Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Phân bố văn hóa hàn quốc...

Tài liệu Phân bố văn hóa hàn quốc

.PDF
29
538
91

Mô tả:

PHÂN BỐ VĂN HÓA HÀN QUỐC
1 PHÂN BỐ VĂN HÓA HÀN QUỐC 1. ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện đại. Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc1. Hàn Quốc là một dân tộc hiếm hoi trên thế giới mà hầu như dân cư trên lãnh thổ duy nhất là dân tộc Hàn Quốc, dùng chung một ngôn ngữ (mặc dù cũng có vài khác biệt giữa các vùng nhưng chưa đủ để tách thành những ngôn ngữ khác). Khác với Việt Nam có hơn 54 dân tộc trên cả nước cùng tính phong phú về ngôn ngữ, điều này đã làm cho Hàn Quốc có một nền văn hóa đặc trưng vừa đồng nhất vừa dị biệt và phân bố khá đồng đều trên cả nước. Nhắc đến Hàn Quốc, ta có thể nghĩ đến hình ảnh một con bướm màu sắc sặc sỡ đang bay lượn. Từ thức ăn, trang phục, họa tiết, điêu khắc, điệu múa…đều được chăm chút một cách cầu kì, khéo léo, mang tính thẩm mỹ cao thể hiện một tâm hồn tinh tế và mẫn cảm của người Hàn. Văn hóa ngày nay của Hàn Quốc là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa hiện đại và văn hóa cổ truyền một cách đậm nét . 2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VĂN HÓA HÀN QUỐC Đề cập đến văn hóa của một dân tộc, người ta thường chú trọng những yếu tố dẫn đến sự hình thành và biến đổi văn hóa. Đó là môi trường tự nhiên (địa hình, khí hậu, tài nguyên…), điều kiện khác biệt về kinh tế, xã hội, chính trị trong nước (các giai đoạn lịch sử), yếu tố tâm linh (tôn giáo) và những yếu tố bên ngoài tác động. 2.1 Môi trường tự nhiên Hàn Quốc có diện tích 99.394 km2, kéo dài từ 38 độ - 33 độ vĩ bắc, phía Bắc giáp Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, phía Nam giáp eo biển Triều Tiên, phía Đông giáp biển Nhật Bản, phía Tây giáp biển Hoàng Hải. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới ẩm, gió mùa và chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Địa hình 70% là núi và cao nguyên chạy dọc theo hướng Bắc Nam, trên 20% là đồng bằng, đồng bằng không lớn, nằm dọc theo bờ biển phía Đông, phía Tây, phía Nam và theo hệ thống các con sông, gần 10% còn lại là sông hồ và thác. Tuy địa hình Hàn Quốc không phù hợp cho phát triển nông nghiệp nhưng bán đảo này lại có một lượng sông suối tương đối nhiều, cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào và tạo nên một hệ thống đường thủy, thuận lợi cho sinh hoạt và hỗ trợ nông nghiệp. Đồng thời khí hậu 4 mùa khá thuận hòa cho việc gieo trồng và canh tác nông nghiệp. Từ đây nền kinh tế nông nghiệp lúa nước cổ truyền của Hàn Quốc nảy sinh và phát triển từ xa xưa. Vì vậy, Hàn Quốc có một nền văn hóa nông nghiệp rất đặc thù. 1 PST TS Trần Thị Thu Lương, 2011, Định nghĩa văn hóa trong bài thế kỷ thế giới phát triển văn hóa – đang trên tạp chí thông tin UNESCO số 1 – 1988, Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc, NXB Tổng Hợp, Tp.Hồ Chí Minh, trang 18 2 Xuất phát từ điều đó nên có thể thấy ở Hàn Quốc các hình thức văn hóa ẩm thực, các ngày lễ tết, lễ hội dân gian, các trò chơi dân gian,... đều mang đậm đặc thù của văn hóa nông nghiệp. 2.2 Điều kiện về chính trị lịch sử Hàn Quốc từ lúc lập quốc đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm với sự hình thành và lụi tàn của nhiều vương quốc khác nhau. Mỗi vương quốc đều để lại cho Hàn Quốc các di tích lịch sử - văn hóa rất ấn tượng, góp phần làm phong phú nền văn hóa của đất nước này. 2.3 Yếu tố tâm linh và tôn giáo Hàn Quốc là đất nước mà yếu tố tâm linh và tôn giáo gắn liền với đời sống của dân tộc từ xưa đến nay. Các tín ngưỡng tôn giáo đa dạng và phong phú là kết quả sự hòa trộn của tín ngưỡng tôn giáo bản địa và du nhập từ bên ngoài. Có thể thấy bắt đầu từ tín ngưỡng bản địa lâu đời nhất ở Hàn Quốc là Shaman giáo (tín ngưỡng đa thần trong tự nhiên), cho đến những tín ngưỡng được du nhập từ bên ngoài như phật giáo, tin lành, nho giáo, thiên chúa giáo... Các yếu tố tâm linh và tôn giáo này thể hiện trong văn hóa của người Hàn Quốc rất rõ ràng từ trang phục, điệu nhảy, điêu khắc, họa tiết.... 2.4 Những ảnh hưởng từ bên ngoài Hàn Quốc có một nên văn hóa rất đặc trưng. Tuy nhiên, nó cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới đều bị ảnh hưởng ít nhiều từ các nền văn hóa khác trong quá trình bị xâm lược, tiếp nhận tôn giáo nước ngoài... Điều này giải thích cho những nét văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây thể hiện qua tôn giáo, mỹ thuật, ẩm thực…trong văn hóa Hàn Quốc. 3. PHÂN BỐ VĂN HÓA Nói đến phân bố văn hóa, có thể hiểu theo nhiều phương diện như phân bố văn hóa theo thời gian, không gian hoặc theo sự kết hợp giữa thời gian và không gian… Có thể thấy Hàn Quốc là sự đan xét những kiểu văn hóa cổ xưa và hiện đại ẩn hiện trong các kiến trúc đền chùa, gốm sứ, trang phục… Vì vậy trong bài này chúng tôi sẽ đi theo sự phân bố văn hóa cổ xưa – gắn với các triều đại, các yếu tố tự nhiên, dân gian và văn hóa thời hiện đại. 3.1 VĂN HÓA CỔ XƯA Sau thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, vùng bán đảo này là đất của ba quốc gia: Baekje, Goguryeo và Silla. Goguryeo trải rộng trên vùng đất hoang dã ở phía Đông Bắc Hàn Quốc và phía Tây Mãn Châu với khí hậu khắc nghiệt và những rặng núi cao vút, những đồng bằng rộng lớn và những con sông lớn. Trong khi đó, nước Silla tọa lạc tại vùng đồng bằng lớn thứ hai Hàn Quốc, nơi tích tụ những tinh hoa phong phú về vật chất và văn hóa, với kinh đô Kyungju ở 3 phía Đông Nam, phía Bắc Busan ngày nay. Phía Tây Nam là sự tồn tại của Baekje hùng mạnh không kém. Ngoài ra còn có Gaya, một liên minh vững chắc của các quốc gia nhỏ ở phía Nam. Tuy cuối cùng cũng bị sát nhập vào nước láng giềng Silla nhưng Gaya đã để lại những di tích lịch sử và nét văn hóa rất thú vị. Phân bố văn hóa theo vùng: 3.1.1 Vùng Tây Nam Do đặc điểm địa hình nghiêng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam nên hầu hết những con sông trên bán đảo Triều Tiên đều đổ ra Hoàng Hải và vùng biển phía Nam; sườn phía Tây và phía Nam bằng phẳng hơn với những vùng đồng bằng, ngoài khơi có nhiều đảo quần tụ tạo thành những vịnh nhỏ. Vương quốc Baekje xuất hiện vào thế kỉ thứ ba, chiếm cứ miền Tây Nam và phát triển vượt bậc so với các tiểu quốc khác. Là một trong những vương triều cổ xưa, kì bí nhất được nhắc đến nhiều trong lịch sử Hàn Quốc, Baekje từng phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong kiến trúc, chính trị, kĩ thuật. Các nghệ sĩ ở thời kì Baekje tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc và tổng hợp chúng thành một truyền thống nghệ thuật độc đáo. Phật giáo được truyền vào Baekje khoảng năm 384. Các chủ đề Phật giáo có ảnh hưởng cực kì mạnh mẽ trong nghệ thuật Baekje. Các đường nét tinh tế hình bông sen của các mái ngói, các mẫu gạch phức tạp, các đường cong của đồ gốm, cùng các văn bia được viết một cách lưu loát và tao nhã là những nét đặc trưng của văn hóa Baekje. Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo cùng các ngôi chùa có kiến trúc tinh tế cho thấy óc sáng tạo về mặt tôn giáo của cư dân Baekje. Tại Hàn Quốc ngày nay, các di tích từ thời Baekje thường là biểu tượng văn hóa địa phương đặc trưng cho vùng Tây Nam. Cũng chính vào thời kì Tam Quốc mà trang phục truyền thống Hàn Quốc – hanbok ngày nay được định hình, bước đầu có những ảnh hưởng nhất định từ văn hóa Trung Quốc. Người nông dân thường mặc màu trắng – đây cũng là màu biểu trưng cho tinh thần dân tộc Hàn Quốc. 4 Tầng lớp thượng lưu mặc quần áo màu đỏ (tượng trưng cho niềm vui, sự ấm áp và cũng là màu phổ biến), màu vàng, màu xanh và màu đen trắng. Đây là những màu sắc tượng trưng cho năm yếu tố truyền thống trong vũ trụ học phương Đông. Mặc dù hanbok rất đa dạng về màu sắc nhưng gam màu trắng vẫn là chủ đạo. Chất liệu được sử dụng phổ biến thời kì này là dây gai dầu, sợi gai, lụa... Trải qua nhiều quá trình thống nhất đất nước buổi đầu, nền văn hóa khu vực Tây Nam cũng có những bước chuyển mình đầy sáng tạo. Biểu trưng là những hiện vật vô giá thấm đẫm tinh thần dân tộc và thời cuộc như nghệ thuật thủ công kim loại vào thời Silla thống nhất trong những bộ sưu tập nữ trang bằng vàng khảm ngọc trai, đồ gốm men ngọc bích với kĩ thuật khảm dát và lớp nước men ngọc xanh mờ huyền bí vào thời kì Goryeo or Goguryeo ?/ thế kỉ VII (ngày nay là thành phố Kwangju). Xuôi theo dòng chảy lịch sử của đất nước, văn hóa vùng Tây Nam có sự giao thoa, tiếp xúc trên diện rộng với các nền văn hóa thời kì chiến tranh thống nhất, cũng như các nền văn hóa trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc; tiếp cận với các tín ngưỡng đạo giáo như Khổng giáo, Lão giáo… làm tăng tính độc đáo và sáng tạo của nền văn hóa khu vực này. 3.1.2 Vùng trung tâm Khu vực này bao gồm hai tỉnh Chungcheongbuk-do và Chungcheongnam-do, thuộc trung tâm miền tây của bán đảo Triều Tiên. Vùng trung tâm tương đối rộng với những cánh đồng lúa bát ngát được bao bọc bởi những dãy núi đá lởm chởm. Điều kiện tự nhiên của vùng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển tính cách cũng như những nét văn hóa độc đáo của vùng. Sự phân bố văn hóa vùng được thể hiện qua các điểm cơ bản sau: 5  Ảnh hưởng văn hóa cổ xưa thời kỳ Baekje: - Mỹ thuật: Nét đặc trưng nhất của nghệ thuật Baekje vẫn tồn tại cho đến ngày nay là việc xử lý bề mặt mềm và các nụ cười nồng ấm như được thể hiện trong hình Đức Phật Tam thế khắc trên một tảng đá tại Seosan. Các nhà khảo cổ học khám phá ra các bộ sưu tập phong phú vật dụng bằng vàng – trong đó có vương miện, khuyên tai, vòng đeo cổ và thắt lưng. Các hạt vàng và sợi vàng tìm thấy trong các lăng mộ cùng với vật dụng lộng lẫy minh chứng cho trình độ nghệ thuật vô cùng tinh xảo của vương quốc này. Đồng thời, sự công nhận đạo Phật chính thức trong thời kỳ Tam quốc dẫn tới sự sáng tạo nên các bức tượng phật. Ví dụ là bức tượng Đức Phật Di Lặc (Đức Phật Tương Lai) đang ngồi thiền định với ngón tay chạm má. - Hội họa: Phong cách hội họa thời Baekje còn lưu lại đến nay được thể hiện qua các tấm lợp có phong cảnh của Baekje. Các tác phẩm này có nét vẽ mạnh mẽ, phóng khoáng, bố cục chặt chẽ. Tại Hàn Quốc ngày nay, các điểm đặc trưng hội họa truyền thống thời Baekje vẫn được giảng dạy và theo học cùng với hội họa theo phong cách phương Tây, góp phần tạo nên một trong các cộng đồng mỹ thuật đa năng nhất trên thế giới. - Bảo tàng: Buyeo, thủ đô cuối cùng của vương quốc Baekje (18 TCN – 660 SCN), nổi bật với bảo tàng quốc gia Buyeo, nơi lưu giữ bộ sư tập đầy đủ gồm khoảng 7.000 di vật thời kỳ Baekje. - Điều kiện tự nhiên mang âm hưởng văn hóa Baekje: Sông Geumgang chảy dọc núi Gyeryongsan – nguyên là trung tâm của nền văn hóa Baekje. Khu vực này có nhiều đồ tạo tác văn hóa độc đáo và di vật lịch sử. 3.1.3 Vùng Đông Nam Vùng Đông Nam Hàn Quốc bao gồm ba thành phố lớn là Busan, Daegu, Ulsan và hai tỉnh Gyeongsangbuk, Gyeongsangnam. Khu vực này trước đây là một trong tám tỉnh của Triều Tiên (bao gồm cả Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên) có tên là Gyeongsang-do. 6 Vùng Đông Nam có ranh giới phía tây giáp với tỉnh Jeolla và Chungcheong, phía bắc giáp với tỉnh Gangwon, phía nam là eo biển Triều Tiên, phía đông là biển Nhật Bản và vùng được bao bọc bởi hai dãi núi Taebaek (Thái Bạch) và Sobaek (Tiểu Bạch). Vùng này nằm dọc theo lưu vực sông Nakdong, dòng sông dài nhất Hàn Quốc chảy qua các thành phố lớn như Daegu và Busan. Sông Nakdong bắt nguồn từ dãy núi Taebaek chảy ra biển Nhật Bản (Đông Hải). Sông xuất phát từ nơi giao cắt của các con suối Cheolamcheon và Hwangjicheon ở Dongjeom-dong, thành phố Taebaek, tỉnh Gangwon và chảy về phía Nam của Hàn Quốc. Giống như các vùng khác của Hàn Quốc, vùng Đông Nam được bao phủ bởi các loại đá tiền sử như đá granit và các loại đá biến chất khác, tạo nên một nền văn hóa Hàn Quốc với các công trình kiến trúc bằng đá, thể hiện rõ nhất ở thời kỳ vương quốc Silla (57 TCN – 935 SCN). Dọc theo phía Đông là đường bờ biển ôn hòa và môi trường biển tĩnh lặng cho phép tàu thuyền đi lại an toàn. Đây là điều kiện lý tưởng để hình thành nên những cảng biển lớn như cảng biển Ulsan, cảng biển Pohang, cảng biển Busan, trong đó cảng Busan hiện là cảng lớn thứ năm thế giới. Ở vùng phía Nam của tỉnh Gyeongsangnam là đường bờ biển khúc khuỷu với nhiều đảo và bán đảo.  Văn hóa truyền thống: Văn hóa cổ Silla Gyeongsangbuk ngày nay là quê hương của vương quốc cổ Silla. Kinh đô của vương quốc chính là thành phố Gyeongju ngày nay. Nơi đây hiện lưu giữ nhiều nét truyền thống văn hóa và các điểm khảo cổ. Chính do sự phân bố dày đặc các di sản văn hóa và kiến trúc lịch sử mà Gyeongju còn được gọi là “Bảo tàng không tường” (Museum Without Walls). Trong đó, các công trình kiến trúc đều được xây dựng bằng đá, mà nổi bật là chùa Seokguram (Thạch Quật am), Bulguksa (Phật Quốc tự) hai di tích lịch sử đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. - Chùa Bulguksa - Phật Quốc tự hay “Ngôi chùa của nước Phật” tiêu biểu cho tầm cao ước vọng của vương triều Silla, muốn tạo ra một thiên đường Phật trên mặt đất. Bởi lẽ, không chỉ triều đình mà cả những người dân sống dưới triều đại Silla vàng son đều cho rằng đất nước của mình chính là miền đất Phật. Nơi đây lưu giữ 7 bảo vật quốc gia: tháp đá Dabotap - Đa Bảo tháp, tháp đá Seokgatap - Thích Già tháp, đôi cầu Liên Hoa và cầu Thất Bảo, đôi cầu Thanh Vân và cầu Bạch Vân, tượng Phật thiền định, tượng phật A-di-đà và tháp xá lợi có hình dáng như một chiếc đèn lồng bằng đá. 7 - Chùa hang Seokguram: nằm ở phía đông thành phố cổ Gyeongju, Seokguram nổi bật bởi hình ảnh tượng Phật mang dáng vẻ bình thản nhìn ra hướng biển Đông. Bao quanh chùa là các pho tượng La hán và Hộ pháp. Tất cả các bức tượng và mái vòm ở ngôi chùa này đều được điêu khắc trên mặt đá granite phẳng, tạo nên một kiệt tác kiến trúc vượt thời gian. Seokguram thể hiện lòng trung thành của người dân đối với sự linh thiêng của Phật giáo, con đường đến Seokguram được xem như một hành trình về tinh thần đến cõi niết bàn của thời gian và không gian. Văn hóa Nho giáo Vùng Đông Nam cũng là nơi chứa đựng rất nhiều di tích về truyền thống Nho giáo của người Hàn Quốc. Thành phố Andong, Gyoengju nằm ở khu vực Gyoengsangbuk là các kho báu của truyền thống Khổng giáo. Nơi đây có rất nhiều những ngôi nhà cổ của giới quý tộc, đại diện là hai ngôi làng dân gian: Hahoe và Yangdong đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hai ngôi làng này nằm ở các đồng bằng ven biển nhỏ hẹp ở phía đông nam, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV - XV, với những gia trang, lớp học, trường dạy Nho giáo và cả những ngôi nhà tranh mái lá, được xem như những ngôi làng lịch sử đại diện cho tính gia tộc của Hàn Quốc. Hai ngôi làng có cách bố trí giống nhau, đều được bao bọc bởi những ngọn núi ngợp cây rừng và nhìn ra một con sông với những cánh đồng mở rộng. Ngoài ra, làng Hahoe còn được biết đến với một loại hình đặc biệt của vũ kịch hóa trang gọi là Hahoe Talchum – Múa mặt nạ. Làng Hahoe Múa mặt nạ Làng Yangdong Văn hóa vật thể Gaya Gaya là một vương quốc liên minh tồn tại trong thời gian 42 - 532 SCN, nằm ở bồn địa Nakdong nên nét văn hóa của nền văn minh Gaya cũng mang đậm chất đồng bằng. Các nhà khảo cổ đã khai quật được những nơi chôn cất và các đồ vật chôn kèm nằm trên các ụ đất có niên đại từ cuối thế kỷ III và đầu thế kỷ IV tại Daeseong-dong ở Gimhae và Bokcheondong ở Busan. Đây là các khu mộ hoàng tộc của các thủ lĩnh Gaya. Rất nhiều những di vật được tìm thấy như đồ gốm hình con vịt, tách hình sừng, gốm Gaya, mũ sắt, vương miện Gaya và lính Gaya. 8 Gốm hình con vịt Vương miện Quân lính Gaya Có thể thấy văn hóa thời Baekje, Silla, Gaya thể hiện rất đậm nét qua các vùng Tây Nam, Trung Tâm, Đông Bắc. Tuy nhiên lại không thấy đặc trưng văn hóa thời Goguryeo. Có thể giải thích là do Goguryeo nằm trải dài ở vùng phía Bắc (nay thuộc Bắc Triều Tiên) nên ta không thấy nền văn hóa này phân bố ở vùng Nam Triều Tiên (Hàn Quốc). Sau thời kỳ ba vương quốc, nổi lên là thời Choseon. Đây là thời gian cực kỳ phát triển về kinh tế và văn hóa. Văn hóa thời kỳ này thể hiện rất rõ ở vùng Tây Bắc (Seoul và Inchoen) và hiện nay có thể thấy những nét văn hóa thời Choseon rải rác khắp nơi tại thủ đô Seoul. 3.1.4 Vùng Tây Bắc Vùng Tây Bắc được xem là vùng trọng tâm kinh tế, văn hóa của Hàn Quốc. Cùng với thủ đô hoa lệ của Hàn Quốc – Seoul thì Incheon được xem là đại diện tiêu biểu cho vùng Tây Bắc về kinh tế lẫn văn hóa.  Seoul Lịch sử của Seoul có thể bắt đầu vào năm 18 trước Công nguyên khi được chọn là thủ đô của Vương quốc Baekje. Sau đó, Seoul là thủ đô của các vương triều khác nhau, mỗi thời kì thành phố có một tên mới. Tuy nhiên tầm quan trọng của Seoul thực sự bắt đầu trong triều đại Choseon với triết lý Tân Nho giáo. Phật giáo và Công giáo đã bị cấm ở vùng núi và nông thôn. Đến năm 1910, Seoul là nơi sinh sống của đủ tầng lớp từ vua, quý tộc đến nông dân và nô lệ. Tuy nhiên, dưới sự cai trị của thực dân Nhật Bản, Seoul bị tàn phá. Cung điện bị phá hủy và văn hóa Hàn Quốc dường như biến mất. 9 Ngày nay Seoul là một thành phố rất hiện đại với các tòa nhà chọc trời, hệ thống giao thông tiên tiến và 10,3 triệu dân. Không chỉ đóng vai trò là thủ đô của Hàn Quốc, Seoul còn là trung tâm của tất cả mọi lĩnh vực. Seoul là một thành phố của các nền văn hóa khác nhau và các biến thể. Tại Seoul, có thể tìm thấy các truyền thống văn hóa quý tộc . Người ta có thể thưởng thức các điệu múa lễ hội truyền thống và ẩm thực cung điện hoặc trải nghiệm cuộc sống quá khứ trong làng Hanok Bukchon. Seoul cũng được lấp đầy với không gian văn hóa trong vô số các bộ phận của trung tâm thành phố. Daehakro và Hongdae được biết đến như không gian văn hóa ngoài trời đại diện tại Seoul và công viên gần sông Hangang cũng được sử dụng rộng rãi như một nền tảng văn hóa. Làng Hanok Bukchon Bukchon, tiếng Hán là "Thôn Bắc", đúng như cái tên của nó, nằm phía Bắc của trung tâm Jongno và suối Cheonggye, ở vị trí giữa cung điện Gyeongbok và Changdeok. Bukchon Hanok là ngôi làng cổ với những ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc có từ thời Choseon. Những ngôi nhà ở làng cổ Bukchon vốn dành cho quan lại và tầng lớp quý tộc trong xã hội phong kiến. Hanok là một kiến trúc nhà gồm nhiều gian, được xây dựng phù hợp với sự biến đổi của tự nhiên như: khí hậu, hướng gió giúp người Hàn Quốc vượt qua được cả mùa đông lạnh giá. Còn vào mùa hè, tất cả gia đình cùng ngồi trên sàn của khu nhà sinh hoạt chung và chống lại sự nóng bức nhờ hơi mát từ dưới nền nhà tỏa lên. Nhà cổ truyền thống được xây dựng theo nguyên tắc: sau lưng là núi, trước mặt là sông nên thường được đặt ở những vị trí rất lý tưởng. Khoảng sân giữa các khu nhà thường được dùng làm nơi sinh hoạt chung để tổ chức các sự kiện của gia đình. Văn hóa thời đại Choseon cũng được phản ánh rõ nét trong kiến trúc của nhà cổ truyền thống khi mỗi khu nhà đều phân chia riêng thành các nơi dành riêng cho nữ giới và nam giới. Ngoài ra, khu nhà còn gồm rất nhiều phòng với trọng tâm là không gian sinh hoạt của gia đình. Phần lớn người dân thường để bàn thờ để thờ bài vị của tổ tiên ở vị trí bên trong nhà. Cung điện Changdeokgung Cung điện Changdeokgung là một điển hình tuyệt vời cho kiến trúc và thiết kế cung điện của vùng Viễn Đông, pha trộn hài hòa với cảnh quan xung quanh tại một địa điểm đem đến điềm tốt lành. Cung điện Changdeokgung đã có một sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của việc thiết kế và quy hoạch để xây dựng cung điện và sân vườn của Hàn Quốc, cũng như các nghệ thuật có liên quan khác trong nhiều thế kỷ. Nó phản ánh được các giá trị kiến trúc tinh tế, hài hòa với không gian đẹp đẽ xung quanh. Khu cung điện là một ví dụ nổi bật của kiến trúc cung điện Viễn Đông và thiết kế sân vườn, đặc biệt 10 trong cách mà những ngôi nhà được gắn kết vào nhau và hòa mình cùng khung cảnh tự nhiên, được thay đổi để thích hợp với địa hình mà vẫn giữ được một rừng cây che phủ. Cung điện Gyeongbokgung Gyeongbokgung tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến trúc cổ điển và là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc. Đây là cung điện đầu tiên của triều đại Choseon được xây dựng vào năm 1395 bởi vua Taejo bao gồm 7.225 gian nhà. Gyeongbokgung kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và thiên nhiên, trong khuôn viên có những đại sảnh và những khu vườn được chăm sóc công phu điển hình cho nghệ thuật làm vườn của người Hàn Quốc. Ngày nay, nơi đây thường xuyên tổ chức các nghi lễ diễu binh của ngự lâm quân để tái hiện quá khứ huy hoàng của các triều đại vua chúa. Điện thờ Jongmyo Điện thờ Jongmyo là một ví dụ nổi bật của phong cách kiến trúc điện thờ tổ tiên của hoàng gia theo Nho giáo. Điện thờ Jongmyo còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa bởi nó giúp gìn giữ một di sản văn hóa phi vật thể quan trọng dưới hình thức những nghi lễ truyền thống. Jongmyo là điện thờ tổ tiên của hoàng gia triều đại Choseon (1392 – 1910). Khu điện thờ Jongmyo được đặt giữa thung lũng và bao quanh bởi các ngọn đồi thấp. Tuy vậy, những cảnh quan nhân tạo cũng đã được xây nên để tạo ra sự cân bằng giữa các yếu tố tự nhiên sao cho đúng với thuật phong thủy truyền thống Hàn Quốc. Bản thân Jongmyo là một công trình bằng gỗ, kể cả các khu nhà ở hai bên cánh trái và phải cũng được xây từ gỗ. Mái đầu hồi được hỗ trợ bởi những rầm chia bằng gỗ khá đơn giản. Lối vào chính chỉ dành cho những linh hồn của các vị tổ tiên quá cố và vì thế không ai được phép bước qua. Cổng phía đông là dành cho các vị vua và cổng phía tây là lối vào của những nghệ nhân biểu diễn âm nhạc. Ngôi đền thờ cúng bảy vị thần, trong đó bao gồm vị thần bảo vệ cổng cung điện, thần bếp, thần bảo vệ đường sá, sảnh đường, các căn phòng, lối vào - lối ra và thần bảo vệ những người đã chết vì bệnh dịch. Đền cũng là nơi thờ cúng bài vị của 83 thần dân trung thành với các vị vua Choseon. 11 Khu Lăng mộ Hoàng gia của Hàn Quốc Khu Lăng mộ Hoàng gia được xây dựng trong suốt năm thế kỷ, từ năm 1408 đến năm 1966. Những ngôi mộ này là nơi tôn vinh và tưởng nhớ tổ tiên, bày tỏ lòng tôn trọng trước những thành tựu mà các bậc chí tôn hoàng gia đã đóng góp cho đất nước, khẳng định quyền lực của hoàng gia, bảo vệ linh hồn tổ tiên khỏi quỷ dữ và không cho phép bất kì ai phá hoại. Cảnh quan xung quanh Khu Lăng mộ Hoàng gia Choseon được xây dựng theo những nguyên tắc của thuật phong thủy Hàn Quốc, tạo nên một không gian tinh tế cho truyền thống văn hóa thờ cúng tổ tiên và những lễ nghi đi kèm. Trong bối cảnh của nền văn hóa Nho giáo, khu lăng mộ này đã được xây dựng hướng đến thiên nhiên và vũ trụ, kết quả để lại là một truyền thống tổ chức tang lễ độc đáo và mang nhiều ý nghĩa. Khu Lăng mộ Hoàng gia Joseon còn là một ví dụ nổi bật cho kiến trúc quần thể và xây dựng cảnh quan, qua đó thể hiện được một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của văn hóa xây dựng mộ phần tại những ngôi mộ Hàn Quốc hay Đông Á nói chung. Như vậy, nền văn hóa của Seoul chịu ảnh hưởng từ triều đại Choseon - thời điểm của cải cách chính trị và kinh tế tuyệt vời và sáng tạo. Ở thời đại này, Nho giáo là hệ tư tưởng nhà nước thông qua các ảnh hưởng văn hóa, thiết kế cung điện. Ngoài ra, thời tiết cũng có tác động không nhỏ đến việc hình thành nền văn hóa nơi đây, điều này giải thích cho việc thiết kế, xây dựng các cung điện ở Seoul. Đây là cơ sở của văn hóa truyền thống ngày hôm nay của Seoul.  Incheon Pháo đài Hwasong Pháo đài Hwasong đã tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của kiến trúc Hàn Quốc, kiến thiết kinh đô và thiết lập cảnh quan cũng như những nghệ thuật liên quan khác trong nhiều thế kỷ. Nó là hình ảnh thu nhỏ của đặc trưng cấu trúc pháo đài ở vùng Viễn Đông và cũng là một cột mốc trong lịch sử kiến trúc quân sự. Hwasong khác với pháo đài ở Trung Quốc và Nhật Bản bởi nó là sự kết hợp tuyệt vời để thực hiện những chức năng quân sự, chính trị và thương mại. Những bức tường thành khổng lồ của pháo đài bao quanh một khu vực rộng lớn bao gồm cả 12 chân núi Paltaisan. Chúng đi theo địa hình của vùng đất thay vì đi theo một mô hình thông thường hay mô hình đối xứng mà người ta tạo nên. Những bức tường thành ban đầu bao gồm 48 công trình phòng thủ trải dọc theo chiều dài của nó, trong đó có bốn cổng lớn, cửa cống tháo nước, tháp quan sát, trung tâm chỉ huy, tháp phóng tên hàng loạt, pháo đài bắn súng, tháp góc, cổng bí mật, tháp đèn hiệu, pháo đài và lô cốt. Ngoài ra, mỗi lỗ châu mai trên thành đều có ba lỗ để bắn. Đa số những công trình này đều tồn tại đến ngày nay và còn khá nguyên vẹn. Gốm xanh Hàn Quốc Incheon còn nổi tiếng với gốm xanh được coi là bí ẩn nhất thế giới. Hiện nay, không ai biết chính xác cách tạo ra nước men xanh ngọc đặc biệt ấy Vào thời kỳ Goryeo or Goguryeo?? (918-1392) xuất hiện các đồ sứ men ngọc bích với màu sắc rất đẹp, đặc biệt màu xanh ngọc bích, với hàng loạt các sản phẩm khác nhau, trong đó có bình, lọ rượu, đĩa, tách, lư hương và những lọ hoa với những trang trí tinh tế được khắc, đắp nổi hoặc dát. Những tác phẩm men ngọc bích này được sản xuất trong thế kỷ XII và XIII với mục đích rõ ràng là trưng bày chứ không phải sử dụng. Có thể nói đồ gốm men ngọc bích này thể hiện khát vọng về một thế giới tâm linh vượt lên trên khỏi cuộc sống trần tục. Cả hai thiết kế và hình dạng được sử dụng trong đồ gốm thời Goryeo or Goguryeo?? là những đại diện của các tín ngưỡng tâm linh của người dân Hàn Quốc. Những niềm tin đã được bồi dưỡng bởi Shaman giáo và Phật giáo của thời đại. 3.2 VĂN HÓA HIỆN ĐẠI 3.2.1 Vùng Tây Bắc  Phố Tàu (Chinatown) ở Incheon Đây là phố Tàu duy nhất còn tồn tại tới ngày nay ở Hàn Quốc. Hơn 500 Hoa kiều sinh sống ở khu vực này vẫn giữ được những nét văn hóa Trung Hoa truyền thống. Đây là nơi vẫn còn lưu giữ được không khí thời cổ được hình thành vào năm 1883, cùng với việc cảng Incheon bắt đầu mở cửa. Người Trung Quốc bắt đầu vào Hàn Quốc buôn bán rất đông, chủ yếu qua bán đảo Sơn Đông. Lúc bấy giờ, tổng dân số của Incheon vào khoảng 50.000 người thì người Trung Quốc có tới gần 10.000 người. Khu phố Cheong Kwan bắt đầu trở nên phát đạt nhờ các thương nhân đến từ Trung Quốc, họ đưa muối và các loại ngũ cốc vào qua cảng Incheon và giao dịch tại đây. Incheon Chinatown là quê hương thứ hai của người Hoa ở Hàn Quốc. Mỗi một góc phố nơi họ sống đều mang đậm nét hình ảnh của Trung Quốc truyền thống. 13 Bên cạnh các yếu tố truyền thống thì mối quan hệ thông thương với Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến nền văn hóa cổ truyền của Incheon. Bảng so sánh hai đặc trưng về trang phục và ẩm thực ở vùng Tây Bắc ĐẶC TRƯNG VỀ TRANG PHỤC ĐẶC TRƯNG VỀ ẨM THỰC Seoul: Trang phục truyền thống Hanbok Seoul: Ẩm thực cung đình thật sự phát triển nhưng đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cao mạnh ở Seoul. Seoul là trung tâm kinh tế của cấp. Hàn Quốc, đặc biệt là ở triều đại Choseon nên ở đây tập trunghầu hết các đặc sản ẩm thực của các vùng miền. Incheon: Bên cạnh Hanbok thì Incheon còn xuất hiện thêm trang phục của người Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng từ chất liệu vải của Trung Quốc, Hanbok của vùng Incheon được may thêm 1 lớp lụa nhằm làm mát cơ thể vào mùa nóng Incheon: Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Hàn Quốc còn có văn hóa ẩm thực Trung Hoa. Mội vài món ăn của Hàn Quốc đã được thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người Hoa và ngược lại như: Chajangmyeon - món mì trộn nước sốt đậu đỏ nổi tiếng được người Hàn Quốc ngày nay rất ưa chuộng cũng được khai sinh từ thời kỳ này. Khác với Chajangmyeon mang vị ngọt đã được thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người Hàn Quốc, Chajangmyeon bán ở Incheon Chinatown có đặc trưng là vị mặn của muối vì phần lớn Hoa kiều sống ở đây đều đến từ vùng Sơn Đông (Trung Quốc), nơi mọi người thích vị mặn của muối. Đây là nơi chúng ta có thể thưởng thức các loại bánh 14 quy và bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc. 3.2.2 Vùng Tây Nam Vùng phía tây có đường bờ biển khúc khuỷu, quanh co với rất nhiều đảo, bán đảo và vũng, vịnh. Thủy triều lên tạo ra những bãi sình lầy là nguồn lợi tự nhiên vô cùng quan trọng đối với con người, chúng không những cung cấp một ngư trường tốt mà còn đóng vai trò không nhỏ trong việc thanh lọc ô nhiễm. Từ thời xa xưa, những vùng sình lầy này là những cánh đồng lúa. Ngày nay, những vùng sình lầy này đã được cải tạo thành những vùng canh tác và đang được triển khai thành dự án cải tạo lớn.  Khí hậu Vùng Tây Nam có khí hậu tương đồng với cả nước. Tuy nhiên, vào mùa đông, gió mùa tây bắc lạnh và khô thổi từ vùng Seberia qua Hoàng Hải tạo ra mưa cho vùng biển phía tây. Vào mùa hè, gió mang rất nhiều khí ẩm từ đại dương thổi vào, gây ra mưa lớn vào tháng 6. Lượng mưa trung bình không nhỏ, vì vậy, vùng đất thấp phía Tây chiếm ưu thế về các loài cây lá rộng. Nhìn chung, khu vực miền Tây Nam có khí hậu ấm áp hơn so với khu vực phía Bắc. Vào giữa tháng 4, được hưởng thời tiết êm dịu với núi và cánh đồng tràn đầy màu sắc rực rỡ của các loài hoa dại. Đây là lúc người nông dân chuẩn bị gieo mạ cho vụ lúa hàng năm.  Thổ nhưỡng Với đặc điểm khí hậu, cơ cấu địa chất, biển cả, sông ngòi, vùng đất phía Tây Nam Hàn Quốc có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp. Vì thế mà vùng Tây Nam trở nên giàu có nhờ những cánh đồng lúa phì nhiêu, được gọi là vựa lúa của đất nước. Từ đó là cơ sở hình thành nên vùng văn hóa nông nghiệp Tây Nam. Cùng với những đồng bằng phù sa ven biển, còn có những đồng bằng lưu vực sông ngòi, được tạo nên bởi sự xói mòn đất do dòng chảy của các con sông để lại, cũng trở thành vùng canh tác nông nghiệp từ rất lâu đời. Với đặc điểm khí hậu ôn đới, vào mùa đông giá lạnh không thể thường xuyên có rau tươi, việc bảo quản rau để dùng đã được người dân chú ý. Do vậy, món kim chi được ra đời với những hương vị và nguyên liệu đặc trưng vùng miền và trở thành món ăn quốc hồn quốc túy của dân tộc. Bên cạnh đó, vùng địa hình Hàn Quốc ba mặt đều giáp biển nên 15 trong đời sống ẩm thực của người Hàn Quốc còn có rong biển, nguồn thức ăn nhiều protein. Từ lúc hình thành xã hội buổi sơ khai, đến thời kì ngành nông nghiệp xuất hiện và trở thành loại hình kinh tế chủ yếu, còn xuất hiện thêm nhiều biểu hiện văn hóa. Đó là những hoạt động làng xã, hệ thống lễ tết dân gian - tập trung vào các mục đích cầu nông, cầu ngư, cầu bình an, may mắn, tạ ơn tổ tiên, tạ ơn thần linh như Tết Nguyên đán – Seollal, Tết Đoan Ngọ Dano, Tết Trung thu – ChuSeok, Tết Đông chí – Dongji… Các trò chơi dân gian trong lễ tết cũng mang đậm chất nông nghiệp, nông thôn, nhằm củng cố mối quan hệ gia đình, làng xã. Ngoài mục đích vui chơi, giải trí, các trò chơi còn chứa đựng những tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp như: trò chơi bập bênh, kéo co, đấu vật, giả làm bò, giả làm rùa…. Sự hòa hợp màu sắc của thiên nhiên được con người áp dụng vào trang phục lễ hội, trong các món ăn, trong hội họa… Đó là những màu sắc chan hòa tươi thắm của núi sông, hoa lá, cây cỏ trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trên nền tảng văn hóa nông nghiệp đó, ta thấy rất rõ nền văn hóa truyền thống của Hàn Quốc thấm đẫm tính nhân văn: trọng tình nghĩa, hòa hợp với thiên nhiên, mẫn cảm và tinh tế. Thành phố Chonju thuộc tỉnh Jeolla bắc là thành phố đứng thứ bảy của Hàn Quốc, là thủ phủ cuối cùng của Baekje, nơi khởi nguồn của triều Choseon với 500 năm rực rỡ. Chonju là nơi làm ra giấy Hanchi, là quê hương của những thanh âm, nổi tiếng với món bibimpab – cơm trộn rau và thịt băm và cũng là vùng đất có văn hóa ẩm thực phát triển. 16 Kwangju, thành phố đứng thứ năm của Hàn Quốc, là thành phố chính của tỉnh Jeollanam. Đây là trung tâm hành chính, kinh tế và giáo dục của tỉnh qua hàng thế kỉ. Viện bảo tàng Quốc gia Kwangju hiện còn lưu giữ những hiện vật thuộc các triều Tống và Nguyên của Trung Quốc. Thêm vào đó là những di tích thời tiền sử ở khu vực Kwangju, những di vật thuộc vương triều Baekje, những hiện vật khảo cổ học, những tác phẩm hội họa, cùng những tác phẩm nghệ thuật khác, cũng được trưng bày ở đây. Namwon là thành phố hàng tỉnh duyên dáng và cũng là cửa ngõ ra vào vườn quốc gia núi Chiri. Thành phố này nổi tiếng với tòa nhà Chunhyang, mang tên một thiếu nữ tài sắc tuyệt trần và là nơi xuất phát thể loại hát truyền thống của Hàn Quốc - Pansori Chunhyang. Vùng Namwon cũng nổi tiếng với món chuotang (súp cá đen). Núi Chiri vốn là vườn quốc gia đầu tiên của Hàn Quốc, là ngọn núi cao thứ hai sau núi Halla ở Jeju, lan tỏa ra ba tỉnh Jeolla nam, Jeolla bắc và Kyongsang nam. Với cảnh quan được thiên nhiên ban tặng, núi Chiri thực sự là một bức tranh phong cảnh tráng lệ. Dưới chân núi có nhiều ngôi chùa thờ Phật, trong đó có chùa Hwaomsa, cùng rất nhiều di tích của quá khứ. Có nhiều báu vật được lưu giữ trong chùa Hwaomsa, trong đó có Kakwangjon - kiến trúc gỗ tiêu biểu của Hàn Quốc và Taeungjon - nổi tiếng bởi cấu trúc lắp mộng, không dùng đinh. Chùa Chonggwang nằm ở phía Tây Nam là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Hàn Quốc, được xây dựng vào thời Silla, ngôi chùa đã trở thành trung tâm Thiền phái vào thế kỉ VII. Chùa Unjusa nằm cách thị trấn Hwasunup 30km về phía Tây Nam được xây dựng vào thời kỳ Silla Thống nhất (676 - 935), có 80 tòa kiến trúc và 80 pho tượng Phật còn sót lại từ 1.000 pho tượng Phật và 1.000 tòa kiến trúc thuộc ngôi chùa xưa kia. Theo thuyết địa chất địa tầng truyền thống, để loại bỏ được những vụ sụt lở do cấu tạo lòng đất không cân đối của bán đảo Triều Tiên mà 1.000 pho tượng Phật và 1.000 ngôi nhà đã được dựng lên ở vùng Tây Nam này. Thành phố cảng Mokpo nằm ở góc Tây Nam của bán đảo được biết đến là nơi có những món hải sản ngon nức tiếng, cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ. Vào năm 1897, Mokpo là nơi đầu tiên của tỉnh Jeolla mở cửa để văn hóa bên ngoài du nhập vào. Nền văn minh hiện đại được du nhập đã làm thay đổi thành phố vốn yên tĩnh thoát ra khỏi xã hội truyền thống Hàn Quốc. Là nơi tập trung tất cả những sản vật phong phú của tỉnh Jeolla nam, Mokpo có 8 bảo tàng và triển lãm như Quán văn học Mokpo, Nhà văn hóa nghệ thuật, Bảo tàng lịch sử nhân dân. Trong đó, phải kể đến Viện nghiên cứu tài sản văn hóa hải dương Quốc gia, là trung tâm nghiên cứu văn hóa hải dương duy nhất ở Hàn Quốc. 17 3.2.3 Vùng phía Nam Đảo Jeju (hay còn gọi là Jejudo) là hòn đảo lớn nhất Hàn Quốc và cũng là tỉnh nhỏ nhất của đất nước này. Hòn đảo có diện tích bề mặt 1.846km2. Nhờ nằm cách đất liền 130km nên đảo Jeju chịu ảnh hưởng bởi khối khí đại dương: mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Nhiệt độ cao nhất trong những tháng hè không quá 33°C, và không dưới 10°C vào mùa đông, dân số khoảng trên 500.000 người. - Ba thứ nhiều nhất trên đảo là: Gió, đá và phụ nữ Ba thứ không có trên đảo là: Ăn trộm, ăn mày và cửa lớn  Đặc trưng văn hóa Do sự cô lập tương đối của hòn đảo, người dân của Jeju đã phát triển một nền văn hóa và ngôn ngữ khác biệt so với những người của đại lục Hàn Quốc. Jeju là nhà của hàng ngàn truyền thuyết địa phương. Đá Đảo Jeju được hình thành do nham thạch của núi lửa Halla, một ngon núi lửa đã ngừng hoạt động từ rất lâu. Halla là ngọn núi thiêng, cội nguồn của Jeju, có truyền thuyết về sự sống của thượng đế. Đá ở đây có mặt trong đời sống của người dân, . Ở Jeju, đá có mặt ở khắp mọi nơi và là đặc trưng của hòn đảo này. Đá được mang ra xây nhà, đắp thành cổng và tường bao quanh nhà, đá được mang ra làm cột mốc phân cách giữa làng này làng kia, được đắp thành những bờ ngăn cách thửa ruộng, thửa đất... Có thể nói, mọi văn hóa của Jeju đều gắn liền với đá. (Ảnh: Vách đá Jesangjeolli có cấu trúc đặc biệt, được ví như một đài tưởng niệm văn hóa của Hàn Quốc) Một số bức tường đá được xây dựng để bảo vệ chống lại quân xâm lược Nhật Bản trong suốt triều đại Joseon và là bậc tam cấp ở các bến cảng ở Jeju. Doldam (bức tường đá) thay đổi khác nhau trong cách thức xây dựng, hình dạng, địa điểm và mục đích. Thường thấy nhất là batdam (hoặc batdoldam), dùng như một ranh giới để giải quyết tranh chấp giữa các nước láng giềng về đất đai. Nó cũng đóng vai trò quan trọng của việc giữ đất nông nghiệp. Có lẽ các tạo tác văn hóa khác biệt và phổ biến nhất là Dol Hareubang (đá ông/ tổ phụ), được chạm khắc từ một khối đá bazan. Đây được xem là vị thần bảo vệ làng. Tượng đá Dongjaseok là một vị thần bảo vệ linh hồn. Để trục xuất linh hồn ma quỷ và những điều không may mắn, người dân đảo Jeju xây dựng geoukdae và tháp đá cùng các đền đá trong núi và thung lũng. Có thể nói, đá là một phần đời sống tôn giáo của cư dân đảo, bảo vệ cuộc sống. của họ và chăm sóc các linh hồn. 18 Năm tượng đá bazan cao từ 60 đến 65 cm với từng khuôn mặt biểu hiện sắc thái riêng ở phía trước của ngôi đền Hwacheon, nằm ở Hoecheon-dong, thành phố Jeju. Có nhiều giải thích khác nhau về các bức tượng này: có thể là một trong nhiều bức tượng Phật hay một vị thần duy nhất của 18.000 vị thần tồn tại lâu đời trên đảo Jeju. Một tạo tác khác từ đá là bangsatap, một dạng tháp tròn nhỏ làm bằng nhiều đá, được tin là có thể bảo vệ người trong làng và đem đến may mắn cho họ. Bangsatap cũng là một minh chứng cho đức tin ở đảo Jeju. Nếu đặt gạo vào trong các bangsatap thể hiện ước muốn kiếm được nhiều tiền thì việc đặt một nồi sắt vào các tháp đá này thể hiện hi vọng vượt qua một thảm họa hoặc chiến tranh. Đá trở thành quà lưu niệm đặc trưng. Những bức tượng bán thân Dol Hareubang - Tổ phụ của Hàn Quốc được tạc bằng đá nâu xám hoặc đen, đủ kích cỡ. Người bản xứ tin rằng, ai muốn có con trai cứ đem Tổ phụ về thờ và sờ vào mũi. Đá còn được biến thành các con giáp và vật trang trí. Rải rác có những cột đá xếp chồng thành hình tháp chuông để du khách đi ngang nhét các viên sỏi vào cầu may, cầu an cho bản thân và gia đình. Ở Jeju, đá có ở khắp mọi nơi, cả dưới biển và trong đất. Đá, ngăn xếp đá và bức tượng đá là bằng chứng sống về thời gian khó khăn mà người Jeju đã trải qua. Đá, một phần thiết yếu văn hóa Jeju có lẽ là đại diện tốt nhất cuộc sống buồn nhưng đầy hy vọng. Gió Jeju là một hòn đảo nên đón rất nhiều gió. Cả đá và gió đều phổ biến và có ảnh hưởng đến cuộc sống người dân Jeju cũng như nền văn minh của họ theo nhiều cách. Các ngư dân đặc biệt xem trọng gió. Gió là một chủ thể gây nên sự sợ hãi và sợ hãi có thể quyết định cuộc sống và cái chết. Người Jeju xem bão như sự tức giận của thần và do đó đặt rất nhiều nỗ lực để làm hài lòng thần. Đó là lý do tại sao người Jeju chân thành thờ 19 Yeongdeong, vị thần chịu trách nhiệm cho sự an toàn và thu hoạch trên biển. Thậm chí ngày nay, nghi thức trừ tà Yeondeung vẫn còn được tổ chức vào mỗi tháng hai tại các làng ven biển. Phụ nữ Trong một nền văn hóa mà Khổng giáo giữ một ảnh hưởng to lớn, người phụ nữ Hàn Quốc giữ một vai trò khiêm tốn trong xã hội. Họ làm việc nhà, chăm sóc chồng, nuôi dạy con cái và vai trò trụ cột kinh tế chính thuộc về người chồng. Thế nhưng, phụ nữ của đảo Jeju không như thế - họ chính là chủ nhân của nền kinh tế đang ngày không ngừng phát triển của hòn đảo xinh đẹp này. Ở Jeju, phụ nữ nhiều hơn đàn ông. Họ có tính cách mạnh mẽ, độc lập, đảm trách nhiều công việc nặng nhọc nhưng vẫn chu toàn thiên chức làm mẹ và nội trợ. Tượng đá phụ nữ "oằn lưng cõng nước" xuất hiện nhiều trên đảo là ghi nhận sự hy sinh lặng thầm của họ. Kinh tế của hòn đảo này chủ yếu là: nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch và 70% lao động trong các ngành này là phụ nữ. Điều này không chỉ thuộc về hiện tại, nó bắt nguồn từ xa xưa, khi những người đàn ông đi biển và nhiều người không trở về. Khi đó, người phụ nữ ở nhà phải nuôi con, chăm sóc cha mẹ già. Họ cũng tự mình đi đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi gia súc để bảo đảm cuộc sống của gia đình. Dần dần, sức mạnh sinh tồn đó đã tạo nên ý thức về lao động, ý thức làm chủ gia đình, làm trụ cột kinh tế của người phụ nữ. Phần đông người phụ nữ ở đây đã nhận lấy vai trò làm đàn ông, thế nên người Jeju mới có câu: Vợ anh đánh cá ngoài khơi, Anh thời ngồi mát thảnh thơi uống trà Một khía cạnh khác biệt của Jeju là các cấu trúc gia đình mẫu hệ , đặc biệt là ở Udo và Mara, nhưng cũng tồn tại trong phần còn lại của tỉnh. Các haenyo (hải nữ), thường là người đứng đầu của gia đình, bởi vì họ kiểm soát thu nhập. Không phải những “nàng tiên cá” với dáng vóc mỹ miều, haenyo trẻ nhất ở đây nay đã ngoài 50. Dù sự xuất hiện của những haenyo xung đột với văn hóa Nho giáo, vốn xem phụ nữ ở hàng thấp hơn, haenyo đã giữ một địa vị đặc biệt trong xã hội Jeju. Từng bị ngăn cản dưới thời phong kiến với lý do không được phô bày cơ thể dưới nước, đến nay người ta vẫn nhắc đến “dấu ấn haenyo”. Đó là do họ đã đấu tranh thành công, trở thành trụ cột trong nhiều hộ gia đình, đạt được quyền tự chủ, độc lập kinh tế, đặc biệt mạnh mẽ trong những năm 1970. Cho đến hôm nay, những gì các haenyo mặc lên người vẫn chỉ là những thiết bị lặn cơ bản: bộ đồ lặn biển đen bóng, một lưới đánh cá có gắn phao trắng... Bí quyết sức khoẻ của các haenyo được lý giải họ chăm chỉ cầu nguyện thượng đế vào lúc tia nắng đầu tiên xuất hiện trên đỉnh Seongsan Ilchulbong - đỉnh Bình Minh. Nhưng haenyo đang dần mất đi. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, vào những năm 1960 có khoảng 30.000 haenyo lặn hằng ngày tại đảo Jeju. Sau hơn bốn thập niên, con số còn 20 khoảng vài nghìn người, 2/3 trong đó đã trên 60 tuổi. Haenyo đang ngày càng già đi và không có thế hệ kế cận do phụ nữ trẻ phần đông muốn lên thành phố hoặc muốn làm một công việc bình thường. Làng dân tộc Soengup Làng dân tộc Soengup từng là thủ phủ của bộ tộc Cheongeui – Hyeon giai đoạn từ 1410 – 1914. Làng Soengup là bảo tàng sống ngoài trời của Jeju, từ cách học hành đến sinh hoạt, là nơi lưu giữ những nét văn hóa dân gian độc đáo. Điều thú vị là làng vẫn có ngư dân sinh sống bình thường mà không phá vỡ nét đẹp cổ xưa. Để Jeju được như hôm nay, Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích mọi người bảo tồn văn hóa. Nhà nước miễn phí tiền học, giảm tiền điện nước cho dân đảo, đào tạo nghiệp vụ du lịch cho chủ nhà, hỗ trợ các đoàn làm phim... Gần đây là miễn visa cho du khách đến Jeju. Jeju còn có nhiều điểm hẹn kỳ thú như: Bảo tàng Gấu bông Teddy với lịch sử hơn 100 năm xuất hiện; Công viên Love Land - chỉ dành cho du khách trên 18 tuổi, trưng bày hình ảnh, giới thiệu về giới tính và nghệ thuật tình dục... Ngôi nhà lá của ngư dân được phục dựng và ngôi nhà cổ đặc trưng của người Hàn Quốc với mái ngói âm dương. Dưới những tán cây lưu niên là hàng trăm kiểu nhà truyền thống của các tầng lớp xã hội khác nhau dưới triều đại Choseon: tầng lớp thượng lưu (quan chức nhà nước, trong hoàng tộc…), tầng lớp trung lưu (địa chủ, ngư dân, nông dân…) và tầng lớp dưới (thợ săn, con hát, vũ công, đồ tể…). Những ngôi nhà nho nhỏ, tường xây bằng đá đen sẵn có ở Jeju là những nham thạch nhờ sự phun trào của núi lửa, mái lợp bằng tranh dầy trông giống như những chiếc nấm khổng lồ. Còn có trường học và đền thờ tôn giáo với mái lợp ngói đen cao vút. Những khuôn viên nho nhỏ được quây quanh bằng hàng rào đá với mấy nóc nhà tranh cho thấy sự quây quần của các gia đình nông dân Hàn Quốc giống như ở làng quê Việt Nam. Trong các nhà còn giữ lại một số dụng cụ trong sinh hoạt gia đình mà người dân bản địa sử dụng từ bao thế hệ trước. Xung quanh là những công trình phụ trợ: nhà bếp, chuồng nuôi gia súc, gia cầm, vườn rau, chum vại của những nông dân nghèo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan