Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ổ chức và hoạt động lưu trữ dưới chế độ việt nam cộng hòa (1955 1975) (tóm tắt...

Tài liệu ổ chức và hoạt động lưu trữ dưới chế độ việt nam cộng hòa (1955 1975) (tóm tắt)

.DOC
27
547
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -------˜ ™ ------- NGUYỄN VĂN BÁU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG LƯU TRỮ DƯỚI CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA (1955-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại Mã số: 62.22.54.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017 Luận án được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN Cán bộ hướng dẫn khoa học 1. TS. Nghiêm Kỳ Hồng 2. PGS.TS. Trần Thuận Chủ tịch hội đồng: Phản biện độc lập 1: ........................................................... Phản biện độc lập 2:............................................................ Phản biện: Phản biện 1: ........................................................................ Phản biện 2: ........................................................................ Phản biện 3: ........................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vào lúc … giờ… phút … ngày … tháng … năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh Thư viện Khoa học Tổng hợp, Số 9 Lý Tự Trọng, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ 1. Luật Văn khố của chính quyền Sài Gòn dưới góc nhìn lịch sử, Đại học Thủ Dầu Một, số1, năm 2011, tr.127-130. 2. Đôi điều về chế đô ô nạp bản của Chính quyền Viê tô Nam Cô nô g hòa,Văn thư Lưu trữ Viê êt Nam, số 9, năm 2011, tr.18-21. 3. Sơ lược hoạt động thu thập tài liệu lưu trữ của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975), Tạp chí Văn thư Lưu trữ Viê êt Nam, số 2, năm 2012, tr.16-20. 4. Đào tạo nhân sự phục vụ hoạt động lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975), Tạp chí Văn thư lưu trữ Viê êt Nam, số 2, năm 2013, tr.60-63. 5. Về tổ chức và bảo quản khối tài liệu của chính quyền thuộc địa Pháp ở Nam kỳ (Kỳ yếu Hội thảo) Tài liệu phông thống đốc Nam kỳ - tiềm năng di sản tư liệu, tháng 8 năm 2014. 6. Lưu trữ ảnh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975), Tạp chí Văn thư lưu trữ Viê êt Nam, số 6, năm 2014, tr.7-9. 7. Những vấn đề rút ra từ kết quả Hội thảo Lưu trữ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) từ góc nhìn Lịch sử và Lưu trữ học, Tạp chí Văn thư lưu trữ Viê êt Nam, số 10, năm 2014, tr.18-25. 8. Khái niệm chỉnh lý tài liệu lưu trữ, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 1, năm 2015. 9. Lưu trữ Quốc gia Việt Nam (1948-1954), Tạp chí Văn thư lưu trữ Viê êt Nam, số 1, năm 2016, tr.64-67. 10. Về Dự án văn khố năm 1967 của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Tạp chí Văn thư lưu trữ Viê êt Nam, số 3, năm 2016, tr.73-76. 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài Ở bất kỳ nhà nước nào, công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tài liệu lưu trữ là một trong những di sản văn hóa có giá trị đặc biệt của mỗi quốc gia. Vì thế, việc giữ gìn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của mỗi quốc gia có thể coi là thước đo cho sự phát triển của quốc gia đó. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, “tính mới nhiều khi nằm ngay ở tư liệu mới. Do đặc điểm của tài liệu lưu trữ không phổ biến rộng rãi đối với một số loại còn hạn chế đối tượng sử dụng nên việc sử dụng tài liệu lưu trữ luôn tiềm chứa sự mới mẻ, làm tăng giá trị của công trình. Trong một số trường hợp công bố tài liệu lưu trữ có thể làm đảo lộn nhận thức khoa học về một vấn đề hay một sự kiện nào đó”. Tài liệu lưu trữ còn có vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội... “Do đó việc lưu trữ những chứng tích lịch sử không được coi như một sự xa xỉ, cũng không thể được coi như là việc đáng làm vì nhu cầu nghiên cứu, mà cần coi như một nhu cầu quốc gia”. Công tác lưu trữ ở nước ta ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn, điều này được thể hiện rất rõ qua việc Quốc hội ban hành Luật Lưu trữ (2011). Chính vì vậy việc nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức và hoạt động lưu trữ trong quá khứ để nhìn nhận, kế thừa, phát huy những kết quả đã có cũng như đúc kết những kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho công tác lưu trữ trong hiện tại và tương lai. Vì vậy việc nghiên cứu lưu trữ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến 1975 góp phần làm phong phú thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác lưu trữ ở Việt Nam, giúp hiểu biết đầy đủ hơn về một thời kỳ trong tiến trình lịch sử dân tộc là điều rất cần thiết. Là một chính thể nhà nước được Mỹ dựng lên ở miền Nam Việt Nam sau 1954, Việt Nam Cộng hòa từng bước xây dựng hệ thống tổ chức hoạt động lưu trữ ngày càng hiện đại, từ việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cho đến tổ chức bộ máy lưu trữ từ trung ương đến địa phương. Trong hai mươi năm tồn tại, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lưu trữ được khối lượng lớn tài liệu lưu trữ của dân tộc hình thành từ thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn cho đến năm 1975. Nhiều tài liệu có giá trị đã trở thành Di sản tư 2 liệu thế giới như châu bản và mộc bản triều Nguyễn. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay rất cần tới những tài liệu lưu trữ này, đặc biệt là những tài liệu lưu trữ về chủ quyền biên giới, hải đảo. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác lưu trữ Việt Nam Cộng hòa là một việc có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết. Trong mấy thập niên gần đây đã có khá nhiều nghiên cứu về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa ở các góc độ khác nhau, được công bố trong các công trình nghiên cứu lịch sử lưu trữ, trên tạp chí chuyên ngành Văn thư Lưu trữ Việt Nam và các hội thảo khoa học. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào xác định lưu trữ Việt Nam Cộng hòa là đối tượng nghiên cứu chính, để từ đó nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và chuyên sâu về chủ đề này. Nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu hơn về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa góp phần vào việc nghiên cứu toàn bộ tiến trình lịch sử lưu trữ Việt Nam là rất cần thiết. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động lưu trữ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động lưu trữ Việt Nam Cộng hòa để phục dựng lại bức tranh toàn cảnh lưu trữ của chính quyền này, qua đó thấy được những thành quả, hạn chế trong việc ban hành pháp luật, hệ thống tổ chức và quản lý tài liệu lưu trữ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác lưu trữ hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: - Tổ chức lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, với các nội dung: Xây dựng pháp luật lưu trữ, xây dựng hệ thống tổ chức lưu trữ, đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng công chức, nhân viên lưu trữ. - Hoạt động lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, với các nội dung: Thu thập, bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài nghiên cứu tổ chức và hoạt động lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong phạm vi lãnh thổ do Việt Nam Cộng hòa 3 quản lý. Để cho gọn trong trình bày, xin phép được viết tắt là “Lưu trữ Việt Nam Cộng hòa”. Về thời gian: đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ khi chế độ này hình thành (1955) cho đến khi sụp đổ (1975). 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài “Tổ chức và hoạt động lưu trữ dưới chế độ Việt Nam cộng hòa (1955-1975)”, tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tìm hiểu lưu trữ là một quá trình xây dựng và phát triển với các giai đoạn gắn liền với chính thể Việt Nam Cộng hòa. - Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được kết hợp chặt chẽ và sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp lịch sử được sử dụng để trình bày các diễn biến, sự kiện của quá trình xây dựng và phát triển lưu trữ qua các thời kỳ từ năm 1955 đến 1975. Phương pháp logic được sử dụng trình bày các tác động từ bối cảnh lịch sử ở miền Nam Việt Nam trong những năm (1955-1975) đến công tác lưu trữ, hệ quả từ xây dựng pháp luật tác động đến tổ chức và quản lý lưu trữ. - Tổ chức và hoạt động lưu trữ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (19551975) là một đề tài lịch sử ngành Lưu trữ vì vậy luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu của Lưu trữ học cụ thể là nguyên tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện và tổng hợp để nghiên cứu lý luận về lưu trữ, nghiên cứu thành phần tài liệu, giá trị tài liệu lưu trữ. - Phương pháp hệ thống, phân loại tài liệu được sử dụng để tập hợp tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài, bao gồm các công trình nghiên cứu, các bài viết, tài liệu lưu trữ, các văn bản pháp luật về lưu trữ nói chung và lưu trữ Việt Nam Cộng hòa nói riêng. - Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để đánh giá công tác lưu trữ Việt Nam Cộng hòa qua từng giai đoạn lịch sử, thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa, thời kỳ Hội đồng quân nhân cách mạng nắm quyền và thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa. - Phương pháp khảo sát thực tiễn được sử dụng để nghiên cứu tài liệu lưu trữ thời kỳ Việt Nam Cộng hòa đang được bảo quản tại một số cơ quan lưu trữ như: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (Tp. Hồ Chí Minh), Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt) và Trung tâm Lưu trữ thuộc Chi cục Văn thư 4 Lưu trữ các tỉnh, thành phố như Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Định... 4. Nguồn tài liệu tham khảo Luận án sử dụng các nguồn tài liệu chính sau đây: Thứ nhất, nguồn tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II là các tài liệu lưu trữ liên quan đến đề tài có trong các phông: Nha Văn khố, Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa, Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa, Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, Hội đồng Quân nhân cách mạng, Tổng bộ Văn hóa Xã hội đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, một số tài liệu lưu trữ thuộc Phông Phủ Thủ hiến Trung Việt (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV). Thứ hai, các công trình đã xuất bản bao gồm sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, luận án, luận văn, bài viết có liên quan đến luận án. Đó là các nghiên cứu về chính thể Việt Nam Cộng hòa, lịch sử lưu trữ Việt Nam, lưu trữ Việt Nam Cộng hòa, các nghiên cứu về công tác lưu trữ Việt Nam nói chung và công tác lưu trữ Việt Nam Cộng hòa nói riêng. Một số bài báo ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975 viết về lưu trữ, hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II và Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Thứ ba, các văn bản pháp luật tiêu biểu về công tác lưu trữ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Lưu trữ năm (2011), Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia (2001), Nghị định về công tác lưu trữ (2004),... Thứ tư, khai thác thông tin về hoạt động lưu trữ có liên quan đến đề tài từ các trang thông tin điện tử (website): Thư viện pháp luật, Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, Chi cục Văn thư Lưu trữ Thừa Thiên - Huế, Chi cục Văn thư Lưu trữ Bình Định,... 5. Đóng góp khoa học của luận án Đề tài “Tổ chức và hoạt động lưu trữ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)” hoàn thành có những đóng góp: 1. Tập hợp một cách có hệ thống tài liệu, tư liệu về tổ chức và hoạt động lưu trữ để phục dựng lại bức tranh tổng thể để làm rõ quá trình xây dựng và phát triển lưu trữ Việt Nam Cộng hòa. Tạo những cứ liệu khoa học cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khoa học lưu trữ nói chung và lịch sử lưu trữ Việt Nam nói riêng. 5 2. Cung cấp những tư liệu mới phát hiện trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt là các tài liệu về quá trình xây dựng và phát triển lưu trữ Việt Nam Cộng hòa chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây. Từ đó đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Lưu trữ Việt Nam, góp phần nghiên cứu hoàn thiện hơn và làm sáng tỏ thêm những vấn đề liên quan đến lịch sử Lưu trữ Việt Nam. 3. Kết quả nghiên cứu của luận án không những giúp tác giả có kiến thức chuyên sâu về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa phục vụ giảng dạy lịch sử lưu trữ mà còn có giá trị đối với các nhà khoa học và sinh viên chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng khi tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử lưu trữ Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương. Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Chương 2. Tổ chức lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (19551975). Chương 3. Hoạt động lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975). Chương 1 TỔNG QUANCÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm Tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp. Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước gồm những nội dung nghiên cứu, triển khai và thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lưu trữ; thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ; nghiên cứu khoa học về lưu trữ và bảo quản, bảo vệ an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ vào các mục đích khác nhau. 6 Tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp. Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước gồm những nội dung nghiên cứu, triển khai và thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lưu trữ; thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ; nghiên cứu khoa học về lưu trữ và bảo quản, bảo vệ an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ vào các mục đích khác nhau. Tổ chức lưu trữ là để chỉ việc xây dựng hệ thống tổ chức với cơ cấu tổ chức (bộ máy tổ chức) được thiết lập từ trung ương đến địa phương và lưu trữ trong các cơ quan của Việt Nam Cộng hòa và đội ngũ công chức, nhân viên lưu trữ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức lưu trữ cùng với việc xây dựng, ban hành pháp luật lưu trữ tạo hành lang pháp lý, cơ chế vận hành của hệ thống tổ chức và đội ngũ công chức đó. Hoạt động lưu trữ để thực hiện ba nhiệu vụ cơ bản của công tác lưu trữ là tiếp nhận tài liệu lưu trữ, bảo quản tài liệu lưu trữ và sử dụng tài liệu lưu trữ vào các mục đích quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác của xã hội. 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.2.1. Nghiên cứu về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa đã được công bố trước năm 1975 Trước năm 1975 đã có một số công trình nghiên cứu về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa với các nội dung quản lý tài liệu lưu trữ, các nghiệp vụ lưu trữ. Những kết quả này rất có ý nghĩa đối với hoạt động nghiên cứu về lịch sử lưu trữ Việt Nam nói chung và nghiên cứu lưu trữ Việt Nam Cộng hòa nói riêng. 1.2.2. Nghiên cứu về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa từ năm 1975 đến nay (2016) Nhóm sách chuyên khảo có Lưu trữ Việt Nam - Những chặng đường phát triển (2006) của nhóm tác giả PGS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm và TS. Nghiêm Kỳ Hồng; Hội thảo khoa học Lịch sử lưu trữ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975), từ góc nhìn lịch sử và Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) phối hợp với Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, tổ chức (2014). 7 Nhóm các công trình nghiên cứu cấp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2011, có đề tài Lịch sử lưu trữ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1967, năm 2014 có đề tài Tổ chức và quản lý hồ sơ tài liệu trong các bộ thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hoà . Nhiều bài viết đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam với chủ đề về Luật Văn khố 1973, Tổ chức Nha Văn khố và Thư viện quốc gia (19591973), Tổ chức Văn khố ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Đào tạo nhân sự phục vụ hoạt động lưu trữ của Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)... Các công trình nghiên cứu về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa được công bố đã giải quyết được các nội dung. - Công bố giới thiệu và cung cấp nhiều tư liệu về lưu trữ Việt Nam trước năm 1955 và lưu trữ miền Nam Việt Nam (1955-1975). - Giới thiệu Luật số 20/73 “về Văn khố tại Việt Nam”. - Phác họa được nhiều nội dung về tổ chức lưu trữ như là tổ chức Nha Văn khố và Thư viện quốc gia, tổ chức lưu trữ quân đội, tổ chức lưu trữ một số bộ quan trọng thuộc chính phủ Việt Nam Cộng hòa. - Các nghiên cứu cho thấy giá trị của khối tài liệu lưu trữ do Việt Nam Cộng hòa quản lý đã và đang phát huy giá trị vào hoạt động quản lý và nghiên cứu kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Nam Việt Nam trong những năm (1955-1975). Kết quả nghiên cứu về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa đã công bố là những tiền đề quan trọng đối với nghiên cứu về tổ chức và hoạt động lưu trữ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa nói riêng và nghiên cứu về lịch sử lưu trữ Việt Nam nói chung. 1.2.3. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu 1 - Nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình thành lập, xây dựng và phát triển của lưu trữ Việt Nam Công hòa qua các nội dung xây dựng pháp luật, xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về pháp luật lưu trữ đã được công bố trước đó, luận án trình bày một cách hệ thống các văn bản do chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành từ năm 1955 đến 1975. Luận án tiếp tục trình bày hệ thống tổ chức lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa qua việc tổ chức, xây dựng và phát triển của Nha Văn khố và Thư viện quốc gia, tổ chức lưu trữ quân đội và tổ chức lưu trữ của các bộ 8 thuộc chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến 1975, với các nội dung xây dựng cơ quan lưu trữ, đào tạo và sử dụng nhân sự lưu trữ... Để đánh giá toàn diện hơn về lưu trữ Việt Nam Cộng hòa, luận án cũng làm rõ hoạt động quản lý tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến 1975, đối với khối tài liệu triều Nguyễn, tài liệu của chính quyền thực dân Pháp và tài liệu hình thành từ hoạt động của các cơ quan thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975). 2 - Từ nghiên cứu thực trạng các nội dung xây dựng pháp luật lưu trữ, xây dựng hệ thống tổ chức lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ, luận án có những nhận định, đánh giá về thành quả và hạn chế của lưu trữ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975). 3 - Từ những nguyên nhân dẫn tới thành quả, hạn chế của lưu trữ Việt Nam Cộng hòa, luận án rút ra những kinh nghiệm để những người làm công tác quản lý, chuyên môn về lưu trữ hiện nay tham khảo vận dụng thực hiện công việc tốt hơn. 1.3. Những tiền đề xây dựng lưu trữ Việt Nam Cộng hòa 1.3.1. Lưu trữ của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954) Sau gần một thế kỷ đô hộ Việt Nam, cùng với việc mở rộng chiến tranh, tăng cường bóc lột, khai thác thuộc địa và đàn áp các phòng trào yêu nước, thực dân Pháp đã xây dựng được một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương và đã có một việc làm nhằm thúc đẩy thúc đẩy công tác lưu trữ phát triển. Kết quả từ xây dựng hệ thống tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ này là những kinh nghiệm quan trọng để Việt Nam Cộng hòa vận dụng vào tổ chức và quản lý lưu trữ giai đoạn 1955-1975. 1.3.2. Sự ra đời và tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa Với mục đích biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, Mỹ đã từng bước loại bỏ Pháp ở Việt Nam, dựng lên chính phủ tay sai ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được ra đời từ chiến lược thực dân mới của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á và được tổ chức theo mô hình chính quyền kiểu Mỹ. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được tổ chức, xây dựng với thiết chế tổng thống, có quốc hội, hiến pháp, với bộ máy hành pháp do tổng thống đứng đầu. Mô hình bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa được xác định gồm ba định chế cơ bản: Nguyên thủ Quốc gia (tổng thống) do dân bầu; quốc hội do dân cử và cơ quan tư pháp. 9 Pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa quy định tổng thống và thủ tướng có quyền ban hành sắc lệnh, nghị định. Các văn bản pháp luật do tổng thống và thủ tướng ban hành quy định cơ cấu của các cơ quan trung ương và quy định những vấn đề tổng quát trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị kinh tế. tổng trưởng (bộ trưởng), đô trưởng có quyền ban hành nghị định và quyết định. Nội dung liên quan đến việc điều hành các cơ quan công quyền trong phạm vi thẩm quyền của mỗi bộ. TIỂU KẾT Công tác lưu trữ là một ngành, một lĩnh vực tổ chức gắn với hoạt động quản lý nhà nước, công tác này bao gồm những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan đến tổ chức bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác của các cơ quan tổ chức cá nhân. Từ yêu cầu khách quan của việc quản lý mà công tác lưu trữ luôn được các nhà nước quan tâm. Xây dựng pháp luật và tổ chức chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, tổ chức quân đội, các chính sách văn hóa là những tiền đề quan trọng để Việt Nam Cộng hòa tổ chức công tác lưu trữ. Bên cạnh đó, những kết quả từ tổ chức lưu trữ của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam trước năm 1955 cũng là những tiền đề quan trọng để Việt Nam Cộng hòa tổ chức, xây dựng lưu trữ trong hai mươi năm (1955-1975). CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC LƯU TRỮ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA (1955-1975) 2.1. Xây dựng pháp luật lưu trữ 2.1.1. Ban hành sắc lệnh, nghị định về lưu trữ - Sắc lệnh số 86-GD ngày 13-4-1959 thiết lập Nha Văn khố và Thư viện quốc gia; - Nghị định số 1118-GD/NĐngày 20-8-1959 ấn định tổ chức và nhiệm vụ của Nha Văn khố và Thư viện quốc gia; - Nghị định số 1057/GD/PC/NĐ ngày 19-7-1963 về việc thành lập chi nhánh Văn khố Đà Lạt trực thuộc Nha Văn khố và Thư viện quốc gia ; 10 - Nghị định số 832-QVK/VH/NĐ ngày 8-9-1971 thành lập chi nhánh Văn khố Huế; - Sắc lệnh số 18-SL/QVK/VH ngày 28-1-1973 về việc cải danh Nha Văn khố và Thư viện quốc gia thành Nha Văn khố quốc gia; Có thể nói, từ năm 1959 đến 1973, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành nhiều văn bản quy định về thiết lập và tổ chức Nha Văn khố và Thư viện quốc gia. Những văn bản này vừa là cơ sở pháp lý, đồng thời cũng là văn bản quy định chức năng nhiệm vụ đối với Nha Văn khố và các chi nhánh trực thuộc. Các sắc lệnh và nghị định này có vai trò rất quan trọng trong việc sắp xếp ổn định hệ thống tổ chức lưu trữ và từng bước xây dựng lưu trữ Việt Nam Cộng hòa ngày một tốt hơn. 2.1.2. Luật số 020/73 “về Văn khố tại Việt Nam” Tại kỳ họp Quốc hội tháng 12-1973, các dân biểu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã biểu quyết thông qua Luật Văn khố với 58 phiếu trong tổng số 78 phiếu. Ngày 26-12-1973, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký ban hành Luật số 020/73 “về Văn khố tại Việt Nam” (từ đây gọi tắt là Luật Văn khố), Luật Văn khố chính thức được thông qua bao gồm 4 chương 14 điều, quy định: Về quản lý tài liệu lưu trữ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa có quyền sở hữu tất cả các văn kiện, tài liệu lịch sử hoặc hành chính do các cơ quan công quyền và các công lập sở sản xuất hay nhận được như thủ bản, ấn phẩm, bản đánh máy, bản in ronéo, bản chụp ảnh và vi ảnh, bản thâu trên phim ảnh, trên đĩa hát, trên băng ghi âm, trên băng đục lỗ, bản kỷ yếu. Trách nhiệm quản lý tài liệu lưu trữ, các cơ quan công quyền và công lập trong và ngoài nước có bổn phận gìn giữ nguyên văn các văn kiện, tài liệu cùng hồ sơ về hành chính và chuyên môn của cơ quan để chuyển giao cho các cơ quan văn khố sau một thời gian được ấn định. Quy định hủy bỏ từng phần hay toàn bộ những văn kiện, tài liệu và hồ sơ chỉ được thi hành khi có sự thỏa hiệp của cơ quan phụ trách. Tài liệu của các cơ quan giải thể, trước khi hủy bỏ một cơ quan công quyền hay một công lập, giới hữu trách có bổn phận bắt buộc cơ quan đó chuyển cho cơ quan văn khố quốc gia. Khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ quy định các công dân, cơ quan và đoàn thể công hay tư đều được quyền tham khảo miễn phí tất cả những thành 11 phần tài nguyên văn khố quốc gia, ngoại trừ những tài liệu liên quan đến quốc phòng, an ninh và trật tự công cộng cùng các văn kiện “Mật”. Quy định xử phạt và mức xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật đối với những người mua, bán, trao đổi, di nhượng các tài liệu thuộc thành phần tài liệu lưu trữ quốc gia Sự ra đời của Luật Văn khố là sự kiện nổi bật, đánh dấu bước tiến quan trọng về hoạt động xây dựng pháp luật lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Luật Văn khố ra đời đáp ứng được yêu cầu cải tổ công tác lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong những năm 70 (thế kỷ XX). Luật là một văn kiện có hiệu lực pháp lý cao, phần nào giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân tránh được những tranh chấp tài liệu lưu trữ. Luật cũng quy định rõ ràng về quản lý tài liệu trong các cơ quan và trong các thời kỳ lịch sử; tạo cơ sở pháp lý để quản lý thống nhất hơn công tác lưu trữ của Việt Nam Cộng hòa từ trung ương tới địa phương. 2.2. Xây dựng hệ thống tổ chức lưu trữ Xây dựng hệ thống tổ chức lưu trữ là nội dung rất cơ bản của công tác lưu trữ. Hệ thống tổ chức lưu trữ Việt Nam Cộng hòa gồm tổ chức lưu trữ trung ương và tổ chức lưu trữ địa phương; hệ thống tổ chức lưu trữ trung ương gồm có tổ chức Nha Văn khố và Thư viện quốc gia, tổ chức lưu trữ các bộ và tổ chức lưu trữ quân đội; tổ chức lưu trữ địa phương thuộc sự quản lý của Tòa Hành chính. 2.2.1. Tổ chức lưu trữ trung ương Tổ chức Nha Văn khố và Thư viện quốc gia, năm 1959, quản lý Nha Văn khố là Giám đốc và một Phó Giám đốc, tổ chức của Nha gồm có Phòng Hành chính và Kế toán, Sở Lưu trữ Công văn và Thư viện, Sở Kỹ thuật. Năm 1963 thành lập chi nhánh Văn khố Đà Lạt. Năm 1971 thành lập chi nhánh Văn khố Huế. Năm 1973 thành lập Nha Văn khố quốc gia. Sau mười sáu năm tồn tại (1959-1975), Nha Văn khố và Thư viện quốc gia không những mở rộng về quy mô và tổ chức mà còn xây dựng ngày càng hoàn thiện Lưu trữ các bộ, ngành ở trung ương, từ năm 1960 các sắc lệnh, nghị định tổ chức các bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ đã được ấn định nhiệm vụ đối với quản lý tài liệu lưu trữ một cách rõ ràng. Những quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để các bộ quản lý tài liệu hình thành từ hoạt động của các cơ quan trực thuộc bộ. 12 Lưu trữ quân đội, Trung tâm văn khố quân đội thành lập năm 1960, năm1964 thành lập 04 chi nhánh Văn khố quân đội, các chi nhánh văn khố này trực thuộc sự quản lý của Phòng Tổng quản trị Quân khu. Chi nhánh tại Đà Nẵng (Chi nhánh I), Chi nhánh tại Quy Nhơn (Chi nhánh II), Chi nhánh tại Sài Gòn (Chi nhánh III), Chi nhánh tại Cần Thơ (Chi nhánh IV) 2.2.2. Tổ chức lưu trữ địa phương Lưu trữ địa phương nói chung và lưu trữ từng tỉnh nói riêng đã có những kế hoạch dự án. Tuy nhiêu vì tập trung vào xây dựng và tổ chức bộ máy chính quyền thời chiến cũng như quân đội vì vậy lưu trữ ở địa phương chưa được tổ chức. 2.3. Xây dựng đội ngũ công chức, nhân viên lưu trữ 2.3.1. Ban hành văn bản quy định ngạch công chức, nhân viên lưu trữ - Sắc lệnh số 40-GD ngày 22-4-1963 củaTổng thống Ngô Đình Diệm thiết lập ngạch Giám thủ văn khố và thư viện; - Nghị định 651-GD/PC/NĐ ngày 03-5-1963 của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục thiết lập ngạch Quản thủ Văn khố; - Nghị định 652-GD/PC/NĐ ngày 03-5-1963 của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục thiết lập ngạch Thủ thư Văn khố và Thư viện. Các sắc lệnh, nghị định này là cơ sở để các cơ quan thực hiện việc thi tuyển, xét tuyển, bổ nhiệm các chức danh thuộc ngạch Giám thủ, Quản thủ và Thủ thư cũng như việc trả lương cho từng chức danh lưu trữ. 2.3.2. Đào tạo đội ngũ công chức, nhân viên lưu trữ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã mở nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về quản lý, tổ chức và sắp xếp tài liệu cho đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên đảm nhiệm công tác lưu trữ trong các cơ quan. Kết quả này góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và bảo quản, bảo vệ an toàn khối tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa không bị hư hỏng, thất lạc mất mát. 2.3.3. Tuyển dụng công chức, nhân viên lưu trữ Hoạt động tuyển dụng nhân viên lưu trữ trong các cơ quan lưu trữ nói riêng và trong các cơ quan công quyền nói chung được thực hiện với nhiều hình thức thi tuyển, xét tuyển và ký hợp đồng lao động. Các đợt tuyến dụng đã bổ sung một số lượng người có chuyên môn tham gia vào hoạt động quản lý tài liệu lưu trữ trong các cơ quan. 13 2.4. Nhận xét Thứ nhất, Luật số 020/73 “về văn khố tại Việt Nam” - thành tựu nổi bật của lưu trữ Việt Nam Cộng hòa Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, chính quyền nhiều lần thay đổi, thì việc ban hành Luật Văn khố, các văn bản về tổ chức và hướng dẫn về chuyên lưu trữ cùng đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam Cộng hòa đối với xây dựng, củng cố lưu trữ ngày một phát triển. Thứ hai, hệ thống tổ chức lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từng bước được hoàn thiện Hệ thống tổ chức lưu trữ Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là hệ thống tổ chức lưu trữ trung ương thực sự được quan tâm từ năm 1959. Hơn mười năm xây dựng và tổ chức Nha Văn khố quốc gia, lưu trữ các bộ và lưu trữ quân đội đã đạt được nhiều thành quả rất đáng ghi nhận. Thứ ba, pháp luật về lưu trữ còn nhiều bất cập, hiệu quả thực thi chưa cao Sự thiếu, khuyết và chậm ban hành các văn bản đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực hiện công tác lưu trữ. Bên cạnh đó, các văn bản có hiệu lực thì lại triển khai chậm, pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu hướng dẫn, sự đơn giản hóa pháp luật đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tổ chức và quản lý tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thứ tư, tổ chức lưu trữ địa phương chưa được quan tâm đúng mức Việt Nam Cộng hòa đã nhận thức được xây dựng lưu trữ địa phương là cần thiết, nhưng phải tập trung vào tổ chức bộ máy chính quyền, củng cố quân đội phục vụ chiến tranh vì thế lưu trữ địa phương chưa được xây dựng, đến năm 1975 tổ chức lưu trữ địa phương vẫn còn là "mô hình" Ty Lưu trữ trong các văn bản pháp luật. TIỂU KẾT Từ thực trạng lưu trữ Việt Nam Cộng hòa cho thấy những năm đầu (1955-1959), hệ thống tổ chức lưu trữ chưa được chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng, một số dự án về công tác lưu trữ nói chung và thành lập Nha Văn khố và Thư viện quốc gia nói riêng đã được Bộ Quốc gia Giáo dục dự thảo trình tổng thống nhưng vì phải tập trung vào việc củng cố bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương và xây dựng lực lượng loại bỏ các đảng phái thân Pháp vì thế các dự án về tổ chức lưu trữ chưa được thực hiện. Về 14 nhân sự lưu trữ giai đoạn này Bộ Quốc gia Giáo dục “tận dụng” công chức, viên chức có kinh nghiệm, chuyên môn do chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đào tạo trước đó, Bộ Quốc gia Giáo dục cũng đã có một số kế hoạch bồi dưỡng nhân viên lưu trữ nhưng thực tế chưa tổ chức được khóa đào tạo nào cho dù là ngắn hạn. Năm 1959, với việc thành lập Nha Văn khố và Thư viện quốc gia, cơ quan này được giao nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và kiểm soát các trung tâm văn khố trong toàn quốc, hệ thống tổ chức lưu trữ Việt Nam Cộng hòa ngày càng mở rộng. Cũng từ năm 1959, nhiều văn bản pháp luật được ban hành, đặc biệt là Quốc hội đã thông qua Luật Văn khố ngày 26-12-1975. Hoạt động đào tạo tuyển dụng và đánh giá công chức, nhân viên làm lưu trữ được quan tâm. Một số chính sách tăng lương, phụ cấp khuyến khích phù hợp đã góp phần “thu phục” những người có chuyên môn và kinh nghiệm về lưu trữ trước năm 1955 ở lại làm việc trong Nha Văn khố và Thư viện quốc gia. Có thể nói, quá trình xây dựng pháp luật lưu trữ, xây dựng hệ thống tổ chức và công tác đào tạo nhân sự lưu trữ của Việt Nam Cộng hòa ngày càng được củng cố, giai đoạn 1955-1959, tổ chức lưu trữ chưa được quan tâm thì đến giai đoạn 1959-1975 đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận. Chương 3 HOẠT ĐỘNG LƯU TRỮ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA (1955-1975) 3.1. Tổ chức phòng kho bảo quản tài liệu lưu trữ Do điều kiện chiến tranh, chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải tập trung các nguồn lực tài chính cho việc xây dựng quân đội tổ chức chính quyền theo mô hình thời chiến. Vì vậy, nhiều dự án kế hoạch của đã được Tổng thống, các bộ phê duyệt nhưng đến năm 1975 vẫn chưa có công trình nào nào khởi công xây dựng. Vì thiếu kho tàng bảo quản nên tài liệu lưu trữ nhiều lần phải di chuyển. 3.2. Thu thập và bảo quản tài liệu lưu trữ trước năm 1955 Tài liệu của triều Nguyễn và tài liệu của chính quyền thực dân Pháp trước năm 1955 lưu trữ ở nhiều địa chỉ đã được thu thập về bảo quản tại các kho lưu trữ thuộc Nha Văn khố và Thư viện quốc gia. Cùng với việc thu 15 thập, nhiều hoạt động chuyên môn được thực hiện từ đó góp phần bảo quản an toàn khối tài liệu có giá trị này. 3.3. Thu thập và bảo quản tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa 3.3.1. Tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Từ hoạt động của các cơ quan công quyền Việt Nam Cộng hòa đã sản sinh một khối lượng lớn tài liệu. Nội dung phản ánh hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp, quân sự, an ninh, ngoại giao, kinh tế tài chính, giao thông vận tải, văn hóa xã hội, phong tục tập quán và đời sống nhân dân ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975. 3.3.2. Thu thập và bảo quản tài liệu lưu trữ Nha Văn khố và Thư viện quốc gia, Trung tâm Văn khố quân đội và Lưu trữ trong các bộ đã tiến hành thu thập tài liệu triều Nguyễn, tài liệu của chính quyền thực dân Pháp và tài liệu hình thành giai đoạn 1955 – 1975. Những tài liệu này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động quản lý của Việt Nam Cộng hòa và hoạt động nghiên cứu sau năm 1975. 3.4. Tổ chức và sử dụng tài liệu lưu trữ Tài liệu lưu trữ bảo quản tại Nha Văn khố và Thư viện quốc gia và Chi nhánh Đà Lạt, Chi nhánh Huế cũng như bảo quản tại các cơ quan công quyền Việt Nam Cộng hòa đã phục vụ nhiều độc giả, cơ quan đến khai thác sử dụng vào nhiều mục đích từ quản lý đế nghiên cứu nghiên cứu lịch sử, kinh tế, hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục. Những tài liệu lưu trữ này không chỉ là nguồn sử liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung mà còn có giá trị với hoạt động nghiên cứu từng lĩnh vực văn hóa, quản lý hành chính ở miền Nam trước năm 1975. 3.5. Nhận xét Thứ nhất, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bảo quản, bảo vệ an toàn khối tài liệu có giá trị hình thành từ trước năm 1955 Việt Nam Cộng hòa đã bảo vệ, bảo quản được nhiều tài liệu có giá trị hình thành trước năm 1955. Những tài liệu này cung cấp những thông tin quan trọng phục vụ nghiên cứu lịch sử, văn hóa của Việt Nam nói chung và nghiên cứu về miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975 nói riêng. Đây là một thành công lớn đối với công tác lưu trữ Việt Nam Cộng mà cũng là thành công lớn đối với công tác lưu trữ Việt Nam. 16 Thứ hai, tài liệu lưu trữ hình thành từ hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) chưa được quản lý chặt chẽ Tài liệu lưu trữ của các cơ quan công quyền Việt Nam Cộng hòa chưa được thu thập vào bảo quản tại cơ quan lưu trữ, nhiều bộ, ngành đặc biệt là các địa phương. Vì thế, nhiều tài liệu lưu trữ giai đoạn 1955-1975 bị tổn thất, hư hỏng, mất mát. Thứ ba, hệ thống kho tàng và trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chưa thực sự đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng bảo quản tài liệu lưu trữ, hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn, thiết bị lạc hậu, các kho tàng nhỏ bé. Vì thế, tài liệu ngày càng chất đống. Đây là những hạn chế dẫn tới hoạt động bảo quản tài liệu lưu trữ gặp nhiều khó khăn. TIỂU KẾT Hoạt động thu thập, bảo quản tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa được chia thành hai giai đoạn. Từ năm 1955 đến 1959 là thời kỳ “án binh bất động”, tài liệu trước năm 1955 được giữ nguyên ở các kho do người Pháp và các cơ quan hình thành từ trước năm 1955. Từ năm 1959 hoạt động thu thập, bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu được chính quyền quan tâm. Một khối lượng lớn mộc bản, châu bản, địa bạ và tài liệu tiếng Pháp nhiều lần được di chuyển để tránh sự tàn phá của bom đạn chiến tranh. Những tài liệu lưu trữ này đã được khai thác sử dụng vào mục đích quản lý hành chính và nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhiều độc giả nước ngoài tới Nha Văn khố đọc và khai thác tài liệu phục vụ nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tài liệu này đã giúp các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra lời giải đáp chính xác và có sức thuyết phục về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các sự kiện cụ thể khác đã từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ XIX, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1975. Do nhiều nguyên nhân dẫn tới thành quả đạt được tuy chưa lớn nhưng đã khảng định được sự quan tâm của Việt Nam Cộng hòa đối với việc bảo quản, bảo vệ tài liệu. Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động thu thập tài liệu của Việt Nam Cộng hòa còn những hạn chế đó là khối tài liệu hình 17 thành giai đoạn 1955-1975 chưa được bảo quản, bảo vệ chặt chẽ, trụ sở bảo quản tài liệu không đủ vì vậy tài liệu bị thất lạc, mất mát, hư hỏng là điều không tránh khỏi. KẾT LUẬN Chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Mỹ dựng lên tồn tại ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến 1975, trải qua các giai đoạn Đệ nhất Cộng hòa, Hội đồng quân nhân cách mạng nắm quyền và Đệ nhị Cộng hòa đã trở thành một phần của lịch sử Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được tổ chức theo thể chế cộng hòa tam quyền phân lập, với hai cấp là chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Các hoạt động quản lý ngành nói chung và quản lý lưu trữ nói riêng được quan tâm xây dựng đạt được các kết quả đáng ghi nhận. Về công tác lưu trữ,Việt Nam Cộng hòa quan tâm đến hoạt động xây dựng pháp luật lưu trữ; xây dựng hệ thống tổ chức lưu trữ; đào tạo, tuyển dụng công chức nhân viên lưu trữ; bảo vệ, bảo quản tài liệu lưu trữ. Quá trình xây dựng, tồn tại lưu trữ Việt Nam Cộng hòa, có một số đặc điểm nổi bật như sau: Thứ nhất, tổ chức và hoạt động lưu trữ Việt Nam Cộng hòa diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh. Sau khi trở thành Tổng thống, Ngô Đình Diệm đã tiến hành nhiều cuộc càn quét với mục đích tiêu diệt các đảng phái thân Pháp và các lực lượng cách mạng, đặc biệt là chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” với mục tiêu “giết nhầm hơn bỏ sót” để củng cố chính quyền. Sự cai trị hà khắc của gia đình họ Ngô dẫn tới sự phẫn nộ của các tầng lớp nhân dân ở miền Nam. Từ năm 1958 đến 1960, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền: Khởi nghĩa Bình Định (2-1959), Phú Yên (5-1959), Trà Bồng (6-1959), Đồng Khởi (1-1960). Trước tình hình đó, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh. Từ năm 1961, Mỹ tiến hành Chiến tranh Đặc biệt ở miền Nam Việt Nam, sau đó là chiến lược Chiến tranh Cục bộ (1965) và tiếp đến là Việt Nam hóa Chiến tranh (1969). Ở miền Nam từ năm 1962, đã diễn ra hàng vạn cuộc hành quân càn quét với quy mô lớn như “Chiến dịch Mặt trời mọc” “Chiến dịch Bình tây” “Chiến dịch Sao mai” “Chiến dịch Thu đông”, các cuộc hành quân có tên gọi Attleboro càn quét vào các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận những nơi này Mỹ cho là có nhiều cơ sở cách mạng và quân giải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan