Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nvthpt25. dạy học tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua truyện ngắn rừng xà ...

Tài liệu Nvthpt25. dạy học tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua truyện ngắn rừng xà nu của nguyễn trung thành và những đứa con trong gia đình của nguyễn thi

.DOC
29
176
69

Mô tả:

Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC TIẾP CẬN CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG TRONG TRUYỆN NGẮN “RỪNG XÀ NU” CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH VÀ “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” CỦA NGUYỄN THI Người thực hiện: Trần Thị Vân Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Ngữ Văn Đơn vị công tác: Trường THPT Bỉm Sơn THANH HÓA: 2013 0 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta sống trong một không gian địa lý đặc biệt: lưng tựa vào dải Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông bốn mùa sóng vỗ, lại trải qua bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta liên tục phải đương đầu với đủ mọi loại ngoại xâm: Từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, từ Đông vào ... Cho nên, cùng với những trang sử vàng lưu dấu bao chiến công hiển hách là những áng văn chương kiệt tác ngợi ca lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Là âm điệu hào hùng của hào khí Đông A khi đất nước chống ngoại xâm, đề cao ý thức độc lập tự chủ, tự cường tự tôn dân tộc (Thơ Thần, Đại Cáo Bình Ngô), là lòng căm thù tột độ với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù (Hịch Tướng Sĩ), là giọng điệu thiết tha khi đất nước thịnh trị thái bình và cũng là âm hưởng bi tráng lúc mất nước nhà tan (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) hay còn là nền văn học cách mạng phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ tràn đầy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế kỷ XX. V¨n hµo £renbua cã nãi: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu, hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến những cánh rừng bên sông Vina, người xứ Ucơren nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường ...”. Như dòng suối đổ vào sông, con sông đổ ra bể, lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở thành tình yêu Tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ vĩ đại đã khiến cho mỗi người Việt Nam càng yêu thêm quý quê hương đất nước mình. Lịch sử dân tộc đã trải qua những khúc quanh đau đớn. Khi đất nước lâm nguy cũng là khi lòng dân chia lìa, ngoại bang đô hộ, trăm họ lầm than. Dân tộc Việt Nam hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập, hòa bình, tự chủ đã được tạo dựng bằng máu và nước mắt của lớp lớp con dân nước Việt. Lòng yêu nước Việt Nam mang khí phách, tâm hồn dân tộc với ý chí đấu tranh bất khuất kiên cường. Khi lòng yêu nước rực 1 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] cháy trong mỗi người dân, lớp lớp cha anh kế tiếp nhau đập tan mọi cuồng vọng của kẻ thù, tạo nên sức sống kỳ diệu của dân tộc, chi phối đời sống tinh thần, làm nền tảng hun đúc tâm hồn, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. Ta từng tự hào trước những tấm gương lịch sử anh hùng như chị Ngô Thị Tuyển tải đạn băng băng vượt qua mưa bom bão đạn mặc máy bay quần đảo trên bầu trời. Hay anh Nguyễn Viết Xuân dù bị thương nặng ở cả hai chân vẫn hiên ngang phất cờ hiệu “nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Trước thực tế nhân dân anh hùng ấy, những công dân nhạy cảm nhất đã phản ánh tình yêu quê hương đất nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những áng văn chương bất hủ. Tiêu biểu cho những bản anh hùng ca thời chống Mỹ đó là: Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Nguyễn Trung Thành - nhà văn của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ đã đem đến cho văn học Việt Nam những trang viết đậm đà chất Tây Nguyên. Với tâm niệm viết một bài Hịch thời chống Mỹ, nhà văn đã khơi dậy mạch ngầm đầy năng lượng tuôn chảy suốt trong chiều dài lịch sử của xứ sở cồng chiêng về tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường trong phong trào Đồng Khởi chống Mỹ Diệm của buôn làng Xô Man. Nguyễn Thi - nhà văn của người nông dân mảnh đất Thành Đồng Tổ quốc lại làm giàu có thêm cho văn học cách mạng qua việc ngợi ca dòng sông truyền thống của một gia đình nông dân Nam Bộ nhiều đau thương mất mát đã biến thù nhà nợ nước làm lẽ sống của cuộc đời. Cả hai tác phẩm đều xứng đáng được gọi là những bản anh hùng ca bất diệt của văn học thời chống Mỹ được tuyển chọn đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 12 THPT. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta”. Trong hoàn cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, Việt Nam càng phải giữ vững truyền thống qúy báu đó. Đặc biệt là trước sự xâm phạm địa giới của Trung Quốc ở Hoàng Sa Việt Nam thì việc giảng dạy tích hợp truyền bá kiến thức và giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là thiết yếu. Qua giờ học các em không chỉ có thêm kiến thức và tình 2 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] yêu đối với mỗi trang văn mà còn bồi dưỡng cả hiểu biết về những trang sử hào hùng, hun đúc tình cảm yêu quê hương đất nước, cảm thụ được vẻ đẹp bản lĩnh, khí phách con người Việt Nam anh dũng đã làm nên nhân tố quyết định thắng lợi cũng như phong cách thời đại anh hùng. Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình tuy là hai tác phẩm quen thuộc của chương trình nhưng phần đông học sinh vẫn còn bỡ ngỡ trước khái niệm chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã dẫn đến những khó khăn nhất định cho cả giáo viên và học sinh khi tiếp cận văn bản. Vì những lý do thiết thực trên, tôi quan tâm đến đề tài có ý nghĩa này: “Dạy học tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi”. Lựa chọn đề tài này nhằm giúp học sinh cảm thụ được giá trị tác phẩm không chỉ ở góc độ văn học mà cả văn hóa, lịch sử dân tộc trong quá trình dựng, giữ nước của cả hai bản anh hùng ca thời chống Mỹ hào hùng. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Để học sinh không bị lúng túng, hiểu sâu nắm vững, có cơ sở lý luận chặt chẽ và vận dụng được vào bài kiểm tra, biến kiến thức chung của khoa học thành trí tuệ riêng của bản thân mình, khi giảng dạy văn bản truyện tôi đã: Trước tiên giúp học sinh nắm vững đặc trưng thi pháp của thể loại truyện ngắn: Là thể văn xuôi tự sự có qui mô nhỏ, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện ngắn là một lát cắt của đời sống nhưng lại có khả năng bao trùm được cả hiện thực rộng lớn của xã hội, đi sâu vào những mảnh nhỏ của cuộc đời và diễn tả được diễn biến cảm xúc tinh tế trong hồn người. Nguyễn Minh Châu tâm sự: “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như một mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ: chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoang gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc”. Bởi vậy SGK văn 12 tập 1 đã viết về truyện ngắn thời kỳ 1965 - 1975: Văn xuôi chặng đường này phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc họa thành công hình ảnh con 3 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] người Việt Nam anh dũng kiên cường (...). Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện viết trong máu lửa chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân Miền Nam anh dũng. Bên cạnh đó yêu cầu học sinh đọc kỹ truyện để tiếp cận hiệu quả văn bản qua con đường đọc - hiểu. Giáo viên phải định hướng học sinh giọng đọc, tìm hiểu ý nghĩa nhan đề, nắm vững bối cảnh xã hội ra đời, đặc điểm tình huống truyện, hình tượng nghệ thuật, chủ đề tư tưởng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hiểu được ý nghĩa xã hội rộng lớn “tái hiện lại lịch sử đời sống cũng như hành trình đi tìm con người trong con người” (M. Ba - khtin) do truyện đảm nhận. II. Thực trạng vấn đề tìm hiểu: 1. Thực trạng: 1.1. Thuận lợi: - Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học của ngành giáo dục nói chung, sự quan tâm của các cấp ngành, sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin trong các giờ học cũng như hướng dẫn soạn giảng ở sách giáo viên và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân người thầy giáo, giờ học đã thu được những thành công nhất định. - Thể loại truyện ngắn là thể văn xuôi quen thuộc trong nhà trường mà học sinh dễ tiếp cận. Đã vậy cả hai tác phẩm đều ra đời trong bối cảnh trọng đại của lịch sử giữ nước với nhiều tấm gương anh dũng đã đi vào huyền thoại đẹp đẽ mà gần gũi vô cùng trong tâm thức người dân đất Việt. - Về phía học sinh đã phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong quá trình học. Giờ học Ngữ văn các em đã hứng thú say sưa và có tình yêu đối với bộ môn khoa học này. Tuy vậy do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan khiến việc thấm nhuần vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn đang còn là một vấn đề đáng nói. 1.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nói trên vẫn còn tồn tại một số những khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học. Đó là: 4 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] - Xu thế xã hội trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đã tác động đến tâm lý học sinh chỉ chú trọng các môn khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Tồn tại cách học thụ động đọc chép, chưa hiểu được học văn là cả một quá trình cảm thụ nghệ thuật đầy sáng tạo. - Một phần học sinh còn mờ nhạt trong kiến thức về thể loại truyện ngắn. Văn bản tự sự đòi hỏi người học phải hiểu rõ đặc trưng thể loại cũng như nét phong cách nhà văn. Đọc - hiểu văn bản truyện yêu cầu học sinh phải có thời gian, trải qua nhiều công đoạn: tóm tắt cốt truyện, cảm nhận ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, phân tích nhân vật, rút ra ý nghĩa giá trị nội dung và nghệ thuật ...Vì thế, học sinh phải có thái độ học tập chăm chỉ, đầu tư thời gian nhưng các em thường có tâm lý ngại học, lười chuẩn bị bài nên khó tiếp cận . - Học sinh còn chưa nắm vững các phương diện biểu hiện cơ bản của cảm hứng yêu nước, chưa hiểu được thực chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng có nguồn mạch từ chủ nghĩa yêu nước khi nó được phát huy ở mọi nhà, mọi giới, mọi lớp và đạt đến đỉnh cao khi đất nước có ngoại xâm. III. Giải pháp và tổ chức thực hiện đề tài “Dạy học tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua truyện ngắn Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình”. 1. Các giải pháp thực hiện: 1.1 Các giải pháp cụ thể: Để học sinh nắm vững đặc điểm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng tôi đã định hướng cho học sinh nắm được kiến thức cần thiết : + Giúp học sinh hiểu thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học + Tìm hiểu nét phong cách nổi bật của hai nhà văn- chiến sĩ anh hùng. + Tìm hiểu bối cảnh xã hội mà tác phẩm ra đời. + Đặc điểm của hình tượng những nhân vật anh hùng. + Chất sử thi cũng góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng trong 2 tác phẩm 1.2. Các phương pháp thích hợp để tổ chức thực hiện giờ học. 1.2.1. Đọc tìm hiểu kĩ phần tiểu dẫn và tóm tắt hai truyện ngắn, nêu vị trí đoạn trích: 5 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] Thông thường mỗi giờ học văn bản truyện học sinh chỉ được đọc phần trích đoạn trong SGK, ít được đọc cả truyện. Vì vậy, để học sinh nắm được một cách bao quát, giáo viên cần cho các em: + Đọc tìm hiểu kĩ phần tiễu dẫn +Tóm tắt cốt truyện, để học sinh tiện theo dõi giáo viên có thể trình bày bản tóm tắt hoàn chỉnh trên máy chiếu. + Nêu vị trí đoạn trích trong tác phẩm. 1.2.2.Chia nhóm thảo luận nhằm phát huy tính tích cực của chủ thể học sinh: Đối tượng khai thác là văn bản truyện với nhiều nhân vật, những mảnh đời riêng, tình huống cụ thể nhiêu chi tiết, hình ảnh sự kiện đặc sắc nên cần có sự phối hợp làm việc chung của nhiều người trong giờ học sẽ hiệu quả hơn. Tùy theo đơn vị kiến thức, giáo viên có thể lựa chọn cách thức phù hợp để tổ chức lớp học thành nhóm học tập, giao việc cho từng nhóm theo những nội dung giống hoặc khác nhau. Học sinh thảo luận, thuyết trình tại chỗ, lên bảng, trên máy chiếu hắt… Giáo viên gọi vài nhóm khác nhận xét, thẩm định lại, cho điểm nếu làm tốt. 1.2.3. Tổ chức hoạt động liên môn cho học sinh để tích cực hóa tri thức về chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Văn bản truyện là một bộ môn khoa học, một mặt có sự phân hóa rất sâu, mặt khác lại có xu hướng thâm nhập vào các bộ môn khoa học khác. Mỗi môn học trong nhà trường cũng vậy, đều có những ưu thế riêng, song không thể đảm đương một nhiệm vụ và thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu đào tạo, do đó phải liên kết bộ môn khi dạy học tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng như sau: (1). Hoạt động liên môn trong giờ học - Cho học sinh xem một vài hình ảnh tư liệu: Ảnh chân dung Nguyễn Trung Thành, ảnh cây xà nu Tây Nguyên; ảnh chân dung Nguyễn Thi và ảnh tư liệu lịch sử Quân Giải phóng dũng mãnh truy kích địch ( theo SGK 12 nâng cao, tập 2), xem ảnh và nêu gương chiến sĩ anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ như Ngô Thị Tuyển, Nguyễn Viết Xuân, Lê Anh Xuân….. (2). Hoạt động liên môn ngoài giờ học. 6 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] - Tổ chức ngoại khóa văn học: cho học sinh xem trực tiếp bộ phim “ Đất nước đứng lên” được giải nhất hội Văn nghệ Việt Nam 1954- 1955 qua băng đĩa nếu nhà trường có điều kiện. - Tổ chức cho học sinh tập diễn xuất vài trích đoạn tiêu biểu trong hai truyện ngắn theo tổ nhóm, lớp hoặc chọn học sinh có năng khiếu đóng phim. - Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm, tự luận theo đơn vị lớp. + Trắc nghiệm: Những bài tập trắc nghiệm không chỉ giúp học sinh ghi nhớ nhanh, nhiều kiến thức mà còn hỗ trợ việc dạy- học theo phương pháp mới. Vì vậy tôi đã chú trọng thêm khâu ra bài tập trắc nghiệm vào các buổi bồi dưỡng ngoại khóa như sau. Câu 1: Tác phẩm Rừng xà nu được sáng tác trong bối cảnh lịch sử: a. Chống Mĩ, đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất nước nhà. b. Chống chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam. c. Chống chiến phá hoại ở miền bắc. d. Chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam. Câu 2. Truyện ngắn Rừng xà nu được mệnh danh là gì: a Bài kịch thời chống Mỹ. b. Lời kêu gọi đánh Mĩ. c. Tuyên ngôn thời đánh Mĩ. d. Tiếng kèn xung trận đánh Mĩ. Câu 3. Để tạo màu sắc Tây Nguyên cho tác phẩm Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã đổi tên người nào dưới đây thành tên Tnú: a. Núp c. Xút b. Đề d. Brôi Câu 4. Cụ Mết là gìa làng Xô Man và cũng là một nhân vật biểu tượng cho: a. Truyền thống yêu nước anh hùng của dân làng Xô Man, Tây Nguyên. b. Truyền thống yêu thương đoàn kết của dân làng Xô Man, Tây Nguyên c. Truyền thống lao động cần cù của dân làng Xô Man, Tây Nguyên d. Truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân làng Xô Man, Tây Nguyên Câu 5: Hình tượng nhân vật Tnú là một con người anh hùng có tính chất sử thi vì: a. Kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng 7 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] b. Đại diện cho phẩm chất và ý chí sức mạnh của cả cộng đồng c. Tinh thần chiến đấu ngoan cường khi bị kẻ thù đốt cháy 10 đầu ngón tay d. Với anh thằng giặc nào cũng là thằng Dục cả Câu 6: Chi tiết ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn nói lên điều gì về con người Tnú: a. Yêu thương vợ con và sục sôi căm hận kẻ thù b. Bất lực không cứu được vợ con c. Không thể đứng ngoài nhìn cảnh vợ con bị kẻ thù hành hạ d. Vì anh là một người chồng, người cha tốt. Câu 7: Nội dung truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được kể lại thông qua: a. Cuốn sổ gia đình mà chú Năm cất giữ b. Lời kể của chị Chiến c. Lời kể của chú Năm d. Dòng hồi ức đứt nối của Việt khi bị thương ở chiến trường Câu 8: Hình tượng nhân vật Việt là một điển hình của người con Nam Bộ anh hùng vì: a. Hồn nhiên vô tư, tính tình rộng mở phóng khoáng b. Giàu tình yêu thương sâu sắc c. Luôn trong tư thế đi tìm giặc d. Tinh thần chiến đấu ngoan cường quả cảm luôn trong tư thế đi tìm giặc dù đã bị thương nặng. + Tự luận: Câu 1: Vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú và Việt hoặc cụ Mết và chú Năm. Câu 2: Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm Rừng xà nu Câu 3: Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình. Câu 4: Cảm nhận của em về sự tương đồng và khác biệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu. 2. Minh họa cụ thể qua hai truyện ngắn: 8 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] 2.1. Hướng dẫn học sinh nắm được nội hàm khái niệm về chủ nghĩa anh hùng cách mạng: “Cảm hứng yêu nước là một trong hai dòng chủ lưu quán thông kim cổ của văn học Việt Nam”(Trần Văn Giàu). Lịch sử dân tộc liên tục trải qua những thử thách khốc liệt của những cuộc chiến tranh vệ quốc, bởi vậy Nguyễn Trung Thành đã phát biểu: “ Nếu phải minh hoạ cho lịch sử Việt Nam thì không một trang nào không phải vẽ một thanh gươm tự vệ và tô đậm bằng một màu máu”. Với truyền thống yêu nước quí báu, dân tộc Việt Nam trên dưới một lòng “ dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước”. Lịch sử Việt Nam 1945-1975 là lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. Khuôn mặt đất nước giai đoạn này mang những nét đau thương nhưng vẫn rạng ngời vẻ đẹp anh hùng của dòng dõi Tiên Rồng. Vậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng là gì? Giáo viên có thể định hướng về nội hàm khái niệm như sau: Anh hùng là khái niệm chỉ những người có hành động dũng cảm xuất sắc vì chính nghĩa, lí tưởng được mọi người khâm phục. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học là sự phát triển lên đến đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện nổi bật trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, thử thách lớn lao, khắc nghiệt. Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng được kiểm nghiệm trong những bối cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. 2.2 Phong cách nghệ thuật của hai “ nhà văn – chiến sĩ” anh hùng: “ Phong cách nghệ thuật là cái tạng riêng của người nghệ sĩ, như một thứ tố chất riêng, một thứ nam châm riêng để bắt lấy những gì thích hợp” ( Nguyễn Đăng Mạnh).Để học sinh nắm vững vấn đề, cần định hướng về nét phong cách nổi bật của hai tác giả là: 9 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Cả hai nhà văn Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi đều thuộc thế hệ “nhà văn- chiến sĩ” có sự gắn bó mật thiết với cuộc chiến đấu chống Pháp và chống Mĩ tại chiến trường Tây Nguyên và Nam Bộ. Năm 1962 khi đang tập kết ngoài Bắc, họ tình nguyện quay trở lại chiến trường miền Nam vào lúc cuộc chiến đang ở thời kì ác liệt và trở thành những cây bút hàng đầu của nền Văn nghệ Giải phóng miền Nam ở tuyến đầu máu lửa. “Cánh cửa mở vào Tây Nguyên của chúng ta được bắt đầu bằng Nguyễn Trung Thành” (Đỗ Kim Hồi). Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên. Ngòi bút tác giả đặc biệt thành công về đề tài cách mạng và miền núi, người sớm mở cánh cửa vào mảnh đất cao nguyên rừng rú hoang dại, linh thiêng bí ẩn để xây nên những lâu đài nghệ thuật nguy nga tráng lệ. Diện mạo văn chương của nhà văn xứ Quảng này được nuôi dưỡng từ những sự kiện mang tính trọng đại của lịch sử đất nước, dân tộc. Từ đó xây dựng được những hình tượng anh hùng về con người và đất nước mang vẻ đẹp của thời đại với nhiều tác phẩm đạt đến tầm vóc của “những khúc sử thi hào hùng mà vẫn rất nhiều vẻ đẹp trữ tình và lãng mạn”. Nguyễn Thi (1928-1968), nhà văn của mảnh đất Thành Nam có sự gắn bó sâu nặng với mảnh đất Thành Đồng Tổ quốc và thực sự đã trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Với những tác phẩm giàu màu sắc Nam Bộ, Nguyễn Thi đã ghi lại hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những điển hình nhân vật sinh động đẹp đẽ kết tinh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng như bước thẳng từ thực tế chiến đấu vào văn học. Với năng lực sở trường phân tích tâm lí, lại sở hữu vốn ngôn ngữ phong phú giàu chất Nam Bộ, tuy người chiến sĩ ấy đã dũng cảm hi sinh tại chiến trường Sài Gòn khi tuổi đời còn rất trẻ (1968) và để lại cho đời những trang văn đi cùng năm tháng. Tác phẩm của Nguyễn Thi có sự kết hợp giữa chất hiện thực đồ sộ và chất trữ tình đằm thắm. 10 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] Như vậy cả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu cao quý: nhà văn – chiến sĩ của thời đại anh hùng. 2.3 Bối cảnh lịch sử hào hùng của dân tộc lúc hai tác phẩm ra đời: “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”(Ban dắc), văn học là tấm gương phản ánh hiện thực đời sống. Truyện ngắn “ Rừng xà nu” (1965), “ Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn lịch sử nóng bỏng của cuộc chiến đấu chống Mĩ, đều ghi lại bối cảnh lịch sử hào hùng. Rừng xà nu được viết ra vào giữa năm 1965 tại chiến trường miền Trung Trung Bộ, trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ khi hàng chục vạn quân viễn chinh Mĩ đổ bộ ào ạt vào miền Nam. “ Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán một mất một còn trực tiếp với đế quốc Mĩ”. Tuy kể lại sự kiện Đồng Khởi đã xảy ra trước đó mấy năm nhưng truyện ngắn này đã tiếp được hơi thở hào hùng của thời đại và mô tả hiện thực mang đậm ý nghĩa phổ quát. Chuyện làng Xô Man trở thành chuyện của cả “ Đất nước đứng lên” trong cuộc đối đầu lịch sử. Tác phẩm là bản anh hùng ca tráng lệ, thông qua những nhân vật anh hùng, dũng cảm, Nguyễn Trung Thành đã lưu lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người đọc một Tây Nguyên với thiên nhiên và con người có sức sống bất diệt trong hủy diệt bạo tàn. “ Những đứa con trong gia đình ra đời năm 1966 trong không khí của những ngày Nam Bộ kháng chiến chống Mĩ quyết liệt hào hùng. Cây bút hàng đầu của văn nghệ Giải phóng miền Nam đã kể về những đứa con của một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Với lối kết cấu linh hoạt không tuân theo trật tự thời gian mà theo dòng hồi tưởng miên man đứt nối của Việt lúc bị thương nằm ở chiến trường, nhà văn tài năng đã làm sống lại cuộc sống chiến đấu của người nông dân anh hùng, đã khoác lên một màu sắc địa phương cho tác phẩm. “Đọc Nguyễn Thi thấy tác phẩm của ông nồng nàn hơi thở thô phác, ấm áp và mạnh mẽ của đất đai, những nhân vật của ông cắm chắc vào cuộc sống, luôn luôn lăn lội những gian nguy vất vả, da dẻ cứ đỏ au 11 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] lên vì nắng gió, khẩu súng lúc nào cũng ấm trong tay người và áo quần dường như vẫn đẫm chất mồ hôi mặn mòi khét cháy” (Đỗ Kim Hồi) 2.4. Hình tượng nhân vật anh hùng của hai truyện ngắn: Nhân vật là trụ cột của sáng tác, là bản lề khép mở nội dung tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn gửi vào trong tác phẩm. Những nhân vật cụ thể sống động trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình đều tỏa sáng vẻ đẹp anh hùng.Vì vậy tôi đã định hướng cho học sinh như sau: 2.4.1. Hình tượng tập thể anh hùng: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng phát triển đến đỉnh cao ở mọi giới, mọi nhà, mọi vùng miền đã tạo nên gương mặt chung của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ và được hai nhà văn –chiến sĩ anh hùng khắc họa thành công trong hai tác phẩm. Nhà thơ Lê Anh Xuân từng ca ngợi: “Ôi kể làm sao hết được, Những anh hùng đánh Mĩ hôm nay. Như Cửu Long mênh mông sóng nước, Như Trường Sơn thăm thẳm rừng cây” 2.4.1.1. Truyện ngắn “ Rừng xà nu” Nhà văn Nguyễn Trung Thành tạm biệt quê hương vùng đất Quảng mặn mòi để lên đến mảnh đất cao nguyên đầy nắng gió đã phác họa thành công hình tượng tập thể anh hùng mà mỗi nhân vật đều kết tinh phẩm chất của cả cộng đồng. Mảnh đất Tây Nguyên nơi quê hương của văn hóa cồng chiêng với những bản trường ca hùng tráng về người anh hùng Đam San dũng mãnh dám táo bạo đi bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ, Chàng Xinh Nhã hiếu thảo kiên trì, quyết trí báo thù cho cha và cứu mẹ về… Tây Nguyên hùng mạnh tất yếu sẽ sinh ra những người con ưu tú như anh hùng Núp mà Nguyên Ngọc đã xây dựng thành công trong “ Đất nước đứng lên” thời kì chống Pháp; đến thời chống Mĩ họ là những con người chan chứa nhiệt tình cách mạng trung thành với lí tưởng Đảng, 12 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] Bác Hồ tựa như cây xà nu luôn hướng về ánh sáng của bầu trời tự do mênh mông khoáng đạt. Hình ảnh cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng như một biểu tượng chung cho phẩm chất Tây Nguyên anh hùng. Cũng giống như những cánh rừng quê hương, những con người nơi đây luôn ý thức được rằng: “Gươm nào ngăn được dòng Bến Hải Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn. Căm hờn lại giục căm hờn, Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu” Truyện đã dày công xây dựng chân dung cả một tập thể anh hùng, thế hệ tiếp nối thế hệ, truyền thống nối tiếp truyền thống. Ánh sáng niềm tin “Đảng còn, núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách mạng. Bà Nhan, anh Xút ngã xuống đã có Tnú, Mai thay thế. Còn Dít, Heng như những cây xà nu non mới lớn càng về sau càng trưởng thành mau lẹ đang hứa hẹn một tương lai tươi sáng của cách mạng. Họ là cụ Mết râu dài quắc thước, là cụ già Pâng lụm khụm bò lên từng bậc cầu thang, hay anh Brôi, chị Blom và bao nhiêu người không tên khác nữa…Tất cả những con người Tây Nguyên ấy mỗi người một nét nhưng đều là hiện thân của một Tây Nguyên bất khuất trung kiên, của những tâm hồn cao nguyên đẹp đẽ đang thay nhau giữ vững ngọn lửa truyền thống cao nguyên, thay nhau giữ vững ý chí đấu tranh, giữ màu xanh cao nguyên, màu xanh đất nước. 2.4.1.2.Những đứa con trong gia đình. Nếu những nhân vật tập thể anh hùng của buôn làng Xô Man, Tây Nguyên đầy sức mạnh hùng tráng như âm vang của rừng xà nu luôn xào xạc thì những người người nông dân của tập thể anh hùng ở miền đồng bằng Đông Nam Bộ cũng tập hợp lại một dòng chảy viên miễn bất tận trong dòng sông truyền thống mà khúc sông sau đã đi xa hơn khúc sông trước. Đó là ba, má, chú Năm, Chiến, Việt, những người đã dày công tạo dựng và nối tiếp xuất sắc truyền thống yêu nước, cách mạng vẻ vang của mảnh đất Thành đồng Tổ Quốc. 13 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] Chủ nghĩa anh hùng cách mạng được bắt nguồn từ mối thù nhà nợ nước, là sự hòa quyện giữa truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc. Chúng ta đều hiểu rằng: anh hùng là sản phẩm sinh ra từ thời đại. Nhưng đọc Nguyễn Thi ta còn hiểu thêm nữa: người anh hùng đó không chỉ là sản phẩm của thời đại khốc liệt, mà phẩm chất anh hùng còn là sự tiếp nối của một nếp nhà, một nguồn cội, còn phải được xem như một truyền thống, một di sản thiêng liêng mà cha ông đã bàn giao lại cho con cháu. Bởi vậy, Nguyễn Thi trong tác phẩm đã tiếp cận truyền thống từ góc độ lịch sử, từ truyền thống gia đình và dân tộc. Qua việc ngợi ca dòng sông truyền thống của một gia đình nhỏ “con sông nào của nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa” để biểu dương truyền thống của đại gia đình dân tộc, gia đình cách mạng Việt Nam “trăm sông cùng đổ vào một biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Như vậy, dù ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay núi cao, họ đều là những con người tha thiết gắn bó với gia đình, buôn làng, giàu tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu Tổ quốc của họ được bắt nguồn từ tình cảm mộc mạc bình dị ấy nên càng bền bỉ, càng có sức mạnh để trỗi dậy lớn lao trở thành phẩm chất anh hùng cách mạng khiến kẻ thù khiếp sợ. Thế hệ nối tiếp thế hệ, khuôn mặt con người Việt Nam giai đoạn này tuy mang vẻ đau thương nhưng đã rạng ngời nét đẹp anh hùng của con Lạc cháu Hồng: “Một người ngã xuống rừng cây lại mọc Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân’’ ( Nguyễn Trung Thành) 2.4.2 Hình tượng cá nhân mang phẩm chất anh hùng: Trong số đông của tập thể anh hùng, hai nhà văn tài năng đã làm nổi bật lên một cách đầy ấn tượng những gương mặt cá nhân tiêu biểu, họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình buôn làng quê hương, đất nước. Họ tiêu biểu chung cho những đau thương mất mát của cả dân 14 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] tộc do kẻ thù gây nên . Và họ đều mang trong mình dòng máu anh hùng với phẩm chất kiên cường bất khuất. Cụ thể trong hai bản anh hùng ca đó là: 2.4.2.1. Dòng máu anh hùng của những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của buôn làng, quê hương, đất nước: 2.4.2.1.a.Hình tượng Tnú: Rừng xà nu không chỉ là câu chuyện về làng Xô Man đánh giặc mà là chuyện về cuộc đời bi tráng của nhân vật người anh hùng Tnú. Chuyện về cuộc đời Tnú được tái hiện trên bức phông nền chính của thiên nhiên đại ngàn rừng xà nu hùng vĩ hoang dại, của con người cao nguyên mạnh mẽ can trường. Nhà văn đã đem đến chất Tây Nguyên đậm đà hấp dẫn, đã đưa Tây Nguyên hoang dã xa xôi của núi rừng trở nên gần gũi gắn bó với tất cả mọi người. Nếu Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp thì Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành suốt đời đi tìm cái hùng. “Không phải vì văn chương mà anh tìm đến những người anh hùng, mà vì anh hùng nên anh thấy cần đến văn chương” (Nguyễn Đăng Mạnh). Phải chăng đây là cách làm ý nghĩa nhất để bất tử hóa những con người mà anh gọi là “đẹp như ánh mặt trời, sáng như những ngôi sao của thời đại” ? Và ngôi sao ấy chính là Tnú?. Tnú là người con anh hùng của buôn làng Xô Man anh dũng. Mồ côi từ nhỏ, Tnú lớn khôn nhờ tình yêu thương đùm bọc của người dân Strá, Tnú trưởng thành nhờ cội nguồn hùng mạnh của truyền thống Tây Nguyên bất khuất. Ngay từ ấu thơ, Tnú đã được cụ Mết truyền cho niềm tin sắt đá và hun đúc lý tưởng trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Tnú sớm bộc lộ nét tính cách gan góc, dũng cảm, mưu trí của những người anh hùng Tây Nguyên trong truyền thống. Bất chấp cái chết của bà Nhan bị treo cổ, anh Xút bị chặt đầu và sự truy lùng khủng bố gắt gao của Mỹ Diệm Tnú vẫn không hề run sợ, vẫn cùng Mai giấu vài lon gạo nơi bìa rừng để tiếp tế nuôi cán bộ Quyết. Chú bé ấy có cái đầu sáng lạ lùng bao nhiêu khi đi liên lạc cứ xé rừng mà đi, lựa chỗ thác mạnh mà cưỡi băng băng như con cá kình; vậy mà khi học chữ lại chậm bấy nhiêu. Những chữ “o” có móc, chữ “b” 15 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] có cái bụng to ...cứ nhảy múa rối tung trong đầu. Học chữ thua Mai Tnú nóng nảy đập bể bảng nứa, tự lấy đá đập đầu cho chảy máu ròng ròng. Hành động ấy tuy có phần nóng nảy cực đoan nhưng vừa biểu lộ rõ một cá tính mạnh mẽ, gan góc, ngay thẳng, quen thuộc của con người Tây Nguyên; vừa hé lộ phẩm chất anh hùng cách mạng ở con người thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Tnú dám nghĩ, dám làm, đám chịu, dám quyết tâm đến cùng vượt lên thất bại của chính bản thân. Qua hành động này ta thấy, Tnú không chỉ bản lĩnh gan góc mà còn đầy khao khát học cái chữ giỏi để thành cán bộ như anh Quyết, sau này lãnh đạo giải phóng buôn làng. Bất chấp bom đạn kẻ thù, Tnú như cây xà nu khỏe mạnh hùng tráng cứ lao thẳng lên bầu trời tự do, không chấp nhận cúi mình nô lệ, luôn hướng tới ánh sáng lý tưởng Đảng, cách mạng, Bác Hồ bằng khát vọng của con tim. Tnú xứng đáng với cội nguồn Tây Nguyên truyền thống, với mạch ngầm đầy năng lượng của Tây Nguyên thời “Đất nước đứng lên”. Một chú bé vô cùng gan góc, can trường, mạnh mẽ, cá tính đã trở thành người anh hùng nơi đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. 2.4.1.2.b. Hình tượng Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình: Câu chuyện kể về Việt và Chiến, hai chị em ruột sinh ra trong một gia đình cách mạng, giàu truyền thống yêu nước, anh hùng. Đọc tác phẩm hẳn chúng ta đều không quên được câu nói của chú Năm: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc”. Khúc thượng nguồn của dòng sông chính là thế hệ ông bà, cha chú. Ông nội dũng cảm đi mò súng dưới tàu chìm, bà nội kiên quyết không khai chú Năm dù bị quân lính đe dọa, bao nhà, quận Sơn đánh đập. Cha là người cán bộ kiên trung của cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong tranh đấu. Ông bà cha mẹ đều chết do mũi súng tàn bạo của kẻ thù. Ba má qua đời để lại chỗ dựa cho con trẻ là người chú ruột. Giờ đây, khúc thượng nguồn của dòng sông trong hiện tại hiện ra thấp thoáng qua hình tượng chú Năm. Nhắc đến chú Năm là nhắc đến cuốn sổ gia đình. Gọi là cuốn sổ nhưng nó thực sự là một thứ biên niên sử được viết ra từ 16 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] một ngòi bút bình dân, lời lẽ mộc mạc trong nét “chữ viết lòng còng” ghi lại từng chi tiết nhỏ: Thím Năm bị bắn bể xuống khi đi rọc lá chuối “chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc”, “ông nội ra nắm giàm bò bị lính Tổng phòng bắn bể bụng”. Những sự kiện đáng nhớ của gia đình từ chuyện người nào bị giặc giết vào ngày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao, nhất là chuyện những chiến công đánh giặc của từng thành viên là được chú ghi chép tỉ mỉ nhất. Đó là chiến công đầu tiên ở vết đạn bắn tàu Mỹ trên sông Định Thủy, là chuyện hai chị em dũng cảm theo má đi đòi đầu ba nhưng “đầu ba không liệng, cứ đè chân thằng liệng đầu ba mà đá”... Chính những sự kể lể dài dòng, chính cái chất thô mộc vụng về như không hề biết đến thanh nhã chau chuốt ấy lại là những bằng chứng nóng hổi về nợ máu kẻ thù, về truyền thống anh hùng bất khuất của dòng họ. Nguyễn Thi đã trao cho tính cách mộc mạc ở nhân vật này thực hiện vai trò của một thứ gia phả sống, một con người luôn hướng về truyền thống, sống cùng truyền thống và lưu giữ truyền thống để nhắn nhủ đến cháu con tự hào kế tiếp. Vì vậy, hai chị em chiến sĩ giải phóng quân cùng xung phong ra trận một ngày và nhanh chóng trở thành những tân binh xuất sắc. Họ như hai giọt nước góp nên dòng Cửu Long Giang mênh mông cuộn sóng của đất trời phương Nam. Họ chính là tinh hoa, là bản sắc có tự ngàn đời nay của dân tộc. Họ là người viết tiếp những trang sử mới vẻ vang cho truyền thống gia đình, dân tộc. 2.4.2.2. Họ có số phận phải chịu nhiều đau thương mất mát do kẻ thù gây ra, số phận đau thương ấy tiêu biểu cho nỗi đau chung của toàn dân tộc: 2.4.2.2.a. Số phận đau thương của con người trong Rừng xà nu. Tnú khi còn nhỏ đi liên lạc đã không thoát khỏi sự tra tấn dã man của kẻ thù. Trước hành động của người thiếu niên quả cảm dám dũng cảm đặt tay lên bụng mình dõng dạc nói “Cộng sản ở đây này” mà Tnú đã phải oằn tấm lưng bé nhỏ gánh chịu những vết dao chém dọc ngang, đã bị đầy vào ngục tù Kon Tum suốt ba năm dài thơ ấu. Lúc trưởng thành, Tnú lại phải gánh chịu bi kịch đau thương. Sau khi vượt ngục Kon Tum trở về, Mai - người bạn thiếu thời đã từng cùng Tnú nếm 17 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] trải gian khổ của chiến tranh nay thành bạn đời tri kỷ. Vậy mà tổ ấm gia đình, người bạn đời và con thơ của Tnú đã bị kẻ thù tra tấn hành hạ cho đến chết. “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả lúc nào mà không hay” vì đắm chìm trong nỗi đau. Một tiếng hét dữ dội Tnú nhảy bổ ra, hai tay giang rộng như hai cánh lim, để che chở vợ con. Căm thù rừng rực đốt cháy trong đôi mắt “Hai mắt anh bây giờ chỉ còn là hai cục lửa lớn”. Tnú đã không cứu được vợ con, dù bản thân anh bị tra tấn, nhưng kẻ thù thâm hiểm không làm lung lay được ý chí đấu tranh chưa bao giờ lùi bước ở con người này. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu và châm lửa mười đầu ngón tay của Tnú. Chúng định dùng lửa để răn đe, thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng. Nhưng chúng đã nhầm, chính chúng đã vô tình thắp lên ngọn lửa căm thù ở người dân. Một ngón, hai ngón, ba ngón tay của Tnú bốc cháy, mười ngón tay nhanh chóng trở thành mười ngọn đuốc sống. Nhưng Tnú vẫn bình thản. Kỳ lạ thay, người cộng sản ấy không thèm kêu van dù anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Hình ảnh Tnú hiện lên như một biểu tượng bi thương mà rất đỗi hào hùng. Như vậy Rừng xà nu là chuyện cuộc đời bi tráng của người anh hùng Tnú, của buôn làng Xô Man. Và những đau thương mất mát của Tnú điển hình cho nỗi đau chung của dân làng. Cuộc đời anh đã phải trải qua ba nỗi đau, ba bi kịch lớn: bi kịch riêng của bản thân anh, bi kịch của cả gia đình và bi kịch chung của quê hương làng bản. Nỗi đau thương mất mát của anh cũng là nỗi đau của bà Nhan, anh Xút, của mọi người. Hình tượng Tnú còn điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lý của thời đại đánh Mỹ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo, cầm mác”. Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí cũng là bi kịch của người Strá khi chưa giác ngộ chân lý. Tnú chỉ được cứu sống khi dân làng cầm vũ khí đứng lên như một minh chứng hùng hồn cho chân lý về con đường bạo lực cách mạng. Con đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác cũng chính là con đường đấu tranh đến với cách mạng của làng Xô Man, của người dân Tây Nguyên đi từ thất bại đau đớn đã quật khởi vùng lên và giành chiến thắng. 18 Liên hệ số ĐT: 0946.734.736 hoặc Email: [email protected] 2.4.2.2.b. Số phận đau thương trong truyện Những đứa con trong gia đình: Truyện Những đứa con trong gia đình không chỉ là câu chuyện về miền Nam anh dũng mà còn là chuyện của miền Nam đau thương. Việt và Chiến là hai mái đầu thơ trẻ sớm phải lớn lên trong cảnh mồ côi. Kẻ thù tàn bạo đã cướp đi cả cha lẫn mẹ. Cha là cán bộ Việt Minh bị Pháp chặt đầu chết tức tưởi, má chết vì trúng đạn của giặc Mỹ ngay con mương đầu nhà khi đi đấu tranh ở Mỏ Cày về. Ông nội nghe súng nổ, sợ bò đứt dây ra nắm giàm bò bị bắn bể bụng. Còm Thím Năm đi bơi xuống, dọc lá chuối bị ca - nông Mỏ Cày bắn bể xuống chết ...Số phận đau thương do tội ác kẻ thù của gia đình họ có ý nghĩa điển hình cho số phận chung của gia đình cách mạng miền Nam, của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Đau khổ chồng chất, mối thù nặng vai cần được trả. Chính những đau thương mất mát ấy đã thổi bùng lên trong hai tác phẩm ngọn lửa căm hờn, hun đúc tinh thần vùng lên chiến đấu can trường, quả cảm, thà “chết vinh còn hơn sống nhục” chứ nhất định không chịu sống quỳ. 2.4.2.3. Họ mang phẩm chất của người anh hùng Việt Nam trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược: tinh thần quả cảm, kiên trung, bất khuất: 2.4.2.3.a. Truyện Rừng xà nu: Nhân vật cụ Mết: Là biểu tượng của tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của Tây Nguyên trong truyền thống, là hiện thân của Tây Nguyên từ thời “Đất nước đứng lên”. Song hành hô ứng với hình tượng cây xà nu cổ thụ, cụ Mết như một cây xà nu đại thụ vượt qua bão táp của cuộc đời, là chỗ dựa tinh thần vững chãi cho cả buôn làng. Lời cụ Mết ồ ồ dội vang trong lồng ngực là lời của sấm truyền, mang âm vang của đại ngàn hùng vĩ, là tiếng nói hội tụ sức mạnh truyền thống của Tây Nguyên từ nguồn cội xa xưa. Bên trong dáng vẻ đạo mạo uy nghiêm “râu dài tới ngực mà đen bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn” là một tinh thần thép của vị già làng trong vai trò lãnh đạo buôn làng đánh Mỹ. Người tộc trưởng giàu kinh nghiệm ấy có tầm nhìn chiến lược “đánh Mỹ phải đánh dài, phải dự trữ lương thực trong ba năm”; cụ có trí tuệ tỉnh táo sáng 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất