Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Peptit và kĩ thuật xử lí câu phân loại

.PDF
8
763
59

Mô tả:

Peptit và kĩ thuật xử lí câu phân loại
TÙNG TNV – GV HOÁ HỌC HN – 0947159436 – FB: TÙNG TNV Luyện thi THPTQG 2017 PEPTIT & KỸ THUẬT XỬ LÝ CÂU PHÂN LOẠI  Cung cấp các kĩ thuật mạnh đơn giản hoá BT về peptit  Cung cấp kĩ năng phân tích đề bài hiệu quả.  Cung cấp các lỗi tư duy nhanh nhạy, không máy móc Sử dụng tài liệu:  Đọc – hiểu bản chất pp, chưa hiểu không bắt tay làm  Xử lí các bài tập bằng các phương pháp khác nhau đến thành thạo Tìm đọc Tài liệu cùng tác giả: Các PP Giải Nhanh Hoá Học Hữu Cơ 10 pp giải toán hoá học qua các kì thi ĐH GV Tùng TNV Á Khoa ĐHKHTN- ĐHQGHN 2010 HSG môn Hoá Học cấp Tỉnh HÀ NỘI 11/2016 TÙNG TNV - 0947159436 PEPTIT & CÁC KT XỬ LÝ CÁC CÂU PHÂN LOẠI ĐIỂM 10 KỸ THUẬT GỘP CHUỖI PEPTIT BẰNG PHẢN ỨNG TRÙNG NGƯNG HÓA 1. Cơ sở lí thuyết a. Bài toán tổng quát: Thủy phân m gam hỗn hợp các peptit X, Y, Z với tỉ lệ tương ứng m, n, p thu được các peptit nhỏ hơn ( tính được giá trị số mol cụ thể của từng các a.a) và biết tổng số liên kết có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn hoặc bằng … ta đi tính giá trị của m. b. Gộp chuỗi peptit bằng phản ứng trùng ngưng hóa. [Ý tưởng] Ta thử đi gộp chuỗi các peptit trên theo đúng tỉ lệ thành 1 chuỗi peptit dài hơn xem có gì đặc biệt rút ra không nhé!!! [Thực hiện] Gộp chuỗi theo đúng tỉ lệ ta có: mX + nY + pZ XmYnZp(peptit mới M) + (m+n+p– 1)H2O. Tại sao lại có pt tổng quát như thế, chúng ta có thể coi X, Y, Z lần lượt là các phân tử a.a gộp chuỗi thôi, sẽ được tách ra m + n + p – 1 phân tử H2O [Rút kết luận] Như vậy peptit mới tạo thành M đảm bảo đủ yếu tố có khả năng thủy phân ra đủ số lượng a.a và đủ bản chất của các peptit ban đầu khi thủy phân. Để đảm bảo yếu tố khối lượng ta có thể nhìn thấy dùng BTKL cho phương trình trên ta có m = mM + mH2O. Vậy để xác định được m ta cần xác định 2 yếu tố là đi xác định khối lượng peptit mới M và khối lượng H2O tách ra. 2. PP làm bài a. Dấu hiệu sử dụng phương pháp: Như dấu hiệu của bài toán tổng quát. b. PP làm bài: Để tìm được khối lượng M và khối lượng H2O trong phản ứng trên khi biết số mol a.a hoặc tổng số mol a.a thì ta cần biết số mắt xích trong M, suy ra tính được số mol M, tính được số mol H2O và khối lượng M ta sẽ bảo toàn khối lượng theo pt: M + (k-1) H2O kA Với k là số mắt xích có trong M, A đại diện cho các a.a 3. Một số ví dụ Tùng TNV 1: :Hỗn hợp X gôm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:3. Thủyphân hoàn toàn m gam X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,16 mol Alanin và 0,07 mol Valin. Biết tổng số liên kết của bapeptit trong X nhỏ hơn 13. Tìm m. A.18,47 B.19,19 C.18,83 D.20 (Trích đề tuyển sinh ĐHKB-2014) Hướng dẫn giải: B1: Gộp peptit 1X1 + 1X2+ 3X3 M + 4H2O. Ta đi tính số mắt xích k trong peptit mới M. B2 : Xét tỉ lệ - Áp dụng tính chất tỉ lệ thức ta có Val = = Suy ra số mắt xích phải nguyên. - Mặt khác k nguyên nên k phải là bội của 23. B3 : Biện luận tìm k, thực tế là ta đi chặn giá trị của k. GS VIETSTUDY |Thầy Tùng TNV – GV Luyện Thi Hoá Học tại HN 2 TÙNG TNV - 0947159436 - - PEPTIT & CÁC KT XỬ LÝ CÁC CÂU PHÂN LOẠI ĐIỂM 10 Do tỉ lệ là 1:1:3 nên để tổng số mắt xích k lớn nhất thì số liên kết trong X3 phải lớn nhất và đồng thời số liên kết peptit trong X1 và X2 phải bé nhất do tỉ lệ X1 và X2 là như nhau. Vậy thì khi đó số liên kết trong X1 ; X2 ; X3 lần lượt là 1,1,10 vì tổng số lk peptit nhỏ hơn 13 và ta đang xét TH k lớn nhất. Vậy klớn nhất = 1.(1+ 1) + 1. (1+1) + 3.(10+1) = 37. Vì nếu có n liên kết peptit thì sẽ có n+1 mắt xích. Tương tự với knhỏ nhất = 1.(5+1) + 1.(6+1)+ 3.(1+1) = 19. Vậy ta có : 19 mà k là bội của 23 nên k sẽ nhận giá trị 23. B4 : Viết lại pt Gộp peptit :1X1 + 1X2 + 3X3 M + 4H2O M (có 23 mắt xích) + 22H2O 23A (số mol của A là 0,23 mol : gốm 0,16 mol Ala và 0,07 mol Val) Pt trên tương đương với M + 4H2O + 18H2O 23A (mA = 0,16.89 + 0,07. 117 = 22,43 gam) 0,18 mol 0,23 mol Vậy khối lượng m = mM+4H2O = 22,43 – 0,18.18 =19,19 gam Tùng TNV 2 : Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (được trộntheo tỉ lệ mol 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là: A. 145 B. 146,8 C.151,6 D.155 Hướng dẫn giải B1 : Gộp peptit : 4X + Y = M + 4H2O B2 : Làm tương tự như ví dụ trên ta có đều phải nguyên. Mặt khác k nguyên nên k phải là bội chung của (9 và 3) nên k là - bội của 9. B3 : Chặn giá trị của k như trên ta được khoảng giá trị của k là : 15 . Như vậy k có thể nhận giá trị 9,18,27 B4 : Tính toán m nhỏ nhất PT thủy phân M : M + (k-1)H2O = kA ( mA = 0,4.75 + 0,8.89 + 0,6.117 = 171,4 gam), nA = 1,8 mol Tương đương với pt: M + 4H2O + (k-5) H2O = kA. Để khối lương m nhỏ nhất thì nH2O = nA lớn nhất tương đương với k nhận giá trị lớn nhất là 27, khi đó số mol H2O = - . Vậy mmin = 171,4 – 26,4 = 145 gam GS VIETSTUDY |Thầy Tùng TNV – GV Luyện Thi Hoá Học tại HN 3 TÙNG TNV - 0947159436 PEPTIT & CÁC KT XỬ LÝ CÁC CÂU PHÂN LOẠI ĐIỂM 10 KỸ THUẬT ĐỒNG ĐẲNG HÓA TRONG XỬ LÍ BT VỀ PEPTIT 1. Cơ sở lí thuyết - - Dựa vào đặc điểm của các dãy đồng đẳng ( có cùng tính chất hóa học và hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2) nên có thể quy hh peptit là đồng đẳng của nhau về mắt xích peptit bé nhất và thêm một hay nhiều nhóm CH2 Cụ thể: Hỗn hợp peptit chưa xác định rõ số mắt xích, được tạo bởi các đồng phân của Glyxin, có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2. Ta đi xét về cấu tạo của hh peptit STT 1 2 3 Cấu tạo Glyxin: H2N- CH2- COOH Alanin: H2NCH(CH3)- COOH Valin: CH3- CH(CH3) – CH(NH2) – COOH So với Glyxin Hơn 1 nhóm CH2 Hơn 3 nhóm CH2 2. Phương pháp làm bài - [Ý tưởng] Quy đổi hỗn hợp về hỗn hợp gồm: NH-CH2-CO (C2H3NO); CH2; H2O trong đó nC2H3NO = . nCH2 = nAla + 3nVal ( Vì Ala hơn Gly 1 nhóm CH2 và Val hơn Gly 3 nhóm CH2); nH2O = npeptit - [Thực hiện]:  Đối với bài toán đốt cháy: Tập trung vào các nguyên tố trọng tâm ảnh hưởng bởi quá trình đốt cháy, chúng ta thấy nó được bảo toàn, có thể sử dụng thêm bảo toàn khối lượng nếu có m hỗn hợp đầu.  Đối với bài toán thuỷ phân hoàn toàn: hỗn hợp sau khi quy đổi đảm bảo đủ nguyên tắc về bản chất khi thực hiện phản ứng với NaOH: C2H3NO + NaOH = C2H4NO2Na ( là phản ứng cộng, CH2; H2O giữ nguyên)  Như vậy trong bài toán thuỷ phân trong môi trường kiềm chúng ta có theo bảo toàn nguyên tố thì na.a = nC2H3NO = nNaOH = nC2H4NO2Na - [Rút ra kết luận] : Như vậy để giải bài toán trên bằng Kỹ Thuật Đồng Đẳng Hoá cần có điều kiện là thuỷ phân hoàn toàn, đếm được 3 dữ kiện để giải 3 pt ra ẩn số của bài toán. 3. Một số ví dụ Tùng TNV 3: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần nhất với A. 35 B.40 C.45 D.50 Hướng dẫn giải: B1: Quy đổi hỗn hợp về B2: Biểu thị liên hệ về số mol, dữ kiện nào chưa biết thì gọi ẩn số. Lập pt liên hệ giữa các ẩn nếu có. Theo trên ta tính được Khối lượng hh E là 83,9 gam. B3: Giải pt tìm yêu cầu đề bài. GS VIETSTUDY |Thầy Tùng TNV – GV Luyện Thi Hoá Học tại HN 4 TÙNG TNV - 0947159436 PEPTIT & CÁC KT XỬ LÝ CÁC CÂU PHÂN LOẠI ĐIỂM 10 Nếu đem đốt cháy thì tổng CO2 và H2O là 195,7 gam. Vậy để có 78,28 gam tổng khối lượng CO2 và H2O thì m = . Vậy đáp án A là giá trị gần nhất. Tùng TNV 4: Người ta thủy phân 15,26 gam hỗn hợp X gồm 3 peptit có số mol bằng nhau, được tạo bởi ala, gly, Val trong dung dịch NaOH dư thì thấy có 0,18 mol NaOH phản ứng đồng thời dung dịch sau phản ứng chứa m gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng X trên rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tắng 39,14 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn giá trị của m Hướng dẫn giải: B1: Quy đổi hỗn hợp về: B2: Thiết lập hệ pt liên quan x, y. Pt1: Tổng khối lượng của hh X: mX = 0,18.57 + 14x + 18y = 15,26 gam Pt2: Khối lượng bình Ba(OH)2 tăng chính là CO2 và H2O tính thông qua bảo toàn nguyên tố C và H. Số mol của CO2 = C = (x + 0,36) mol. nH2O = 0,18.1.5 + x + y = ( x + y + 0,27). Vậy khối lượng bình tăng bằng CO2 + H2O = 44.(x + 0,36) + 18. (x + y + 0,27) = 39.14 gam B3: Giải hpt và tìm yêu cầu của đề bài: Từ pt1 và pt2: ta giải tìm được Vậy ta tóm tắt quá trình phản ứng như sau ( do bản chất không thay đổi sau khi quy đổi) + 0,18 mol NaOH m gam muối gồm + 0,06 mol H2O Như vậy nhìn vào sơ đồ trên ta dễ dàng tính m theo 2 cách là: BTKL hỗn hợp hoặc cộng gộp thành phần m = 21,38 gam. GS VIETSTUDY |Thầy Tùng TNV – GV Luyện Thi Hoá Học tại HN 5 TÙNG TNV - 0947159436 PEPTIT & CÁC KT XỬ LÝ CÁC CÂU PHÂN LOẠI ĐIỂM 10 KỸ THUẬT BIẾN ĐỔI VỀ ĐIPEPTIT TRONG BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY PEPTIT 1. Cơ sở lí thuyết - Trong phản ứng đốt cháy các nguyên tố C, H, O, N được bảo toàn khi qui đổi về đipeptit . - Ta đi xét phản ứng quy đổi từ hh peptit nguồn ( ban đầu) về đi peptit: 2Xn + (n- 2) H2O -- nX2 ( Dựa vào số lk peptit, mỗi lk peptit đứt cần bù thêm 1 H2O sẽ nhìn ra được cân bằng này ) - Như vậy: Nếu các peptit tạo từ hh đồng đẳng của Glyxin thì ta sẽ có CT của đi peptit như sau: CnH2nN2O3. Ta đi so sánh quá trình đốt cháy hh peptit và đi peptit 2Xn + (n-2) H2O (1) nX2 ( CnH2nN2O3 ) + O2 CO2 N2 H2O (2) = = CO2 N2 H2O (3) H2O (2) – H2O (1) = H2O (3) = CO2 (theo bảo toàn nguyên tố, nhóm nguyên tố) Do bản chất H2O không cháy nên O2 cần để đốt cháy trong 2 trường hợp là như nhau, bảo toàn N2 ta còn có số mol N2 bằng số mol đipeptit. Lưu ý: Các liên hệ trên cần ghi nhớ và vận dụng linh hoạt. Dấu hiệu dùng pp đipeptit là bài toán cho tổng khối lượng CO2 và H2O hoặc O2 phản ứng. 2. Ví dụ minh hoạ: Chữa VD phần trên bằng KT đipeptit. Các em so sánh 02 pp này nhé. Tùng TNV 4: Người ta thủy phân 15,26 gam hỗn hợp X gồm 3 peptit có số mol bằng nhau, được tạo bởi ala, gly, Val trong dung dịch NaOH dư thì thấy có 0,18 mol NaOH phản ứng đồng thời dung dịch sau phản ứng chứa m gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng X trên rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tắng 39,14 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn giá trị của m Hướng dẫn giải: B1: Viết sơ đồ quy đổi: 15,26 gam X + a gam H2O = CnH2nN2O3 CnH2nN2O3 + 2NaOH CnH2nN2O4Na2 (muối) + H2O 0,09 mol 0,18 mol 0,09 mol B2: Tư duy liên hệ giữa dữ kiện và yêu cầu bài toán. - Như vậy theo trên chúng ta nhìn thấy có 02 dữ kiện: a và n chưa biết, đi lập 2 pt giải 2 ẩn là chúng ta có khối lượng muối - Pt 1: Bảo toàn khối lượng quá trình quy đổi peptit: 15,26 + 18a = 0,09 . ( 14n + 76) - Pt 2: Bảo toàn khối lượng CO2 và H2O của phản ứng cháy: - Theo cơ sở lí thuyết ta có Tổng khối lượng CO2 + H2O khi đốt cháy X + a = Tổng CO2 và H2O khi đốt cháy 0,09 mol CnH2nN2O3. Nên ta có phương trình: 39,14 + a = 0,09. 62n GS VIETSTUDY |Thầy Tùng TNV – GV Luyện Thi Hoá Học tại HN 6 TÙNG TNV - 0947159436 - PEPTIT & CÁC KT XỬ LÝ CÁC CÂU PHÂN LOẠI ĐIỂM 10 Giải hpt ta được a = 0,02352 và n = 7,01855 suy ra khối lượng muối = 0,09. (14n + 28+64+46) = 21,38 Lưu ý: Do làm tròn n nên kết quả chỉ gần chính xác  MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ GIẢI Câu 1 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là A. 96,7. B. 101,74. C. 100,3. D. 103,9. Câu 2 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên kếtpeptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 17. Giá trị của m là A. 30,93. B. 30,57. C. 30,21. D. 31,29. Câu 3: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm -NH2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là A. 490,6 B. 560,1 C. 470,1 D. 520,2 Câu 4: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit đều được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 : 3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là A. 104,28. B. 116,28. C. 109,50. D. 110,28. Câu 5: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là? Câu 6: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với A. 0,50. B. 0,76. C. 1,30. D. 2,60. Câu 7: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2(đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 25,08. B. 99,15. C. 54,62. D. 114,35. Câu 8: Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hexapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 153,3 gam hỗn hợpX gồm Ala, Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Val-Gly. Đốt cháy toàn bộ X cân vừa đủ 6,3 mol O2. Gía trị m gần giá trị nào nhất dưới đây? A.138,2 B. 145,7. C.160,82. D. 130,88 GS VIETSTUDY |Thầy Tùng TNV – GV Luyện Thi Hoá Học tại HN 7 TÙNG TNV - 0947159436 PEPTIT & CÁC KT XỬ LÝ CÁC CÂU PHÂN LOẠI ĐIỂM 10 TẶNG CÁC EM PHẦN BÀI DỰ ĐOÁN ĐIỂM 10 KÌ THI THPTQG 2017 HY VỌNG CÁC EM LUÔN ỦNG HỘ THẦY. Tùng TNV : Hỗn hợp gồm 3 peptit X, Y, Z (X < Y< Z) đều mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi là 14, số mol của X chiếm 50% số mol hh A. Đốt cháy x gam E cần dùng 1,1475 mol O2, sản phẩm dẫn qua KOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 60,93 gam, đồng thời có 1 khí duy nhất thoát ra. Mặt khác x gam E đun nóng với dd NaOH vừa đủ thấy dd chứa 0,36 mol muối của A và 0,09 mol muối của B. A, B thuộc dãy đồng đẳng của Glyxin. Phần trăm của Z trong E là: B1: Nhận định bài toán: Để tìm được % của Z trong E thì phải xác định được khối lượng của E và khối lượng của Z ( số mol và CT của Z) - Thuỷ phân E thu được 0,36 mol muối A + 0,09 mol muối B nên theo bảo toàn nguyên tố ta tìm được số mol N trong E bằng số mol Na và bằng tổng số mol muối. ( Do A và B thuộc dãy đồng đẳng của Glyxin) - Như vậy: nN = 0,36 + 0,09 = 0,45 mol. Suy ra số mol N2 = 0,225 mol - Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy ta xác định được x = 60,93 + 0,225. 28 – 1,1475. 32 = 30,51 gam B2: Xác định A, B. Áp dụng kĩ thuật đồng đẳng hoá ta gọi E gồm C2H3NO: 0,45 mol ( A + B); CH2: a mol; H2O: b mol = số mol E. Pt 1: khối lượng E: 14a + 18b + 0,45. 57 = 30,51 Pt2: tổng khối lượng CO2 và H2O: 44. (a + 0,9) + 18. (a +b+ 0,45.1,5 ) = 60,93 Giải hệ pt ta được a = 0,09 và b = 0,2. Như vậy a = số mol muối B = 0,09 suy ra B là Alanin và A phải là Glyxin và số mol E = 0,2 mol suy ra số mol của X là 0,1 ( X chiếm 50% số mol hh) B3: Biện luận tìm CT và số mol của Z - Ta có số mắt xích trung bình là = (0,36 + 0,09)/0,2 = 2,25. Suy ra trong X phải có 2 mắt xích vì X bé nhất. - Gọi số mắt xích trung bình trong Y và Z là k. Ta có 0,1.k + 0,1.2 = 0,45. Suy ra k = 2,5. Suy ra trong Y là 2 mắt xích và trong Z là 7 mắt xích ( do tổng có 14 O trong E tương đương có 11 N và 11 phân tử a.a tạo thành). - Ta tìm được số mol của X là 0,1, Y là: 0,09 và Z là 0,01. Suy ra Y là Gly – Ala; X là Gly- Gly và Z còn lại là Gly – Gly – Gly – Gly – Gly – Gly – Gly: 0,01 mol - Vậy % Z là: 13,67% GS VIETSTUDY |Thầy Tùng TNV – GV Luyện Thi Hoá Học tại HN 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan