Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân lập vi khuẩn từ ruột tôm sú và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết...

Tài liệu Phân lập vi khuẩn từ ruột tôm sú và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá cỏ mực (eclipta alba h.)

.PDF
35
276
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC PHÂN LẬP VI KHUẨN TỪ RUỘT TÔM SÚ VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT LÁ CỎ MỰC (ECLIPTA ALBA H.) CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS ĐÁI THỊ XUÂN TRANG KHOA: KHOA HỌC TỰ NHIÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN TRƯƠNG PHAM THẢO QUỲNH MSSV: 3102677 LỚP: CỬ NHÂN SINH HỌC – K36 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cán bộ hướng dẫn và tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai nghiên cứu trong bất kì công trình nghiên cứu của luận văn nào. Cán bộ hướng dẫn Tác giả Ts Đái Thị Xuân Trang Trương Phạm Thảo Quỳnh 2 PHẦN KÝ DUYỆT Đề tài: “Phân lập vi khuẩn từ ruột tôm sú bệnh và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao cây cỏ mực (Eclipta alba H.)” do sinh viên Trương Phạm Thảo Quỳnh thực hiện đã được duyệt thông qua hội đồng phản biện luận văn tốt nghiệp đại học. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS: Đái Thị Xuân Trang 3 LỜI CẢM TẠ Để đề tài luận văn này được hoàn thành thuận lợi, bên cạnh sự cố gắng của chính bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ thầy, cô, gia đình, bạn bè và các anh, chị khóa trên. Tôi chân thành gửi lời tri ân đến: Cô Đái thị Xuân Trang và cô Võ Thị Tú Anh đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập cũng như trong tiến trình làm luận văn tốt nghiệp. Thầy Quách Quang Huy và Phạm Kháng Nguyên Huân đã luôn đồng hành và giúp đỡ tận tình trong suốt 4 năm học qua. Toàn thể Cán bộ của bộ môn Sinh học, khoa Khoa học tự nhiên đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và luôn quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em học tập - nghiên cứu. Gia đình thân yêu luôn ở bên chăm sóc, cổ vũ và động viên. Tập thể lớp Sinh học K36, các anh, chị khóa trên và các em khóa dưới đã giúp đỡ, chia sẽ nhiều kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Những người bạn thân thiết đã gắn bó, chia sẽ mọi niềm vui nổi buồn trong suốt thời gian qua. Trương Phạm Thảo Quỳnh Xin chân thành cảm ơn !!! 4 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ........................................................................................................... i DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................... ii DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... iv TÓM LƯỢC ....................................................................................................... v CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................. 3 2.1. Sơ lược về tôm sú .................................................................................. 3 2.2. Sơ lược về hệ vi khuẩn gây bệnh đường ruột trên tôm ........................... 4 2.3. Cỏ mực.................................................................................................. 5 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................... 8 3.1. Phương tiện nghiên cứu ......................................................................... 8 3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 9 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 12 4.1. Phân lập vi khuẩn từ ruột tôm sú ......................................................... 12 4.2. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao lá cây cỏ mực........................ 16 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 20 5.1. Kết luận............................................................................................... 20 5.2. Đề nghị ............................................................................................... 20 5.3. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 21 PHỤ LỤC 5 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1. Đặc điểm cơ bản các dòng vi khuẩn ................................................... 14 Bảng 2. Khả năng kháng vi khuẩn đường ruột tôm của cao lá cây cỏ mực ........ 16 6 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1. Cây cỏ mực (Eclipta alba) ..................................................................... 6 Hình 2. Vi khuẩn đường ruột tôm trên môi trường TCBS ................................. 12 Hình 3. Các dạng khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn đã phân lập ....................... 13 Hình 4. Hình dạng vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học khi đã nhuộm Gram ..14 Hình 5. Vòng vô khuẩn của cao lá Cỏ Mực lên một số dòng vi khuẩn ...............15 Hình 6. Biểu đồ thể hiện đường kính vòng vô khuẩn ở các nồng độ cao chiết khác nhau ở các dòng vi khuẩn khác nhau ................................................................. 17 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TCBS.............................................................. Thiosulphate citrate bile-salts sucrose ĐBSCL ....................................................................... Đồng bằng sông Cửu Long NA .................................................................................................. nutrition agar 8 TÓM LƯỢC Mười hai dòng vi khuẩn được phân lập từ ruột tôm sú của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau trên môi trường thạch TCBS. Các dòng vi khuẩn có dạng tròn hoặc không đều, bìa nguyên hoặc răng cưa, một số dòng vi khuẩn tạo bao nhày xung quanh khuẩn lạc, đường kính khuẩn lạc biến thiên từ 0,5 – 4 mm. Tất cả 12 dòng vi khuẩn đều là vi khuẩn Gram âm và có khả năng di động trên môi trường TCBS bán lỏng. Trong 12 dòng vi khuẩn phân lập được có 10 dòng vi khuẩn bị ức chế bởi cao chiết lá cây cỏ mực. trong đó, dòng vi khuẩn G2, G3, G4, G7, Y8, và Y9 bị ức chế bởi cao lá cây cỏ mực ở nồng độ 6 µg/mL, dòng vi khuẩn Y4 bị ức chế bởi cao từ nồng độ 8 µg/mL, dòng vi khuẩn Y6 bị ức chế bởi cao từ nồng độ 16 µg/mL, dòng vi khuẩn G1 và Y6 bị ức chế bởi cao từ nồng độ 32 µg/mL. Hai dòng vi khuẩn Y2 và Y5 không bị ức chế bởi cao chiết cây cỏ mực ở tất cả các nồng độ khảo sát. Trong đó, các dòng bị ức chế mạnh nhất bởi cao chiết lá cây cỏ mực đáng kể đến là dòng vi khuẩn G7 (đường kính vòng vô khuẩn 30,3 mm ở nồng độ 8 µg/mL), G3 (đường kính vòng vô khuẩn 59,6 mm ở nồng độ 128 µg/mL) và G4 (đường kính vòng vô khuẩn 57,3 mm ở nồng độ 128 µg/mL). Từ khóa: Tính kháng khuẩn, vi khuẩn đường ruột tôm, bệnh tôm sú, cây cỏ mực, Eclipta alba H. 9 Chương 1: GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến là vùng cung cấp thuỷ sản lớn nhất nước, đa dạng về hình thức nuôi và có hơn 1.200.000 ha nuôi thuỷ sản chiếm khoảng 60% tổng diện tích nuôi cả nước [1]. Trong đó, tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi truyền thống và có giá trị kinh tế cao. Trước đây, tôm sú (Penaeus monodon) chỉ được nuôi ở vùng nước lợ, mặn nhưng hiện nay tôm sú cũng được nuôi kết hợp với trồng lúa, nghề nuôi tôm không những phát triển kinh tế mà còn góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc quản lý môi trường nuôi thủy sản chưa thật sự chặc chẽ và hợp lý. Nhiều vùng nuôi tôm thâm canh hoá với mật độ cao, không theo qui hoạch, sự gia tăng diện tích nuôi, đa dạng hóa đối tượng nuôi, sử dụng giống sinh sản nhân tạo ở mật độ cao, thức ăn công nghiệp, sự di nhập tôm giống và tôm bố mẹ,…các nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng dịch bệnh bùng phát và thường xuyên xảy ra trong nhiều khu vực nuôi, sự xuất hiện và lây lan của nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Nhiều nhóm vi khuẩn gây dịch bệnh trên tôm như Leucothrix spp., Vibrio spp., Photobacterium, Aeromonas và Propionigenium (phylum Fusobacteria) [2] đang trở thành mối lo ngại của người dân. Vibrio spp. gây bệnh dịch tả ở người, độc tố của vi khuẩn này gây tiêu chảy nặng và mất nước, có khả năng bùng phát thành đại dịch trong thời gian rất ngắn và trên phạm vi rất rộng. Người dân thường sử dụng một số loài thảo dược như cỏ mực, sài đất, hoàng kỳ, tỏi, xuyên tâm liên, xoan, thầu dầu tía... để trị bệnh trên tôm cá. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ dừng lại ở mức kinh nghiệm và thường chưa có cơ sở khoa học và liều lượng cụ thể. Trong những năm gần đây, hoạt tính kháng khuẩn của các loài thảo dược đã được nghiên cứu trên nhiều đối tượng như cây tràm, húng chanh, sống đời, diệp hạ châu... Trong tương lai, việc sử dụng thảo dược để điều trị bệnh động vật thủy sản được xem là tối ưu do có tính an toàn cho con người, môi trường và không để lại tồn dư, phù hợp với các quy định về an toàn thực phẩm. 10 Do đó, đề tài “Phân lập vi khuẩn từ ruột tôm sú bệnh và Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết cây cỏ mực (Eclipta alba H.)” là cần thiết. Đề tài đóng góp cơ sở khoa học cho việc ứng dụng thảo dược trong điều trị bệnh trên thủy sản. Mục tiêu của đề tài là đánh giá hoạt tính kháng vi khuẩn được phân lập từ ruột tôm sú (Penaeus monodon) bệnh của cao chiết cây cỏ mực (Eclipta alba). 11 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về tôm sú Khoá phân loại tôm sú: Ngành Arthoopoda Lớp Malacostraca Bộ Decapoda Họ Penaeidae Chi Penaeus Loài Penaeus monodon Tôm sú có tên tiếng anh phổ biến black tiger shrimp. Tôm sú (Penaeus monodon) có khả năng sinh trưởng nhanh. Tôm sẽ đạt mức trưởng thành sau khoảng 4-5 tháng nuôi trồng. Tôm trưởng thành có chiều dài đến 27 cm và trọng lượng khoảng 250 g/con, đây là trọng lượng lý tưởng cho tôm thương phẩm tiêu thụ quốc tế [3]. Trong tự nhiên, tôm nước mặn sinh trưởng ở xa bờ. Đến mùa sinh sản, tôm trưởng thành tiến vào gần bờ để đẻ trứng. Trứng nở ra ấu trùng trải qua 3 thời kì biến thái Naupilus, Zoea, Mysis. Ấu trùng theo các làn sóng biển dạt vào các cửa sông, nơi nước biển và nước sông pha với nhau tạo nên vùng nước lợ có độ mặn thấp hơn ngoài biển, thích hợp cho ấu trùng phát triển. Trong môi trường này, ấu trùng tiến sang thời kì hậu ấu trùng. Sau đó, hậu ấu trùng chuyển sang thời kì ấu niên đồng thời bơi ra biển, tiếp tục tăng trưởng thành tôm sú hoàn chỉnh và sinh sản. Tôm sú có thể chịu được sự biến động về độ mặn rất lớn, độ mặn tối ưu là 15-25‰. Tôm sú thuộc loài hoạt động về đêm và hay ăn thịt lẫn nhau. Lúc còn nhỏ, ấu trùng tôm sú có khuynh hướng sống bám vào thành ao hồ, các góc hồ hoặc chui sâu dưới lớp cát, đáy ao hồ về ban ngày, đến đêm nổi lên hoạt động, kiếm tìm thức ăn [3]. Tôm sú thuộc loài động vật máu lạnh, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiều phương diện trong đời sống của tôm như hô hấp, tiêu hoá, miễn nhiễm, sự tăng trưởng,… Ở nhiệt độ 28°C, tôm sú 12 lớn tương đố chậm, ở 30°C, tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ mắc các dịch bệnh như bệnh MBV (Monodon Baculovirus)… 2.2. Sơ lược về hệ vi khuẩn gây bệnh đường ruột trên tôm Ở Việt Nam, những dạng nhiễm vi khuẩn phát sáng thường thấy ở trại sản xuất hoặc ương tôm giống. Khi vi khuẩn phát sáng hiện trong cơ thể tôm với số lượng lớn có thể làm tôm nhiễm bệnh phát sáng, có thể quan sát được trong bóng tối. Vibrio phát sáng có thể phát thành dịch và gây chết đến 100% ấu trùng tôm, tôm giống và kể cả tôm trưởng thành [4]. Chính vì vậy mà bệnh phát sáng ở tôm được liệt kê vào danh sách các chỉ tiêu kiểm dịch tôm giống. Ở các trại sản xuất tôm giống, thuốc kháng sinh hiện vẫn là cách phổ biển được sử dụng để phòng trị bệnh phát sáng. Trong một nghiên cứu về vị trí phân loại và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Vibrio phát sáng phân lập từ hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) ở ĐBSCL cho thấy vị trí phân loại của 27 chủng vi khuẩn phát sáng phân lập từ tôm sú giống và nước tại trại ương được xác định bằng phương pháp phân tích cụm so sánh với 26 chủng vi khuẩn chuẩn và chủng tham khảo dựa vào khoảng cách Euclid-UPGMA. Kết quả so sánh qua 41 chỉ tiêu về hình thái, sinh lý và sinh hóa cho thấy các chủng vi khuẩn phát sáng được phân thành ba nhóm chủ yếu cùng với vi khuẩn chuẩn và vi khuẩn tham khảo. Tuy nhiên chúng chỉ thuộc vào hai loài vi khuẩn là V. harveyi và V. carchariae. Kết quả kháng sinh đồ 26 trong số 27 chủng nói trên với 6 loại thuốc kháng sinh thông dụng trong nuôi thủy sản cho thấy 100% chủng thử nghiệm kháng với ampicilin, và có khoảng từ (hoặc ít hơn) 15% kháng với trimethoprim/sulfamethoxazole, tetracillin, chloramphenicol, nitrofurantoin và norfloxacin. Phần lớn (77%) các chủng chỉ kháng với một loại kháng sinh. Số chủng kháng với 2 loại kháng sinh là 15%. Có một chủng kháng 4 loại và một chủng kháng với cả 6 loại kháng sinh thử nghiệm [4]. Nhóm vi khuẩn γ-Proteobacteria là nhóm vi khuẩn thường gặp trong ruột tôm sú ở các trại nuôi. Hệ vi khuẩn đường ruột tôm sú phong phú và đa dạng ở các trại nuôi tôm khác nhau. Các nhóm vi khuẩn này bao gồm Vibrio, Photobacterium, Aeromonas và Propionige-nium (ngành Fusobacteria). Một số nhóm vi khuẩn thường gặp khác, bao gồm Actinomyces, Anaerobaculum, Halospiru-lina, Pseudomonas, Mycoplasma và Shewanella [2]. Hai nhóm vi khuẩn là nguyên nhân 13 gây ra nhiều bệnh khác nhau ở tôm bao gồm Leucothrix spp. và một vài loài Vibrio. Hiện nay có khoảng 28 loài thuộc Vibrio spp. Trong đó, có 4 loài thuộc tác nhân gây bệnh cho con người gồm V. cholera, V. parahaemolyticus, V. vulnificus, V. alginolyticu [5]. Vibrio spp. Được tìm thấy phổ biến ở trong nước biển và ven bờ, trong nước bể ương tảo, bể ương Artemia, trong bể ươm ấu trùng. Trong bể ương lượng ấu trùng Vibrio tăng theo thời gian nuôi, tầng đáy cao hơn tầng mặt. Đối với cá, Vibrio spp. gây bệnh nhiễm khuẩn máu là chủ yếu. Đối với tôm, Vibrio spp. gây bệnh phát sáng, đỏ dọc thân, ăn mòn vỏ kitin, gây bệnh máu vón cục ở cua, bệnh ấu trùng nhuyễn thể. Những loài gây bệnh cho động vật thuỷ sản là V. alginolyticus, V. anguillarum, V. ordalii, V. salmonicida, V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus… V. anguillarum, V. vulnificus gây bệnh nhiễm khuẩn máu ở cá chình. V. anguillarum được Hofer mô tả lần đầu năm 1904. V. salmonicida gây bệnh ở vùng nước lạnh. V. parahaemolyticus gây bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm sú. V. alginolyticus gây bệnh đỏ dọc thân ấu trùng tôm sú [5]. Phân lập ở trong mắt tôm sắp chết có các loài vi khuẩn V. harveyi chiếm 29,6% và các loài khác V. vulnificus 21,6%, V. alginolyticus 10,2%, V. anguillarum 10,2%, V. parahaemolyticus 4,2%...[5]. Trước đây Vibrio được xem là nhóm vi khuẩn cơ hội, tuy nhiên gần đây qua nhiều ổ dịch xảy ra trên tôm sú nuôi đều do vi khuẩn Vibrio gây ra. Do đó, loài này được xem là tác nhân chính chứ không phải là tác nhân cơ hội. Vibrio gây chết ấu trùng tôm, tôm giống kể cả tôm trưởng thành. Khi dịch bệnh xuất hiện trên họ tôm biển có thể gây chết 100% [6]. 2.3. Cây Cỏ Mực Trong dân gian từ rất lâu cây thảo dược đã được sử dụng để trị nhiều bệnh phổ biến đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, các loại cao chiết từ thảo dược cũng được sử dụng để trị bệnh nhưng chỉ dừng lại ở kinh nghiệm dân gian, chưa có phương pháp khoa học cụ thể. Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về tính kháng khuẩn của một số cây thảo dược như cây tràm (Melaleuca leucadendra) [7], cây sống đời (Kalanchoe pinnata) [8], cây húng chanh (Plectranthus amboinicus)[9], cây diệp hạ châu thân xanh (Phyllanthus amarus) [10],… 14 Cây Cỏ mực (Eclipta alba) còn gọi là cây Nhọ nồi. Cỏ mực thuộc loại cây thân thảo hằng niên, cao từ 10-60 cm, mọc bò hoặc có khi gần như thẳng đứng, có lông trắng, cứng, thưa. Thân màu lục hay màu nâu nhạt hay hơi đỏ tía. Lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp khoảng 2,5 х 1,2 cm. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt đều có lông. Hoa trắng tập hợp thành đầu ở nách lá hay đầu cành, các hoa cái hình lưỡi ở ngoài, các hoa lưỡng tính hình ống ở giữa… Quả bế dẹt có 3 cạnh, có cánh dài 3 mm. Vùng phân bố của cây Cỏ mực trên thế giới khá rộng vì nó là loài cây nhiệt đới, mọc hoang ở chỗ ẩm mát [11]. Khóa phân loại cây cỏ mực: Ngành Anthophyta Lớp Asteridae Bộ Asterales Họ Asteraceae Chi Eclipta Loài Eclipta alba [11] Hình 1: Cây cỏ mực (Eclipta alba) Nguồn: http://benhvathuoc.com/wpcontent/uploads/2012/10/co-nho-noi.jpg Cỏ mực (Eclipta alba) được dùng để điều trị các bệnh như nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, tiểu ra máu, xuất huyết tử cung, viêm gan mãn tính, viêm ruột, lỵ, trẻ em suy dinh dưỡng, ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhược thần kinh, nấm da, ezecma, vết loét, bị thương, chảy máu, viêm da. Ngoài ra, Cỏ mực còn được dùng làm thuốc sát trùng trong bệnh ho lao, viêm cổ họng, ban chẩn, lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày, bệnh nấm ngoài da gây rụng tóc [11]. Viện chống lao Trung ương và Bệnh viện lao K71 đã pha chế thành thuốc tiêm cầm máu, tiêm bắp thịt từ cây cỏ mực (Eclipta alba), mỗi ngày 1-3 ống (2 ml). Có nơi đã sản xuất thành công dạng cao nén thành viên dùng cầm máu [11]. Đã có nghiên cứu cho thấy cỏ mực được dùng để điều trị cho bệnh nhân bị viêm âm đạo do tạp khuẩn, do nấm và do Trichomonas, và được cho có độc tính rất thấp, giới hạn an toàn rộng, cầm máu tốt, trong vài trường hợp cá biệt, tác dụng này của cỏ mực thể hiện rõ rệt hơn cả tác dụng của vitamin K (rõ rệt trong các trường hợp suy gan) 15 [10]. Cỏ mực được nghiên cứu là có khả năng kháng một số loài vi khuẩn như Edwardsiella tarda, Edwardsiella ictaluri, Staphylococcus aureus và Aeromonas hydrophila [10]. 16 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Phương tiện ● Phương tiện Sử dụng các thiết bị, dụng cụ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh học, Khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Cần Thơ. ● Dụng cụ Bình tam giác, bình định mức, đĩa petri đường kính 30 mm, ống nghiệm. Micropipet, kim cấy, lamel, lam, kẹp, đèn cồn, đũa thủy tinh, chai trữ vi khuẩn (3 – 5 mL), ống đong (10 mL, 100 mL) cốc thủy tinh (10 mL, 40 mL, 200 mL), giấy lọc Whatman. ● Thiết bị Tủ cấy vô trùng (Laminar low, Việt Nam) Nồi khử trùng nhiệt ướt (t = 121°C, P = 1 bar. Hirayama) Tủ sấy (Memmer, Đức) Tủ ủ ( t = 32°C. Memmer, Đức) Cân phân tích (Mettle Toler, Switzerland) Kính hiển Vi (CH20BIMF200, Olympus, Japan; Nikon Eclipse E200) Tủ lạnh (Sanyo) Máy ly tâm (Centrifuge 5417R) Máy ảnh Máy cô quay đứng EYELA N10, Japan ● Vật liệu thí nghiệm Mẫu tôm sú (Penaeus monodon) lớn có dấu hiệu nhiễm bệnh đường ruột được thu thập từ các trại giống và các ao nuôi tôm tại ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Cây cỏ mực (Eclipta alba) được thu lá tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. 17 ● Hóa chất Ethanol 96°, methanol (Merck), dimethyl sulfoxide (Merck), natri clorua (China), yeast extract (Himeda, India), chloroform (Merck), peptone (China), dipotassium phosphate (China), agar (Việt Nam). Môi trường phân lập vi khuẩn: Thiosulphate citrate bile-salts sucrose (TCBS) [12]. Môi trường dinh dưỡng NA [12]. 3.2. Phương pháp ● Thí nghiệm 1: Phân lập, nuôi cấy vi khuẩn Phương pháp thu mẫu Tôm sú (Penaeus monodon) được thu từ các ao nuôi tại ấp Tân Thành, xã Lợi An, Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Mẫu tôm được thu nguyên con, còn sống để phân lập vi khuẩn. Tôm được xác định là bệnh khi có dấu hiệu sau tôm bơi lờ đờ, cập mé, bỏ ăn, thức ăn trong ruột bị đứt khúc, không liền mạch. Mẫu tôm sau khi được vớt khỏi mặt nước thì tiến hành giải phẫu lấy bệnh phẩm ngay và chỉ những mẫu bệnh phẩm còn sống mới được sử dụng để phân lập vi khuẩn. Phương pháp phân lập vi khuẩn Tôm bệnh được giải phẫu để lấy phần ruột. Ruột tôm được nghiền trong ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch nước muối 0,9%, sau đó dịch nghiền được trải đều lên đĩa thạch môi trường TCBS, mẫu được ủ ở nhiệt độ 32°C. Sau 24 giờ, quan sát đặc điểm khuẩn lạc, chọn những khuẩn lạc tiêu biểu và cấy chuyển sang môi trường chọn lọc TCBS. Vi khuẩn được phân lập trên môi trường TCBS cho đến khi quan sát được các khuẩn lạc đồng nhất về hình thái (màu sắc, độ nổi, bìa, kích thước, hình dạng). Hình dạng, kích thước và tính ròng của vi khuẩn được xác định bằng phương pháp nhuộm Gram [13]. ● Thí nghiệm 2: Khảo sát hoạt tính của cao chiết cây cỏ mực Cỏ mực sau khi thu hái được loại bỏ phần sâu bệnh, rửa sạch, phơi khô ngoài nắng tự nhiên rồi nghiền thành bột. Bột được chiết bằng phương pháp ngâm dầm 18 với methanol trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết methanol được cô quay để loại bỏ dung môi dưới áp suất thấp thu được cao tổng. Cao tổng sau thu được trữ ở 4°C [14]. Nồng độ ức chế tối thiểu của cao chiết đối với vi khuẩn được xác định bằng phương pháp khuếch tán trên thạch [17]. Dịch vi khuẩn với mật số 106 vi khuẩn/mL được sử dụng để xác định hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết cây cỏ mực. Độ đục của dịch vi khuẩn được so sánh với độ đục chuẩn 0,5 McFarland dưới nền giấy trắng có kẻ các vạch đen. Nếu dịch vi khuẩn không có cùng độ đục với độ đục chuẩn 0,5 McFarland, có thể điều chỉnh độ đục bằng cách cho thêm dung dịch NaCl 0,9% hoặc cho thêm dịch vi khuẩn. Dịch vi khuẩn có độ đục tương đương độ đục McFaland được pha loãng 100 lần để được dịch vi khuẩn có nồng độ 106 vi khuẩn/mL [15]. Đường kính vòng vô trùng được đo bằng mm. Nồng độ ức chế tối thiểu được xác định tại nồng độ cao chiết thấp nhất có thể tạo vòng vô khuẩn [15]. Phương pháp khuếch tán trên thạch ● Chuẩn bị cao chiết Cao chiết được pha với dung môi methanol để được các nồng độ 128, 64, 32,16 và 8 µg/mL ● Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn 100 µL dịch nuôi vi khuẩn với mật số 106 vi khuẩn/mL được trãi đều trên mặt thạch môi trường TCBS. Đĩa thạch được để khô 15 phút trước khi đặt khoanh giấy tẩm cao chiết. Khoanh giấy (đường kính 6 mm) được cho ngấm cao chiết cây cỏ mực ở các nồng độ 128, 64, 32,16, 8 µg/mL và mẫu được chuẩn bị tương tự nhưng thay cao chiết bằng dung môi đã sử dụng rồi để khô sau đó đặt lên bề mặt môi trường đã trải vi khuẩn. Mỗi nồng độ được lặp lại 3 lần. Để các đĩa thạch ở nhiệt độ phòng trong 30 phút cho cao chiết từ các khoanh giấy khuếch tán trên mặt thạch. Mẫu vi khuẩn được ủ ở 32°C trong 24 giờ. Quan sát và ghi nhận đường kính vùng ức chế (đo bằng thước đo đơn vị mm). Đường kính vùng ức chế bao gồm đường kính khoanh giấy. Ranh giới vùng ức chế xác định bằng một vùng không có 19 bất kỳ khuẩn lạc nào có thể phát hiện bằng mắt thường, bỏ qua các khuẩn lạc li ti ở mép mà chỉ có thể phát hiện dưới kính hiển vi. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan