Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức ÔN THI VIÊN CHỨC - NGÀNH Y TẾ NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (phần Lý Thuyết)...

Tài liệu ÔN THI VIÊN CHỨC - NGÀNH Y TẾ NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (phần Lý Thuyết)

.DOC
30
381
66

Mô tả:

ÔN THI VIÊN CHỨC - NGÀNH Y TẾ NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (phần Lý Thuyết)
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN VIÊN CHỨC PHẦN LÝ THUYẾT: MÔN NGHIỆP VỤ NGÀNH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN (DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ TRUNG CẤP ) ----------------I. LUẬT KẾ TOÁN, GỒM: * Điều 5. Nhiệm vụ kế toán 1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. 2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. 3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. 4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. * Điều 7. Nguyên tắc kế toán 1. Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định 1 và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính. 3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. 4. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 32 của Luật này. 5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. 6. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước. * Điều 13. Kỳ kế toán 1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau: a) Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết; b) Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý; c) Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. 2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau: 2 a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực. 4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn chín mươi ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng. * Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán. 2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật. 3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán. 4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 của Luật này. 3 5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền. 6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán. 7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. 8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này. 9. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm. * Điều 17. Nội dung chứng từ kế toán 1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán; c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. 2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ 4 * Điều 29. Báo cáo tài chính 1. Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. 2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm: a) Bảng cân đối tài khoản; b) Báo cáo thu, chi; c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính; d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật. 3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm: a) Bảng cân đối kế toán; b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính. 4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động. -------------------------------------------------II. QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/2006/QĐ-BTC NGÀY 30/3/2006 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP, GỒM: *Phân loại hệ thống tài khoản kế toán 5 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định gồm 7 loại, từ loại 1 đến loại 6 là các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản và loại 0 là các tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản. Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số thập phân. Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ số thập phân ( 3 chữ số đầu thể hiện tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện tài khoản cấp 2). Tài khoản cấp 3 gồm 5 chữ số thập phân ( 3 chữ số đầu thể hiện tài khoản cấp 1, Chữ số thứ 4 thể hiện tài khoản cấp 2, chữ số thứ 5 thê hiện tài khoản cấp 3) Tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản được đánh số từ 001 đến 009. * Các hình thức kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. - Hình thức kế toán nhật ký chung ; - Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái ; - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính. - Khoản 3 mục I phần thứ nhất: Lập chứng từ kế toán - Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt; - Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số; - Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi 6 chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải giống nhau. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được thể hiện trên Sơ đồ số 03. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ QUỸ BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI 7 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỐ PHÁT SINH b¸o c¸o tµi chÝnh Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng - Nô ôi dung và trình tự ghi sổ kế toán Nhật ký Sổ Cái 1. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán ( hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để ghi vào sổ nhật ký - sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ kế toán ( hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi lên trên một dòng ở cả hai phần nhật ký và phần sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được thành lập cho những chứng từ cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho) phát sinh nhiều lần trong một ngày. Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ ké toán cùng loại sau khi đã được dùng để ghi sổ nhật ký - sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan 2. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ nhật ký - sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần nhật ký và các cột nợ, cột có của từng tài phản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh trong tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ nhật ký - sổ cái. 8 Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng trong sổ nhật ký - sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau : tổng số tiền của cột ‘ số tiền phát sinh’ = ở phần nhật ký tổng số tiền phát sinh nợ của tất cả các tài khoản tổng số tiền phát = sinh có của tất cả các tài khoản Tổng số dư nợ các tài khoản = tổng số dư có các tài khoản Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng chi tiết lập ‘ bảng tổng hợp chi tiết’ cho từng tài khoản. Số liệu trên ‘ bảng tổng hợp chi tiết’ được đối chiếu với số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ nhật ký - sổ cái. Số liệu trên sổ nhật ký - sổ cái, trên sổ, thẻ kế toán chi tiết và ‘ Bảng tổng hợp chi tiết’ sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính khác. - Nguyên tắc hạch toán tiền mặt Chỉ phản ánh vào tài khoản ” tiền mặt ’ giá trị tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý, thực tế nhập, xuất quỹ. Kế toán quỹ tiền mặt phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có, tình hình biến động các loại tiền phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, luôn đảm bảo khớp đúng giữa giá trị ghi trên sổ kế toán và sổ quỹ, mọi chênh lệch phát sinh phải xác định nguyên nhân, báo cáo lãnh đạo, kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. Kế toán tiền mặt phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chế độ quản lý lưu thông tiền tệ hiện hành và các quy định về thủ tục thu, chi, nhập quỹ, xuất quỹ, kiểm soát trước quỹ, giữ quỹ và kiểm kê của Nhà nước. Trường hợp nhập quỹ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thì phải theo dõi số 9 hiện có và tình hình biến động giá trị của nó. - Nguyên tắc hạch toán nguyên liệu, vật liệu Phải chấp hành đầy đủ các quy định và quản lý nhập, xuất kho nguyên liệu , vật liệu. Tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu khi nhập, xuất kho đầy đủ thủ tục : cân, đong, đo, đếm và bắt buộc phải lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. đối với một số loại vật liệu đặc biệt như dược liệu, hóa chất,…. trước khi nhập, xuất phải kiểm nghiệm số lượng, chất lượng. Chỉ hạch toán vào tài khoản 152 ‘nguyên liệu, vật liệu ‘ giá trị của nguyên liệu, vật liệu thực tế nhập, xuất, qua kho. Các loại nguyên liệu, vật liệu mua về đưa vào sử dụng ngay (không qua kho) thì không hạch toán vào tài khoản này. Hạch toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện đồng thời ở kho và ở phòng kế toán. Ở kho, thủ kho phải mở sổ hoặc thẻ kho theo dõi số lượng nhập, xuất tồn, kho từng thứ nguyên liệu, vật liệu. Ở phòng kế toán phải mở sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu để ghi chép cả về số lượng, giá trị từng thứ nguyên liệu, vật liệu nhập, xuất, tồn kho. Định kỳ kế toán và thủ kho phải đối chiếu về số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng thứ nguyên liệu, vật liệu. - Tiêu chuẩn TSCĐ và nhận biết TSCĐ hữu hình Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. Có giá trị từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) trở lên. Các loại tư liệu lao động sao đây có thời gian sử dụng trên một (01) năm, nhưng không đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị (dưới 5 triệu đồng) vẫn được quy định là TSCĐ, cụ thể bao gồm : - Máy móc, thiết bị, phương tiện quản lý văn phòng như : bộ máy vi tính, các thiết bị ngoại vi của máy vi tính (ổn áp, lưu điện…), đầu máy video, máy điện thoại, các dụng cụ đồ nghề dùng cho nghiên cứu học tập, máy in laser hoặc máy in khác ( mua riêng máy vi tính), vô tuyến truyền hình, tủ 10 lạnh, máy chữ, máy tính, két sắt, kệ sắt đựng tài liệu, thiết bị dụng cụ quản lý đo lường (cân tiểu ly, cân điện tử….) bộ sa long….. - Phương tiện vận tải, phương tiện đi lại công tác : các loại xe máy (loại có giá trị dưới 5 triệu) và phương tiện vận tải đi lại khác. - Dụng cụ đồ gỗ, mây, tre, đồ nhựa cao cấp : bàn ghế tủ giường, tủ đựng tài liệu, các giá để tài liệu, sách đồ dùng….. - Súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm, súc vật cảnh ; trâu, bò, ngựa, lừa, voi, chó nghiệp vụ…. và các loại thú hoang dã nuôi trong các công viên, các vườn thú. - Các bộ sách về chuyên môn, khoa học, lịch sử… ở các viện nghiên cứu, thư viện, bảo tàng…. - Các tài liệu, bảng đồ điều tra, khảo sát, quy hoạch, đo đạc thăm dò tài nguyên quốc gia phải lưu trữ, lưu giữ hộ nhà nước. - Các tác phẩm nghệ thuật, các di vật lịch sử, các vật kỉ niệm, lưu niệm… có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. - Các loại nhà tranh, tre, nứa lá như lớp học của trường phổ thông, nhà làm việc…. các vật kiến trúc bằng các loại vật liệu như tường rào, cống thoát nước, kè, sân, bồn hoa….. - Nguyên tắc kế toán TSCĐ - Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời cả về mặt số lượng, giá trị và hiện trạng của những TSCĐ hiện có; tình hình tăng, giảm và việc sử dụng tài sản. thông qua đó quản lý chặt chẽ việc đầu tư mua sắm, sử dụng TSCĐ của đơn vị. - Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá (giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ. - Kế toán TSCĐ phải phản ánh đầy đủ cả ba chỉ tiêu giá trị của TSCĐ : nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại TSCĐ. 11 - Giá trị còn lại = Nguyên giá – giá trị hao mòn TSCĐ. - Kế toán phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định thống nhất nhằm phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý, tổng hợp chỉ tiêu của nhà nước. - Nội dung và nguyên tắc hạch toán các khoản phải nộp Nhà nước Các khoản thanh toán giữa đơn vị HCSN với nhà nước gồm các khoản thuế phải nộp cho nhà nước như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiêp, thuế khác, các khoản phí, lệ phí đơn vị đã thu phải nộp lại nhà nước theo tỷ lệ nhất định. Các đơn vị HCSN phải tính và xác định các khoản thuế phải nộp cho nhà nước và phản ánh kịp thời vào sổ kế toán. Việc kê khai và nộp thuế đầy đủ là nghĩa vụ của đơn vị. * Phần thứ tư: Hệ thống Báo cáo tài chính (Mục I. Quy định chung): 1. Báo cáo tài chính , báo cáo quyết toán ngân sách 1.1. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị. 1.2. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo. 1.3. Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện 12 với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trường hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo tài chính kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. 1.4. Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước. 1.5. Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán . 2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo tài chính 2.1. Trách nhiệm của đơn vị kế toán Các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004, các đơn vị kế toán cấp I, II gọi là đơn vị kế toán cấp trên, các đơn vị kế toán cấp II, III gọi là đơn vị kế toán cấp dưới, đơn vị kế toán dưới đơn vị kế toán cấp III (nếu có) gọi là đơn vị kế toán trực thuộc. Danh mục, mẫu và phương pháp lập báo cáo tài chính quý, năm của đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị kế toán cấp I quy định. Các đơn vị kế toán có trách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính và duyệt báo cáo quyết toán ngân sách như sau: - Các đơn vị kế toán cấp dưới phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm và nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan Tài chính và cơ quan Thống kê đồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan 13 đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị. - Các đơn vị kế toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp dưới và lập báo cáo tài chính tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm của các đơn vị kế toán cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc . 2.2. Trách nhiệm của cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế Các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế và các đơn vị khác có liên quan, có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác số liệu về kinh phí và sử dụng kinh phí, quản lý và sử dụng tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị hành chính sự nghiệp. 3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu, chi và sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị. Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được người lập, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu trước khi nộp hoặc công khai. 4. Kỳ hạn lập báo cáo tài chính 14 - Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm . - Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập vào cuối kỳ kế toán năm; - Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động; 5. Kỳ hạn lập báo cáo quyết toán ngân sách Báo cáo quyết toán ngân sách lập theo năm tài chính là báo cáo tài chính kỳ kế toán năm sau khi đã được chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo qui định của pháp luật. 6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách 6.1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính 6.1.1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý - Đơn vị kế toán trực thuộc (nếu có) nộp báo cáo tài chính quí cho đơn vị kế toán cấp III, thời hạn nộp báo cáo tài chính do đơn vị kế toán cấp trên cấp III quy định; - Đơn vị kế toán cấp III nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp II và cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý; - Đơn vị kế toán cấp II nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp I hoặc cho cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 20 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý; - Đơn vị kế toán cấp I nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 25 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý; 6.1.2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 15 a) Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN sau khi đã được chỉnh lý sửa đổi, bổ sung số liệu trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật thời hạn nộp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại tiết 6.2, điểm 6, mục I phần thứ tư. b) Đối với đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN thời hạn nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan cấp trên và cơ quan Tài chính, Thống kê đồng cấp chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 6.2. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm 6.2.1. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương nộp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kế đồng cấp chậm nhất vào cuối ngày 01 tháng 10 năm sau; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I qui định cụ thể. 6.2.2. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp I của ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định cụ thể; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định cụ thể. -------------------------------------III. THÔNG TƯ SỐ 185/2010/TT-BTC NGÀY 15/11/2010 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/2006/QĐ-BTC NGÀY 30/3/2006 CỦA BỘ TÀI CHÍNH, GỒM: 16 * Điều 11. Kế toán số chêch lệch thu, chi hoạt động thường xuyên Bỏ TK 4211 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” và bỏ mục 2 phần phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu quy định ở TK 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý” Sửa lại tên và nội dung hạch toán của Tài khoản 004 “Khoán chi hành chính”, như sau: Tài khoản 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên”: Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch thu, chi của hoạt động thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và việc xử lý số chênh lệch đó. 1. Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau: - Chỉ hạch toán vào Tài khoản 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” số chênh lệch thu và chi của hoạt động thường xuyên do đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi đối với các loại kinh phí được giao khoán chi hành chính hoặc được giao tự chủ tài chính trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của chế độ tài chính; - Việc xác định và sử dụng số chênh lệch thu, chi của hoạt động thường xuyên phải tuân thủ các quy định của chế độ tài chính hiện hành. Tài khoản 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” được mở chi tiết năm trước, năm nay. 2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 004- Chêch lệch thu, chi hoạt động thường xuyên Bên Nợ: - Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên do tăng thu, tiết kiệm chi đơn vị tạm xác định trong năm (hàng tháng hoặc quý theo quy định của chế độ tài chính); 17 - Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên theo quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cao hơn số đơn vị tạm xác định trong năm; - Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên theo quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thấp hơn số đơn vị tạm xác định trong năm (ghi âm). Bên Có: - Khi trích quỹ hoặc chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của chế độ tài chính (tạm trích trong năm và sau khi quyết toán được duyệt theo quy định của chế độ tài chính). Số dư bên Nợ: Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên chưa sử dụng còn lại cuối kỳ. 3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu - Trong năm, căn cứ vào số tăng thu, tiết kiệm chi của các loại kinh phí được giao khoán chi hành chính hoặc được giao tự chủ tài chính theo quy định của chế độ tài chính, kế toán tạm xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, ghi: Nợ TK 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” - Trong năm, khi đơn vị tạm trích quỹ và chi trả thu nhập tăng thêm từ số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, ghi: Nợ TK 661- Chi hoạt động Có TK 431- Các quỹ. Có TK 334- Phải trả công chức, viên chức Đồng thời ghi Có TK 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên”. 18 - Khi báo cáo quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt: + Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên theo quyết toán được duyệt cao hơn số đơn vị đã tạm xác định trong năm, ghi: Nợ TK 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” (Phần chênh lệch tăng so với số đơn vị đã tạm xác định trong năm). Đơn vị được trích lập quỹ và trả thu nhập tăng thêm (Phần chênh lệch tăng so với số đơn vị đã tạm trích), ghi: Nợ TK 661- Chi hoạt động (6611- Năm trước) Có TK 431-Các quỹ Có TK 334- Phải trả công chức, viên chức. Đồng thời ghi Có TK 004 “Chênh lệch thu, chi của hoạt động thường xuyên”. + Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên theo quyết toán được duyệt nhỏ hơn số đơn vị đã tạm xác định trong năm, ghi: Nợ TK 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” (ghi âm) (Phần chênh lệch giảm so với số đơn vị đã tạm xác định trong năm). * Khoản 1, Điều 12. Sửa đổi, bổ sung phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế như sau: 1. Kế toán trả tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân 1.1. Nguyên tắc kế toán trả lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân - Các khoản đơn vị thanh toán cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động khác qua tài khoản cá nhân gồm: Tiền lương, tiền công, tiền 19 thu nhập tăng thêm và các khoản phải trả khác như tiền ăn trưa, phụ cấp, tiền thưởng, đồng phục, tiền làm thêm giờ…, sau khi đã trừ các khoản như BHXH, BH thất nghiệp, BHYT và các khoản tạm ứng chưa sử dụng hết, thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ và các khoản khác phải khấu trừ vào tiền lương phải trả (nếu có). Trường hợp trong tháng có cán bộ tạm ứng trước lương thì kế toán tính toán số tạm ứng trừ vào số lương thực nhận; trường hợp số tạm ứng lớn hơn số lương thực được nhận thì trừ vào tiền lương phải trả tháng sau. - Khi thực hiện trả tiền lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị qua tài khoản cá nhân, đơn vị lập các chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản phải trả khác như Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu C02a- HD), Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (Mẫu C02b- HD), Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu C04- HD), Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu C07- HD). Các chứng từ này làm căn cứ để tính lương và các khoản thu nhập khác phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác qua tài khoản cá nhân thì không cần cột “Ký nhận”. Hàng tháng, trên cơ sở các Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác, kế toán tính tiền lương và các khoản thu nhập khác phải trả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác và lập “Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân” (Mẫu C13- HD) để yêu cầu Kho bạc, Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị. - Hàng tháng đơn vị phải thông báo công khai Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ đến các phòng, ban, bộ phận và từng công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị (hình thức công khai do đơn vị tự quy định). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan