Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân công lao động giữa vợ và chồng trong hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất muố...

Tài liệu Phân công lao động giữa vợ và chồng trong hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản

.PDF
96
416
92

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Thị Hồng Yến PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG HỘ GIA ĐÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ SẢN XUẤT MUỐI SANG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI HUYỆN HẢI HẬU - NAM ĐỊNH) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRỊNH DUY LUÂN Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Phân công lao động giữa vợ và chồng trong hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản” (Nghiên cứu trƣờng hợp tại huyện Hải Hậu – Nam Định) là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các biên bản phỏng vấn sâu, số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát mà tôi dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực địa từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2016 tại xã Hải Chính và xã Hải Chiều, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Học viên Nguyễn Thị Hồng Yến i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn khoa học: Giáo sƣ, Tiến sĩ Trịnh Duy Luân đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng xin cảm ơn Học viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình theo học ở đây. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo – những ngƣời đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo tham gia Hội đồng xét duyệt đề cƣơng luận văn đã có những ý kiến hết sức quý báu để tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và nhân dân xã Hải Chính, xã Hải Triều, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định vì đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu tại địa phƣơng. Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên xã hội học của Khoa Lý luậ chính trị và xã hội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ cho cuộc khảo sát của tôi. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và những ngƣời thân yêu của tôi đã ủng hộ, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Học viên Nguyễn Thị Hồng Yến ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vi DANH MỤC HỘP ................................................................................................ vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................ 17 1.1. Các khái niệm làm việc ................................................................................... 17 1.2. Các lý thuyết sử dụng trong đề tài .................................................................... 20 1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 25 CHƢƠNG 2 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ SẢN XUẤT MUỐI SANG NTTS .......................... 27 2.1 Thực trạng quy hoạch theo vùng của xã Hải Chính, Hải Chiều và quá trình chuyển đổi từ sản xuất muối sang NTTS ............................................................................ 27 2.2. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hoạt động sản xuất muối và NTTS ............................................................................................................................. 31 CHƢƠNG 3 HỆ QUẢ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG HỘ GIA ĐÌNH CHUYỂN TỪ SẢN XUẤT MUỐI SANG NTTS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ............................................................................................................................. 52 3.1Quyền ra quyết định giữa vợ và chồng trong HGĐ sản xuất muối và HGĐ NTTS 52 3.2 ..Các yếu tố tác động đến sự thay đổi vị thế của ngƣời phụ nữ sau quá trình chuyển từ sản xuất muối sang NTTS .................................................................................. 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 66 1. Kết luận............................................................................................................. 66 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 71 Tài liệu bằng tiếng Việt.......................................................................................... 71 Tài liệu bằng tiếng Anh.......................................................................................... 73 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 74 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI BĐ: Bình đẳng BHYT: Bảo hiểm y tế ĐVT: Đơn vị tính NTTS: Nuôi trồng thủy sản NTM: Nông thôn mới PVN: Phỏng vấn nhóm PVS: Phỏng vấn sâu UBND: Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng nhân công lao động theo vùng sản xuất của xã Hải Chính năm 2015............................................................................................................ 28 Bảng 2.2 Phân công lao động giữa vợ và chồng trong lao động sản xuất muối ....... 36 Bảng 2.3 Mô hình phân công lao động giữa vợ và chồng trong sản xuất muối ....... 39 Bảng 2.4 Phân công lao động giữa vợ và chồng các công việc gia đình trong sản xuất muối ................................................................................................... 40 Bảng 2.5. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong các công việc cộng đồng của HGĐ sản xuất muối ............................................................................. 41 Bảng 2.6 Mô hình phân công lao động giữa vợ và chồng trong NTTS .................... 43 Bảng 2.7 Phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động sản xuất NTTS ... 44 Bảng 2.8 Phân công lao động giữa vợ và chồng trong tham gia công việc cộng đồng............................................................................................................ 47 Bảng 2.9 Nguyên nhân ngƣời chồng muốn vợ tham gia nhiều hơn vào các công việc cộng đồng ........................................................................................... 49 Bảng 2.10. Động cơ để ngƣời vợ tham gia các công việc cộng đồng ........................... 49 Bảng 3.11 Quyền ra quyết định chính giữa vợ và chồng trong sản xuất muối và NTTS.......................................................................................................... 53 Bảng 3.12 Quyền quyết định chi tiêu các công việc trong gia đình .............................. 58 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Lý do chuyển đổi từ sản xuất muối sang NTTS .................................... 29 Biểu đồ 2.2: Đánh giá về kinh tế của hộ sau khi chuyển từ sản xuất muối sang NTTS ..................................................................................................... 30 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ kiếm việc làm thêm của vợ và chồng khi có thời gian rảnh trong sản xuất muối và NTTS ............................................................... 34 Biểu đồ 2.4 Đánh giá phân công lao động giữa vợ và chồng sau khi chuyển từ làm muối sang NTTS............................................................................. 50 Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ trao đổi công việc làm ăn giữa vợ và chồng sau khi chuyển sang NTTS ............................................................................................. 56 vi DANH MỤC HỘP Hộp 2.1: Sự khác biệt chung giữa sản xuất muối và NTTS........................................ 31 Hộp 2.2: Phân công lao động giữa vợ và chồng trong sản xuất muối ........................ 32 Hộp 2.3: Phân công lao động giữa vợ và chồng trong NTTS ..................................... 32 Hộp 2.4 Ngƣời già tham gia lao động sản xuất muối ................................................ 37 Hộp 2.5 Nghề phụ tạo ra thu nhập cho ngƣời dân khi kết thúc vụ muối ................... 38 Hộp 2.6 Làm muối thu nhập thấp ngƣời phụ nữ không có tiếng nói riêng ............... 40 Hộp 2. 7 Tƣ tƣởng mới của ngƣời chồng khi chuyển sang NTTS ............................. 48 Hộp 3.1: Quyền tự quyết của phụ nữ trong công việc sau khi chuyển sang NTTS .... 60 Hộp 3.2: Phân công trách nhiệm trong gia đình ......................................................... 64 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình đẳng giới vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển xã hội một cách bền vững. Thực tế lại cho thấy, phụ nữ không bình đẳng với nam giới và chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới. Họ gặp nhiều những khó khăn và thách thức trong cuộc sống (Mai Huy Bích, 1999). Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, phụ nữ đã trở thành một nhân tố quan trọng đóng góp vào kinh tế gia đình nói riêng, có những vị thế và vai trò trong xã hội nói chung (Lê Thị Quý, 2010). Chính vì vậy, nghiên cứu về vai trò của nữ giới trong phát triển kinh tế chính là một cách nhằm giúp cho việc tạo nên sự bình đẳng hơn giữa nam và nữ. Ở Việt Nam, mô hình sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản theo kinh tế hộ gia đình diễn ra rất phổ biến ở các vùng ven biển. Do đó, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt động sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản với quy mô và mức độ rất lớn. Trong sản xuất nông nghiệp, nghề nuôi trồng thủy sản cũng là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những năm gần đây ở Việt Nam cũng nhƣ ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của Hội nghị nuôi trồng thủy sản Châu Á Thái Bình Dƣơng 2013: “Nƣớc ta có 82% lực lƣợng lao động nữ trong nuôi trồng và chế biến thủy sản, trong đó phụ nữ đóng góp từ 50% đến 85% trong tổng số các hoạt động nuôi trồng thủy sản và lớn hơn nhiều so với sự đóng góp của họ trong đánh bắt thủy sản” (Hội nghị, 2013). Trong ngành sản xuất muối, đóng góp công lao động của phụ nữ là không hề nhỏ. Theo báo cáo của Cục chế biến Thƣơng mại Nông lâm thủy sản và nghề muối năm 2012: Tỷ lệ phụ nữ miền Bắc tham gia sản xuất muối chiếm từ 75% đến 90%, cao hơn so với tỷ lệ phụ nữ miền Trung và miền Nam chỉ chiếm từ 60% đến 85%. Vậy, sự khác biệt về loại hình sản xuất có ảnh hƣởng tới phân công lao động theo giới và đặc biệt sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình? Đến nay, các nghiên cứu về giới trong các hộ gia đình ngƣ dân ở Việt Nam mới tập trung vào vai trò của phụ nữ với tƣ cách là ngƣời nội trợ và tham gia khu vực dịch vụ hỗ trợ nghề thủy hải sản, hoặc tập trung vào vai trò của nam giới với tƣ cách là ngƣời tạo ra nguồn thu nhập, tổ chức các hoạt động sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. 1 Trên thực tế, quy trình sản xuất muối đơn giản hơn nhiều so với quy trình nuôi trồng thủy sản về sự đa dạng và các kiến thức khoa học kỹ thuật cần thiết mà cả những kinh nghiệm đƣợc đúc kết lâu năm. Do đó, trong sản xuất muối ngƣời phụ nữ thƣờng đóng vai trò chủ chốt và ra các quyết định trong quá trình sản xuất. Điều này trong nghề nuôi trồng thủy sản lại không đƣợc thể hiện rõ. Vì vậy, có quan điểm mang định kiến giới rằng: nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực của nam giới vì đòi hỏi cao hơn về trình độ kỹ thuật. Đây là một quan niệm sai lầm khi đánh giá thấp vai trò của phụ nữ trong tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Làm muối và nuôi trồng thủy sản là hai nghề khác nhau nên quy trình sản xuất cũng có sự khác biệt. Trên thực tế, đang có xu hƣớng chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản đang diễn ra ngày càng phổ biến do nghề muối có thu nhập thấp hơn so với nghề nuôi trồng thủy sản. Quá trình chuyển đổi này khiến phụ nữ phải thay đổi và thích ứng về nhiều mặt từ kỹ thuật, hiểu biết để đáp ứng nhu cầu của công việc cho đến phân công lao động và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình và cộng đồng. Việc kinh tế gia đình phát triển tốt hơn liệu có thể giúp nâng cao vai trò và vị thế của ngƣời phụ nữ là ngƣời đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình? Và dƣờng nhƣ có mối liên hệ ít nhiều chặt chẽ giữa việc chuyển đổi loại hình sản xuất từ nghề làm muối sang NTTS và vị thế, vai trò của ngƣời phụ nữ trong sản xuất và trong gia đình? Xuất phát từ thực tiễn và những câu hỏi này nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Phân công lao động giữa vợ và chồng trong hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản” (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Hải Hậu – Nam Định). 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phân công lao động theo giới trong gia đình dƣới góc độ xã hội học luôn đƣợc các nhà khoa học chú trọng và tìm hiểu, đặc biệt là trƣớc những biến đổi không ngừng của xã hội hiện nay. Dựa trên thực trạng nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình ai làm việc gì trong gia đình, các nghiên cứu đều cho rằng vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng khi thực hiện các công việc trong gia đình và mô hình phân công lao động truyền thống ít có sự thay đổi hay chuyển biến trong xã hội hiện nay. Đặc biệt, sự khác biệt về phân công lao động trong quá trình chuyển đổi hình thức sản xuất mới ít nhiều sẽ tạo nên những thay đổi đáng kể giữa vai trò của cả hai giới. 2 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước thuộc lĩnh vực đề tài Những nghiên cứu về giới trên thế giới xuất phát từ các phong trào xã hội của phụ nữ. Phong trào nữ quyền, phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, đòi giải phóng phụ nữ khỏi lệ thuộc vào nam giới đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Quan điểm giới có nguồn gốc từ các lý thuyết nữ quyền xuất hiện và phát triển rất sôi động ở các xã hội phƣơng Tây, bắt đầu từ thế kỷ XVIII. Lý thuyết nữ quyền tạo nên các phong trào xã hội mạnh mẽ, đấu tranh chống lại sự thống trị của nam giới, phê phán quyết liệt chế độ áp bức phụ nữ, đòi quyền lợi cho phụ nữ, tạo lập bình đẳng giới. Kể từ đó, phong trào nữ quyền ngày càng phát triển rộng khắp trong các nƣớc Châu Âu, Bắc Mỹ và lan rộng ra các nƣớc khác, hình thành nên các phong trào nữ quyền mới ở thế kỷ XX. Từ mục tiêu ban đầu là bảo vệ và mở rộng các quyền của phụ nữ, xóa bỏ cái gọi là “chế độ nam trị”, phong trào nữ quyền dần trở thành môi trƣờng để hình thành nên những lý thuyết xã hội về sự khác biệt và bất bình đẳng giới nhƣ các thuyết nữ quyền (Feminist theory) và những dòng tƣ tƣởng “Phụ nữ trong phát triển”. Mặc dù có chung mục đích là vì sự phát triển của phụ nữ chống lại chế độ nam trị, nhƣng lý thuyết nữ quyền có nhiều trƣờng phái khác nhau; thậm chí, có những trƣờng phái mâu thuẫn nhau gay gắt. Có thể nêu một số lý thuyết nữ quyền có ảnh hƣởng mạnh đến xã hội phƣơng Tây thời gian qua là: Nữ quyền tự do, Nữ quyền mác-xit, Nữ quyền xã hội chủ nghĩa, Nữ quyền phúc lợi, Nữ quyền triệt để, Nữ quyền hiện sinh, Nữ quyền phân tâm;... và gần đây xuất hiện một số lý thuyết nữ quyền mới, nhƣ: Nữ quyền hậu hiện đại, Nữ quyền da đen, Nữ quyền phụ nữ thế giới thứ ba...(R.L.PANIGRAHY DASARATHI BHUYAN, 2006). Vấn đề về giới nảy sinh từ rất lâu cùng với sự phát sinh, phát triển của loài ngƣời và xã hội. Sự bất bình đẳng về giới trong lịch sử phát triển của nhân loại đòi hỏi nhân loại tiến bộ phải thay đổi nhận thức và hành vi về giới. Do đó, những nghiên cứu về giới trên thế giới xuất phát từ các phong trào xã hội của phụ nữ (Janet Henshall Momsen, 2004). Trên thế giới có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề giới và vị thế, vai trò của phụ nữ trong phân công lao động. Các thuyết về phong trào nữ quyền, phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ nhằm đấu tranh bảo vệ và mở rộng các quyền cho phụ nữ. Phong trào nữ quyền là một lực lƣợng xã hội để thay đổi mối quan hệ giới nhằm nâng cao địa vị của ngƣời phụ nữ trong gia đình (Collin, 1991). Chính các lý 3 thuyết nữ quyền này đã tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội và đã tạo nên những quan điểm lý luận và làn sóng nữ quyền đấu tranh giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới rất sôi động ở các xã hội này. Giai đoạn này các nhà phụ nữ học gọi là: “Làn sóng nữ quyền thứ nhất” (The First Wave of Feminism) và “Làn sóng nữ quyền thứ hai” (The Fisrt Wave of Feminism). Trong giai đoạn này không thể không nhắc đến những quan điểm về bình đẳng giới trong gia đình đƣợc nhắc đến bởi một nhà nghiên cứu nữ quyền có tên tuổi nhất, đó là Mary Wollstonecrafi trong cuốn sách “A Vindication of the Right of Women” đƣợc dịch là “Một biện minh cho quyền phụ nữ” (xuất bản năm 1872). Chính Mary Wollstonecraft đã đƣa ra quan điểm rằng các quyền của phụ nữ cần phải đƣợc thực hiện trƣớc hết và ngay tại gia đình. Sự đa dạng của các học thuyết về nữ quyền nhƣ nữ quyền xã hội chủ nghĩa của Michele Barrell, nữ quyền cấp tiến của Sylvia Walby, nữ quyền tự do của Betty Friedan (bà là nhà khoa học đã có những tranh luận nổi tiếng với Tallcon Parsons trên bình diện quan điểm của thuyết Cấu trúc chức năng) đã mang đến những nghiên cứu về phụ nữ và gia đình một làn gió mới không chỉ về nội dung nghiên cứu mà còn là cả một hƣớng tiếp cận đặc biệt. Đặc biệt, quan điểm Giới và Phát triển (Gender and Deverlopment GAD), sau khi xuất hiện đã tạo nên phong trào xã hội rộng lớn và có đóng góp tích cực đến sự phát triển không chỉ của phụ nữ mà của cả xã hội, không chỉ ảnh hƣởng mạnh ở xã hội phƣơng Tây phát triển mà còn ở nhiều xã hội đang phát triển, nhất là châu Á, châu Phi và Nam Mỹ (Gloria Bowles, 1983). Theo các nhà xã hội học nữ quyền, mặc dù có nhiều nghiên cứu về gia đình nhƣng cách nhìn nhận mang tính thiên vị nam giới nên không khách quan về mặt giới. Cụ thể nhƣ nhà xã hội học Parsons, ông cho rằng, nam giới giữ vai trò “công cụ”, tham gia các công việc xã hội để kiếm thu nhập đám bảo cho cuộc sống gia đình; phụ nữ giữ vai trò “tình cảm” trong gia đình, nhằm lo thỏa mãn những nhu cầu tình cảm cho các thành viên trong gia đình và vai trò này hết sức quan trọng không thể quy giản. Việc phân chia nhƣ vậy đƣợc coi là có lợi cho xã hội (Mai Huy Bich, 2009). Nhƣng dƣới cái nhìn của các nhà nữ quyền thì đây chỉ là sự biện minh nguyên trạng và giữ phụ nữ ở nà nhằm hợp pháp hóa sự thống trị của nam giới và cái có lợi cho nam giới thì đƣợc coi là có lợi cho xã hội. Vì vậy, cần đƣa ngƣời phụ nữ vào mẫu nghiên cứu, nhất là công việc nhà của phụ nữ. 4 Nghiên cứu theo quan điểm của phụ nữ cho thấy, nam giới và phụ nữ cảm nghiệm đời sống gia đình theo những cách khác nhau chứ không hoàn toàn giống nhau nhƣ nhiều ý kiển khẳng định. A.Oakley trong công trình nghiên cứu “Housewife” đã kết luận, phụ nữ nhìn nhận việc nhà khác hẳn nam giới. Đối với họ, đó là một loại công việc không thể thiếu, nhƣng nặng nhọc, buồn tẻ và không đƣợc chồng họ cũng nhƣ xã hội coi trọng. Rõ ràng, gia đình luôn thể hiện quan hệ quyền lực không ngang nhau, do đó, dẫn đến sự phân phối không công bằng các công việc và nguồn lực giữa nam và nữ. Nhƣ vậy, từ trƣớc những năm 1960, thuyết nữ quyền và quan điểm giới đã chỉ ra sự khác nhau về những trải nghiệm thực tế cuộc sống và cảm nhận về đời sống gia đình giữa nam giới và phụ nữ. Do đó, nhiều thập kỷ sau các nghiên cứu về giới đều tập trung phân tích sự phân bố không đồng đều các nguồn lực và quyền quyết định trong gia đình giữa nam và nữ, cũng nhƣ giữa các thế hệ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quyền lực của nữ giới thƣờng gắn chặt với phúc lợi trẻ em với bằng chứng từ các ƣu tiên trong chỉ tiêu của họ. Hơn nữa, phụ nữ không bình đẳng với nam giới, bị nam giới áp bức, kể cả ngoài xã hội và trong gia đình. Việc kiểm soát nguồn lực cho phép nam giới tạo ra một diện rộng các vai trò của mình và thu hẹp đáng kể những lựa chọn dành cho phụ nữ. Việc phân chia vai trò đƣợc xem là điểm mấu chốt trong khung lý thuyết của phái nữ quyền. Họ cho rằng bất bình đẳng giới trong gia đình cần phải đƣợc giải thích dƣới dạng sự phân công vai trò giới mà đến lƣợt mình, chỉ có thể hiểu đƣợc bằng việc chúng ta đã nuôi dạy con cái nhƣ thế nào, bằng sự phân công lao động theo giới tính, bằng các định nghĩa văn hóa về cái gì gọi là thích hợp đối với mỗi giới và bằng các sức ép xã hội mà chúng ta đặt lên một trong hai giới (Nguyễn Thị Diễn, 2007). Từ những năm 1970, lao động vô hình của phụ nữ nông nghiệp đã đƣợc tập trung nghiên cứu nhƣng chƣa đƣợc chú trọng nghiên cứu về ngành đánh bắt cá và NTTS vì nó đƣợc mặc định là công việc của nam giới nên diễn ra tƣơng đối muộn. Theo FAO, World Fish và World Bank (2008) có khoảng 200 nghìn ngƣời tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp tới đánh bắt và nuôi trồng thủy sản năm 2008. Thủy sản đã đóng góp đáng kể tới sinh kế hộ gia đình khắp nơi trên thế giới. Việc làm từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ngày càng mở rộng, đặc biệt tại các nƣớc đang phát triển vào thời điểm sau thu hoạch nó tạo ra khoảng 68 – 70 triệu việc làm thêm. Vì phụ nữ 5 chiếm phần lớn lực lƣợng lao động sau thu hoạch nên họ nắm giữ vai trò chủ chốt trong đánh bắt và NTTS. Có tới 47% lao động trong ngành đánh bắt và NTTS (bao gồm cả sau thu hoạch) là phụ nữ. Trong các nghiên cứu nƣớc ngoài thƣờng nghiên cứu về phụ nữ qua khía cạnh kinh tế với lý thuyết nguồn lực tập trung nên chỉ xảy ra bình đẳng khi thu nhập của vợ và chồng là tƣơng đồng nhau. Tức là mức chênh lệch thu nhập thu nhập càng nhỏ thì vợ chồng càng bình đẳng (Wittig, 1980). Ở nhiều nƣớc châu Phi, tại những làng chài ven biển, ngƣời phụ nữ hay đảm nhận những công việc gần bờ, hầu hết là những công việc không đƣợc trả lƣơng trƣớc và sau khi đánh bắt cá. Nhƣng trong buôn bán phụ nữ lại chủ động hơn nên ít nhiều cũng cải thiện đƣợc vị thế của họ trong gia đình và ngoài xã hội (1998). Những nghiên cứu về phụ nữ trên thế giới đang ngày đƣợc quan tâm hơn, đặc biệt là vai trò của phụ nữ trong công việc gia đình và trong sản xuất. Tại một vài cộng đồng, phụ nữ đƣợc định nghĩa nhƣ “vợ ngƣời đánh cá” khi nam giới thực hiện hầu hết các công việc lên quan đến đánh bắt cá. Tuy không tham gia trực tiếp, nhƣng tại Gana, thu nhập từ “vợ ngƣời đánh cá” rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho toàn bộ ngành thủy hải sản khi họ đầu tƣ vào thuyền máy và những dụng cụ khác, hay cho chồng và những ngƣ dân khác mƣợn tiền. Tại một vài nơi khác nhƣ Benin, Cambodia, Công, Mali, Papua New Guinea, quần đảo Solomon, Tanzania, Thailand và Uganda, phụ nữ tham gia vào tất cả các công việc sử dụng máy móc nhƣ ca-nô, thuyền máy, lƣới điện,.. hay lặn tìm những hàng hóa giá trị cao nhƣ nam giới. Cũng có những cộng đồng mà phụ nữ sở hữu thuyền và ca-nô, chúng trở thành nguồn lợi đáng kể khi họ cho thuê. Nhƣng thông thƣờng, phụ nữ hay đảm nhận những công việc gần bờ, hầu hết là những công việc đƣợc trả lƣơng nhƣ chữa lƣới, gom mồi, chuẩn bị lƣơng thực cho tàu đánh cá,… Thậm chí, nó còn không đƣợc công nhận nhƣ việc làm. Tuy nhiên, phụ nữ lại nổi trội hơn hẳn nam giới trong việc chế biến và buôn bán hải sản trên khắp thế giới, mặc dù những hoạt động “phi chính thức” này có thể không đƣợc kể đến trong các số liệu quốc gia chính thống. Họ đƣợc cho là có kỹ năng thƣơng thuyết bán hàng hơn hẳn nam giới vì khả năng kiềm chế và tránh xung đột của mình. Ở nhiều nơi tại Châu Phi, phụ nữ thống trị chợ cá địa phƣơng và các mặt hàng nông sản khác, điều này ít nhiều cũng nâng cao vị thế của họ. 6 2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực đề tài Ở Việt Nam, phân công lao động theo giới là một chủ để thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong những năm gần đây, nhất là dƣới góc độ xã hội học. Một số nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích mô hình phân công lao động trong gia đình nhằm nêu lên thực trạng đặc biệt là trong công việc nội trợ nhƣ: Vũ Tuấn Huy, 2000; Lê Thị Quý, 2004; Lê Tiêu La – Nguyễn Đình Tấn, 2005; Nguyễn Hữu Minh, 2008; Lê Thi, 2009. Đây là khía cạnh rất quan trọng để tìm hiểu vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, cho phép chỉ ra những khác biệt và bất hợp lý từ góc độ giới trong công việc, lợi ích, địa vị xã hội của nam giới và phụ nữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình cũng góp phần chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa những đóng góp của nam giới và phụ nữ với địa vị thấp kém của phụ nữ do không đƣợc công nhận là trụ cột kinh tế. Tuy nhiên, theo một số tác giả, phân công lao động theo giới trong gia đình là một điều tất yếu khách quan, nhằm tăng tối đa thu nhập và phúc lợi xã hội của hộ nhƣng sự phân công lao động nào sẽ dẫn tới sự phục tùng và phụ thuộc của phụ nữ đối với nam giới và sự phân công nào dẫn tới sự hợp tác giữa hai giới thì vẫn chƣa đƣợc đề cập tới. Tuy vậy, những nghiên cứu này đã gợi mở hƣớng nghiên cứu về phân công lao động theo giới trong hộ gia đình chuyển từ sản xuất muối sang NTTS tại vùng ven biển Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích khía cạnh giới trong phân công lao động trong gia đình giữa các thành viên. Do đó, phân công lao động luôn đƣợc xem là hƣớng gợi mở cho các nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề bình đẳng giới hay phân tích vị thế của ngƣời phụ nữ trong gia đình nhằm nêu lên thực trạng về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hoạt động sản xuất (Mai Huy Bích, 1999). Từ đó chỉ ra sự khác biệt thậm chí là mâu thuẫn từ góc độ giới trong công việc của vợ và chồng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ đóng góp nhiều công sức cho kinh tế gia đình nhƣng không có vai trò chính trong quyền quyết định, đặc biệt là những quyết định quan trọng trong gia đình hay trong sản xuất kinh doanh nhƣ thay đổi cây trồng, vật nuôi, hƣớng kinh doanh, cơ cấu đầu tƣ, mua vật tƣ công cụ sản xuất kinh doanh và sản phẩm (Nguyễn Linh Khiếu, 2003). Vì vậy, việc tiếp cận và kiểm soát quản lý các nguồn lực phát triển, nhất là trong quản lý tài sản, đất đai,… của ngƣời phụ nữ gặp không ít khó khăn. Rõ ràng, trong mối quan hệ giới những đóng góp của ngƣời vợ, ngƣời phụ nữ về thời gian, công sức, tiền bạc với gia đình chƣa đƣợc 7 nhìn nhận đầy đủ. Hơn nữa, do phụ nữ vẫn là ngƣời chủ yếu đảm nhiệm công việc nội trợ trong gia đình nên so với nam giới, họ ít có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động kinh tế xã hội nhằm có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và có thu nhập cao. Cụ thể, theo nghiên cứu về “Gia đình và sự biến đổi gia đình Việt Nam” trang 344 có trích dẫn “Hàng ngày, có tới 88,6% ngƣời vợ đảm nhận chính việc mua thức ăn, 79,9% nấu cơm, 77,3% giặt giũ, 71,1% rửa bát, 70,9% dọn nhà, 52,1% chăm sóc ngƣời ốm, 54,6% chăm sóc con cái. Tỷ lệ ngƣời chồng đảm nhiệm chính các công việc tƣơng tứng là: 5,5%, 3,3%, 2,8%, 1,8%, 3,7%, 2,7%. Trong sản xuất, ngƣời chồng trong các gia đình nông thôn đảm nhận chính các công việc nhƣ là đất, phun thuốc trừ sâu, trồng rừng, khai thác lâm sản, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, vận chuyển xây dựng. Ngƣời vợ đảm nhận chính những công việc nhƣ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bán sản phẩm (Lê Ngọc Văn, 2012). Theo Lê Tiêu La và Nguyễn Đình Tấn (2005), nghiên cứu về nghề cá với các nghiên cứu ở góc độ xã hội học trong phân công lao động trong cộng đồng ngƣ dân ít hơn so với các nghiên cứu về nông dân . Khi nghiên cứu về ngƣ dân mới chỉ tập trung làm rõ vai trò của phụ nữ với tƣ cách là ngƣời nội trợ và tham gia công việc hỗ trợ tiêu thụ và chế biến hải sản. Một số nghiên cứu khác thì tập trung vào vai trò của nam giới với tƣ cách là ngƣời tạo ra nguồn thu nhập chính trong đánh bắt thủy sản (Lê Ngọc Văn, 1999). Các nghiên cứu thực nghiệm về phân công lao động trong gia đình ở Việt Nam chủ yếu quan tâm đến thực trạng sự phân công và mối quan hệ dựa trên một số đặc điểm của hộ gia đình và cá nhân. Những nghiên cứu này có những đóng góp nhất định khi mô tả bức tranh chung về phân công lao động. Nghiên cứu này tập trung sâu hơn vào phân tích vai trò giới giữa vợ và chồng trong sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản. Hƣớng nghiên cứu về phân công lao động và quan hệ giới thông thƣờng vẫn đi theo hƣớng: nam giới là chủ hộ là ngƣời đi biển đánh bắt và khai thác thủy hải sản, có quyền nắm giữ tài chính và có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình, đặc biệt là việc liên quan đến sản xuất. Còn ngƣời vợ ở trên bờ, tham gia sản xuất muối, chăn nuôi, chế biến, mua bán hải sản và ra các quyết định liên quan trong gia đình. Tuy nhiên, sự tham gia của ngƣời đàn ông chỉ giới hạn trong khâu đánh bắt cá trên biển và ít tham gia các hoạt động sản xuất khác khi họ ở nhà. Trong khi đó, ngƣời phụ nữ lại tham gia đảm nhiệm rất nhiều vai trò khác nhau (sản xuất muối, buôn bán, 8 chế biến hải sản,…) để đảm bảo kinh tế cho gia đình (Lê Tiêu la, 2005). Tuy nhiên, vai trò của ngƣời phụ nữ không hề đƣợc đánh giá cao, các quyết định quan trọng và thu nhập vẫn do ngƣời đàn ông nắm giữ. Thậm chí, ngƣời phụ nữ không đƣợc công nhận thành quả lao động của mình mà còn bị cho là ngƣời ăn bám chồng (Lê Tiêu La, Lê Ngọc Hùng, 1998). Xét những nghiên cứu về phân công lao động và quan hệ giới trong cộng đồng ngƣ dân vùng đầm phá, vai trò của ngƣời phụ nữ tham gia sản xuất đã có những sự thay đổi nhất định. Ngƣời phụ nữ lúc này tham gia vào tất cả các khâu của chu trình đánh cá. Từ chuẩn bị đến đánh bắt, chăn nuôi, chế biến và mua bán hải sản. Ngƣời vợ lúc này là ngƣời trợ lý đắc lực nhất cho ngƣời chồng vì không ra ngoài khơi đánh bắt số lƣợng nhân công sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài việc tham gia sản xuất, ngƣời vợ còn phải đảm nhiệm tất cả công việc nhà: chăm sóc con, đi chợ, nấu ăn, giặt giũ,… còn ngƣời chồng lại đƣợc quyền nghỉ ngơi và tham gia các công việc cộng đồng (Lê Tiêu La, 1998). Rõ ràng, những nghiên cứu về quan hệ giới ở cộng đồng ngƣ dân cho thấy, ngƣời phụ nữ có vai trò rất lớn trong công việc sản xuất và tạo ra kinh tế hộ nhƣng vị thế của họ vẫn thấp hơn so với chồng mình. Tuy nhiên, theo một hƣớng nghiên cứu khác do có sự thay đổi về hình thức sản xuất nên vai trò của ngƣời phụ nữ cũng có những thay đổi cải thiện hơn không chỉ trong gia đình mà trong cả đánh giá của xã hội (Lê Thi, 2004). Mối quan hệ giới ngày càng đƣợc cải thiện trong phân công lao động và công việc xã hội. Sự thay đổi đƣợc thể hiện khi nữ giới ngày càng tham gia nhiều vào vai trò sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản cần phải sử dụng sức nhiều hơn so với làm muối nên ngƣời phụ nữ vẫn không thể tự sản xuất mà không có sự trợ giúp của ngƣời đàn ông (Lê Ngọc Văn, 1999). Trƣớc kia, khi có chiến tranh ngƣời đàn ông ra trận, ngƣời phụ nữ ở nhà trực tiếp đi biển, nhƣng khi chiến tranh kết thúc họ lại quay trở về công việc nội trợ ở nhà. Do đó, sự phân công lao động và mối quan hệ giới luôn có những bất bình đẳng xảy ra, Trong nghề cá, địa vị của ngƣời phụ nữ vẫn thấp kém hơn ngƣời đàn ông, tuy nhiên với những nhóm phụ nữ khác nhau thì tiếng nói cũng khác nhau thể hiện vai trò của họ. Sự thay đổi vai trò của phụ nữ trong quá trình phân công lao động cho thấy, mô hình phân công lao động theo giới truyền thống không phải là bất biến mà có thể thay đổi đƣợc, đặc biệt là theo xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Gợi ý này là cơ sở cho 9 việc nghiên cứu sâu sắc hơn việc phân công lao động khi chuyển đổi hình thức sản xuất từ muối sang NTTS, từ đó làm rõ vai trò giới giữa vợ và chồng trong hộ gia đình. Đánh giá chung Từ tổng quan các công trình nghiên cứu về phân công lao động theo giới trong gia đình có thể nhận thấy, các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đều khẳng định mô hình phân công lao động trong gia đình với ngƣời vợ là ngƣời làm chính trong chức năng tái sản xuất và nam giới đảm nhận chính các công việc sản xuất, tạo ra thu nhập. Sự phân công này đã dẫn đến sự khác biệt trong quyền ra quyết định đối với các công việc giữa nam giới và phụ nữ. Đối với các gia đình chuyển đổi hình thức sản xuất từ làm muối sang NTTS, vai trò giới trong hộ gia đình còn thể hiện sự bất bình đẳng giới khi công sức của ngƣời phụ nữ vẫn chƣa đƣợc ghi nhận. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trên, luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng khi thay đổi hình thức sản xuất. Qua đó, chỉ ra mối liên hệ giữa phân công lao động và quyền ra quyết định, khả năng tiếp cận các nguồn lực và chia sẻ lợi ích giữa hai giới để thấy rõ đƣợc vai trò giới thay đổi trong cấu trúc hộ gia đình trong bối cảnh chuyển đổi nghề đặc thù tại địa bàn nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu này là tìm hiểu phân công lao động giữa vợ và chồng trong hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản (Nghiên cứu trƣờng hợp tại huyện Hải Hậu – Nam Định). 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng phân công lao động theo giới (giữa vợ và chồng) trong các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm muối và nuôi trồng thủy sản thuộc địa bàn nghiên cứu huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. - Thứ hai, tìm hiểu thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình và trong các hoạt động cộng đồng trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu. - Thứ ba, tìm hiểu quyền quyết định giữa vợ và chồng trong sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản tại địa bàn nghiên cứu. 10 - Thứ tƣ, phân tích một số yếu tố tác động tới vị thế của ngƣời phụ nữ sau khi chuyển đổi hình thức sản xuất từ muối sang NTTS 3.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời cho những câu hỏi sau đây: - Hiện nay, phân công lao động (giữa vợ và chồng) trong các gia đình sản xuất muối và NTTS ở các địa bàn khảo sát diễn ra nhƣ thế nào? Quy mô hình thức sản xuất có ảnh hƣởng gì tới phân công lao động? - Việc chuyển đổi hình thức lao động đã tạo ra ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới vai trò giới trong hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu? - Có những yếu tố nào tác động đến sự thay đổi vị thế của ngƣời phụ nữ trong quá trình chuyển sang NTTS? 3.4 Giả thuyết nghiên cứu 1. Trong sản xuất muối quy mô lớn có sự tham gia của cả hai giới, còn với quy mô nhỏ phụ nữ làm là chủ yếu, ít có sự tham gia của nam giới. 2. Trong các hộ NTTS, sản xuất theo quy mô lớn phụ nữ hầu nhƣ không tham gia vào sản xuất, còn với quy mô nhỏ, phụ nữ tham gia vào hầu hết tất cả các khâu. Vị thế của ngƣời phụ nữ khi chuyển sang NTTS đƣợc đánh giá cao hơn một phần do tác động của kinh tế. 3. Quyền quyết định và tham gia của phụ nữ sau khi chuyển sang NTTS đƣợc chú trọng hơn vì liên quan đến yếu tố kinh tế và các khoản đầu tƣ ban đầu. Nhƣng nam giới vẫn là ngƣời quyết định các công việc liên quan đến sản xuất và phụ nữ là ngƣời quyết định các công việc trong gia đình. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là sự phân công lao động giữa vợ và chồng khi hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất muối sang NTTS. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là các cặp vợ chồng trong gia đình sản xuất muối và NTTS. 4.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hộ gia đình sản xuất muối và NTTS (gồm hộ quy mô lớn và nhỏ). Trong đó, 11 tập trung chủ yếu tìm hiểu phân công lao động trong sản xuất, công việc gia đình và các công việc liên quan đến hoạt động cộng đồng; quyền quyết định (trong tham gia, quyết định nguồn lực tài tính), tiếp cận nguồn lực và chia sẻ lợi ích. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại xã Hải Chính và xã Hải Chiều thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thời gian tiến hành nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu đối với các hộ gia đình đã chuyển đổi từ làm muối kém hiệu quả sang NTTS (từ năm 2010 đến 2015) và hộ kết hợp vừa làm muối vừa NTTS. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp Nghiên cứu này sử dụng các công trình nghiên cứu có liên quan đến cộng đồng ngƣ dân và vấn đề giới, các tƣ liệu, thông tin về hoạt động sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản. Đồng thời tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu thống kê kinh tế - xã hội từ UBND huyện Hải Hậu và các nguồi tài liệu khác. Qua đó, đƣa ra cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu giới, phân công lao động theo giới và vai trò giới trên thế giới và Việt Nam. Điều này cho phép mô tả thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình nói chung và gia đình ngƣ dân ven biển Bắc Bộ nói riêng ở những bối cảnh khác nhau và hình thức sản xuất khác nhau. Việc tổng quan tài liệu nghiên cứu sẽ giúp ngƣời đọc hình dung về tình hình nghiên cứu vấn đề này trên thế giới và ở Việt Nam, cũng nhƣ thực tế vai trò giới trong hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất muối sang NTTS tại vùng ven biển Bắc Bộ hiện nay. 5.2. Thu thập thông tin sơ cấp 5.2.1 Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát thực tế trong quá trình sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản mức độ thƣờng xuyên tham gia sản xuất của ngƣời phụ nữ và nam giới. Điều kiện sản xuất giữa 2 hình thức này có sự khác biệt nhƣ thế nào? Dựa vào quy trình sản xuất hiện nay của mỗi loại hình sản xuất không có sự biến đổi nhiều (đặc biệt là sản xuất muối vẫn giữ quy trình sản xuất cũ) để so sánh sự khác biệt trong tham gia sản xuất của phụ nữ và nam giới trƣớc kia và hiện tại nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin thu thập đƣợc tại thực địa. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan