Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ô nhiễm đất và nguồn gốc nhiễm đất, tác nhân gây ô nhiễm môi trường và những ảnh...

Tài liệu ô nhiễm đất và nguồn gốc nhiễm đất, tác nhân gây ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người

.DOC
23
966
116

Mô tả:

Ô NHIỄM ĐẤT MỤC TIÊU : 1. Trình bầy được khái niệm chung về ô nhiễm và nguồn gốc ô nhiễm đất. 2. Trình bầy được các tác nhân gây ô nhiễm đất và ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với sức khoẻ con người. 3. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. NÔI DUNG: Đất thường là chỗ tiếp nhận chủ yếu các chất thải đô thị và khu công nghiệp. Sự thải các chất rắn ở các thành phố đã sinh ra hàng loạt các vấn đề về bảo vệ sức khoẻ, ô nhiễm đất và nước, phá huỷ cảnh quan, chiếm dụng đất làm bãi thải.. I. Khái niệm chung về ô nhiễm đất và nguồn gốc nhiễm đất. Bình thường hệ sinh thái đất luôn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường bị ô nhiễm. + Nguồn gốc tự nhiên : Núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thuỷ triều, đất bị vùi lấp do cát bay. + Nguồn gốc nhân tạo : Ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, giao thông và hoạt động nông nghiệp… Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng những sản phẩm hoá học như phân bón và chất điều hoà sinh trưởng, các hoá chất bảo vệ thực vật , thuốc diệt cỏ. Trong hoạt động công nghiệp: các chất thải công nghiệp; xỉ than, cặn khoáng, các chất gây ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm, tác động đến các hệ sinh thái đất. 1. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người. 1.1 Ô nhiễm đất do các tác nhân hoá học: Loại ô nhiễm này thường được gây nên từ các nguồn : Chất thải công nghiệp, giao thông, chất thải sinh hoạt và đặc biệt là việc sử dụng phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật, các chất kích thích sinh trưởng. Ô nhiễm đất do kim loại nặng( KLN ) là nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người. Những KLN có tính độc cao, nguy hiểm là : Thuỷ ngân ( Hg),Caniđi ( Cd ), Chì (pb ), Niken ( Ni ), các KLN có tính độc mạnh là Asen ( As), Crom ( Cr ), Mănggan ( Mn ) , Kẽm ( Zn ), Thiếc ( Sn) Trong thực tế các KLN nếu ở hàm lượng thích hợp, rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật, con người. Nhưng nếu chúng tích luỹ nhiều trong đất thì lại rất độc hại ( Bảng 1 ). Ô nhiễm đất do KLN có nhiều nguyên nhân : Chất thải công nghiệp, kỹ nghệ pin, hoạt động khai khoáng, cơ khí, giao thông, chất thải sinh hoạt và phân bón, hoá chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp. Bảng 1 : Kim loại nặng trong nước thải và ảnh hưởng của chúng đến cơ thể sống. Nguồn : Trần Thị Hạnh, 1998 Nguyên tố As Cd Nguồn Tác động đến cơ thể Công nghiệp thuộc gia, Có khả năng gây ung thư, trong cơ sành sứ, nhà máy hoá chất, thể động vật và người làm giảm sự thuốc trừ sâu, luyện kim ngon miệng, giảm trọng lượng cơ thể, gây hội chứng dạ dày và ngoài da. Trong đất có nhiều As dẫn đến thiếu Fe cho thực vật. Rối loạn vai trò hoá sinh enzyn,gây cao huyết áp, Công hỏng thận, phá huỷ các nghiệp luyện kim,hồng cầu, có títính độc lọc dầu,với sinh vật nước của gây mô đối khia khoáng, mạ kim loại, ống dẫn nước Cr Công nghiệp nhuộm len, mạ, thuộc da, sản xuất đồ gốm sản xuất chất nổ Cr6+ độc đối với độgn vật, thực vật, làm vàng cây lúa mỳ và lúa, gây ung thư đối với người. Pb Côgn nghiệp mỏ, tham đá, sản xuất ắc quy, xăng, hệ thốgn dẫn Tác động đến tuỷ xương, hệ thần kinh, máu , thận, giảm trí thông minh, các hệ enzyn liên quan đến sự tạo máu và liên kết với Fe trong máu Cu Hoạt động khai khoáng, Độc, gây thiếu máu, thận, rối loạn mạ, kim loại, hoá chất bảo thần kinh, môi trường sống bị phá vệ thực vật huỷ Mn Khai khoáng, sản xuất pin, đốt nhiên liệu hoá thạch. Cần thiết ở nồng độ thấp, gây độc ở nồng độ cao Hg Công nghiệp luyệ kim, sản Đối với động vật và thực vật, xuất pin, tế bào thuỷ ngân, đèn huỳnh quang, nhiệt kế, thuốc bảo vệ thực vật. Ở Việt Nam, tình hình ô nhiễm đất bởi KLN nhìn chung không phổ biến, Tuy nhiên, nhiều trường hợp cục bộ gồm khu công nghiệp, đặc biệt ở những làng nghề tái chế kim loại, tình trạng ô nhiễm KLN đang diễn ra khá trầm trọng. Nghiên cứu của Bộ môn Thổ nhưỡng – Môi trường đất, Trường ĐHKHTN Hà Nội tại làng nghề tái chế chì ở xã Chỉ Đạo – Văn Lâm – Hưng Hên cho thấy hàm lượng Pb trong bùn ao và đất trồng lúa rất cao, vượt nhiều lần so với nhưỡng cho phép. Bảng 2 : Hàm lượng Pb trong bùn và trong đất tại xã Chỉ Đạo – Văn Lâm – Hưng yên STT Mẫu nghiên cứu 1 2166,0 Hàm lượng Pb ( ppm ) 2 387,6 3 125,4 4 2911,4 Mẫu bùn trong ao chứa nước thải phá ắc quy Mẫu đát lúa gần nơi nấu chì Mẫu đất giữ cánh đồng Mẫu đất gần làng 2.2 Ô nhiễm đất do các tác nhân vật lý 2.2.1. Ô nhiễm nhiệt. Nguồn gây ô nhiễm nhiệt trong đất là do sự thải bỏ nước làm mát các thiết bị máy móc của nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử và các nhà máy cơ khí. Nước làm mát máy khi thải vào đất, có thể làm cho nhiệt độ đất tăng lên từ 5 – 15 0c . không ít trường hợp, nguồn ô nhiễm nhiệt còn do những đám cháy rừng, phát nương đốt rẫy du canh. Trong quá trình này làm nhiệt độ đất tăng lên đột ngột từ 15 – 30 0c Khi nhiệt độ trong đất tăng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến khu hệ vi sinh vật, đất phân giải chất hữu cơ và trong nhiều trường hợp làm đất chai cứng, mất chất dinh dưỡng. Nhiệt độ trong đất tăng, dẫn đến giảm hàm lượng ôxy, làm mất cân bằng ôxy và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ sẽ tiến triển theo kiểu kị khí, tạo ra nhiều sản phẩm như : NH3 H2S,CH4 và ALđêhyt. 2.2.2. Ô Nhiễm đất do các chất phóng xạ. Nguồn ô nhiễm đất bởi các chất phóng xj là những phế thải của các trung tâm khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện dùng chất phóng xạ và những vụ thử vũ khí hạt nhân .Các chất phóng xạ thâm nhập vào đất và theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vật và con người. Người ta thấy rằng sau mỗi vụ nổ thử vũ khí hạt nhân thì chất phóng xạ tỏng đất tăng lên gấp 10 lần. Tỷ lệ giữa lượng đồng vị phóng xạ có trong cơ thể động vật với lượng đồng vị phóng xạ có trong môi trường được gọi là “Hệ số cô đặc” . Sau các vụ nổ bom nguyên tử, tỏng đất thường lưu 3 chất phóng xạ là : Sn ; I , Cs137 . Các chất phóng xạ này xâm nhập vào cơ thể con người, làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây ra những bệnh về di truyền, bệnh về máy, bệnh ung thư.. 90 131 2.3. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học. Nguồn ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học là do những phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh hoặc sử dụng phân bắc tươi, bùn ao tươi, bùn kênh dẫn chất thải sinh hoạt bón trực tiếp vào đất. Những tác nhân sinh học gây ô nhiễm đất và đất được coi là nơi lưu giữ mầm bệnh. Trước hết là các nhóm trực hkuẩn và nguyên sinh vật gây bệnh đường ruột : trục khuẩn lỵ, thương hàn và phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, lỵ amip, xoắn trùng vàng da, trực trung than, nấm, bệnh uốn ván, bệnh nhục độc tố ( Borulisme ). Tíêp đến là các bệnh ký sinh trùng như giun, sán lá, sán dây, ve bét… Hiện nay ở các vùng nông thôn miến Bắc, tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng tươi tỏng canh tác vẫn còn phổ biến, chỉ tính riêng trong nội thành Hà Nội, hàng năm lượng phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn, trong khi đó Công ty vệ sinh môi trường chỉ đảm bảo thu được 1/3, số còn lại được nông dân chuyên chở về bón cho cây trồng gây mất vệ sinh và gây ô nhiễm đất, ở các vùng nông thôn phía Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi ở một số nơi được coi là nguồn thức ăn cho cá. Tại vùng trồng rau Mai Dịch – Từ Liên – Hà Nội, mật độ trứng giun đũa là 27,4 trứng/ 100g đất; trứng giun tóc 3,2 trứng /100 gam đất ( Trần Khắc Thi, 1996 ). Theo điều tra của Viện thổ nhưỡng Nông Hoá ( 1993 – 1994 ) tại một số vùng trồng ra, nông dân chủ yếu sử dụng phân bắc tươi với liều lượng khoảng từ 7 – 12 tấn / ha. Do vậy trong 1 lít nước mương máng, khu trồng rau có tới 360 Ecoli, ở giếng nước công cộng là 20, còn trong đất lên tới 2.10 5/100 gam đất. Chính vì thế khi điều tra sức khoẻ người trồng rau thường xuyên sử dụng phân bắc tươi có tới 60% số người tiếp xúc với phân bắc từ 5 – 20 năm ; 26,7 % tiếp xúc trên 20 năm, cho kết quả : 53,3 % số người được điều tra có triệu chứng thiếu máu; 60% số người bị mắc bệnh ngoài da. 4. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất. 4.1 Biện pháp làm sạch cơ bản 4.1.1 Mục đích : Phòng ngừa nhiễm trùng nguồn gốc từ phân 4.1.2. Yêu cầu : - Tránh làm nhiễm bẩn đất, nước ngầm hoặc nước bề mặt. - Đề phòng việc dò rỉ hơi thối làm ô nhiễm không khí và mất mỹ quan. Việc quản lý bể chứa, dòng sông, đất phải được tăng cường để điều hoà chất phế thải cả về số lượng và chất lượng. Khi giải quyết các chất phế thải cần phải quy định, quy hoạch khu dân cư và kỹ nghệ mới theo một quy trình đã chọn. Một hệ thống xử lý thường gồm các bộ phận sau : Xử lý bằng kết tủa, chiết những photphat ra bằng vôi, khử Nitơ bằng cách làm thoáng khí NH 3, lọc qua những môi trường khác nhau, khử những chất hữu cơ bằng phương pháp hấp thụ trên than hoạt tính. Hiện nay, xu thế áp dụng phương pháp nung chảy thành tro các chất phế thải khó xử lý nhất trước khi thải vào đất ngày càng tăng. 4.2 Khử những chất thải rắn : Những chất thải rắn gồm có rác gia đình, những phế liệu trong công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. Có thể sử dụng những kỹ thuật xử lý như : Lựa chọn, đốt cháy, trộn phân, phun,nghiền, làm đặc. Những chất thải rắn được đốt tro hoá là : - Những chất dễ cháy cao như giấy, bìa, nhựa, cao su… - Những chất cháy được như mảnh gỗ củi, cacton, chổi… - Vật thải có nguồn gốc động vật, thực vật của các khách sạn. Ngoài phương pháp tro hoá, ở nhiều nước còn sử dụng phương pháp nhiệt phân, tức là chưng cất phân hủy trong điều kiện có ô xy tự do của không khí. Cáchydratcacbon như xelluloza, nhựa, cao su thường chứa nhiều trong phế thải rắn. ở nhiệt độ cao, những chất này bị phân hủy thành các chất khí như C0 2, C0,H2, C2H2, C2H4, CH4 và các chất lỏng như hắc ín, dầu nhẹ, các chất lỏng khác. 4.3 Phương pháp tập trung và thải bỏ : Sự tăng lên nhanh chóng về thể tích những chất thải tạo ra những khó khăn về sắp xếp,bãi chứa, thu dọn,vận chuyển, xử lý và thải bỏ. Sự sắp xếp vào bãi chứa là cục bộ, có tính chất nhất thời trong những đô thị mới. Nhưng tro đốt trong gia đình và những máy nghiền trong sinh hoạt tuy đã làm giảm bớt thể tích các chất thải, nhưng vẫn chưa phải là cách thông dụng. Tại hội nghị 0MS ( 1974 ) đã đề cập đến vấn đề tập trung và thải bỏ những chất thải rắn. Gần đây, ở nhiều nước trên thế giới đã hoàn thiện những kỹ thuật thu rác, xử lý chúng, tăng cường hiệu lực và giảm giá thành quá trình thu dọn và vận chuyển chất thải. Đặc biệt ở những vùng dân cư mới, những hệ thống tiên tiến khác nhau như thiết bị dẫn truyền nước khí động lực trong vận chuyển những chất thải bằng những ống dẫn. Đây là một phương pháp hoàn hảo, vừa tiết kiệm do giá thành vận chuyển giảm, vừa làm giảm đến mức tối thiểu sự tiếp xúc giữa người với chất thải. Hiện nay người ta đang nghiên cứu việc làm đặc chất thải dưới áp lực lớn và tạo ra những tảng có khối lượng riêng lớn có thể lấp kính và thu hồi những đất bị bỏ đi. 4.4 Phương pháp thu hồi, tái chế và sử dụng lại : Vấn đề tái chế các chất thải để thu lại những phế vật như nhôm, thủy tinh, sắt, giấy đã được đặt ra. - Giấy thải, giấy gói cần được ủ và tái chế thành giấy mới. Ở Mỹ rất chú trọng tới việc sử dụng lại giấy loại và mỗi năm ước tính tiết kiệm từ 25 tới 35 triệu cây gỗ. - Những phế thải trong khai thác mở có đất sét, thủy tinh, đá, bụi than, tro các loại… Đất sét đem sử dụng vào nung gạch ngói, thủy tinh dễ dàng được tái chế lại, bụi than chế thành bánh than để đun nấu, tro các loại có thể dùng làm đường xá, bột bôxit dùng chế đồ gốm. - Những phế thải nông nghiệp được ủ và chế biến thành phân bón, làm đệm cho súc vật… - Các vật thải bằng nhựa, giấy polietilen cũng được tái chế. Trên đây là một số khái niệm về ô nhiễm đất. Biện pháp cơ bản là giảm mức độ thấp nhất tình trạng ô nhiễm đất ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ MỤC TIÊU : 1. Nêu được khái niệm cơ bản về không khí và ô nhiễm không khí. 2. Liệt kê được những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí với sức khoẻ. 3. Trình bày được những biện pháp chủ yếu để phòng chống ô nhiễm không khí. NỘI DUNG : 1.1 Khí quyển : Quả đất được bao quanh bởi lớp khí gọi là khí quyển. 1.2 Không khí : Khí quyển bao bồm hỗn hợp nhiều loại khí và tập hợp các vật thể nhỏ gọi là không khí. 1.3 Không khí tự nhiên : Không khí tự nhiên xuất hiện từ bề mặt và bao quanh quả đất gồm có hỗn hợp khí, hơi nước, bụi, vi khuẩn, siêu vi khuẩn và nấm mốc. 1.4 Thành phần của không khí : Không khí gồm 3 thành phần chính : N2 chiếm khoảng 78,09 % 02 chiếm khoảng 20,44 % C02 chiếm khoảng 0,04 % Ngoài ra còn có các khí phát sinh do những phản ứng tự nhiên. Loại này thường không bền vững như N02 ( 0,005%, 03 ( 0,002%)… 1.5 Khái nhiệm về ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự biến đổi về thành phần và các yếu tố có sẵn hoặc sự xuất hiện một chất lạ gây khó chịu, gây tác hại hoặc có khả năng gây tác hại cho người và sinh vật. Ví dụ : Nếu 02 < 8 % sẽ bị hạ thân nhiệt, ngạt thở Nếu C02 > 0,5 sẽ bị tử vong do ngạt thở. 1.6 Các vật gây ô nhiễm không khí : - Các vật gây ô nhiễm không khí có thể ở thể rắn ( bụi, bồ hóng), ở thể sương mù ( muối sunfát, photphat ) hay là thể khí ( S02, C02…) - Ô nhiễm không khí thường mang tính chất địa phương nhưng đôi khi những vật ô nhiễm có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc từ nước này đến nước khác. Các chất chính gây ô nhiễm không khí : + Các loại ô xít của Ni tơ ( N02. N0,..) + Các loại ô xít của Cacbon ( C0, C02) + Các loại ô xít của Sunfat ( So4, S02..) + Các loại Halogen ( CL, Br,I…) + Các hợp chất của Flo ( FH,…) + Các chất tổng hợp ( Xăng, Axeton…) + Các loại bụi lơ lửng ( bụi lỏng, vi sinh…) + Các loại bụi nặng ( đất, đá…) + Các chất khí quang hoá ( 0zon, aldehit …) + Các chất thải phóng xạ. + Nhiệt độ + Tiếng ồn. Các chất trên chủ yếu so quá trình đốt cháy nguyên liệu và sản xuất công nghiệp sinh ra. 2. Nguồn gây ô nhiễm không khí. 2.1 Nguồn tự nhiên : - Hoạt động núi lửa, phun trào nham thạch, bụi to, khí HCL. - Động đất, lũ lụt, bão. - Nước bẩn bốc hơi mang theo bụi, VSV vào không khí. - Quá trình phân hủy, thối rữa của động vật, thực vật. 2.2 Nguồn nhân tạo 2.2.1. Nguồn từ sự đốt cháy : - Quá trình đốt cháy nhiên liệu. Sự đốt cháy nhiên liệu đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí từ xa xưa. Ví dụ : Trong mỏ than và mỏ dầu có chứa nhiều Sunfua, Nitơ, Cacbon khi bị đốt cháy sẽ tạo ra các chất gây ô nhiễm không khí ( S02, S03, N02, S03,C0). 2.2.2 Do công nghiệp : - Nguồn ô nhiễm do hoạt động công nghiệp : Trong quá trình sản xuất các nhà máy, xí nghiệp thải vào môi trường không khí rất nhiều chất thải độc hại, ngoài ra còn phát sinh trong quá trình bốc hơi, dò rỉ, thấm thoát trên dây truyền sản xuất, các đường ống dẫn tải. Đặc điểm các chất thải do quá trình công nghiệp : Nồng độ chất thải cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ và là một hỗn hợp khí độc hại. Đặc điểm nguồn gây ô nhiễm công nghiệp : Đa dạng, phức tạp, khó khăn trong việc xác định các biện pháp xử lý môi trường phù hợp đối với từng nhà máy. Ví dụ :Những này máy gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là nhiệt điện, hoá chất, luyện kim, công nghiệp nhẹ,vật liệu xây dựng . ( Hãy liệt kê các khí thải của các nhà mày này ?). 2.2.3. Do giao thông vận tải : Nguồn do giao thông vận tải : Khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông với mật độ ngày càng nhiều ( Lấy ví dụ : Việt Nam là một nước đang phát triển với sự gia tăng của các phương tiện giao thông gây nên hiện tượng tắc nghẽn giao thông vào các giờ cao điểm ở một số thành phố lớn ). 2.2.4 Do sinh hoạt : Nguồn do sinh hoạt của con người : Nguồn này chủ yếu là do sử dụng bếp đun, lò sưới từ nhiên liệu than dầu và khí đốt. 3. Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí : 3.1 ảnh hưởng đến khí quyển : Sản xuất càng phát triển, dân số càng đông thì tiêu hao nhiên liệu càng lớn do đó lượng nhiệt thải ra môi trường càng nhiều ( ô nhiễm nhiệt). Nhiệt lượng thải ra môi trường tăng cùng với môi trường không khí bị ô nhiễm dẫn đến khả năng hấp thụnhiệt bức xạ mặt trười của khí quyển càng tăng và hiệu ứng “ nhà kính “ của khí thải C0 2 sẽ làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên ( vì Ozon trong tầng bình lưu giảm, tại điều kiện cho ánh nắng từ ngoài xâm nhập nhiều hơn, tăng bức xạ tử ngoại đến mặt đất, ngoài ra còn có chất làm thủng tầng Ozon là freon được tìm thấy khi sản xuất máy lạnh ). 3.2 ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến khí hậu : Khí hậu ở mọi nơi trên trái đất đã bị hấp thu bởi đám mây, hơi khí và vật thể trong không khí chỉ có một phần quả đất hấp thụ. Khi trong không khí có một lượng bụi lớn thì ánh nắng sẽ bị ngăn cản và khu vực đó sẽ bị lạnh hơn. Ngược lại hơi nước C02 và 03 lại hấp thụ bức xạ mặt trười và sự khuếch tán của chúng lại làm không khí nóng lên. Do lượng C0 2 càng tăng ( do công nghiệp, giao thông… ) thì trái đất sẽ càng nóng lên. Cả lạnh và nóng của trái đất đều ảnh hưởng đến đời sống con người. 3.3 ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người. 3.3.1 ảnh hưởng cấp tính Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và đã chứng minh được sự tăng lên của bệnh phổi gấp 4 lần ở các vùng đô thị ( nhưng không chắc chắn chỉ do ô nhiễm không khí mà còn do việc hút thuốc lá nhiều với những stress ). Ví dụ : ở Lon don năm 1952 có khoảng 4.000người chết do khói của lò sưởi, nhà máy, xí nghiệp thải vào không khí ( số người chủ yếu là người lớn tuổi bị mắc bệnh phổi và tim mãn tính ). 3.3.2. ảnh hưởng mãn tính : - Bệnh viêm phổi, phế quản mãn tính - Bệnh ung thư phổi tăng cao - Bệnh tim mạch tăng cao. - Bệnh của hệ thống thần kinh trung ương - Tạo ra mùi khó ngửi cho mọi người. 3.4 ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến thực bì và sự phá huỷ vật liệu. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cây cối : S02 ảnh hưởng đến sự phát triển của đinh lăng, Clorua ảnh hưởng đến các loại hoa quả. Ví dụ ở Bắc Hoa Kỳ do khí của nhà máy luyện kim đã làm chết các cây ở vùng xunh quanh, ở Việt Nam nếu vùng nào tập trung nhiều lò nung gạch, vôi, gốm các cây cũng sẽ trụi lá và chết, ở Hy lạp do S0 3 tăng cao gây thành mưa axid gây hủy hoại cây cối và các công trình xây dựng do vậy Chính phủ đã phải đóng cửa một số nhà máy và lắp kính cho một số Viện Bảo Tàng. Ô nhiễm không khí tác động rất lớn đến các vật liệu : Kim loại nhanh rỉ, nhà bị tróc sơn, ăn mòn, vải, da bị giòn, cao su nứt rạn, giảm đàn hồi… 3.5 Tác hại của một số hợp chất khí độc hại với con người Hợp chất Nguồn phát sinh ảnh hưởng đến con người khí Andehyt Phân ly các chất dầu mỡ và Gây buồn phiền, cáu gắt Glyxerin bằng phương pháp ảnh hưởng đến hô hấp nhiệt Amoniac Sản xuất phân đạm, sơn hay Gây viêm đường hô hấp thuốc nổ Asen Hàn nối sắt thép hay sản xuất Giảm hồng cầu, ảnh hưởng hàng có acidacenic đến thận, gây vàng da CacbonOxyt ống xả khí xe máy, ô tô, ống Giảm khả năng lưu chuyển khói đốt than ô xy trong máu Clo Tẩy vải, sợi và các quá trình Gây ảnh hưởng mắt và hô hoá học hấp Hydroxyanil Khói từ lò chế biến hoá chất, lò Gây ảnh hưởng thần kinh mạ kim loại đau đầu, khô họng, mắt Hydroclorua Tinh luyện dầu khí, khắc kính, Gây mệt mỏi thần kinh và sản xuất phân bón và toàn thân Aluminum NitoOxyt ống xả khí xe máy, ô tô, công Gây ảnh hưởng hô hấp và nghiệp nhuộm, hoá học phổi Hydrosunfua Công nghiệp hoá chất, tinh Mùi trứng thối, gây buồn luyện nguyên liệu có nhựa nôn, kích thích mắt, họng đường Photpho và Công nghiệp hoá học và Gây buồn phiền, ho ảnh Cacbon xyclorua nhuộm hưởng hô hấp Tro, muội khói Tàn tro ở mọi ngành, mọi hoạt Gây khí thũng, đau mắt, động ung thư 4. Những biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí : 4.1 Quản lý và kiểm soát môi trường : Thực hiện đúng luật và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường như : Thànhlập cơ quan chuyên trách về quản lý môi trường, tiến hành kiểm soát và đăng ký các nguồn gây ô nhiễm môi trường cũng như kiểm soát xe cộ, giao thông cần được thực hiện nghiêm ngặt (nếu có thể dùng hệ thống kiểm tra tự động về mức độ và nồng độ các chất gây ô nhiễm trong đô thị, khu công nghiệp hay một nhà máy… ). 4.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp : Mức độ độc hại I II III IV V Khoảng cách 1000 m 500 m 300 m 100 m 50 m - Địa điểm xây dựng nhà máy , xí nghiệp cần đặt cuối chiều gió, cuối nguồn nước so với khu dân cư. - Các nguồn gây ô nhiễm như : Ông khói, phân xưởng thải độc… cần được tập trung để dễ xử lý. - Xây dựng các công trình trong một nhà máy phải thoáng : + Hình thành các nhà máy với các tổ hợp. + Hợp nhất các khối lượng trong một mặt bằng. + Phân khu theo các giai đoạn phát triển của nhà máy. + Tập trung các đường ống thải đến nơi xử lý. 4.3. Biện pháp công nghệ : Đây là biện pháp cơ bản vì nó cho phép đạt hiệu quả cao nhất. Hạ thấp và đôi khi loại trừ được chất độc hại thải ra môi trường. -Hoàn thiện, làm kín dây truyền công nghệ. - Thay thế nguyên liệu tạo nhiều chất thải bằng nguyên liệu tạo ít chất thải hoặc không tạo ra chất thải. - Sử dụng các thiết bị làm sạch bụi, hơi, khí thoát ra ở những nguồn ô nhiễm: Buồng lọc bụi, lắng đọng bụi, bộ lọc bụi hoặc hấp phụ, hoà tan bụi hoặc chuyển tải đi xa để pha loãng nồng độ chất độc. Các biện pháp trên đây tuỳ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở có thể áp dụng cho phù hợp mục đích là giảm đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm không khí bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho mọi người. 4.4. Sử dụng cây xanh : Do cây xanh có tác dụng che nắng, ngăn cản bức xạ, chắn bụi, hút C0 2, nhả ô xy, giảm tiếng ồn…góp phần làm giảm bớt mức độ ô nhiễm môi trường không khí. 4.5 Công tác tuyên truyền : Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và truyền thông để mọi người hiểu và thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường cho bản thân mình và cho mọi người. Trên đây là những khái niệm cơ bản về ô nhiễm môi trường không khí, điều quan tâm là mọi người đều góp sức của mình vào việc bảo vệ môi trường không khí nói riêng và môi trường nói chung. NHỮNG CHẤT THẢI ĐỘC HẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỨC KHOẺ MỤC TIÊU : 1. Trình bày được những đặc tính cơ bản và nguồn gốc của các chất thải độc hại. 2. Phân tích được những ảnh hưởng của chất thải độc hại đối với sức khoẻ nhân dân. 3. Vận dụng những giải pháp thích hợp để phòng chống thải độc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. NỘI DUNG : 1. Những đặc tính cơ bản và nguồn gốc của các chất thải độc hại. 1.1 Định nghĩa về chất thải độc hại Nhiều tổ chức y tế, hoá học, môi trường… đã đưa ra định nghĩa về chất thải gây độc hại, trong đó định nghĩa sau đây của Hội môi trường Mỹ ( USEPA ) có thể được coi là hoàn chỉnh nhất. “ Chất thải hay hỗn hợp chất thải do việc bảo quản, vận chuyển, xử lý và đổ chất thải không đúng cách nên hàm lượng, nồng độ và tính chất hoá học của chúng đã gây ra những ảnh hưởng độc hại, làm giảm sức khoẻ và gây nguy hại đến tính mạng con người. 1.2 Trạng thái vật lý của các chất thải độc hại : - Dạng khí ( Gas ): Trong điều kiện bình thường chất độc hại ở trạng thái khí. Ví dụ : H2S; SO4, S02…) - Dạng hơi ( Vapor ) : Trong điều kiện bình thường chất độc hại ở trạng thái dung dịch. Ví dụ : Dung môi hữu cơ C6H6; H2SO4… - Dạng sương ( Mist ) : Đó là những giọt lơ lửng thể lỏng sinh ra do sự ngưng tụ từ dạng khí thành dạng dung dịch hoặc do một dung dịch chuyển thành giọt lơ lửng li ti nhờ sự tách vỡ cơ học. - Dạng bụi ( Dust ) : Đó là những hạt rắn được tạo ra do hoạt động công nghiệp. Ví dụ : Bụi than, bụi xi măng… - Dạng khói ( Funne ) : Phát sinh do sự bay hơi hoặc ngưng tụ của một hoá chất mà bình thường nó ở trạng thái rắn. Ví dụ : Khói hàn hoặc khói bể mạ kẽm…. - Dạng khói ( Sinoke ) : Đó là những hạt nhỏ được tạo ra do sự đốt cháy hoàn toàn của các nguyên liệu có chứa cacbon. Ví dụ : Đốt than, cao su, nhựa… 1.3 Nguồn phát sinh của chất thải độc : Nguồn chất thải độc hại bao gồm từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, các bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp… chúng ta có thể chưa ra làm 2 nguồn. - Nguồn nguyên phát : Là nguồn chất thải độc do hoạt động của con người trong đó có 3 nguồn chính đó là : + Chất thải độc hại từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… + Chất thải độc hại từ các phương tiện giao thông vận tải.. + Chất thải độc hại trong sinh hoạt. Nguồn thứ phát : Là nguồn chất thải độc tạo ra nguồn nguyên phát. Do việc thu thập, xử lý không đúng các chất thải từ đó một số chất kết hợp với nhau tạo thành chất mới có độc tính. Ví dụ : CH 4, H2S sinh ra từ các bãi rác chứa chất thải hữu cơ bị phân hủy sinh học như C 1 chuyển thành C16+ rất độc trong công nghiệp thuộc da. 1.4 Các loại chất thải : Loại chất thải Nguồn gốc Các chất thải có độc tố phóng xạ Do quá trình sử dụng chất phóng xạ trong các phòng thí nghiệm, trong việc nghiên cứu của các Viện nghiên cứu, các trường và các bệnh viện hoặc nhà máy năng lượng cũng như các bãi chứa chất thải phóng xạ… Các chất thải có độc tố hoá học Sinh ra do các quá trình sản xuất trong công nghiệp, các nhà máy hoá chất, các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Các chất thải có độc tố sinh học Sinh ra trong nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm y sinh, dược liệu, bệnh viện và các Viện nghiên cứu Các chất thải gây cháy nổ Gây ra từ các trạm xăng, các giếng khoan dầu, các kho hoá chất và quân sự 1.5 Sự thâm nhập của các chất thải độc vào cơ thể Các hoá chất trong chất thải độc hại có thể thâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau gây ảnh hưởng và đe doạ đến sức khoẻ con người. Đường xâm nhập ảnh hưởng tới Đường hô hấp Sức khoẻ ngay lập tức bị ảnh hưởng khí hít phải chất độc với những biểu hiện về kích thích viêm và phù phổi Đường tiếp xúc - Chất độc có thể phản ứng với da gây kích thích hoặc gây viêm có thể kết hợp với Protein của tổ chưqcs làm cho da bị mẫn cảm hoặc gây nhiễm độc toàn thân. - Một số chất dung môi có thể làm tan lớp mỡ bảo vệ trên da khiến da trở lên dễ bị các hoá chất khác thấm qua Đường tiêu hoá - Chất độc tiếp xúc với dịch vụ làm độ a xit tăng cao - Chất độc tiếp xúc với dịch tuỵ làm kiềm khi đi qua ruột non - Chất độc hấp thụ vào máu của tĩnh mạch cửa về qan chịu tác dụng giải độc của gan. 1.6. Sự hấp thụ, chuyển hoá và đào thải của chất thải độc hại. - Quá trình hấp thụ, phân bổ và đào thải của các chất thải độc hại có cơ chế giống nhau và được gọi chung là quá trình chuyển vận sinh học. ( Biotransport). - Quá trình biến hoá hay thay đổi của chất thải độc trong tế bào, tổ chức được gọi là quá trình chuyển hoá sinh học (biotransfomation) Những tác động của hoá chất thải độc ở môi trường với cơ thể do hai yếu tố quyết định : + Độc tính vốn có và liều lượng tiếp xúc. + Hiệu suất đạt tới vị trí tác dụng của chất thải độc. Điều này có liên quan đến quá trình hấp thụ, phân bố, chuyển hoá và đào thải chất thải độc trong cơ thể. 1.7. Những yếu tố ảnh hưởng tới độc tính của chất thải độc. 1.7.1 Cấu tạo hoá học, đặc tính lý hoá và hoạt tính sinh học của chất thải độc. Các chất thải độc do cấu tạo hoá học, đặc tính lý hoá học cũng như hoạt tính sinh học của chất thải độc đó sẽ ảnh hưởng khác nhau đến môi trường xung quanh. Hoạt tính hoá học Đặc tính lý hoá Cấu tạo hoá học Hoạt tính sinh học Cấu tạo hoá học quyết định hoạt tính sinh học của chất thải độc TUỔI GIỚI DI TRUYỀN ĐỘC TÍNH CỦA CHẤT THẢI ĐỘC CÓ BỆNH MÃN TÍNH LỐI SỐNG CÁC YẾU TỐ KHÁC Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng tới độc tính của chất thải độc. 1.7.2 Những yếu tố cá nhân : - Người già và trẻ em có cơ chế bảo vệ kém hơn đối với các hoá chất độc. - Giới : Phụ nữ có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn, do đó cũng dễ nhạy cảm hơn đối với các hoá chất tan được trong mỡ. - Di truyền : Một số người thiếu loại gen làm thay đổi độc tính của một số hoá chất. Ví dụ : Khi người ta uống Primaquin phòng sốt rét làm men G6DP thiếu hụt sẽ gây thương tổn đến các tế bào máu đỏ ( hồng cầu ). - Có bệnh mãn tính. Ví dụ : Xơ gan, viêm phổi…. - Do lối sống : 1.7.3. Những yếu tố khác : - Tương tác thuận chiều ( Synegisrn ) Các hoá chất kết hợp cùng nhau gây nên hiệu lực mạnh hơn. Tương tác ngược chiều (Antagonisrrn) các hoá chất khi kết hợp cùng nhau gây hậu quả ít hơn. - Tiềm năng ( Potention ) Cho dù bản thân hoá chất đó không độc nhưng nó lại có khả năng làm tăng độc tính của một hoá chất khác ( xúc tác hoặc Enzym). 2. Những ảnh hưởng của các chất thải độc hại tới sức khoẻ. 2.1 Gây kích thích hoặc gây loét : Chất thải độc hại gây viêm, loét, kích thích hoặc làm khô các niêm mạc ở mắt, đường hô hấp, đường tiêu hoá hoặc ngoài da. - Da : Gây tấy đỏ, ngứa, khô da.,. - Đường hô hấp : Viêm khí quản, viêm phế quản… - Mắt : Tăng nhạy cảm với tác dụng của ánh sáng hoặc chảy nước mắt, viêm kết giác mạc. 2.2 Gây ngạt : - Do choán phần ô xy của tổ chức - Các khí trơ : Chiếm chỗ của ô xy. Ví dụ : Argon - Hoá chất gây ngạt khác. Ví dụ : C0 ngăn chặn ô xy kết hợp với Hemoglubin ở hồng cầu, CNH ngăn cản sự chuyển vận ô xy bình thường từ máu vào tổ chức hoặc ở trong bản thân tế bào, H2S là chất gây ngạt hoá học. Nó phóng bế không khí vào trong phổi ( ngạt đơn thuần ) và gây tê liệt phổi ( ngạt hoá học ). 2.3 Gây độc các hệ thống hoặc các cơ quan : Các hoá chất độc tác động lên các cơ quan hoặc các hệ thống của các cơ quan đặc hiệu. Tác động lên các cơ quan hoặc hệ thống Hệ thống thần kinh Ảnh hëng ®Õn gan Ảnh hëng ®Õn m¸u Ảnh hëng ®Õn h« hÊp ảnh hưởng - Gây ngừng tim, chảy máu hoặc đông máu - Gây run cơ, co giật, mất trí nhớ - Làm yếu tứ chi hoặc cổ tay kiểu cổ cò - Lµm chÕt hoÆc suy gi¶m tÕ bµo - G©y bÖnh m·n tÝnh vÒ gan - Tæn th¬ng tuû x¬ng ( suy tñy ) - Gi¶m b¹ch cÇu - Gi¶m hång cÇu - G©y x¬ phæi - Viªm phæi viªm khÝ phÕ qu¶n - LiÖt phæi Suy nhîc hÖ thÇn kinh - Trong trêng hîp g©y tª hoÆc mª Trung ¬ng Ảnh hëng ®Õn tim - G©y bÖnh van tim h¹¬c m¹ch vµnh 2.4 C¸c chÊt sinh u bíu, biÕn dÞ, ®éc víi thai nhi : - C¸c chÊt sinh u bíu ( Carciogens ) lµ nh÷ng t¸c nh©n g©y nªn bÖnh ung th. + G©y trùc tiÕp : §ã lµ t¸c ®éng kh«ng cÇn chuyÓn ho¸ sinh häc ( Bioactivation ). + Nh÷ng chÊt tiÒn sinh bíu ( Procarcinogens ) nh÷ng chÊt nµy cÇn chuyÓn ho¸ sinh häc ( Biotransformation ) + Nh÷ng chÊt céng sinh bíu ( Cocarcinogens ) lµm t¨ng sù sinh bíu khi chóng cïng kÕt hîp víi nhau. + ChÊt xóc t¸c ( Propomoter ) lµm t¨ng qu¸ tr×nh ¶nh hëng khi ®i kÌm theo chÊt sinh u bíu. + Tr¹ng th¸i r¾n ( Solidstate ) cha râ c¬ chÕ nhng ph¶i lµ d¹ng vËt lý. + ChÊt sinh biÕn dÞ ( Myutagens ) lµ nh÷ng chÊt lµm biÕn ®æi DNA ë tÕ bµo trøng hoÆc tÕ bµo tinh trïng. VÝ dô : Bøc x¹ ion , Ethylene oxide, C6H6, Hydrzine - ChÊt ®éc víi thai nhi ( Teratogens ) HiÖu lùc cña nã ®îc biÓu hiÖn ë thÕ hÖ con ch¸u khi chÊt ®éc tiÕp xóc víi bµo thai hoÆc thai nhi. VÝ dô : C¸c hîp chÊt thñy ng©n h÷u c¬, bøc x¹ ion ho¸ 3. Các biện pháp phòng chống chất thải độc hại để bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Các chất thải độc gây ô nhiễm môi trường xung quanh có rất nhiều nguồn gốc khác nhau và rất phong phú về chủng loại, điều quan trọng nhất là phải ngăn chặn chất gây ô nhiễm ngay từ nguồn nguyên phát. 3.1 Phòng chống ô nhiễm chất thải độc ở các khu dân cư. - Các khu vực dân cư cần phải ở tách riêng và tốt nhất ở đầu hướng gió chính so với các khu công nghiệp tập trung. - Cần có sự giám sát thường xuyên hoặc định kỳ tình trạng ô nhiễm không khí, nước bề mặt, nước ngầm, đất, lương thực, thực phẩm để đánh giá ảnh hưởng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng