với mục đích của người dùng, phù hợp với trình độ cũng như khả năng của người sử dụng. Yêu cầu đối với hệ thống - Danh sách đầu vào: là các thông tin về đề tài, sinh viên, giảng viên NCKH … - Danh sách đầu ra của hệ thống: là các thông tin tìm kiếm hay thống kê (số lượng, kết quả nghiên cứu…) - Có khả năng sao lưu dữ liệu dự phòng và phục hồi dữ liệu từ bản sao lưu. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp nghiên cứu từ các tài liệu sẵn có: - Mục đích: Nắm được các chức năng, các quy trình liên quan đến lĩnh vực quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT. - Đối tượng: Các quy định, báo cáo, phương thức quản lý của Phòng KH&QHQT. 2 Phương pháp quan sát hoạt động của hệ thống: - Mục đích: Xác định các đối tượng liên quan đến việc quản lý đề tài NCKH, xác định các yêu cầu của việc quản lý đề tài NCKH. Từ đó xác định phần mềm đáp ứng các yêu cầu đó. - Đối tượng: Bộ phận quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu : - Mục đích: Thu thập các tài liệu và số liệu liên quan đến việc quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT. - Đối tượng: Danh sách đề tài, sinh viên viên, giảng viên tham gia nghiên cứu… Phương pháp phân tích và tổng hợp: - Mục đích: Dựa trên các thông tin đã thu thập để bổ sung các thông tin còn thiếu và loại bỏ những thông tin dư thừa để xác định mô hình cơ sở dữ liệu cho phần mềm. - Đối tượng: Các tài liệu đã thu thập. 1.5. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI. - Các hoạt động liên quan tới quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT. - Sử dụng khả năng lập trình quản lý của C# (2010). - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008. 1.6. GIẢ THIẾT KHOA HỌC. Xây dựng phần mềm quản lý đề tài NCKH phù hợp với chức năng hoạt động thực tế của Phòng KH&QHQT và đưa vào ứng dụng khi phần mềm hoàn thành. 3 1.7. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. Thời gian nghiên cứu và tiến độ thực hiện: - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 04 năm 2014 - Tiến độ thưc hiện: Bắt đầu TT Nội dung khảo sát Kết thúc 1 Khảo sát hiện trạng 20/10/2013 30/10/2013 2 Bảo vệ đề cương 01/11/2013 3 Phân tích thiết kế hệ 02/11/2013 12/11/2013 thống Dự kiến kết quả - Hoàn thành đề cương - Phân tích và thiết kế hệ thống. - Xây dựng CSDL - Thiết kế giao diện 4 5 Xây dựng phần mềm 12/2013 Bảo vệ luận văn 4/2014 4/2014 - Hoàn thành CSDL - Hoàn thành giao diện - Hoàn thành phần mềm Người sử dụng: Cán bộ quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT. Đối tượng nghiên cứu: - Phương thức quản lý đề tài NCKH - Các mẫu báo cáo, thống kê Địa chỉ nghiên cứu - Cơ quan chủ trì đề tài : Bộ môn tin học trường Đại học Tây Nguyên. - Địa điểm thực nghiệm, thử nghiệm đề tài: Phòng KH&QHQT - Đại học Tây Nguyên. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu: Ngôn ngữ: Visual C#, SQL Server 2008 Thiết bị nghiên cứu: - Sách hướng dẫn lập trình C#. - Số lượng phần mềm: 1 phần mềm. - Chủng loại phần mềm: phần mềm quản lý. 4 1.8. DỰ KIẾN SẢN PHẨM VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG. Dự kiến sản phẩm: Sản phẩm là một phần mềm quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT - Đại Học Tây Nguyên. Phần mềm có thể đáp ứng đầy đủ các chức năng quản lý mà người quản lý cần như: cập nhật thông tin, thống kê, in biểu mẫu, báo cáo… Địa chỉ ứng dụng: Phòng KH&QHQT - Đại Học Tây Nguyên . 1.9. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN. Lời cảm ơn. Mục lục. Danh mục hình. Phần 1: Mở đầu. Phần 2: Nội dung. - Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.  Mô tả hệ thống thực tế  Yêu cầu hệ thống thông tin  Công nghệ xây dựng - Chương 2: Thiết kế hệ thống.  Sơ đồ luân chuyển hệ thống  Sơ đồ phần rã chức năng  Sơ đồ luồng dữ liệu  Thiết kế dữ liệu  Thiết kế giao diện và xử lý - Chương 3: Xây dựng phần mềm.  Giao diện phần mềm  Chuyển giao và vận hành hệ thống Kết quả và thảo luận. Kết luận và đề nghị. Tài liệu tham khảo. 5 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. MÔ TẢ HỆ THỐNG THỰC TẾ. 2.1.1.1. Tổng quan hoạt động quản lý đề tài các cấp của phòng NCKH & QHQT: Đề xuất ý tưởng nghiên cứu: Hàng năm, cuối tháng 4 các tổ chức, cá nhân trong Trường sẽ đề xuất các ý tưởng nghiên cứu cho năm sau. Cán bộ và sinh viên đề xuất ý tưởng nghiên cứu ở các bộ môn. Bộ môn có trách nhiệm tuyển chọn, thông qua và tổng hợp danh mục các đề tài gửi về khoa, khoa tổng hợp thành danh mục đề tài gửi về phòng KH&QHQT trước ngày 15 tháng 5 hàng năm. Dựa vào danh mục đề tài đăng ký, các đơn vị phối hợp với phòng KH&QHQT tham mưu cho Hiệu trưởng ra quyết định tổ chức Hội đồng xét duyệt và tuyển chọn các cá nhân và tổ chức thực hiện đề tài. Hội đồng xét duyệt và tuyển chọn các cá nhân và tổ chức thực hiện đề tài bao gồm 7 thành viên, trong đó có 1 lãnh đạo của Phòng KH&QHQT, 1 lãnh đạo phòng TVKT và 5 thành viên trong Hội đồng chuyên ngành của Khoa, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu. Chủ nhiệm đề tài chuẩn bị 7 bộ thuyết minh nghiên cứu khoa học trình Hội đồng. Kinh phí chi cho đề tài cấp cơ sở được thực hiện theo khung định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài cấp cơ sở của Nhà Trường. Biên bản họp, phiếu đánh giá thuyết minh đề tài, thuyết minh đề tài khoa học công nghệ đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng (nếu có) gửi về phòng KH&QHQT sau khi họp hội đồng xét duyệt và tuyển chọn các cá nhân thực hiện đề tài chậm nhất là 07 ngày. 6 Quá trình thực hiện đề tài: Trên cơ sở các thuyết minh được tuyển chọn với tham mưu của phòng KH&QHQT và phòng Tài vụ Kế toán, Hiệu trưởng sẽ thông báo phân bổ kinh phí tới các đơn vị. Trong khi thực hiện đề tài, chủ nhiệm đề tài nộp báo cáo tiến độ thực hiện đề tài 6 tháng 1 lần về phòng KH&QHQT. Căn cứ vào báo cáo tiến độ, phòng KH&QHQT phối hợp với các đơn vị chủ trì tổ chức kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ tiến độ và nội dung thực hiện. Trong quá trình thực hiện, chưa hết ½ thời gian nếu chủ nhiệm đề tài cần điều chỉnh nội dung, thời gian, người tham gia nghiên cứu hoặc các thay đổi khác thì chủ nhiệm đề tài báo cáo với Nhà trường bằng phiếu bổ sung thuyết minh đề tài. Trong quá trình thực hiện, vì một lý do nào đó không thể triển khai được đề tài thì chủ nhiệm đề tài phải báo cáo với đơn vị chủ trì và Nhà trường để tìm hướng giải quyết. Hoàn thành đề tài và nghiệm thu: Sau khi đề tài đã kết thúc, chủ nhiệm đề tài viết báo cáo khoa học và thanh quyết toán kinh phí của đề tài theo quy định tài chính hiện hành. Trước khi bảo vệ chính thức, các bộ môn liên quan tổ chức sinh hoạt học thuật tại bộ môn cho cho chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu, lập biên bản, đóng góp ý kiến cho chủ nhiệm đề tài. Sau sinh hoạt học thuật tại bộ môn, chủ nhiệm đề tài nộp hồ sơ và đề nghị với đơn vị chủ trì và phòng KH&QHQT tham mưu cho Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu. Hồ sơ bao gồm: - Đơn xin nghiệm thu, có ý kiến đồng ý và dự kiến danh sách Hội đồng do Khoa đề xuất. - Biên bản đóng góp ý kiến cho chủ nhiệm đề tài tại sinh hoạt học thuật của Bộ môn. - Báo cáo khoa học. - Sản phẩm của đề tài (nếu có) và ít nhất có một bài báo công bố kết quả của đề tài trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Tây Nguyên 7 hoặc trên các tạp chí khoa học chuyên ngành khác về kết quả nghiên cứu của đề tài. Hội đồng nghiệm thu có 5 thành viên, gồm chủ tịch hội đồng, thư ký hội đồng và 03 ủy viên. Các thành viên của Hội đồng phải là những người có chuyên môn phù hợp với đề tài đã thực hiện. Kinh phí cho hội đồng lấy từ kinh phí của đề tài. Sau khi nghiệm thu, thư ký hội đồng tập hợp hồ sơ của đề tài nộp cho phòng KH&QHQT. Hồ sơ bao gồm: - Biên bản đóng góp ý kiến cho chủ nhiệm đề tài tại sinh hoạt học thuật của Bộ môn. - Biên bản và phiếu đánh giá nghiệm thu. - Báo cáo khoa học đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng (02 bản in có xác nhận của chủ tịch hội đồng cùng với bản điện tử) - Sản phẩm của đề tài. Đối với đề tài cấp bộ: Ý tưởng nghiên cứu đề tài cấp Bộ được đề xuất vào tháng 1 hàng năm (năm trước đề xuất cho năm sau thực hiện). Sau khi được các Hội đồng Tư vấn của Trường tuyển chọn, Nhà trường lập danh mục các đề tài cấp Bộ được tham gia đấu thầu. Hội đồng Tư vấn bao gồm 7 thành viên, có 1 lãnh đạo của Phòng KH&QHQT, 1 lãnh đạo của Phòng TVKT và các nhà khoa học có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu. Khi có thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục các đề tài được tuyển chọn, các tổ chức hoặc cá nhân xây dựng thuyết minh để Hội đồng tư vấn của Bộ tuyển chọn hoặc chỉ định thực hiện. Các chủ nhiệm đề tài cấp Bộ phải có trách nhiệm bảo vệ đề cương trước Hội đồng Khoa học Tuyển chọn cá nhân và tổ chức thực hiện đề tài tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi được Bộ phê duyệt, các chủ nhiệm đề tài ký hợp đồng triển khai thực hiện đề tài với Bộ. 8 Các chủ nhiệm đề tài phải báo cáo tiến độ thực hiện định kỳ 6 tháng một lần. Trong quá trình thực hiện, nếu chưa quá 1/2 thời gian mà chủ nhiệm đề tài cần điều chỉnh nội dung, thời gian, người tham gia nghiên cứu hoặc các thay đổi khác thì chủ nhiệm đề tài báo cáo với cơ quan chủ trì bằng phiếu bổ sung thuyết minh đề tài. 2.1.1.2. Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý:  Mục tiêu của hệ thống thông tin. Trước đây, công tác quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT chủ yếu được thực hiện với phần mềm Microsoft Word, do đó có nhiều bất cập trong việc lưu trữ dữ liệu cũng như xử lý, thống kê báo cáo các thông tin về đề tài, người tham gia NCKH. Đặc biệt là dữ liệu chưa được quản lý một cách thống nhất, do đó dễ xảy ra việc trùng lặp và dư thừa dữ liệu. Với việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý đề tài NCKH các cấp của Phòng KH&QHQT và đưa vào sử dụng, dữ liệu sẽ được quản lý một cách thống nhất, hạn chế được dư thừa và trùng lặp. Hơn nữa, các thao tác xử lý, thống kê, báo cáo cũng như cập nhật dữ liệu sẽ được thực hiện một cách dễ dàng và đơn giản hơn so với việc sử dụng phần mềm Microsoft Word trước đây.  Ý nghĩa của việc nghiên cứu. Qua nghiên cứu để thực hiện đề tài này em đã học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức, được trực tiếp đi khảo sát nắm bắt tình hình, phỏng vấn và thu thập tài liệu để thực hiện đề tài. Qua đó, em không chỉ được tiếp cận thực tế mà còn có thêm những kĩ năng cần thiết của một lập trình viên như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thu thập các thông tin, học được cách sắp xếp và thực hiện công việc một cách khoa học và có hiệu quả hơn. 9 2.1.2. YÊU CẦU HỆ THỐNG THÔNG TIN. 2.1.2.1. Yêu cầu chức năng. Chức năng thông tin: Chức năng xem và xử lý thông tin: Chức năng xem và xử lý thông tin liên quan đến việc cung cấp cho người dùng các thông tin theo yêu cầu và khả năng nhập mới, xóa cũng như sửa đổi dữ liệu cho phù hợp với nhu cầu thực tế.  Chức năng xem thông tin: Hệ thống quản lý đề tài NCKH cung cấp khả năng xem thông tin theo yêu cầu của người sử dụng bao gồm:  Thông tin về đề tài, nội dung nghiên cứu, quá trình nghiên cứu.  Thông tin về sinh viên, giảng viên tham gia NCKH.  Thông tin về cán bộ thuộc hội đồng khoa học.  Chức năng bổ sung thông tin: Khi người sử dụng có yêu cầu thêm mới dữ liệu. Hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra dữ liệu đã có chưa, kiểm tra các ràng buộc. Nếu thỏa mãn sẽ cho phép người dùng bổ sung thông tin. Ngược lại, hệ thống sẽ thông báo lỗi.  Chức năng cập nhật thông tin: Khi dữ liệu trong hệ thống có những thay đổi để tránh việc dữ liệu bị dư thừa, trùng lặp và sai thì hệ thống quản lý sẽ cung cấp khả năng xóa và sửa các thông tin liên quan đến hệ thống thông tin quản lý. Chức năng thống kê và in báo cáo: Chức năng in báo cáo liên quan liên quan đến việc cung cấp các thông tin cần thiết cho yêu cầu của người sử dụng.  Thống kê số lượng đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện trong năm.  Tình trạng hoặc kết quả của các đề tài đó. 10 2.1.2.2. Yêu cầu phi chức năng.  Hiệu năng của hệ thống: Hệ thống phục vụ liên tục, dữ liệu lưu trữ lâu dài.  Tính sẵn có: Thông thường, chương trình và dữ liệu luôn sẵn sàng khi người dùng có nhu cầu sử dụng.  Tính tin cậy: Chương trình có khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu, nhờ đó khi chịu lỗi có thể hạn chế tối đa thiệt hại  Khả năng bảo trì: Chương trình dễ dàng bảo trì, nâng cấp mà không ảnh hưởng đến dữ liệu đang sử dụng.  Tính khả dụng: Người sử dụng dễ truy cập và khai thác, dễ dàng học cách sử dụng trên giao diện phù hợp. 2.1.2.3. Yêu cầu cơ sở hạ tầng.  CPU có tốc độ xử lý 1.6GHz trở lên.  1 GB (32 Bit) hoặc 2 GB (64 Bit) RAM.  Ổ cứng có tốc độ tối thiểu 5400rpm (vòng/phút).  Card video DirectX 9 với độ phân giải màn hình hiển thị 1024 x 768 hoặc cao hơn. 2.1.3. CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG.  Nền tảng lập trình và nền tảng thực thi ứng dụng trên Microsoft Windows: .NET Framework của hãng Microsoft.  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL Server 2008.  Bộ công cụ lập trình: Microsoft Visual Studio 2010.  Công cụ hỗ trợ xây dựng giao diện: DEV Components DotNetBar V11.0 11 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.2.1. SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN HỆ THỐNG. QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NCKH CÁC CẤP CỦA PHÒNG KH & QHQT CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Thông báo nghiên cứu khoa học Ý tưởng Hủy đề tài KHOA - BỘ MÔN PHÒNG KH&QHQT Thông báo nghiên cứu khoa học Thông báo nghiên cứu khoa học Tổng hợp đề tài Đ/VỊ CHỦ QUẢN Kiểm tra đề tài Thông báo hủy đề tài Không đủ điều kiện Cử thành viên HĐ xét duyệt Đủ điều kiện Đề xuất lập hội đồng xét duyệt Thành viên hội đồng Danh sách đề tài được đấu thầu Phân đề tài có tham gia đấu thầu ĐỀ XUẤT - XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI Thông báo hoàn chỉnh thuyết minh Quyết định lập hội đồng xét duyệt Thuyết minh đề tài/ kinh phí Hủy đề tài Chấp nhận đề tài Xét duyệt Thông báo hủy đề tài Không đủ điều kiện Chấp nhận đề tài Danh sách đề tài Hình 2.1: Sơ đồ luân chuyển hệ thống 1 12 Đủ điều kiện PHÒNG KH - TÀI CHÍNH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI KHOA - BỘ MÔN PHÒNG KH&QHQT Đ/VỊ CHỦ QUẢN PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Yêu cầu báo cáo tiến độ Thực hiện đề tài Bản báo cáo tiến độ Kiểm tra tiến độ Điều chỉnh đề tài Giải quyết các phát sinh Sinh hoạt học thuật Đề xuất lập hội đồng nghiệm thu Đơn xin nghiệm thu Quyết định lập hội đồng nghiệm thu Cử thành viên HĐ nghiệm thu THỰC HIỆN - NGHIỆM THU ĐỀ TÀI Thành viên hội đồng Báo cáo khoa học Nghiệm thu Không hoàn thành D/S đề tài hoàn thành Xử lý kỷ luật Đủ điều kiện Thanh quyết toán kinh phí Kinh phí đề tài Hình 2.2: Sơ đồ luân chuyển hệ thống 2 13 2.2.2. SƠ ĐỒ PHÂN RÃ CHỨC NĂNG. QUẢN LÝ ĐỀ TÀI CÁC CẤP CỦA PHÒNG KH&QHQT 1. QUẢN LÝ ĐỀ TÀI 2. QUẢN LÝ NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU 3. QUẢN LÝ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 4. THỐNG KÊ BÁO CÁO Tiếp nhận, kiểm tra đề tài Bổ nhiệm chủ nhiệm đề tài Quản lý HĐ xét duyệt Báo cáo kết quả thực hiện đề tài Xét duyệt đề tài Quản lý thành viên nhóm NCHK Quản lý HĐ nghiệm thu Thống kê số lượng đề tài Kiểm tra tiến độ của đề tài Nghiệm thu đề tài Hình 2.3: Sơ đồ phân rã chức năng 14 2.2.3. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (DFD). 2.2.3.1. Sơ đồ ngữ cảnh. Tên đề tài mới 0 Kết quả kiểm tra đề tài Thông tin nhóm NCKH Danh sách người NCKH Thông tin cán bộ trường Danh sách cán bộ trường Thuyết minh đề tài / kinh phí NGƯỜI QUẢN LÝ Tổng hợp nội dung thuyết minh Nội dung báo cáo tiến độ Tiến độ tổng quát Lập HĐ xét duyệt Lập HĐ nghiệm thu Danh sách hội đồng Yêu cầu báo cáo/ thống kê Kết quả báo cáo/ thống kê Hình 2.4: Sơ đồ ngữ cảnh 15 HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỀ TÀI CÁC CẤP CỦA PHÒNG KHOA HỌC & QUAN HỆ QUỐC TẾ 2.2.3.2. Sơ đồ DFD mức 1. 1 Tên đề tài mới Kết qủa kiểm tra đề tài Thuyết minh đề tài/ kinh phí Tổng hợp nội dung thuyết minh Nội dung báo cáo tiến độ NGƯỜI QUẢN LÝ QUẢN LÝ ĐỀ TÀI Danh sách hội đồng Lập HĐ xét duyệt Lập HĐ nghiệm thu DS cán bộ Thông tin nhóm NCKH DS người CNKH Kết quả thống kê Yêu cầu thống kê 2 3 Thông tin cán bộ trường QUẢN LÝ NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC DS ĐỀ TÀI Tên đề tài CÁ NHÂN NCKH DS HỘI ĐỒNG KHOA HỌC DS ĐỀ TÀI TRONG NĂM 4 THỐNG KÊ - BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Hình 2.5: Sơ đồ DFD mức 1 16 Thành viên Hội đồng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan