Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý ô nhiễm nguồn nước...

Tài liệu ô nhiễm nguồn nước

.DOCX
4
452
114

Mô tả:

Tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước ngọt Nước ngọt đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của toàn nhân loại. Nó là yêu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh giới. Thế nhưng nguồn nước ngọt hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề. *Biểu hiện: - Nước có màu, có mùi khó chịu khác thường: nước có mùi tanh, có màu vàng, màu nâu đỏ sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, phèn; nước có mùi giốống mùi trứng thốối là nước nhiễễm H2S; mặt nước nổi váng trắống là nước nhiễễm vối, nước cứng là nước nhiễễm canxi magie… - Ô nhiễễm vi sinh vật nguốồn nước mặt gốồm loại vi khuẩn, siễu vi khu ẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốốt rét, … * Hiện tượng (thực trạng) -Trên thế giới: +Hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm ở Vapi, Ấn độ lớn gấp 96 lần với tiêu chuẩn sức khỏe do Tổ chức Y tế thế giới quy định + Ở Anh Quốc, đầu thê kỉ 19 sông Tasime rất sạch, đến giữa thế kỉ 20 nó trở thành ống cống lộ thiên + Tại Trung Quốc, hàng năm lương nước thải từ 23,9 tỉ mét khối năm 1980 lên 73,1 tỉ năm 2006 -Ở Việt Nam: +Ở ngành công nghiệp dệt may, nghành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải có độ pH trung bình từ 9-11, chứa xyanua (CN) vượt 84 lần, H2S vượt 42 lần.. + Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt… xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệp Biên Hoà và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận. +Tại Hà Nội chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lí nước thải +Tình trạng ô nhiễm nước đô thị thể hiện rõ nhất ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nước thải sinh hoạt ko được xử lí mà thải trực tiếp ra ao hồ sông ngòi… + Rất nhiều sông, hồ đã trở thành bãi rác công cộng + Các sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ… có màu đen và hôi thối. *Nguyên nhân: - Do con người: + Do chất thải nhà máy xí nghiệp thải trực tiếp ra môi trường + Chất thải từ cơ thể người, các chất tẩy rửa sinh hoạt +Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức + Do con người trục tiếp xả rác xuống ao, hồ + Do khai thác quá mức nguồn nước: do xây dựng các công trình hồ chứa thuỷ lợi + Do khai thác khoáng sản bừa bãi + Do các chất phóng xạ + Do nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường còn chưa cao + Do sự gia tăng dân số + Do quy định về quản lí và bảo vệ môi trường còn chưa nghiêm ngặt - Do tự nhiên + Do lũ lụt, sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất + Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng… *Hậu quả: +Hậu quả nặng nề nhất vừa xảy ra là chất độc do công ti Formusa Hà Tĩnh: gây thiệt hại sản lượng khai thác ước tính 1600 tấn/tháng, diện tích nuôi tôm chết hoàn toàn là 5,7ha , gây nên 100.000 người ko có việc làm… +Gây ra các loại bệnh tật về đường ruột; các bệnh về da, các bệnh ung thư, các dị tật bẩm sinh; các bệnh hô hấp và các bệnh tim mạch, cao huyết áp do ô nhiễm vi sinh vật… +Ước tính mỗi năm có 20.000 nghìn người Việt Nam chết do thiếu nước sạch. + Trên thế giới có khoảng 1,4 tỉ người chịu cảnh thiếu nước sạch thường xuyên *Giải pháp - Không thải bỏ tự do bất cứ vật gì xuống dòng nước, ra môi trường chung, tiết kiệm nước và sẵn sàng tham gia vào các quy định của địa phương về bảo vệ đất, nước và môi trường. - Phân loại rác tại gia đình và tận dụng lại các túi nylon, đồ nhựa, vật thủy tinh. - Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch -Xử lý rác sinh hoạt, nước thải và các chất thải khác -Tích cực hưởng ứng và tuyên truyền những hoạt động bảo vệ môi trường -Nghiêm ngặt xử lí những trường hợp cố tình xả chất thải, nước thải xuống sông, ngòi…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan