Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước phá...

Tài liệu Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

.PDF
457
600
70

Mô tả:

BỘ KH VÀ CN HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TW ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP QUYỀN LỰC VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" (Mã số KX. 04-28/06-10) Chủ nhiệm Đề tài: GS.TS Trần Ngọc Đường Thư ký Đề tài: TS Lê Thanh Vân 8034 HÀ NỘI - THÁNG 3/2010 Những người tham gia nghiên cứu đề tài: - GS.TS Lưu Văn Sùng - TS. Trịnh Thị Xuyến - PGS.TS Thái Vĩnh Thắng - PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh - PGS.TS Trịnh Đức Thảo - PGS.TS Nguyễn Đăng Dung - PGS.TS Bùi Xuân Đức - Ths. Bùi Ngọc Sơn 1 MỤC LỤC MỤC LỤC.....................................................................................................................2 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................5 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 5 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 7 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI................................................ 10 PHẦN THỨ NHẤT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP QUYỀN LỰC VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TRONG CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC ........15 CHƯƠNG I: QUAN NIỆM VỀ QUYỀN LỰC; PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ................................. 16 I. Quan niệm về quyền lực trong lịch sử ..............................................................16 II. Vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa quyền lực nhân dân, quyền lực của các đảng chính trị và quyền lực nhà nước..................................................................34 III. Quan niệm về phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực giữa quyền lực nhân dân, quyền lực của đảng phái chính trị và quyền lực nhà nước trong lịch sử..........................................................................................................42 CHƯƠNG II: PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG CÁC NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ, PHONG KIẾN VÀ TƯ SẢN ......... 49 I. Phân công, phối hợp và kiểm sát quyền lực nhà nước trong nhà nước chủ nô 49 II. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước phong kiến .......................................................................................................................57 III. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước tư sản ..............................................................................................................................77 IV. Các giá trị phổ phổ quát có thể kế thừa và phát triển từ tổ chức, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản...........................................................................................108 CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP QUYỀN LỰC VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.......................................................................... 114 I. Tính tất yếu khách quan về sự cần thiết phải phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ..................114 II. Bản chất của phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN .............................................................................123 III. Đặc điểm phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.....................................................................134 PHẦN THỨ HAI: PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ HIẾN PHÁP 1946, HIẾN PHÁP 1959, HIẾN PHÁP 1980 VÀ HIẾN PHÁP NĂM 1992 (ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001) ...................................................................................144 2 CHƯƠNG I: PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC GIỮA NHÂN DÂN, CHỦ THỂ TỐI CAO CỦA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC, CHỦ THỂ ĐƯỢC GIAO QUYỀN, ỦY QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC THỜI KỲ: HIẾN PHÁP 1946, HIẾN PHÁP 1959, HIẾN PHÁP 1980 VÀ HIẾN PHÁP 1992 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001) – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA ................................................. 145 I. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước trong Hiến pháp 1946 ...............................................................................146 II. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước trong Hiến pháp 1959 ...............................................................................148 III. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và nhà nước trong Hiến pháp 1980 ...............................................................................151 IV. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ................................153 CHƯƠNG II: PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC GIỮA ĐẢNG - CHỦ THỂ LÃNH ĐẠO VÀ NHÀ NƯỚC - CHỦ THỂ QUẢN LÝ TRONG CÁC THỜI KỲ: HIẾN PHÁP 1946, HIẾN PHÁP 1959, HIẾN PHÁP 1980 VÀ HIẾN PHÁP 1992 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001) - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA .............................................................. 155 I. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyền và nhà nước trong thời kỳ Hiến pháp 1946........................................................155 II. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước trong Hiến pháp 1959 ...................................................................160 III. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyền và nhà nước trong Hiến pháp 1980....................................................................163 IV. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyền và nhà nước trong Hiến pháp 1992....................................................................166 CHƯƠNG III: PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC BÊN TRONG TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG CÁC THỜI KỲ: HIẾN PHÁP 1946, HIẾN PHÁP 1959, HIẾN PHÁP 1980 VÀ HIẾN PHÁP 1992 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001) - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA...................................................................................................................... 172 I. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các thành tố cấu thành quyền lực nhà nước (giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp) trong các thời kỳ: Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) - Thực trạng và những bài học rút ra .............172 II. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa quyền lực nhà nước ở trung ương và quyền lực nhà nước ở địa phương trong các thời kỳ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) - Thực trạng và những bài học rút ra ...........................214 PHẦN THỨ BA: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.................................................................................................231 3 CHƯƠNG I: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC GIỮA NHÂN DÂN - CHỦ THỂ TỐI CAO CỦA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC – CHỦ THỂ ĐƯỢC NHÂN DÂN GIAO QUYỀN, NHÂN DÂN ỦY QUYỀN ...................................... 232 I- Tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước là một tất yếu khách quan trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam..............................................................................232 II. Nội dung, phương thức và cơ chế phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN .................................................................................................................................236 III. Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và nhà nước ........................................253 CHƯƠNG II: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC BÊN TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM .................................................................................... 276 I. Tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là một đòi hỏi khách quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ....................................................276 II. Nội dung, hình thức và cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực Nhà nước giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; giữa quyền lực nhà nước ở trung ương và quyền lực nhà nước ở địa phương trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam .......................................................................................283 III. Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước .................................................................................................................................................305 CHƯƠNG III: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIẾM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC GIỮA ĐẢNG CẦM QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM................................................................................................................. 329 I- Tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyền và nhà nước là một tất yếu khách quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam..............................................................329 II. Nội dung, phương thức và cơ chế phân công, kiểm soát quyền lực Nhà nước giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước ...................................................................332 III. Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta ....................................................................341 KẾT LUẬN...............................................................................................................357 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.........................................................................360 4 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Quyền lực nhà nước là vấn đề cốt tử của mọi cuộc cách mạng. Suy cho cùng hoạt động chính trị của các giai cấp, các Đảng phái chính trị trong các xã hội khác nhau đều nhằm mục đích giành và giữ quyền lực nhà nước về mình. Vì thế, nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước mà trung tâm là lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, có thể rút ra được nhiều nhận thức lý luận bổ ích, có ý nghĩa quan trọng chỉ đạo các hoạt động thực tiễn thực thi quyền lực nhà nước cho các đảng phái chính trị cầm quyền, cho bản thân nhà nước và các thiết chế chính trị – xã hội. Đối với nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Những năm qua, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, trong đó có đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã có những nhận thức mới, góp phần vào việc hình thành lý luận xây dựng hệ thống chính trị nói chung, nhà nước ta nói riêng. Tuy nhiên, việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, trong đó có vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là vấn đề mới ở nước ta. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo có hệ thống, để tường minh về phương diện nhận thức lý luận, mạnh mẽ và dứt khoát về phương diện hành động. Theo đó, việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đang đặt ra ít nhất ba vấn đề cơ bản sau đây cần được nghiên cứu: - Một là, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và nhà nước được nhân dân giao quyền, ủy quyền như thế nào để quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân, nhà nước không lộng quyền, lạm quyền. 5 - Hai là, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý như thế nào để cả Đảng và Nhà nước đều mạnh không làm thay, dựa dẫm, ỷ lại lẫn nhau. - Ba là, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức quyền lực nhà nước, tức là giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp và giữa quyền lực nhà nước ở trung ương và quyền lực nhà nước ở địa phương như thế nào để phát huy sức mạnh của bộ máy nhà nước, phòng chống được tham nhũng, tha hóa trong lao động quyền lực nhà nước, để nhà nước thực sự là một công cụ góp phần quyết định cho sự giàu có của đất nước. Việc giải quyết các mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các chủ thể nói trên một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa quyết định trong tổ chức và thực thi có hiệu lực và hiệu quả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay, do nhiều nguyên nhân, việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước chưa thật hữu hiệu. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mới chỉ được ghi nhận trong Cương lĩnh, trong Hiến pháp và pháp luật nhưng chưa thật sự trở thành hiện thực trong đời sống. Trong mối quan hệ với nhà nước, nhân dân còn bị mất quyền, lộng quyền từ phía nhà nước. Quyền lực nhà nước còn thiếu sự phân công, phân nhiệm một cách rạch ròi, hợp lý, chưa kiểm soát được bản thân mình và kiểm soát được xã hội; sự tha hóa của quyền lực nhà nước với tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, lòng dân chưa yên. Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý chưa được phân định minh bạch để phát huy sức mạnh sáng tạo của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước… Sở dĩ còn tồn tại tình trạng đó, một trong những nguyên nhân như Đảng ta đã chỉ ra là do: “Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới. Một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, trang 65). Trong số các vấn đề đó, có vấn đề về tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà điều cốt yếu là phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị chưa thật sáng rõ về phương diện nhận thức lý luận, nên thiếu thống nhất trong hành động, thiếu mạnh mẽ và 6 dứt khoát trong tổ chức và hoạt động thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Chính vì những điều nói trên, khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” (mã số KX.04-28/06-10) thuộc chương trình khoa học công nghệ “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị gia đoạn 2006 – 2010” (mã số KX04/06-10) do PGS.TS Tô Huy Rứa – ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương làm chủ nhiệm chương trình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Trong nước Trong những năm gần đây, những vấn đề lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu. Chẳng hạn chương trình khoa học KX.04/01-05: “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (giai đoạn 2001 - 2005) do GS,TS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm. Nội dung của chương trình được thể hiện qua 9 đề tài. Trong đó, đáng chú ý là các đề tài: “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” (Mã số KX04.02 do GS,TSKH Đào Trí Úc làm chủ nhiệm). Đề tài: “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” (Mã số KXo4.03 do đồng chí Tạ Xuân Đại chủ nhiệm). Đề tài “Xây dựng mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và chính phủ trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” (Mã số KX04.04 do GS,TS Trần Ngọc Đường làm chủ nhiệm). Đề tài: “Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả xét xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân” (Mã số KX04.06 do TS Uông Chu Lưu làm chủ nhiệm)… Chương trình khoa học này đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, chủ yếu dưới phương diện thiết kế mô hình lý thuyết tổng thể nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Chương trình chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực Nhà nước giữa Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý. - Chương trình nghiên cứu khoa học XH cấp nhà nước: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” (Mã số KX10). Chương trình gồm 7 nhiều đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. - Đề tài khoa học: “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” (2001) do GS,TSKH Đào Trí Úc làm chủ nhiệm thuộc chương trình khoa học xã hội KHXH.05 . Nội dung cơ bản của đề tài này là khái quát lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền (Phương Tây và Phương Đông), xây dựng cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đề tài cũng đã đề xuất chủ trương, giải pháp, điều kiện đảm bảo xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. - Đề tài khoa học: “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền” (mã số KX02-13) do TS.Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm, đã phân tích, chứng minh và hệ thống hóa một cách sâu sắc tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, trong đó có nhiều tư tưởng của Người về xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta. - Đề tài “Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số nước trên thế giới” thuộc chương tình KX-10-10 (2005-2006) do PGS.TS Tô Huy Rứa làm chủ nhiệm là công trình nghiên cứu tương đối sâu hệ thống chính trị của một số nước trên thế giới hiện nay. Trong một chừng mực nhất định, đề tài cũng đã đề cập đến quyền lực và tổ chức quyền lực ở một số nước trên thế giới. Trong một mức độ nhất định, đây là công trình khoa học có thể tham khảo kinh nghiệm tổ chức hệ thống chính trị nói chung, tổ chức quyền lực nhà nước của một số nước trên thế giới nói riêng. Cùng với các chương trình, các đề tài nghiên cứu khoa học, những năm gần đây cũng đã ra đời một số cuốn sách chuyên khảo có giá trị viết về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như cuốn: “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân” của GS,TSKH Đào Trí Úc, NXB Chính trị Quố gia, H.2007 và viết sâu về từng vấn đề phân công quyền lực hay kiểm soát quyền lực nhà nước. Chẳng hạn như cuốn: “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2006. Cuốn sách do nhiều tác giả viết, trong đó có chương VII do GS.TS Trần Ngọc Đường viết về tổ chức và phân công quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Cuốn “Sự hạn chế quyền lực nhà nước” 8 của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, nhà xuất bản Đại học Quốc gia ấn hành năm 2000. Đây là cuốn sách viết dưới phương diện khoa học Luật Hiến pháp, tập trung lý giải về sự cần thiết phải giới hạn quyền lực nhà nước và nội dung của việc hạn chế quyền lực nhà nước. Cuốn “Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” của TS Trịnh Thị Xuyến, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2006. Cuốn sách này đã đi sâu lý giải về khái niệm, nội dung, mục đích, các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước và thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta, đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta. Ngoài các cuốn sách chuyên khảo nói trên, các tạp chí khoa học gần đây cũng đã xuất hiện một số bài viết chuyên đề về một số khía cạnh về giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước. Chẳng hạn như bài: “Giám sát xã hội trong nhà nước pháp quyền” của TS Vũ Anh Tuấn, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 31 (150) tháng 7/2009; Bài “Cơ chế thực thi giám sát quyền lực nhà nước” của Ths Nguyễn Mạnh Bình, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12 (149) tháng 6/2009; Bài “Yêu cầu phân cấp, phân quyền trong thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương” của Chu Văn Hưởng, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 21 (137) tháng 12/2008; Bài “Phân công, phối hợp và kiểm soát trong thực hiện quyền lập pháp ở Việt Nam” của TS Lương Minh Tuân, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 9 (146) tháng 5/2009; Bài “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp quyền” của GS.TSKH Lê Văn Cảm và Th.s Dương Bá Thành, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 1 (162) tháng 1/2010… Tuy nhiên, tất cả các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các cuốn sách chuyên khảo, các bài báo khoa học chuyên đề nói trên chỉ có ý nghĩa tham khảo trong quá trình nghiên cứu. Bởi đề tài: “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đòi hỏi phải giải quyết một cách chuyên sâu, có hệ thống cả về lý luận, lẫn thực tiễn trong mối quan hệ với nhân dân chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, với Đảng chủ thể lãnh đạo nhà nước và với nhà nước chủ thể quản lý, mà không chỉ tập trung nghiên cứu bên trong tổ chức quyền lực nhà nước như các công trình khoa học đã liệt kê ở trên. 2.2. Nước ngoài: Ngoài các tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng chính trị- pháp lý tư sản như Jean Jacques Rousseau: “Bàn về khế ước xã hội”, John Locke: 9 “Khảo luận thứ 2 về chính quyền”, Montesqueau: “Tinh thần pháp luật”, vấn đề phân chia quyền lực kiểm soát và cân bằng quyền lực nhà nước cũng đã được đề cập nhiều trong các công trình đăng trong các tạp chí khoa học ngày nay. Ví dụ như quyển “Phân chia quyền lực theo Hiến pháp Mỹ” đăng trên trang http://www.en.vikipedia.org. Nội dung phân tích các xu hướng phát triển và xung đột giữa các nhánh quyền lực, sự thịnh suy của từng nhánh quyền lực nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của nhà nước Hoa kỳ. - Bài: “Sự phân chia quyền lực” đăng trên trang http://www.usconstiution.net đã đi sâu phân tích lịch sử phát triển của học thuyết phân chia quyền lực, các quy định trong Hiến pháp và thực tiễn phân quyền ở Anh, Pháp, Canada và Mêxicô. - Cuốn: “Kiểm soát và cân bằng quyền lực” của James Brurns (1984). Cuốn sách đã chỉ rõ các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước ở Mỹ. - Cuốn “Phân chia quyền lực, hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực của Daniel Hall” (1997) đã phân tích các quy định của Hiên pháp Mỹ về cơ chế kiểm soát và cân băng quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp và việc phân định thâm quyền của các cơ quan. Tất cả các công trình khoa học nước ngoài nói trên là các tài liệu tham khảo bổ ích của đề tài. 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: - Về phương diện lý luận: Trên cơ sở làm rõ lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong lịch sử nhân loại, nhất là trong nhà nước tư sản; xây dựng lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Tính tất yếu khách quan, bản chất, đặc điểm của phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực ở nước ta. - Về phương diện thực tiễn: Làm rõ thực trạng phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các thời kỳ: thời kỳ Hiến pháp năm 1946; thời kỳ Hiến pháp năm 1959; thời kỳ Hiến pháp năm 1980; thời kỳ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi một số điều năm 2001) đến nay. Trên cơ sở đó, chỉ ra những mặt được, chưa được, những nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực ở nước ta. 10 - Về phương hướng và giải pháp: + Xây dựng hệ thống các quan điểm, nhận thức lý luận về việc tiếp tục đẩy mạnh việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyền và nhà nước, giữa nhân dân và nhà nước và giữa các bộ phận cấu thành bên trong của quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. + Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyền và nhà nước, giữa nhân dân và nhà nước và giữa các bộ phận cấu thành bên trong của quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trên cơ sở đó, tổng hợp, chắt lọc đưa ra các kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị nước ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, phục vụ cho việc bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991 và soạn thảo các Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài: Để đạt được các mục tiêu trên đây, Đề tài có nhiệm vụ: - Một là, nghiên cứu và vận dụng những thành quả đã có về phương diện lý luận ở trong và ngoài nước về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với quyền lực của các Đảng phái chính trị, quyền lực nhân dân, để hình thành cơ sở lý luận phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với hệ thống chính trị của nước ta trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Hai là, tổng kết thực tiễn phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với Đảng cầm quyền và với nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, qua các thời kỳ dựa trên các mốc lịch sử lập hiến nước ta. Trong đó, chú trọng thời kỳ Hiến pháp năm 1992. Từ đó, rút ra những nhận xét đánh giá làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. 11 - Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với đặc thù của hệ thống chính trị nước ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị phục vụ cho việc bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991 và soạn thảo các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện có chất lượng các mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, đề tài vận dụng những quan điểm phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng ta và đặc biệt chú ý vận dụng phương pháp lịch sử, so sánh luật học, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa thành quan điểm, nhận thức khi trình bày các vấn đề cần phải nghiên cứu giải quyết. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài coi trọng thực tiễn nước ta, đồng thời kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm của nhân loại. Trong gần ba năm thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 7 năm 2008), Đăk Lăk, Đăk Nông, Đà Nẵng (tháng 11 năm 2009), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và thành phố Hải Phòng (tháng 1 năm 2010). Đề tài cũng tổ chức đi khảo sát tổ chức quyền lực nhà nước theo mô hình hai Đảng thay nhau cầm quyền ở Anh (năm 2008) và mô hình liên minh hai hay nhiều đảng cầm quyền ở Đức (năm 2008). Đề tài đã tổ chức hai cuộc hội thảo lớn và nhiều cuộc trao đổi bàn tròn với một số chuyên gia, nhà khoa học am hiểu sâu vấn đề cần nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, đề tài tiếp cận từ quyền lực nhà nước là yếu tố trung tâm, từ đó giải quyết vấn đề phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta theo ba hướng cơ bản sau đây: - Một là, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân, chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và nhà nước, chủ thể được nhân dân giao quyền, ủy quyền. - Hai là, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng, chủ thể lãnh đạo và nhà nước, chủ thể quản lý. 12 - Ba là, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức quyền lực nhà nước giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp và quyền lực nhà nước ở Trung ương và quyền lực nhà nước ở địa phương. 5. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài: Đề tài dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, Cương lĩnh chính trị năm 1991, các quan điểm đường lối của Đảng thể hiện trong các Nghị quyết, đặc biệt là các Nghị quyết Đại hội VII, VIII, IX, X và Nghị quyết của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương các khóa, có đề cập đến vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về nhà nước pháp quyền, trong đó có vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực đã công bố và bám sát thực tiễn cải cách đổi mới bộ máy nhà nước ta nhất là hơn hai mươi năm đổi mới vừa qua. 6. Sản phẩm thể hiện kết quả nghiên cứu đề tài: 6.1. Sản phẩm trung gian đã được xã hội hóa - 10 bài báo đã công bố trên các tạp chí thể hiện quan điểm chính thống của đề tài trên một số vấn đề cụ thể liên quan đến nội dung cơ bản của đề tài. - 4 bản báo cáo gửi Ban chủ nhiệm chương trình và Hội đồng lý luận Trung ương theo tiến độ thực hiện đề tài để tổng hợp gửi các cơ quan hữu quan phục vụ cho việc soạn thảo các văn kiện của Đảng. - Xuất bản 1 cuốn sách: “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. - Giảng dạy chuyên đề: “Phân công quyền lực Nhà nước” cho hai lớp học viên cao học Luật học của Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia và lớp cao học quản lý nhà nước cho Đại học Quốc gia Hà Nội. - Hướng dẫn một nghiên cứu sinh làm đề tài luận án Tiến sỹ về phân công quyền lực nhà nước (đang hướng dẫn). 6.2. Sản phẩm chính của đề tài đưa ra nghiệm thu - Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu. - Báo cáo tóm tắt. - Kiến nghị. 13 7. Kết cấu báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo báo cáo gồm 3 phần 9 chương 14 PHẦN THỨ NHẤT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP QUYỀN LỰC VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TRONG CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC 15 CHƯƠNG I: QUAN NIỆM VỀ QUYỀN LỰC; PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ I. Quan niệm về quyền lực trong lịch sử Có nhiều quan niệm khác nhau về quyền lực, vì sự đa dạng trong nhận thức vấn đề. Tuy nhiên, dấu hiệu chung nhất của quyền lực trong xã hội là năng lực thay đổi hành vi của người khác hoặc nhóm người khác nhằm đạt được mục tiêu của mình dù có sự chống đối hay không có sự chống đối. Theo ĂngGhen, cơ sở của quyền lực xã hội xuất phát từ chính hoạt động sản xuất của con người trong xã hội: “Một mặt, một quyền uy nhất định, không kể quyền uy đó được tạo ra bằng cách nào, và mặt khác, một sự phục tùng nhất định, đều là những điều mà trong bất cứ tổ chức xã hội nào, cũng đều do những điều kiện vật chất trong đó tiến hành sản xuất và lưu thông sản phẩm, làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta” 1. Như vậy, chính sự tồn tại của xã hội đòi hỏi phải có quyền lực chung để điều khiển, buộc con người phải tuân theo những quy định, những luật lệ nhất định đảm bảo an ninh và an sinh cho mỗi người cũng như toàn thể cộng đồng. - Quyền lực bạo lực là loại quyền lực mà người ta tuân phục nó chỉ vì nó là sức mạnh chứ không vì bất cứ lý do nào khác. Các hình thức quyền lực khác sẽ trở thành bạo lực ngay khi nó không còn được sự thuận tình của đa số quần chúng nhân dân, của các đối tượng quyền lực. - Trí tuệ, dựa vào sự thuyết phục thay đổi hành vi và ý chí của người khác thông qua việc đưa ra những lý do, những điều tốt cho sự thay đổi đó. Các hình thức quyền lực này được đánh giá là tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà nó được thực thi. Sự phân biệt này dựa trên lý do mà đối tượng quyền lực phản hồi lại chủ thể quyền lực trong khi thực thi nó. Ở hình thức cưỡng chế là để tránh bạo lực, ở hình thức thuyết phục là do sự tin tưởng, ở hình thức thẩm quyền là do vị thế của 1 . C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, T18, NXB Chính trị Quốc gia, HN 1995, tr 421 16 người nắm giữ quyền lực, hình thức dùng vũ lực là do không còn lựa chọn nào khác. - Các loại nguồn của quyền lực: Có nhiều loại nguồn quyền lực: nguồn lực kinh tế, nguồn lực trí tuệ, nguồn lực liên kết, nguồn lực cưỡng chế vật chất. Việc thực thi quyền lực hầu hết đòi hỏi phải có nguồn lực kinh tế… Ở cấp độ cơ bản hơn, việc kiểm soát một lượng vốn hay lao động trọng yếu sẽ mang lại cùng với nó tiềm năng có quyền lực đáng kể. Theo lý thuyết Mác xít, nguồn lực kinh tế là cơ bản trong việc giải thích các đối tác quyền lực trong xã hội. 1. Quan niệm của các học giả cổ đại và thời kỳ đầu của xã hội tư sản về bản chất của quyền lực nhân dân, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước a. Quyền lực của nhân dân Ở phương Tây cổ đại (trừ các nền dân chủ ở Hy lạp, La Mã cổ đại) và trong suốt thời kỳ Trung cổ hầu như không nói đến quyền lực của nhân dân. Trong quan niệm của hầu hết các nhà tư tưởng chính trị cổ đại và trung cổ, nhân dân do phẩm chất thấp kém của mình nên không có quyền lực trong xã hội. Để có một cuộc sống tốt hơn, họ phải tuân theo sự chỉ huy của các thủ lĩnh chính trị, của vua, tuân theo quyền lực của Giáo hoàng và Nhà thờ là đại diện của Chúa dẫn dắt con người. Trong mối quan hệ này họ chỉ có nghĩa vụ phục tùng, tuân thủ chứ không có quyền gì cả. Tuy nhiên, trong thời kỳ này quyền lực của nhân dân được các nhà tư tưởng chính trị cổ đại đề cập đến khi bàn luận về nền dân chủ Hy lạp và La Mã cổ đại, đặc biệt trong nhà nước dân chủ Athen. Trong nền dân chủ này, nhân dân với danh nghĩa là công dân tự do (chỉ những nam giới trưởng thành, là người tự do, loại trừ nô lệ, phụ nữ và trẻ em) là người tham gia vào việc thiết lập và thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được quan niệm là sự hình thành một cách tự nhiên do con người sống thành xã hội tạo nên. Vì vậy nhân dân (những công dân tự do) là chủ nhân của quyền lực nhà nước và trực tiếp thực thi, điều hành mọi công việc của nhà nước. Đến thời kỳ cận hiện đại, quyền lực của nhân dân mới được đặt ra một cách quyết liệt và rõ ràng. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước chính là quyền lực của các cá nhân trong xã hội nhượng 17 lại cho nhà nước để bảo vệ các quyền tự nhiên của mình. Nhà nước chỉ là cơ quan được nhân dân thiết lập nên thông qua “khế ước” để thực thi quyền lực của nhân dân. Điều quan trọng là nhân dân giữ lại cho mình quyền có thể thay thế nhà nước nếu như nó không thực hiện đúng khế ước đã ký kết. Như vậy, chủ nghĩa tự do cho rằng nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng việc lý giải về quyền lực nhà nước đã có sự phân tách thành hai xu hướng khác nhau. Xu hướng thứ nhất cho rằng quyền lực nhà nước là có giới hạn, vì nhân dân không ủy hết hay toàn bộ quyền lực mà chỉ ủy một phần quyền lực của mình cho nhà nước. Nhân dân ủy quyền cho nhà nước như thế nào thì nhà nước có quyền lực như thế ấy. Các đại diện tiêu biểu của quan điểm này là Locke, Montesqueau, Mill… Trong khi đó xu hướng thứ hai của Hobbes và đặc biệt là Rousseau thì cho rằng, nhân dân phải ủy hết toàn bộ quyền lực của mình cho nhà nước (tuy lý do của Hobbes và Rousseau là khác nhau) vì vậy, quyền lực nhà nước là toàn quyền và không có giới hạn. Theo quan điểm của các nhà tư tưởng thuộc xu hướng thứ nhất, nhân dân không thể và không đủ khả năng trực tiếp thực thi quyền lực nhà nước như ở nền dân chủ Athen, nên nhân dân phải giao quyền thực thi cho cơ quan đại diện là nhà nước. Nhà nước thực thi quyền lực của nhân dân nhằm đảm bảo lợi ích của các cá nhân và lợi ích chung của cả cộng động. Trong quan hệ này, để hạn chế quyền lực nhà nước có thể đi ngược lại những cam kết ban đầu, quyền lực nhà nước phải bị giới hạn bởi hai yếu tố cơ bản. Thứ nhất, quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi chính mục đích của nó là để bảo đảm các quyền cơ bản của công dân. Thứ hai quyền lực nhà nước chỉ được thực thi trong vòng trật tự hiến định. Nếu vượt quá thẩm quyền và vi phạm các cam kết, nhân dân có quyền được thay đổi nhà nước đó thông qua bầu cử hoặc làm cách mạng. Nhân dân có quyền làm cách mạng để giành lại quyền lực bằng cách lật đổ bộ máy nhà nước cũ, thay thế bộ máy nhà nước mới. Locke cho rằng nhân dân chỉ tuân thủ một nhà nước hiến định hoặc có giới hạn. Ông phê phán quan điểm của Hobbes cho rằng các cá nhân chỉ có thể tìm thấy một cuộc sống “an bình và tiện nghi” nếu họ được cai trị bởi một thứ quyền năng duy nhất từ bên trên. Nếu như vậy thì “có lẽ con người thật ngu ngốc đến mức mà thay vì sự bảo hộ của các con cáo thì lại trao sự 18 an bình của mình vào tay những con sư tử”2. Trao cho ai đó tất cả và quyền lực tuyệt đối vừa bất hợp lý vừa trái với ý nguyện của Chúa. Theo Locke, “Bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người”, đó cũng là tiêu chí căn bản xác định giới hạn phạm vi hoạt động của nhà nước. Đi qua giới hạn này, chính quyền dễ trở thành chuyên chế, kẻ thù của tự do và đối tượng của cách mạng. Điểm khác căn bản của Rousseau đối với các nhà tư tưởng trên là nhân dân trao tất cả quyền lực của mình cho nhà nước. Vì theo ông, tự do của cá nhân phải là tự do chủ động - nhận thức và làm theo quy luật khách quan - chứ không chỉ đơn thuần là tự do không bị ép buộc làm những điều không nên làm. Ý chí tối cao, quyền lực nhà nước là để cưỡng chế, buộc mọi người phải tự do, làm theo cái đúng, cái hợp lý. Do đó, nhân dân trao toàn bộ quyền lực cho nhà nước, đến lượt nhân dân nhận lại một phần quyền lực của mình và mỗi người đều ủy hết quyền của mình cho nhà nước nên họ nhận lại một phần ngang nhau, bình đẳng như nhau trước nhà nước. Như vậy, nhân dân ủy hết quyền lực của mình (khi chưa nhận thức được “tất yếu khách quan”) cho nhà nước để nhà nước chuyển hóa thành quyền của nhân dân (lúc này đã nhận thức được tất yếu khách quan) và làm theo nó nhân dân được tự do. Đây là điều rất đáng khát khao, song vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có một nhà nước thực sự sáng suốt, không sai lầm, là cơ quan có khả năng giáo dục và cưỡng chế nhân dân hành động đúng theo quy luật khách quan. b. Quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước Trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng chính trị phương Tây từ cổ đại, đến trung và cận hiện đại, khái niệm quyền lực chính trị được quan niệm đồng nghĩa với quyền lực nhà nước. Theo Platon (428 – 347 tr.CN), trong xã hội có 7 loại quyền lực: quyền lực gia đình, quyền lực giữa tầng lớp quý tộc đối với tầng lớp dưới, giữa người già với người trẻ, quyền lực giữa chủ nô và nô lệ, giữa người mạnh và kẻ yếu mà theo ông quyền lực này không được chấp thuận. Mạnh nhất là quyền lực giữa người thông thái dẫn dắt và ra lệnh cho người khác đi theo và chấp hành. Và cuối cùng là thần quyền, quyền lực của Chúa. 2 Locke, Hai chuyên luận về chính quyền, tr .372. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan