Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu On tap chuong ii cacbohidrat

.DOC
4
275
62

Mô tả:

Tài liệu ôn tập chương II hóa 12
Taøi lieäu oân thi THPTQG 2017 CHƯƠNG 2: CACBOHĐRAT A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Khái niệm: Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có CT chung là Cn(H2O)m Chia làm 3 loại chủ yếu: - Monosaccarit là nhóm không bị thủy phân (glucozơ & fructozơ) - Đisaccarit là nhóm mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra 2 phân tử monosaccarit (Saccarozơ → 1 glu + 1 fruc ; Mantozơ → 2 glu) - Polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ) là nhóm mà khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit (glu) 2. Tính chất hóa học chung monosaccarit Glucozơ Fructozơ C6H12O6 (M=180) Đặc điểm cấu tạo AgNO3/NH3 Cu(OH)2/OH-,to Cu(OH)2 HNO3 đ/H2SO4 đ Dd Br2 H2O/H+, to dd I2 5 nhóm OH 1 nhóm CHO + + + + + - 5 nhóm OH 1 nhóm C=O đisaccarit Saccarozơ C12H22O11 (M=342) Nhiều nhóm OH + + + + - + + + - polisaccarit Tinh bột Xenlulozơ (C6H10O5)n (M=162n) α-glucozơ + + + β – glucozơ [C6H7O2(OH)3]n + + - 3. Một số phương trình a) Phản ứng tráng gương: C6H12O6 (glucozơ/fructozơ) AgNO3/NH3  t 2 Ag b) Phản ứng tạo Sobitol của glucozơ: C6H12O6 + H2  Ni ,t  C6H14O6   Ni ,t CH2OH(CHOH)4CHO + H2    CH2OH(CHOH)4CH2OH  Glucozơ (M=180) Sobitol (M=182) c) Phản ứng thủy phân của đisaccarit và polisaccarit C12H22O11 + H2O  H ,t C6H12O6 + C6H12O6  Saccarozơ glucozơ fructozơ H ,t (C6H10O5)n + H2O    n C6H12O6 Tinh bột hoặc xelulozơ glucozơ enzim   d) Phản ứng lên men rượu: C6H12O6  3035  2C2H5OH + 2CO2 180 2. 46 *Lưu ý: Fructozơ không làm mất màu dd Br2, còn Glucozơ làm mất màu dd Br2. 4. Tổng hợp -Chất nào bị thuỷ phân:............................................................................................................................. -Chất nào tác dụng Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dd màu xanh lam:................................................... ................................................................................................................................................................... -Chất nào tham gia phản ứng tráng gương (AgNO3/NH3) và tác dụng Cu(OH)2/OH-, to tạo kết tủa đỏ gạch: ............................................................................................................................................................... -Chất tác dụng với dd axit (HNO3):........................................................................................................... ................................................................................................................................................................... -Chất tác dụng với dd Br2:......................................................................................................................... -Chất tác dụng với I2:................................................................................................................................. o o o  o  o 0 B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1 GV: Leâ Phöôùc Tröôøng Taøi lieäu oân thi THPTQG 2017 Câu 1. Chất thuộc loại cacbohiđrat là: A. lipit B. poli(vinyl clorua) C. xenlulozơ D. glixerol Câu 2. Glucozơ thuộc loại: A. polime B. đisaccarit C. polisaccarit D. monosaccarit Câu 3. Tinh bột không thuộc loại: A. cacbohidrat B. gluxit C. đisaccarit D. Polisaccarit Câu 4. Chất thuộc loại đisaccarit là: A. glucozơ B. saccarozơ C. xenlulozơ D. fructozơ Câu 5. Để chứng minh trong ptử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, ngưòi ta cho dd glucozơ pứ với: A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường C. NaOH D. AgNO3 trong dd NH3, đun nóng Câu 6. Qua nghiên cứu phản ứng este hoá xenlulozơ người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) của xenlulozơ có: A. 5 nhóm hiđroxyl B. 3 nhóm hiđroxyl C. 4 nhóm hiđroxyl D. 2 nhóm hiđroxyl Câu 7 (MH17). Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Tinh bột. Câu 8 (QG16). Cho các phát biểu sau đây: (a). Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b). Chất béo là đieste của glixeron với axit béo. (c). Phân tử amilopextin có cấu trúc mạch phân nhánh. (d). Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. (e). Trong mật ong chứa nhiều fructozo. (f). Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 9. Cho các phát biểu sau về cacbohidrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH liền kề nhau. (c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (d) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (e) Xenlulozơ tan được trong nước Svayde. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10. Đồng phân của glucozơ là: A. fructozơ B. xenlulozơ C. mantozơ D. saccarozơ Câu 11. Chất không tan trong nước lạnh là: A. glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Tinh bột Câu 12. Trong phân tử amilozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào? A. α -1,4-glicozit. B. α -1,4-glucozit. C. β-1,4-glicozit. D. β-1,4-glucozit. Câu 13 (QG 15). Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit? A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột. Câu 14. Glucozơ không có tính chất nào dưới đây? A. Phản ứng cộng với H2/Ni, to B. Tính chất của anđehit C. Tham gia phản ứng thuỷ phân D. Tính chất của poliancol Câu 15. Cho chất X vào dd AgNO3 trong amoniac, đun nóng, không thấy xảy ra pứ tráng gương. Chất X là: A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Fructozơ D. Axetandehit Câu 16. Phân tử saccarozơ được cấu tạo từ những thành phần A. 1 gốc α- glucozơ và 1 gốc β- fructozơ B. 2 gốc α- glucozơ C. 2 gốc β- fructozơ D. Nhiều gốc α- glucozơ Câu 17. Chất phản ứng được với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam là: A. phenol B. glixerol C. etyl axetat D. ancol etylic Câu 18. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây? A. H2/Ni,to B. Cu(OH)2 C. dd AgNO3/NH3 D. dd brom Câu 19. Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây? A. dd AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/NaOH 2 GV: Leâ Phöôùc Tröôøng Taøi lieäu oân thi THPTQG 2017 C. dd brom D. dd CH3COOH/H2SO4 đặc Câu 20. Thuốc thử dùng để phân biệt glucozơ và saccarozơ là: A. NaOH B. dd AgNO3/ NH3,to C. Cu(OH)2,to thường D. Na Câu 21. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết anđehit axetic, glucozơ và etilenglicol? A. Cu(OH)2 B. Na C. AgNO3/NH3 D. Iot Câu 22. Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết: dd glucozơ, glixerol, ancol etylic là: A. Cu(OH)2 B. Na C. Ag2O/NH3 D. NaOH Câu 23. Để nhận biết các dung dịch: glucozo, saccarozo, tinh bột và ancol etylic ta có thể dùng thuốc thử là: A. dd iot và AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/OHC. dd iot và Cu(OH)2/OH D. dd iot và dd brom Câu 24. Cho các dd glucozơ, fructozơ, metanal, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 4 dd trên ? A. Cu(OH)2 B. dd AgNO3 trong NH3 C. Na D. nước Brom Câu 25. Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là: A. C6H12O6 (glucozơ) B. CH3COOH C. HCHO D. HCOOH Câu 26. Khi thủy phân tinh bột hoặc xenlulozo với xúc tác thích hợp thu được sản phẩm cuối cùng là A. glucozo B. fructozo C. saccarozo D. mantozo Câu 27. Khi thủy phân saccarozơ thì thu được: A. ancol etylic B. glucozơ C. fructozơ D. glucozơ và fructozơ Câu 28. Saccarozơ, tinh bô ôt và xenlulozơ đều có thể tham gia vào : A. phản ứng tráng bạc B. phản ứng với Cu(OH)2 C. phản ứng thủy phân D. phản ứng đổi màu iot Câu 29. Dãy gồm các chất đều cho phản ứng thủy phân là: A. tinh bột, glucozo, xenlulozo, saccarozo, chất béo B. tinh bột, xenlulozo, saccarozo, chất béo, este C. fructozo, tinh bột, xenlulozo, saccarozo, este D. ancol etylic, glucozo, tinh bột, xenlulozo Câu 30. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bô ôt  X  Y  Axit axetic. X và Y lần lượt là: A. Ancol etylic và anđehit axetic B. Saccarozơ và glucozơ C. Glucozơ và ancol etylic D. Glucozơ và etyl axetat Câu 31. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ  X  Y  CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là: A. CH3CHO và CH3CH2OH B. CH3CH2OH và CH3CHO C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO D. CH3CH2OH và CH2=CH2 Câu 32. Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là: A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 33. Cho dãy các chất:glucozơ, fructozo, tinh bột, xenlulozo, saccarozo. Số chất trong dãy có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 34. Cho các chất: Glucozơ (1), fructozơ (2), saccarozơ (3). Dãy sắp xếp các chất trên theo thứ tự giảm dần độ ngọt là: A. (2) > (3) > (1) B. (3) > (1) > (2) C. (1) > (2) > (3) D. (3) > (2) > (1) Câu 35. Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H5O2(OH)3]n B. [C6H7O2(OH)3]n C. [C6H7O3(OH)3]n D. [C6H8O2(OH)3]n Câu 36. Chất lỏng hòa tan được xenlulozơ là: A. benzen B. ete C. etanol D. nước svayde Câu 37. Để nhận biết glucozơ, tinh bột và xenlulozơ ta dùng thuốc thử là: A. AgNO3/NH3 B. Iot C. Iot và AgNO3/NH3 D. Cu(OH)2 Câu 38. Tơ visco và tơ axetat đều được điều chế từ: A. Xenlulozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Mantozơ Câu 39. Xenlulozo trinitrat (dùng điều chế thuốc súng không khói) được điều chế từ xenlulozo và chất nào sau đây? A. CH3COOH B. HNO3đ(H2SO4đ xúc tác) C. HClđ D. NaNO3 3 GV: Leâ Phöôùc Tröôøng Taøi lieäu oân thi THPTQG 2017 * Phản ứng tráng gương (tráng bac) Câu 40. Cho glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc thu được 16,2 gam Ag. Lượng Glucozơ tham gia phản ứng là: A. 12,6g B. 13,5g C. 14,4g D. 15,1g Câu 41. Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là: A. 36,0 B. 16,2 C. 9,0 D. 18,0 Câu 42. Để tráng một chiếc gương soi, người ta đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư. Tính khối lượng Ag sinh ra? A. 43,2g B. 86,4g C. 21,6g D. 18g Câu 43. Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là: A. 0,20M B. 0,01M C. 0,02M D. 0,10M Câu 44 (MH17). Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M. B. 0,10M. C. 0,02M. D. 0,01M. * Phản ứng lên men Câu 45. Khi lên men 36 g glucozo với hiệu suất 80%. Khối lượng ancol etylic (C2H5OH) thu được là. A. 14,72 g B. 7,36 g C. 18,4 g D. 16,4 g Câu 46. Cho m gam glucozơ lên men với hiệu suất 75%, khi phản ứng thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Khối lượng m glucozơ được lên men là: A.18 g B. 48 g C. 36 g D. 24 g * Phản ứng thủy phân Câu 47 (QG16). Thủy phân m gam saccarozo trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozo. Giá trị của m là A. 22,8 B. 20,5 C. 18,5 D. 17,1 Câu 48. Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%. Lượng glucozơ thu được là: A. 261,43 g. B. 200,8 g. C. 188,89 g. D. 192,5 g. * Các phản ứng khác Câu 49. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là: A. 2,25 gam B. 1,80 gam C. 1,82 gam D. 1,44 gam Câu 50. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc nóng. Để có 14,85 kg xenlulozơ trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng 90%). Giá trị m là A. 10,5 B. 21 C. 11,5 D. 30 Câu 51 (QG16). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là: A. 3,15. B. 3,60. C. 5,25. D. 6,20. -----HẾT----- 4 GV: Leâ Phöôùc Tröôøng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan