Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương ôn thi tốt nghiệp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin...

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin

.DOC
40
204
80

Mô tả:

Phần học mác lê nin Câu 1:.NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC 1. Nguồn gốc của ý thức a. nguồn gốc tự nhiên: - Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người + Bộ óc người là cơ quan sản sinh ra ý thức + Năng lực phản ánh đặc biệt của bộ não con người về thời gian khách quan - Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của 1 hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại chúng - Ý thức là sự phản ánh TG bên ngoài và đầu óc con người đến bộ óc đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức b. Nguồn gốc xã hội: + Ý thức ra đời cùng với sự hình thành bộ óc người nhờ lao động và ngôn ngữ + Lao động: - là 1 quá trình diễn biến giữa người với tự nhiên - Thông qua lao động con người cải tạo TG khách quan có thể phá được TG khách quan và mới có ý thức về TG đó + Ngôn ngữ: - Là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức - Không có ngôn ngữ thì ý thức không tồn tại và thể hiện - Ngôn ngữ: + Tiếng nói + Chữ viết * Như vậy: - Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội - Ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội - Ý thức là sản phẩm xã hội, là 1 hiện tượng xã hội 2. Bản chất của ý thức: 1 + Ý thức là sự phản ánh hiện thực kết quả vào trong bộ óc con người - Ý thức tồn tại thực hiện và là cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh + Ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội - Tính sáng tạo của ý thức rất phong phú + Quá trình năng động sáng tạo của ý thức là sự thống nhất của 3 mặt sạu: - Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh - Mô hình hoạt động trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần - Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan + Sự sáng tạo của ý thức trong khuôn khổ của sự phản ánh và theo quy luật mà kết quả bao giờ cũng là hình ảnh tinh thần + Ý thức là 1 hoạt động xã hội -> ý thức mang bản chất xã hội 3. Kết cấu của ý thức: a. Theo chiều ngang: bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí… - Tri thức là kết quả quan trọng nhận thức của con người về TG hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của TG ấy là điều đặt chúng dưới hình thức, ngôn ngữ hoặc các tín hiệu khác. - Tình cảm: là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình. b. Theo chiều dọc: bao gồm tự ý thức, tiềm thức vô thức - Tự ý thức: là 1 thành tố quan trọng của ý thức nhưng đó là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về TG bên ngoài - Tiềm thức: là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng 2 nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. - Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính táo của lý trí. 1. Ý thức : A. Nguồn gốc của ý thức Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội. Vì vậy, để hiểu đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem xét nguồn gốc của ý thức trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội. - Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: là bộ óc con người và hoạt động của nó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người, từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người về thế giới khách quan. Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh của vật chất, phản ánh năng động, sáng tạo. Nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động, lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh 3 năng động, sáng tạo này được gọi là ý thức. - Ý thức là thuộc tính của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Bộ não người và sự tác động của thế giới vật chất xung quanh lên bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. - Nguồn gốc xã hội của ý thức: sự ra đời của ý thức gắn liền với hoạt động lao động và ngôn ngữ. Lao động là hoạt động đặc thù của con người, hoạt động bản chất người. Đó là hoạt động chủ động, sáng tạo và có mục đích; là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhờ có lao động, bộ não con người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển. Hoạt động lao động của con người đã làm cho bộ óc người có năng lực phản ánh sáng tạo về thế giới; đồng thời hình thành và phát triển ý thức. Ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được bên ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh. Lao động là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này 4 qua thế hệ khác. Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là nhân tố lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức. b.Bản chất và kết cấu của ý thức - Bản chất của ý thức + Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại, v.v… trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm lý, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu, v.v…) của con người. Theo C.Mác, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem 5 chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó” . + Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. 6 Câu 2: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật I. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến Những quan điểm khác nhau: - Quan điểm siêu hình: Giữa các sự vật - hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, không có mối liên hệ, không có sự chuyển hóa lẫn nhau. Nếu giữa chúng có mối liên hệ thì chỉ là những liên hệ bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên và do lực lượng siêu nhiên quy định - Quan điểm biện chứng: Các sự vật - hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập,vừa quy định,tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau. Cơ sở của mối liên hệ đó là tính thống nhất vật chất của TG - Định nghĩa về mối liên hệ phổ biến: Liên hệ là 1 phạm vi trù TH dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trongTG 2.Các tính chất của mối liên hệ phổ biến + Tính khách quan: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. + Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến thể hiện: - Thứ nhất: bất kì một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kì không gian nào, bất lì thời gian nào cũng có mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác, không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. VD - Thứ 2: Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kì một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần khác, yếu tố khác. VD 1 + Tính đa dạng, phong phú: Sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Dựa vào tính đa dạng có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau thành nhiều loại: - Mối liên hệ bên trong - mối liên hệ bên ngoài - Mối liên hệ chủ yếu - mối liên hệ thứ yếu - Mối liên hệ tất nhiên -mối liên hệ ngẫu nhiên - Mối liên hệ bản chất - mối liên hệ không bản chất Các mối liên hệ này có vị trí, vai tró khác nhau đối với sự tồn tại, vận động của sự vật... Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối. 3. Ý nghĩa phương pháp luận - Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi: + Nhận thức sự vật trong mối quan hệ giữa các mặt,các yếu tố, các bộ phận của chính sự vật và trong sự tác động qua lại với sự vật khác. + Phải biết phân biệt từng mối liên hệ, chú ý tới mối liên hệ bên trong, liên hệ bản chất, chủ yếu, tất nhiên và lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất và có phương pháp tác động phù hợp, hiệu quả. + Trong hoạt động thực tế, còn phải chú ý tới mối liên hệ của sự vật này mới sự vật khác. VD - Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử- cụ thể đòi hỏi: Khi nhận thức và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện hoàn cảnh lịch sử- cụ thể,môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. VD 2 II. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN: 1. Khái niệm phát triển: có nhiều quan điểm khác nhau: - Quan điểm siêu hình: + Phát triển là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, không có sự sinh thành cái mới với những chất mới. + Phát triển là một quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh co, thăng trầm, phức tạp. + Nguồn gốc của sự phát triển là ở thần linh, thượng đế - Quan điểm biện chứng: + Phát triển là quá trình tiến lên từ thấp đến cao, quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. + Sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp... + Phát triển là kết quả sự thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình này diễn ra theo đường xoáy ốc. + Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong chính bản thân sự vật - Định nghĩa về sự phát triển: Phát triển là 1 phạm trù TH dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. 2. Tính chất của sự phát triển - Tính khách quan: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng không phụ thuộc vào ý thức con người. - Tính phổ biến: Phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào... - Tính đa dạng: Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau... 3. Ý nghĩa phương pháp luận. 3 Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng quan điểm phát triển. - Quan điểm phát triển đòi hỏi: + Nhận thức sự vật, hiện tượng phải đặt chúng trong quá trình vận động, phát triển. + Thấy được khuynh hướng phát triển trong tương lai của sự vật, thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi, phải vạch ra được khuynh hướng biến đổi chính của chúng. + Biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành từng giai đoạn để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp, thúc đẩy sự vật đi lên. => Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong nhận thức và thực tiễn. 4 1 Câu 3. Những Cặp Phạm Trù Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật - Phạm trù triết học : là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất, cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy của hiện thực mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả TN, XH và tư duy. Vd: Phạm trù " vật chất", " vận động", "mâu thuẫn'...là phạm trù triết học I. CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG 1. Khái niệm cái riêng và cái chung - Cái riêng là phạm trù TH dùng để chỉ 1 sự vật, 1 hiện tượng, 1 quá trình nhất định. VD: Cái bàn, cái nhà, xã hội tư bản, xã hội phong kiến... - Cái chung: là phạm trù TH dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở 1 kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. VD: Vận động, lượng, chất, xã hội loài người… Cần phân biệt "cái riêng" và "cái đơn nhất": - Cái đơn nhất: là phạm trù để chỉ những nét, những mặt những thuộc tính… chỉ có ở 1 sự vật, 1 kết cấu vật chất mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. VD: Thủ đô Hà Nội là một cái riêng, ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác, còn có phố cổ, Hồ Gươm… đó là cái đơn nhất 2. Quan hệ biện chứng giữa "cái riêng" và"cái chung" Trong lịch sử TH đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa "cái riêng" và "cái chung" - Phái duy thực cho rằng, "cái riêng" chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có "cái chung" mới tồn tại vĩnh viễn, thực sự độc lập với ý thức của 1 con người, "Cái chung" không phụ thuộc vào "cái riêng" mà còn sinh ra "cái riêng".( Platôn) - Phái duy danh cho rằng: chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi trống rỗng, do tư tưởng con người bịa đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. -> Các quan niệm của phái duy thực và duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hoá cái riêng, phủ nhận cái chung hoặc ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối quan hệ khăng khít giữa chúng. - Phép BCDV cho rằng cái riêng, cái chung, và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ: + Thứ nhất: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có cái chung thuần túy bên ngoài cái riêng. + Thứ 2: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có mối liên hệ với caí chung. + Thứ 3: Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung( Vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất); cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng( Vì nó phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng.) + Thứ 4: Cái đơn giản nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật: -> Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại, sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, lỗi thời bị phủ định. 3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận - Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan. 2 - Nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. -Trong hoạt động thực tiễn phải tạo điều kiện để cái "đơn nhất" có lợi cho con người trở thành"cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành cái "đơn nhất". II. NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ: 1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả a. Khái niệm - Nguyên nhân: là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó. VD: Nguyên nhân làm bóng đèn sáng là do sự tương tác của dòng điện với dây dẫn . - Kết quả: là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. VD: CMVS là kết quả của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản . - Cần phân biệt "nguyên nhân" với "nguyên cớ"; "nguyên nhân' với "điều kiện": Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân. b. Tính chất của mối liên hệ nhân - quả: Phép BCDV khẳng định mối liên hệ nhân - quả có các tính chất: + Tính khách quan: Là cái vốn có của sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người. + Tính phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân của nó. + Tính tất yếu: Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. 2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả a. Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả. 3 - Cần phân biệt mối quan hệ nhân quả với sự nối tiếp nhau về mặt thời gian: Nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau. - Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp: thể hiện: + Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, nếu các nguyên nhân tác động cùng chiêù sẽ làm cho kết quả xuất hiện nhanh. Ngược lại các nguyên nhân tác động ngược chiều nhau sẽ cản trở tác dụng của nhau, triệt tiêu lẫn nhau. VD: Mất mùa có thể do: hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh, chăm bón không tốt... Đường ướt có thể do: trời mưa, ai đó đổ nước... + Một nguyên nhân có thể sinh ra những kết quả khác nhau: VD: Chặt phá rừng có thể gây ra nhiều hậu quả: lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu... Cách mạng xã hội có thể đem lại nhiều kết quả: độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, giành chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới... b. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau - Nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. VD: Thông minh và chăm học(nguyên nhân) => học giỏi( kết quả)( nguyên nhân) => càng chăm học hơn( kết quả). - Sau khi xuất hiện, kết quả có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với nguyên nhân. sự ảnh hưởng đó có thể theo hai hướng: + Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân( tích cực) + Cản trở sự hoạt động của nguyên nhân( tiêu cực) 3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận 4 -Mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến nên nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích các hiện tượng đó, không được tìm trong đầu óc con người. -Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy, phải tìm trong mọi sự kiện, mọi mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. - Phải biến phân loại các nguyên nhân, tìm nguyên nhân cơ bản, chủ yếu... - Phải khai thác tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát triển III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC 1. Khái niệm nội dung và hình thức - Nội dung: là tổng hợp tất cả những mặt những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật - Hình thức: là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật VD: + ND của 1 cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất... để tạo nên cơ thể đó. + Hình thức là trình tự sắp xếp, liên kết các tế bào, các hệ thống... - Phép BCDV nghiên cứu hình thức bên trong của sự vật( cơ cấu bên trong của nội dung) 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức a. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức - Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, không có hình thức nào tồn tại mà không có nội dung và ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong 1 hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó. - Không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp nhau hoàn toàn: 5 + Một nội dung có thể trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện. + Một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. b. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi còn khuynh hướng chủ đạo của hình thức là tương đối ổn định, chậm biến đổi hơn. Nội dung biến đổi trước, hình thức chưa biến đổi ngay vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung, kìm hãm nội dung => Do đó hình thức buộc phải thay đổi cho phù hợp với nội dung. c. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung Hình thức có tính độc lập tương đối nên có thể tác động trở lại nội dung. Sự tác động này thể hiện ở: - Nếu hình thức phù hợp với nội dung thì thúc đẩy nội dung phát triển - Nếu hình thức không phù hợp với nội dung thì kìm hãm nội dung phát triển 3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận - Trong nhận thức không được tách rời giữa nội dung và hình thức - Trong thực tiễn cải tạo xã hội cần sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. - Nhận thức và cải tạo sự vật phải căn cứ vào nội dung - Phải thường xuyên đối chiếu giữa nôị dung và hình thức, làm cho hình thức phù hợp với nội dung, thúc đẩy nội dung phát triển. IV. BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG 1. Khái niệm: - Bản chất: là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. 6 - Hiện tượng: là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. VD: Giáo trình Tr.217 - Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung nhưng không đồng nhất với cái chung.( Không phải mọi cái chung đều là bản chất) - Phạm trù bản chất cũng không đồng nhất với phạm trù quy luật( Bản chất phong phú hơn quy luật) 2. Mối quan hệ BC giữa bản chất và hiện tượng a. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng - Bản chất luôn bộc lộ ra qua hiện tượng còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định không có bản chất nào tồn tại thuần túy bên ngoài quy luật. - Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau bản chất nào thì hiện tượng ấy, khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi , khi bản chất biến mất thì hiện tượng do nó sinh ra cũng biến mất. b. Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng - Bản chất và hiện tượng không phù hợp với nhau hoàn toàn mà luôn bao hàm cư sự mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ: + Bản chất phản ánh cái chung, tất yếu, còn hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt. + Một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh. +Hiện tượng phong phú hơn bản chất còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng + Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. + Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan đó. Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản 7 chất mà chỉ biểu hiện 1 khía cạnh của bản chất, nhiều khi xuyên tạc bản chất. 3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận - Muốn nhận thức bản chất sự vật phải xuất phát từ hiện tượng, quá trình thực tế. - Phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng quá trình thực tế, nhất là những hiện tượng điển hình mới hiểu rõ bản chất. - Nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức bản chất của sự vật - Nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức bản chất.Trong thực tiễn phải dựa vào bản chất của sự vật, không dựa vào hiện tượng. 8 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan