Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể gv trường thpt như thanh 2...

Tài liệu Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể gv trường thpt như thanh 2

.DOC
19
225
66

Mô tả:

Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II BÀI VIẾT DỰ THI “ CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC” Thông tin về thí sinh: 1. Nguyễn Thị Huyền Trang Ngày sinh: 30/ 08 /2000 2. Nguyễn Thị Thu Hoài Ngày sinh: 30/ 04/2000 Lớp : 11 B1 Lớp: 11 B1 Địa chỉ: Trường THPT Như Thanh 2- Thôn Đồng Dẻ - Xã Thanh Tân - Huyện Như Thanh- Tỉnh Thanh Hóa Email: [email protected] Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 1 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn 1. Tên tình huống: Giới thiệu về vấn đề nảy sinh, tình huống cần giải quyết: Trường THPT Như Thanh 2 của chúng em là ngôi trường vùng cao 135, vì thế hầu hết các thầy cô giáo ở xa lên đây công tác phải ở lại sinh hoạt trong khu tập thể giáo viên. Mỗi lần chúng em vào nhà thầy chủ nhiệm chơi, sau mỗi cuộc liên hoan em luôn nhanh nhảu là người đi đổ rác giúp thầy. Gia đình thầy cũng như các hộ gia đình khác trong khu tập thể rác được đựng trong các túi nilon và sọt đựng rồi đổ vào bãi rác chung của khu tập thể. Bãi rác rất lớn, lượng rác nhiều, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Ở địa phương chúng em cũng không có nhân viên thu gom rác như những nơi khác, nên rác càng ngày càng nhiều. Em mới thắc mắc hỏi thầy: “ lượng rác nhiều như thế rồi sẽ đi đâu vậy thầy” Thầy mới giải thích: “ Khi lượng rác đầy thì sẽ đem đốt và những thứ không đốt được bị tích tụ đến cuối năm sẽ thuê xe và nhân công chở đi nơi khác. Biết là rất ảnh hưởng đến môi trường nhưng hiện giờ cũng chưa có biện pháp nào khắc phục được” Em quan sát thấy lượng rác ở đây rất nhiều và hỗn độn: thức ăn thừa, giấy, nilon, bìa catton, lon bia, chai, nhựa ….Với diện tích của khu tập thể những thức ăn thừa ấy cũng không dùng để nuôi con gì, lượng thải ra thì nhiều thế là đổ hết ra bãi rác. Em thiết nghĩ lượng rác ấy mà trở thành phân bón thì hữu ích biết bao. Vì các cô trồng rau ở đây đất rất cằn cỗi, các cô vẫn nhờ học sinh chở phân về bón cho rau đấy thôi. Lại nhớ khi học môn công nghệ 10, chúng em biết đến quy trình làm phân rác. Thế là em mới nảy sinh ra ý định sẽ phân loại và xử lý rác trong khu tập thể giáo viên, phần nào áp dụng kiến thức mình học được để góp phần giúp các thầy cô giải phóng lượng rác lớn hằng ngày lại không gây ô nhiễm môi trường. Đầu năm học 2016-2017 này, cô Hoa dạy Sinh phát động học sinh trong lớp tham gia cuộc thi “ vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” em mới nêu ý tưởng của mình thì được cô rất ủng hộ. Đem vấn đề ra bàn với các bạn trong lớp có bạn Hoài rất khéo tay lại có ý tưởng làm đồ tái chế từ rác thải làm vật dụng hằng ngày. Thế là chúng em cùng nhau quyết định sẽ “ Phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Chúng em phân loại rác thành 2 loại rác vô cơ và rác hữu cơ. - Có biện pháp xử lý rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ. - Tái sử dụng rác một cách hợp lý. - Làm được một số sản phẩm tái chế rác hữu ích. - Góp phần giảm ô nhiễm môi trường: Bãi rác của khu tập thể không còn là nơi bốc mùi hôi thối nữa, rác được phân loại, xử lý và thu gom sạch sẽ. - Thực hiện tốt phương châm “ Học đi đôi với hành”: Trong quá trình giải quyết tình huống chúng em rất thích thú vì có thể áp dụng những kiến thức mình đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn một cách hữu ích. Các bài học ấy trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn. Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 2 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống: - Môn Sinh học: + Sinh học 10: Phần sinh học vi sinh vật: Bài 27: Sự sinh trưởng của vi sinh vật Chương 3: Phần Vi sinh vật, chúng em thấy đọc bài nào cũng có kiến thức liên quan + Sinh học 11: Bài 4: Các nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây, Bài 5,6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật giúp các em kiến thức về phân bón hữu cơ rất hữu ích cho cây + Sinh học 12: Phần Sinh thái học, chúng em thấy các kiến thức liên quan về ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. - Môn Hóa học: Hóa học 11: Bài 12: Phân bón hóa học ( Giúp chúng em có kiến thức về phân bón,) - Môn Vật Lý: Vật lý 10: Chương V: Chất khí( chúng em hiểu về áp suất khí trong thùng kín) - Môn Toán: giúp chúng em có kiến thức để kẻ vẽ,căn chỉnh kích thước khi làm sản phẩm tái chế - Môn GDCD: Ý thức bảo vệ môi trường, Sống có lý tưởng… - Môn Công nghệ: Công nghệ 10: Bài 12: Đặc điểm tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Mạng internet tìm kiếm thông tin 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Trước hết chúng em tiến hành phân loại rác. - Sau khi rác được phân loại chúng em tiến hành xử lý rác: + Rác hữu cơ chúng em xử lý để làm phân bón hữu cơ + Rác vô cơ thì tái sử dụng và làm một số sản phẩm tái chế từ rác. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 5.1. Kế hoạch và phân công công việc: Thời gian Tháng 20/8/201630/8/2016 Công việc Người thực hiện Nảy sinh ý tưởng Trang Lên kế hoạch Trang- Hoài Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè về vấn đề nghiên cứu Trang- Hoài 1/9/20167/9/2016 Tìm các tài liệu, sách giáo khoa các môn học liên quan, tìm trên internet… Trang- Hoài 8/9/201610/9/2016 Nghiên cứu, tổng hợp kiến thức, tài liệu, thống nhất các giải pháp thực hiện Trang- Hoài Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 3 Trường THPT Như Thanh 2 11/9/201615/9/2016 Vận dụng kiến thức liên môn Thu thập vật liệu, chuẩn bị phương tiện. - Chuẩn bị dụng cụ làm phân hữu Trang- Hoài - Trang cơ - Chuẩn bị vật liệu làm sản phẩm - Hoài tái chế 16/9/201616/11/2016 Tiến hành thực hiện, tạo ra các sản phẩm, đưa vào sử dụng. - Tiến hành làm phân hữu cơ Trang- Hoài - Trang( Hoài chụp ảnh) - Làm các sản phẩm tái sử dụng - Làm sản phẩm tái chế 17/11/201624/11/2016 25/11/201630/11/2016 Tháng 12 Tháng 1 Rút kinh nghiệm, điều chỉnh, lấy ý kiến phản hồi - Hoài( Trang chụp ảnh) Trang- Hoài Chỉnh sửa Hoài Viết báo cáo Trang Nộp bài cấp trường, điều chỉnh cần thiết. Nộp bài cấp tỉnh Trang- Hoài Trang Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 4 Trường THPT Như Thanh 2 2.Quá trình thực hiện: 2.1. Phân loại rác: Chúng em tiến hành phân loại rác theo bảng sau: Bảng 1: Phân loại rác thải sinh hoạt Loại Nguồn gốc – Các vật liệu làm từ giấy 1. Rác hữu cơ Ví dụ – Các túi giấy, giấy bìa, giấy vệ sinh – Có nguồn gốc từ các sợi – – Thực phẩm thừa đã qua sử dụng – Vỏ rau củ quả, thức ăn… – Các loại sản phẩm, vật liệu được chế tạo từ sắt 2. Vận dụng kiến thức liên môn – Vải, len,… Vỏ hộp, hàng rào,… – Các vật liệu, sản phẩm làm bằng thủy tinh – Chai, lọ, bóng đèn,… – Các vật liệu từ nhựa – Chai lọ nhựa, bút bi, thước nhựa…. Rác vô cơ – Các vật liệu không cháy ngoài kim loại, thủy tinh – Gạch, gốm, sứ… Lúc đầu quá trình phân loại rác rất mất thời gian vì các hộ gia đình đều chỉ chứa rác trong một túi hoặc một sọt đựng. Sau lần đầu phân loại chúng em đề xuất mỗi gia đình mua hai sọt đựng để phân loại rác ngay từ đầu, công việc thu gom cũng dễ dàng hơn. Sọt đựng rác vô cơ và hữu cơ Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 5 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn 2. Giải pháp xử lý rác trong khu tập thể giáo viên: Sau khi phân loại rác chúng em sẽ nghiên cứu xem cái nào có thể tái sử dụng được, cái nào tái chế được để lại, phần rác hữu cơ không sử dụng được chúng em xử lý để làm phân hữu cơ. 2.1.Xử lý rác làm phân hữu cơ: Chúng em thu gom rác hữu cơ hàng ngày như vỏ rau, củ quả, thức ăn thừa… từ các sọt đựng rác hữu cơ vào các thùng xốp. Ở trường chúng em đã được tìm hiểu sự sinh trưởng của các vi sinh vật phân giải trong môi trường yếm khí sẽ phân giải rác hữu cơ thành phân bón. Chúng em được biết viện khoa học công nghệ Việt Nam cũng đã nghiên cứu và sản xuất thành công một loại chế phẩm sinh học dùng để xử lý phế thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ. Khi sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rác thành phân không còn mùi hôi thối ra môi trường nữa. Chúng em đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp làm phân hữu cơ từ rác như sau: a. Chuẩn bị: Thu gom rác hữu cơ hàng ngày (vỏ rau, củ, quả, thực phẩm thừa…), thùng xốp, chế phẩm sinh học E.M2, tro trấu. Cách pha chế phẩm: Dung dịch thứ cấp E.M (E.M2) Dung dịch E.M2 là dung dịch được lên men từ E.M1, rỉ đường và nước, chế phẩm mua về ở dạng nước đậm đặc cần phải pha loãng. Cứ 20kg rác hữu cơ cần dùng 1 lít chế phẩm sinh học pha loãng trong 40 lít nước. b. Quy trình làm phân bón: Bảng 2 Rác hữu cơ Thùng xốp Tưới đều chế phẩm Rải một lớp mỏng tro trấu Bịt kín thùng xốp Đảo trộn Phân thành phẩm Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 6 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Cụ thể: Chúng em tiến hành thu gom rác hữu cơ hằng ngày của mỗi dãy gồm 6 hộ gia đình vào một thùng xốp, việc thu gom rất dễ dàng vì mỗi hộ đều có sọt đựng rác hữu cơ riêng. Bước 1: Đục lỗ dưới đáy thùng xốp (H1) H1 Bước 2. Băm chặt rác (H2) và cho vào thùng xốp (H3) H2 H3 Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 7 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Bước 3. Tưới đều chế phẩm sinh học lên lớp rác đó (H4 ), rồi rải một lớp trấu mỏng lên trên (H5) H4 H5 Bước 4: Đậy nắp thùng xốp và bịt kín bằng băng dính(H6) H6 Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 8 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Bước 5: Sau 20 ngày tiến hành đảo trộn(H7): H7 Bước 6: Sau 30-45 ngày lấy phân để bón cho rau(H8 ): H8 Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 9 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Lưu ý: Trong quá trình ủ phân nếu thấy khô quá cần phải bổ sung thêm nước, khi mở thùng xốp để đảo trộn cần phải bịt khẩu trang vì sau 1 tuần ủ phân trong thùng sẽ xuất hiện khí ga. 2.2. Tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt: a. Tái sử dụng: Là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm. Bảng 3: Một số giải pháp tái sử dụng Chất thải Giải pháp tái sử dụng – Chai, lọ nhựa – – Chai, lọ thủy tinh – Làm chai đựng nước mắm, dầu ăn, rượu, mật ong,… – Túi nilon – Rửa sạch, phơi khô dùng để làm túi đựng rác (không sử dụng lại túi nilon đựng đồ tươi sống như túi đựng: thịt, cá, tôm, cua,…) – Hộp caton – Đựng chăn màn, quần áo, giầy dép… – Hộp xốp – Dùng để trồng cây,… – Vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp kem đánh răng – Làm hộp gói quà sinh nhật. – Giấy báo cũ – Vò nhàu các tờ giấy báo, sau đó cho vào đôi giầy để bảo quản chúng khi không sử dụng trong thời gian dài. – Bã trà – Đổ vào gốc các cây cảnh sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. – Bã cà phê – Cho vào tủ lạnh sẽ giúp khử mùi hôi trong tủ do thức ăn gây ra. Làm chai đựng nước uống, lọ đựng gia vị. Ngoài ra chúng em còn sử dụng các chai nước khoáng, chai coca, hoặc chai dầu ăn …để trồng rau sạch, vừa tận dụng không gian nhỏ hẹp trong khu tập thể để trồng rau vừa làm cho cảnh quan thêm xanh đẹp. Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 10 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Ngoài ra chúng em tận dụng những thùng xốp để trồng rau: Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 11 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Chúng em còn sử dụng lon bò húc để trồng đậu làm thí nghiệm về tính hướng trọng lực của cây giúp cô Hoa dạy sinh bài “ Hướng động” – Sinh học 11 thêm sinh động và hấp dẫn. b.Tái chế rác sinh hoạt: Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 12 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích. Một số loại rác thải sinh hoạt như bìa caton, giấy báo cũ, chai nhựa, chai thủy tinh…có thể tái chế chúng thành những vật dụng gia đình hữu ích đối với cuộc sống và thân thiện với môi trường. Với ý tưởng trên, chúng em đã cùng nhau đề xuất một số giải pháp tái chế các loại rác thải sinh hoạt thành các sản phẩm có giá trị sử dụng. Sản phẩm 1: Làm hộp đựng tiền tiết kiệm hình con rùa: Nguyên liệu: Bìa catton, bút dạ đen, chai nhựa, keo nến Cách tiến hành: Bước 1: Cắt phần đáy chai nhựa coca( Phần đáy có thể tô màu): (A1) A1 Bước 2: Dùng tấm bìa catton, ướm phần đáy và kẻ lên tấm bìa theo hình đáy chai. Vẽ lên tấm bìa caton chân rùa, đầu rùa. Cắt giữa tấm bìa một đoạn 3cm, để đút tiền vào (A2) Bước 3: Dán phần bìa đã cắt lên phần đáy chai như hình. (A3) Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 13 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn A2 A3 Sản phẩm 2: Làm hộp đựng bút Nguyên liệu: Chai nhựa: chai tương ớt hoặc chai đựng nước xả vải…, kéo, giấy trắng, bút màu đen, băng dính 2 mặt Cách tiến hành: Hộp bút hình con cua Bước 1: Cắt bỏ phần đầu chai nhựa, lấy phần đáy (B1) B1 Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 14 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Bước 2: Khoét một đường trên một bên của đáy, phần đầu chai nhựa cắt hình mắt ( B2) B2 Bước 3: Dùng giấy trắng vẽ và cắt hình mắt cua, Dán giấy vào thân và mắt cua, tô màu mắt cua (B4). Bỏ bút tùy ý(B5) B4 B5 Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 15 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Một cách khác:(B6) B6 Như vậy chúng ta đã có những hộp đựng bút xinh xắn(B7) B7 Sản phẩm 3: Làm hộp đựng đồ từ giấy báo: Nguyên liệu: Bìa catton, giấy báo Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 16 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Dụng cụ: Kéo, keo nến Cách tiến hành: Bước 1: Cắt tấm bìa catton thành hình ngũ giác đều. Cắt giấy màu cũng bằng hình ngũ giác trên (C1), (C2) C1 C2 Bước 3: Cuộn tròn giấy báo(C3), rồi bóp bẹp các ống báo đã cuộn(C4): C3 C4 Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 17 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Bước 4: Dính các ống giấy vào 2 tấm bìa catton (C5), Dùng các ống giấy đã bóp bẹp đan lại theo các ống giấy đã dán trên bìa catton(C6): C5 C6 C7 Bước 5: Sau khi đan xong chốt ống giấy lại và có thể đựng đồ tùy thích(C7) Ngoài những loại rác có thể tái sử dụng, tái chế, làm phân bón thì chúng em có thể thu gom chúng vào các túi riêng. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Trong thời gian chúng em tiến hành các giải pháp “ Phân loại và xử lý rác thải” vấn đề rác thải của khu tập thể không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Do rác được phân loại ngay từ hộ gia đình nên việc xử lý rác cũng dễ dàng hơn. Mỗi dãy đều có một thùng xốp chứa phân bón hữu cơ để trồng rau và bón cho cây ăn quả, những luống rau xanh mát mắt trải dài lối đi do được bón phân hữu cơ. Bãi rác của khu tập thể cũng không còn là nơi bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường nữa. Ngoài ra hàng năm các thầy cô cũng không phải bỏ tiền thuê người thu gom rác hay thuê nhân công và ô tô chở rác. Môi trường xanh, sạch, đẹp hơn, các thầy cô cũng rất hoan nghênh giải pháp của chúng em. Các em nhỏ trong khu tập thể thì rất thích thú với những sản phẩm tái chế của chúng em, các em cũng háo hức tham gia làm những sản phẩm tái chế do chúng em hướng dẫn. Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 18 Trường THPT Như Thanh 2 Vận dụng kiến thức liên môn Khi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần như ngày nay thì rác thải được xem là một nguồn tài nguyên quý giá mà còn người có thể tái chế và tái sử dụng. Để tuyên truyền đến tất cả các bạn học sinh ý thức bảo vệ môi trường, chúng em đã tham gia buổi hoạt động ngoại khóa “ khi tôi 18”, rác thải đã trở thành những bộ trang phục đẹp mắt. Chúng em muốn gửi đến các bạn thông điệp: Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực nhất. Người viết: Nguyễn Thị Huyền Trang Phân loại và xử lý rác thải trong khu tập thể giáo viên trường THPT Như Thanh 2 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan