Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước ôn tập lý luận chính trị hành chính 1...

Tài liệu ôn tập lý luận chính trị hành chính 1

.DOCX
16
134
131

Mô tả:

Trang bị những kiến thức cơ bản và cần thiết về lý luận chính trị – hành chính; củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lãnh đạo, quản ...
BẢNG PHÂN CÔNG SOẠN CÂU HỎI (ĐỢT 2) (Gửi về địa chỉ email của Lớp phó học tập: [email protected]) Stt Tổ chịu trách nhiệm soạn Nội dung Thời gian gởi bài Thời gian đã nhận Bài 3, 4 (ngày 18.3.2016) 1 Tổ 1 2 Tổ 2 3 Tổ 3 4 Tổ 4 5 Tổ 1 6 Tổ 2 7 Tổ 3 8 Tổ 4 Trình bày đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? Trình bày những xu hướng vận động cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Trình bày những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên XHCN Viện Nam? Liên hệ với nền kinh tế nước ta? Trình bày tính tất yếu, đặc điểm, bản chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? Bài 5 (ngày 21.3.2016) Trình bày những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của toàn thế giới giai cấp công nhân? Liên hệ thực tế với thực tiễn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay? Làm rõ những mặt mạnh, thuận lợi và hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức? Bài 7 (ngày 21.3.2016) Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải thực hiện liên minh công- nông-trí thức? Liên hệ với Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng khối liên minh công – nông – trí thức ở Việt Nam hiện nay? Chỉ rõ những vấn đề đặt ra và giải pháp củng cố, xây dựng khối liên minh công – nông – trí thức ở Việt Nam hiện nay. Chưa nhận được Chậm nhất vào lúc 19h ngày 21/3 Chưa nhận được Đã nhận Đã nhận Đã nhận Chậm nhất vào lúc 19h ngày 23/3 Đã nhận Chưa nhận được Chậm nhất vào lúc 19h ngày 23/3 Đã nhận 9 Tổ 1 Làm rõ những nội dung cơ bản của khối liên minh công – nông trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đã nhận Câu 1: Trình bày đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? Câu 2: Trình bày những xu hướng vận động cơ bản của chủ nghĩa tư bản? Câu 3: Trình bày những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên XHCN Viện Nam? Liên hệ với nền kinh tế nước ta? 1/ Định nghĩa thời kỳ quá độ: Thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến cách mạng trong nhiều lĩnh vực như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, KTTT, đời sống kinh tế xã hội, văn hóa nhằm phát triển mạnh mẽ LLSX tạo cơ sở vật chất cho CNXH, CNCS. 2/ Nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH Việt Nam Thứ nhất: Phát triển LLSX thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Thứ hai: Xây dựng quan hệ sản xuất mới thong qua phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Thứ ba: Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh ế đối ngoại. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. 3/ Liên hệ, vận dụng nền kinh tế nước ta: Thứ nhất: Phát triển LLSX thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Chúng ta có chính sách phát triển con người Việt Nam như phát triển giáo dục: mở ra rất nhiều trường, nhiều hình thức đào tạo, liên kết giáo dục đưa học sinh – sinh viên ra nước ngoài học tập. Đổi mới hệ thống giáo dục Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia Đổi mới hệ thống y tế Thực hiện tốt các phúc lợi xã hội Công nghiêp hóa hiện đại hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, công tác (công tác hành chính trước kia viết tay => đánh máy, sử dụng máy vi tính… hoặc sử dụng máy gặt đập liên hợp cho sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng, ….) Thứ hai: Xây dựng quan hệ sản xuất mới thong qua phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sau Đại hội Đảng ta xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tự nhiên, kinh tế hợp tác xã …. Và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thứ ba: Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Việt Nam có quan hệ thương mại với 220 nước và lãnh thổ, thu hút được nguồn vốn từ dự án FBT, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã tìm đến thị trường Việt Nam. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, gia nhập ASEAN, gia nhạ AFTA (cộng đồng các nước có sử dụng tiền pháp) tiến tới gia nhập TPP. Câu 4: Trình bày tính tất yếu, đặc điểm, bản chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? 1.Khái niệm: Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới CNXH nó diễn ra từ giai cấp vô sản giành được chính quyền bắt tay vào xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công của xã hội cả về lực lượng sản xuất, QHSX, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng. 2. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở VN: Sự phát triển xã hội loài người là qúa trình phát triển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác. Sự ra đời và tồn tại của một chế độ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định là do sự tác động của các quy luật khách quan. Sự thay thế xã hội này bằng một xã hội khác văn minh và tiến bộ hơn cũng là một tất yếu lịch sử điều kiện khách quan qui định và đó cũng là một qúa trình lịch sử tự nhiên. Nhưng tùy điều kiện lịch sử cụ thể có những nước không nhất thiết phải trải qua tuần tự các hình thái kinh tế - xã hội. Sự bỏ qua một hình thái kinh tế xã hội xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn là do những qui luật và những yếu tố khách quan quy định. Giữa chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn thời kỳ đặc biệt là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Lênin không chỉ đặt tên cho thời kỳ quá độ mà còn nêu đặc trưng thời kỳ này đó là một hệ thống kinh tế trong đó bao gồm cả hai đặc trưng, những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản vẫn đang còn tồn tại nhưng đã trở nên lỗi thời không còn phù hợp với xu hướng tiến bộ và những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội đã và đang ra đời đại diện cho xu hướng tiến bộ nhưng còn rất non yếu. Mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn có những khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Về khả năng khách quan, trước hết phải kể đến nhân tố thời đại, tức xu thế quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Do thời đại ngày nay qui định, đó là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Các đặc trưng của thời đại này là: Lực lượng sản xuất ngày nay đã đạt tới trình độ rất cao, để dẫn tới tính chất xã hội hóa rất rộng lớn. Điều đó được thể hiện bởi hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được tạo ra ngày nay trên thế giới. Lực lượng sản xuất thay đổi dẫn đến quan hệ sản xuất thay đổi cả ba mặt sở hữu, quản lý, phân phối. Sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vẫn là sở hữu đặc trưng nhất trong hệ thống sở hữu hiện nay, nhưng trong lòng hệ thống đó cũng đã xuất hiện những hình thức sở hữu có tính chất xã hội hơn như: sở hữu tập thể các nhà tư bản, sở hữu tập thể con người lao động, sở hữu cổ phần, sở hữu của Nhà nước Quản lý cơ chế vận động nền kinh tế cũng sẽ thay đổi theo. Phân phối bắt đầu đã có sự thay đổi: phân phối lợi nhuận của các công ty cổ phần, chế độ phúc lợi của Nhà nước...Xu hướng nền kinh tế thế giới là quá trình toàn cầu hóa về kinh tế. Mặc dù những nhân tố CNXH đã hình thành tuy còn non yếu nhưng nó đại diện cho một xu hướng mới, tiến bộ. Về những tiền đề chủ quan, Việt Nam là nước có dân số tương đối đông, nhân lực dồi dào, tài nguyên đa dạng. Nhân dân ta đã lập nên chính quyền Nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, đã xây dựng được những cơ sở ban đầu về chính trị, kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo –một đảng giàu tinh thần cách mạng, sáng tạo và trí tuệ khoa học, có đường lối đúng đắn và gắn bó với quần chúng –đó là nhân tố chủ quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lịch sử Việt Nam đã chỉ ra mọi phong trào yêu nước của giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản và các phong trào yêu nước khác đều lần lượt bị thất bại. Cuộc cách mạng đó chỉ với sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam mới đoàn kết được toàn thể nhân dân lao động và đã giành được thắng lợi cuối cùng. Vì thế sau ngày thắng lợi Việt Nam không thể xây dựng một Nhà nước quân chủ phong kiến, cũng không thể là một nền chuyên chính của giai cấp tư sản, mà phải là một Nhà nước dân chủ nhân dân để đi tới chủ nghĩa xã hội. Quá độ lên CNXH không những phù hợp với qui luật phát triển lịch sử mà còn phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân VN đã chiến đấu hy sinh không chỉ vì độc lập dân tộc mà còn vì cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh. Những yêu cầu ấy, chỉ có CNXH mới đáp ứng được. Quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua khó khăn, xây dựng thành công CNXH. 3. Đặc điểm và bản chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở VN:: Do xuất phát từ trình độ đang còn thấp, chưa trải qua phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Yếu tố cơ bản nhất của lực lượng sản xuất ở nền kinh tế Việt Nam đang còn thiếu cả về mặt số lẫn lẫn chất lượng, cả về mặt trình độ lẫn tính chất xã hội hóa. Hay nói một cách khác đặc điểm lớn nhất của ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải qua giai đoạn phát triển TBCN, khi cả nước thống nhất cùng tiến lên CNXH, đặc điểm trên vẫn còn tồn tại. Phân tích rõ hơn thực trạng kinh tế, chính trị của đất nước, trong cương lĩnh xây dựng đất nước lên CNXH, Đảng cộng sản VN khẳng định: “Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TB, từ một XH vốn là thuộc địa nửa phong kiến, LLSX còn thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ XH và nền độc lập của nhân dân ta”. Vì thế mặc dù xác định con đường phát triển của Việt Nam là bỏ qua phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng hình thức quá độ của Việt Nam được xác định đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng đó có nghĩa cần phải xác định rõ xu hướng phát triển từ một nền kinh tế đang ở trình độ thấp tới trình độ phát triển cao hơn. Không những thế, định hướng còn là việc tổ chức thực hiện thông qua từng bước đi, từng giai đoạn, mà sau mỗi bước đi, mỗi giai đoạn đó se đưa Việt Nam sẽ tới gần hơn với chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đó còn là quá trình không ngừng đấu tranh với mặt đối lập chính là: khả năng chệch hướng xã hội chủ nghĩa bởi nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là thiếu nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, từ đó thiếu bản lĩnh, thiếu trình độ, thiếu đoàn kết. Nguyên nhân bên ngoài, đó là các âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Bỏ qua chế độ tư bản, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là con đường phát triển “rút ngắn”. Về chính trị, bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản. Về kinh tế, bỏ qua chế độ tư bản là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội hóa sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 5: Trình bày những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của toàn thế giới giai cấp công nhân? Liên hệ thực tế với thực tiễn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay? 1.Khái niệm về giai cấp công nhân: (theo Chủ nghĩa Mác và Lê-Nin) GCCN hiện đại là sản phẩm và là chủ thể của quá trình CNH. Họ gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính XHH ngày càng cao và là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ trong XH hiện đại. GCCN là giai cấp có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chế độ TBCN, xây dựng thành công CNXH và CNCS trên toàn thế giới. 1.1 Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân: Thứ nhất: Do sự quy định của địa vị KT-XH của GCCN. - GCCN là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất bằng phương thức sản xuất công nghiệp mang tính XHH cao. Vì vậy GCCN có đặc điểm của một giai cấp cách mạng: tính tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tinh thần triệt để cách mạng, tình đoàn kết quốc tế, tính dân tộc. - Những phẩm chất này là khách quan xác định GCCN là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất và có năng lực lãnh đạo các giai cấp khác trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Đây là một quá trình lâu dài, phức tạp. Thứ hai, những tiền đề vật chất của CNTB và sự vận động, mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất TBCN. - Xã hội hóa sản xuất là tiền đề quan trọng nhất đã thúc đẩy sự vận động của mâu thuẫn cơ bản trong lòng phương thức sản xuất TBCN. Mâu thuẫn cơ bản đó là xung đột giữa tính chất xã hội hóa của LLSX với tính chất tư nhân TBCN về TLSX. - Quy luật chung là QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Công hữu những TLSX chủ yếu của xã hội là yêu cầu khách quan và đã được quá trình sản xuất hiện đại vạch ra. - Nhìn chung, không chỉ CNTB mà cả quá trình XD CNXH, CNCS đều cần đến tiền đề vật chất từ LLSX ở trình độ xã hội hóa cao. Sự chuẩn bị đầy đủ những cơ sở vật chất cho quá trình thực hiện SMLS là không thể bỏ qua. Mác coi đó là “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết” cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Thứ ba, mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa GCCN và GCTS tất yếu dẫn đến SMLS của GCCN. - Bóc lột GTTD của nhà TB chính là mâu thuẫn cơ bản tạo nên sự đối lập giữa GCCN và GCTS. Mâu thuẫn đó là không thể điều hòa và là động lực chính cho cuộc đấu tranh giai cấp hiện đại. - Giải quyết mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa hai giai cấp này theo hướng xóa bỏ chế độ bóc lột GTTD là tất yếu khách quan. Muốn thực hiện điều đó, GCCN phải lật đổ chế độ TS, nhà nước của GCTS, thiết lập nhà nước của GCCN là tất yếu trong quá trình cách mạng kinh tế. 1.2. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc phân tích tính chất khách quan của SMLS của GCCN chúng ta thấy được tất yếu kinh tế chính trị xã hội của CM XHCN và ý nghĩa lớn lao của sứ mệnh này. Nó là một sự nghiệp của giải phóng và phát triển được nảy sinh từ chính những nhân tố hiện thực của xã hội hiện đại chứ không phải là mong muốn chủ quan như sự xuyên tạc của các kẻ thù tư tưởng. 2./ Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử toàn TG : 1 là: Sự phát triển của GCCN: Với tư cách là chủ thể thực hiện SMLS, sự phát triển của GCCN là yếu tố chủ quan quy định tính chất và quy mô, tốc độ của quá trình này. Sự phát triển này cũng là kết quả của quá trình phát triển tự thân, tự giác, chủ động. Sự phát triển về lượng của GCCN được quy định bởi yêu cầu của sản xuất công nghiệp và cơ cấu kinh tế hiện đại nhưng cũng là một quá trình phát triển tự giác thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược CNH. Thông qua sự phát triển về lượng của công nhân có thể thấy được trình độ, quy mô của CNH và sự tự chuẩn bị của giai cấp đang làm SMLS. Sự phát triển về chất được thể hiện ở năng lực làm chủ công nghệ hiện đại và Ý thức giác ngộ giai cấp, Ý thức dân tộc. 2 là: ĐCS – nhân tố chủ quan cơ bản nhất để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của GCCN - Mối quan hệ mật thiết và những điểm phân biệt giữa ĐCS và GCCN: + GCCN coi ĐCS là hạt nhân chính trị của GCCN, Đảng là mốc đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp (từ tự phát lên tự giác). + Quy luật chung của sự hình thành Đảng cộng sản: Đảng cộng sản = Chủ nghĩa Mác-Lenin + phong trào công nhân [ ĐCS Việt Nam = CN Mác-Lenin + Phong trào công nhân + phong trào yêu nước + GCCN là cơ sở XH hàng đầu của Đảng. + Quan hệ giữa Đảng với GCCN là quan hệ “máu thịt” không thể chia rẽ trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử. [ Vì vậy, tăng cường tính giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản và tăng cường giác ngộ giai cấp, ý thức chính trị của GCCN là 2 nhiệm vụ thường xuyên của những ĐCS cầm quyền. + Điểm phân biệt giữa Đảng và GCCN là: ở trình độ giác ngộ chính trị, năng lực lãnh đạo, tính tiên phong và gương mẫu: . Đảng cộng sản là bộ phận ưu tú của GCCN. . Đảng là người lãnh đạo, là hạt nhân của GCCN (tính tiên phong trong lý luận và thực tiễn, tính tổ chức khoa học chặt chẽ). [ Khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng có điều kiện tăng cường mối liên hệ với nhân dân; nhưng khi đó đảng viên dễ nảy sinh bệnh quan liêu, tham nhũng dẫn đến thoái hóa, biến chất...vì vậy, phải thường xuyên khắc phục và chỉnh đốn Đảng. + Mục đích của ĐCS là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của GCTS, GCVS giành lấy chính quyền. - Vai trò Đảng cộng sản với sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN: + Tham mưu giai cấp . Bằng hiểu biết lý luận và thực tiễn định ra Cương lĩnh, đường lối chính trị, chiến lượng, sách lượng đấu tranh. . Tạo sức mạnh thống nhất, liên kết hành động...bằng tổ chức. + Tiên phong đấu tranh . Tổ chức Đảng và đảng viên đi đầu trong đấu tranh. . Tiên phong về trí tuệ, gương mẫu trong cuộc sống. + Những hiểu biết cơ bản để ĐCS lãnh đạo thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN: . Nắm vững và trung thành với hệ tư tưởng của GCCN. . Giữ vững và không ngừng tăng cường quyền lãnh đạo của Đảng dựa trên những nguyên tắc của CN Mác-Lenin. . Giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. [ Một số nguyên nhân cơ bản: - Sự phân hóa của các ĐCS. - Sự phân liệt trong đội ngũ GCCN. - CNTB có sự điều chỉnh chính sách KT-XH. - Do sự chống phá của GCTS và phong trào công nhân. - Do sự kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa đế quốc. 3/. Liên hệ với thực tiễn đẩy mạnh CNH – HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay: 1/ GCCN Việt nam hiện nay: Quan niệm và thực trạng GCCN Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa X: “GCCN Việt Nam là 1 lực lượng XH to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”. - Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam: + Lãnh đạo cách mạng thông qua ĐCSVN. + Đại diện cho phong trào sản xuất tiên tiến. + Tiên phong trong xây dựng CNXH. + Đi đầu trong CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. + Nòng cốt của khối liên minh công – nông – trí thức. Thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của GCCN là đảm bảo cho thắng lợi của CNXH ở VN. - Hiện trạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam: + Tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành đông đảo bộ phận công nhân trí thức. + Tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo thông qua ĐCS. [ GCCN đóng góp trực tiếp vào quá trình phát triển của đất nước. - Những hạn chế và bất cập: + Sự phát triển của GCCN chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ( thiếu chuyên gia kỹ thuật, công nhân lành nghề, tác phong công nghiệp...). + Đơn vị chính trị của GCCN chưa thể hiện đầy đủ. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của GCCN không đồng đều. + Việc làm và đời sống của GCCN còn nhiều khó khăn. Nhiều tổ chức CT-XH trong CN còn yếu. - Những thách thức, hạn chế: + Về trình độ văn hóa, tay nghề và giác nggooj chính trị trong một bộ phận công nhân nước ta. Điều này ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo đất nước đi lên CNXH. - Còn nhiều bất cập về: năng lực làm chủ khoa học và công nghệ của công nhân, năng lực lãnh đạo tổ chức, quản lý của Đảng và Nhà nước, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp NN, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa hoàn thiện... + Đối với vai trò hạt nhân của khối liên minh công – nông – trí thức và đại đoàn kết dân tộc: thiếu nhiều điển hình về thực hiện tốt liên minh giữa các giai cấp, những vấn đề bức xúc của thực tiễn, nội dung và phương thức liên minh chậm đổi mới... + Đối với quá trình xây dựng và phát triển công nhân: Đảng có chú trọng xây dựng GCCN nhưng chưa quan tâm đầy đủ, chưa ngang tầm với vị trí, va trò của GCCN trong thời kỳ mới, Công đoàn và các tổ chức CT-XH khác có nhiều đóng góp nhưng hiệu quả chưa cao, còn nhiều yếu kém. 2/ Quan điểm và giải pháp xây dựng GCCN VN: 2.1 Quan điểm chỉ đạo cơ bản: - Kiên định quan điểm GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng. - Xây dựng GCCN phải gắn kết với xây dựng liên minh giai cấp, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hợp tác quốc tế. - Chiến lược xây dựng GCCN phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển KTXH, CNH, HĐH... - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GCCN. - Xây dựng GCCN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn XH. 2.2 Phương hướng và giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam: 2.2.1 Phương hướng: co 6 phuong hướng trang 283 Từ nay đến năm 2020 phấn đấu đạt được sự biến đổi tối đa ve các mat sau: - Hình thành và triển khai thực hiện chiến lược xây dựng GCCN lớn mạnh gắn với chiến lược phát triển KT-XH, CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. - Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của GCCN, tạo được chuyển biến thật sự mạnh mẽ và rõ rệt về đời sống vật chất và tinh thần. - Có bước tiến về đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp...nhất là các ngành công nghiệp mới. Tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, chú trọng đào tạo nghề từ nông dân và nữ ccoong nhân. - Nâng cao hon về giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, xây dựng lối sống lành mạnh trong công nhân, nhất là công nhân trẻ. - Tăng tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân. Tăng số lượng và chất lượng cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp... - Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên CSHCM và Hội LHTN Việt Nam trong các loại hình doanh nghiệp. 2.2.2 Giải pháp: 5 giai pháp 9trang 285) - Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về GCCN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. - Đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa GCCN. - Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho GCCN. - Bổ sung sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò tổ chức công đoàn và các tổ chức CT-XH khác trong xây dựng GCCN. * Liên hệ thực tiễn giai cấp công nhân của TPCT hiện nay: - Ưu điểm: + Số lượng của giai cấp công nhân Cần Thơ: Giai cấp công nhân ở Cần Thơ đang tăng nhanh về số lượng và có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế. Năm 2012 số công nhân là 88.546 người, so với năm 2008 tăng 16.806 người. Trongg đó công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước giảm đi so với năm 2004 là 48.7%; công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 63%. + Chất lượng của giai cấp công nhân Cần Thơ: Thích nghi tương đối với cơ chế thị trường; Một số công nhân có cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước; Công nhân trí thức ngày càng nhiều; Công nhân được đào tạo, có trình độ cao ngày càng nhiều đã phát huy tốt hơn tính năng động, sáng tạo trong công việc. - Hạn chế: + Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường. + Ðịa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Ðảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. + Tuy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện; nhưng lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Giải pháp: + Ðào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Ðặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân. + Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam. Nói chung, trong các doanh nghiệp đều có tổ chức cơ sở đảng, công đoàn, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. + Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hóa: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao. Câu 6: Làm rõ những mặt mạnh, thuận lợi và hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức? * Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp. * Mặt mạnh, thuận lợi: - Khách quan: Trong xu thế toàn cầu hóa, giai cấp công nhân Việt Nam có thể giao lưu, trao đổi với các nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, đồng thời, mở ra thị trường lao động to lớn. - Chủ quan: Giai cấp công nhân nước ta đang tăng nhanh về số lượng và có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế. Ðội ngũ công nhân nước ta ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành nghề, với trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên đáng kể. Ðã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức (có trình độ cao đẳng, đại học trở lên) làm công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và quản lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh hoặc trực tiếp sản xuất. Giai cấp công nhân nước ta thích nghi tương đối nhanh với cơ chế thị trường, tư tưởng trông chờ vào bao cấp của Nhà nước được khắc phục rõ rệt; đã bắt đầu hình thành được ý thức về giá trị của bản thân trong lao động; đã xuất hiện một bộ phận công nhân có cổ phần trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Một bộ phận giai cấp công nhân, nhất là trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, có bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp vững vàng. Ðại đa số công nhân tin tưởng vào Ðảng, Nhà nước, chế độ, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, có ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, cần cù lao động, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng, khi chuyển sang kinh tế thị trường, giai cấp công nhân đã phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân ngày càng nhiều hơn, thông qua cung cấp các tư liệu sản xuất tiên tiến và dịch vụ kỹ thuật, chế biến nông sản, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Xuất hiện một số mô hình liên kết trực tiếp công nghiệp với nông nghiệp và nghiên cứu khoa học. Sau khi thống nhất đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã đứng lên vũ đài chính trị, nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đồng thời quyết định vận mệnh của mình và của cả đất nước. * Khó khăn: Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường. Ðịa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Ðảng. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện; nhưng lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc. Ngày càng gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các thị trường lao động khác. Trình độ khoa học kỹ thuật bị tụt hậu so với lao động ở các nước có trình độ khoa học kỹ thuật lâu đời. Câu 7: Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải thực hiện liên minh công- nông-trí thức? Liên hệ với Việt Nam hiện nay. Câu 8: Phân tích thực trạng khối liên minh công – nông – trí thức ở Việt Nam hiện nay? Chỉ rõ những vấn đề đặt ra và giải pháp củng cố, xây dựng khối liên minh công – nông – trí thức ở Việt Nam hiện nay -Khái niệm liên minh công- nông- trí thức: Liên minh công-nông-trí thức là sự đoàn kết , hợp lực...của công nhân, nông dân và đội ngũ tri thức nhằm thực hiện nhu cầu của mỗi lực lượng và của cả khối liên minh; đồng thời góp phần thực hiện lợi ích chung của dân tộc, của sự nghiệp xây dựng CNXH. -Thực trạng liên minh công- nông- trí thức ở VN hiện nay: - GCCN nước ta hiện nay vẫn còn hạn chế về số lượng , một bộ phận công nhân có tay nghề chưa cao, ý thức giác ngộ giai cấp, tính tổ chức kỷ luật còn hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình liên minh với giai cấp nông dân và đội ngủ trí thức. - GC nông dân, nhờ liên minh được với GCCN và đội ngũ trí thức nên đã được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp , đời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt và từng bước được nâng cao . Song, từ góc độ liên minh, trong nhiều trường hợp, sự hỗ trợ, liên kết của công nghiệp , nhất là công nghiệp chế biến nông sản và của khoa học và công nghệ còn chưa chặt chẽ , khiến cho hiệu quả của sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, do vậy, lợi ích của nông dân ở nhiều nơi chưa được coi trọng, đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn. - Về phía đội ngũ trí thức, mặt dù đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình thực hiện liên minh, song đến nay, đội ngũ trí thức nước ta số lượng còn ít, hoạt động nghiên cứu khoa học đôi khi vẫn còn xa rời thực tiễn và tính ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa cao, chưa kịp thời. Tình trạng lãng phí chất xám, chảy máu chất xám còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. -Vấn đề liên minh giai cấp ở VN hiện nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận Dân tộc thống nhất” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 02- 1951), lần đầu tiên, vấn đề liên minh công-nông-trí thức chính thức được Đảng ta khẳng định. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH chỉ rõ: xây dựng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo, làm nền tảng của nhà nước XHCN. Tư tưởng này tiếp tục khẳng định tại các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X và trở thành vấn đề có tính nguyên tắc, và đồng thời là vấn đề chiến lược cách mạng Việt Nam. Đảng ta chỉ rõ: “Đại đoàn kết toàn dân tộc liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Như vậy, Đảng ta đã có chủ trương đúng đắn trong việc xây dựng khối liên minh côngnông trí thức, cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp là sự liện kết giữa 4 nhà: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông và nhà khoa học. + nhà nông: Thực hiện sản xuất, canh tác…để tạo ra lương thực, thực phẩm cho XH. + Nhà khoa học; nghiên cứu giống lúa cây trồng, chuyển giao công nghệ - khoa học cho nông dân sản xuất. +Nhà doanh nghiệp: cung ứng giống cho nhân dân, và thu mua sản phẩm . Về thực trạng hiện nay có rất nhiều nơi thực hiện liên minh, nhưng vấn đề hạn chế rõ nhất đó là liên minh còn thiếu nhiều điển hình, phương thức liên minh thì chậm đổi mới, để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, dẫn tới vấn đề hiệu quả chưa cao. Tóm lại, nhờ có sự liên minh chặt chẽ đã góp phần hạn chế tình trạng được mùa mất giá hay được giá mất mùa. Tuy nhiên, có những nơi, những lúc và ở các mức độ khác nhau, liên minh giữa các lực lượng này còn bị xem nhẹ hoặc thực hiện chưa đúng mức. Những vấn đề đặt ra hiện nay (k phải phương hướng) không chỉ riêng 1 giai cấp nào trong khối liên minh mà đối với tất cả các giai cấp hình thành nên khối liên minh công-nôngtrí thức đó là : - G/c công nhân chưa thể hiện được vai trò của mình, vấn đề đặt ra hiện nay được xem là bức xúc nhất , đó là vị thế lãnh đạo của giai cấp công nhân trong khối liên minh này. Thực tế thì giai cấp công nhận hiện chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo, bản lĩnh giác ngộ chính trị vẫn còn hạn chế mà xu hướng tới là phải tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Hiện tượng chảy máu chất xám : hiện tượng chảy máu chất xám ở 1 bộ phận trí thức trẻ, có những trí thức được nhà nước đưa đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, tuy nhiên , do cám dỗ về vật chất, họ sẳn sàng bỏ quê hương để định cư ở nước ngoài, trong đó có cả Đảng viên, từ đây đã mất đi 1 nguồn tài năng trí tuệ, mà trong vấn đề kinh tế tri thức hiện nay đòi hỏi phải có nhân tài được trang bị và bổ sung tri thức. - Bên cạnh đó là vấn đề giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích trong bộ phận khối liên minh công nông trí thức , mà biểu hiện đầu tiên chúng ta thấy trong vấn đề liên kết 4 nhà là vấn đề được mùa mất giá, mất mùa được giá, điều này liên quan trực tiếp đến các bộ phận, cụ thể , nhà nước phải định hướng cho người dân vật nuôi , cây trồng gì để ổn định giá cả thị trường, nhà khoa học hỗ trỡ những kỷ thuật chăn nuôi, canh tác phù hợp, còn đầu ra thì phụ thuộc vào doanh nghiệp , người nông dân thì phải nâng cao nhận thức của mình …. Câu 9: Làm rõ những nội dung cơ bản của khối liên minh công – nông trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1./ Khái niệm: - Liên minh công – nông – trí thức: là sự đoàn kết, hợp lực, hợp tác...của công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng và của cả khối liên minh; đồng thời góp phần thực hiện lợi ích chung của dân tộc, của sự nghiệp xây dựng CNXH. 2./ Trong thời kỳ quá độ lên CNXH lại phải thực hiện liên minh công – nông – trí thức vì: a/ Tính tất yếu: Một là, xét góc độ kinh tế - kỹ thuật và mức độ phân công lao động vẫn còn rõ rệt giữa công nhân, nông dân, trí thức à Hình thành các lĩnh vực kinh tế cơ bản: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, dịch vụ… - Công nhân vẫn là LLSX vật chất gắn với quy trình công nghiệp hiện đại. - Nông dân vẫn là lực lượng chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm cho xã hội. - Trí thức vẫn là lực lượng nòng cốt trong hoạt động khoa học, sản xuất tinh thần. Hai là, xét góc độ chính trị - xã hội - Liên minh công - nông - trí thức nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng - Xây dựng khối liên minh nhằm tạo thành lực lượng nồng cốt của chế độ chính trị xã hội, trên cơ sở đó, thực hiện đại đoàn kết toàn dân để tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân. b/ Tầm quan trọng: - Liên minh công - nông - trí thức là vấn đề chiến lược của cách mạng vô sản nói chung và của TKQĐ lên CNXH nói riêng. Là vấn đề mang tính cơ bản, vừa trước mắt, vừa lâu dài và quyết định đến sự thành bại của cách mạng, sự thắng lợi của công cuộc xây dựng xã hội mới. - Liên minh công - nông - trí thức là cơ sở chính trị xã hội tin cậy để đảm bảo trong thực tế sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội, để xây dựng nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện quản lý mọi mặt phát triển của đời sống xã hội. - Khối liên minh công - nông - trí thức đông đảo trở thành nền tảng để đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, đồng thuận được các lực lượng, các giai cấp và tầng lớp khác nhau vào mục đích chung xây dựng thành công CNXH. - Liên minh công - nông - trí thức hay thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc hình thành nên động lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp, động viên được tối đa các nguồn lực trong nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 3./ Liên hệ thực tiễn trong Khối liên minh Công - nông - trí ở Cần Thơ hiện nay: Thực trạng liên kết 4 nhà: - Nhà nước: định hướng, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát đối với 4 nhà. Nhà khoa học: tìm tòi, nghiên cứu, tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, chuyển giao khoa học về phía người nông dân, hướng dẫn giúp đỡ người nông dân. Nhà doanh nghiệp: bao tiêu đầu vào, đầu ra cho người nông dân. Nhà nông: trực tiếp tạo ra sản phẩm. * Ưu điểm: Thực hiện liên kết 4 nhà thông qua mô hình “cánh đồng mẫu lớn”; tăng cường LKBN - yếu tố quyết định cho phát triển sản xuát trái cây, hàng hóa; LKBN để tăng năng suất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn...Các mô hình liên kết này đã tạo thành chuỗi giá trị giúp khắc phục tình trạn san xuất nhỏ lẻ, thực hiện tập trung nguồn nguyên liệu, lôi kéo doanh nghiệp đầu tư và nối kết sản xuất nông dân với thị trường, thu hút nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào nông thôn hiệu quả hơn, tạo cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới ở Cần Thơ. * Hạn chế: - Nhà nước: chỉ tập trung hỗ trợ đầu vào sản xuất mà chưa giải quyết khó khăn của đầu ra, được mùa nhưng rớt giá, chia sẻ lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp chưa hài hòa, chưa quan tâm kiểm tra, một số chủ trương, chính sách của nhà nước chưa theo kịp với tình hình thực tế của tăng trưởng sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa. - Nhà khoa học: chưa thường xuyên giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, chưa quan tâm đến việc kiểm tra. - Nhà doanh nghiệp: doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế, các doanh nghiệp chỉ mới thực hiện ký kết hợp đồng mua bao tiêu sản lượng hàng hóa các loại, phương thức thu mua của doanh nghiệp chủ yếu là mua đứt bán đoạn đã hạn chế sự ràng buộc giữa xã viên hợp tác xã, khi có rủi ro thì giữa doanh nghiệp và tổ hợp tác, hợp tác xã và nông dân thường không hợp tác, chia sẻ, phá vỡ hợp đồng, chưa quan tâm đến lợi ích của người nông dân, doanh nghiệp chưa gắn với vùng nguyên liệu. - Nhà nông: chỉ suy tính lợi ích trước mắt, chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài, số lượng nông dân có đủ điều kiện với doanh nghiệp còn ít, nhà nông thiếu thông tin về thị trường. * Đề xuất: - Đối với nhà nước: Nhà nước tham gia vào mối LKBN với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua việc ban hành cơ chế liên kết; các chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tín dụng, khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người nông dân; đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. - Đối với nhà khoa học: Cần đầu tư nghiên cứu, tìm giải pháp thiết thực giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật; chủ động nghiên cứu, dự báo tác động của biến đổi khí hậu để tư vấn, hướng dẫn nông dân có hướng sản xuất phù hợp, đạt hiệu quả cao. Góp phần nâng cao tri thức, dạy nghề cho nông dân. Chủ động liên kết với doanh nghiệp trongg việc tổ chức vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến từ nông nghiệp. Kiến nghị các chính sách mang lại lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. - Đối với nhà kinh doanh: giữ vai trò tổ chức khởi xướng việc sản xuất theo hợp đồng với nhà nông (cung cấp giống tốt, tổ chức khuyến nông, cung ứng phân bón vật tư...). Doanh nghiệp cần có đề án, kế hoạch vừa trước mắt vừa lâu dài cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm của nông dân với giá thỏa thuận, bảo đảm lợi ích của cả 2 bên. Đầu tư và thực hiện có trách nhiệm đối với các công trình phục vụ cho sự phất triển của nông dân vầ nông thôn. - Đối với nhà nông: cần chủ động học tập, tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật, nắm bắt thông tin thị trường để định hướng sản xuất hợp lý, vươn lên thành những người có trình độ ngày một khá hơn, có tác phong của người công nhân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tăng cường liên kết, phát triển các hình thức sản xuất trong nông nghiệp theo nhu cầu tự thân, trong đó có kinh tế trang trại, hợp tác xã để chủ động kết nối với nhà khoa học, doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, số lượng lớn đồng bộ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan