Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển...

Tài liệu Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh trà vinh thực trạng và giải pháp phát triển

.PDF
146
861
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Nương NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỈNH TRÀ VINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Nương NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỈNH TRÀ VINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Chuyên ngành : Địa lý học (trừ ĐLTN) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, biểu đồ, hình ảnh và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2012 Võ Thị Nương LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành cám ơn: Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Sư Phạm TP HCM, cùng các thầy cô, cán bộ trong khoa Sư Phạm và phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học. Trân trọng bày tỏ sự biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Bích Hà đã tận tình giúp đỡ, cố vấn và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Cán bộ UBND tỉnh Trà Vinh, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, các hộ nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Trà vinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và cung cấp số liệu, tư liệu. Các anh chị học viên lớp Địa Lý Học K21 ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Gia đình đã không ngừng động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập. Võ Thị Nương MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục hình ảnh PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ........................................................................................................... 7 1.1. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản ................................................................... 7 1.2. Đặc điểm ngành nuôi trồng thủy sản .............................................................. 8 1.2.1. Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao ................................................. 8 1.2.2. Thuỷ vực là tư liệu sản xuất quan trọng nhất ......................................... 9 1.2.3. Đối tượng hoạt động là các sinh vật thuỷ sinh ..................................... 14 1.2.4. Nuôi trồng thuỷ sản có tính liên ngành cao đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao ......................................................................................................... 15 1.2.5. Trong nền kinh tế hiện đại, khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta đang dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa ....................................................... 16 1.3. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản .......................................................... 16 1.3.1. Duy trì, tái tạo các nguồn lợi thuỷ sản .................................................. 16 1.3.2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản ................... 17 1.3.3. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập ................................................... 18 1.3.4. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội....................................... 19 1.3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp .................................... 21 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ...................................... 22 1.4.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 22 1.4.2. Các nhân tố tự nhiên ............................................................................. 22 1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội .................................................................. 30 Chương 2: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH TRÀ VINH .......................................................................................................... 35 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà Vinh ............. 35 2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 35 2.1.2. Các nhân tố tự nhiên ............................................................................. 39 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 52 2.2. Thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà vinh ........................ 67 2.2.1. Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ........................................................ 67 2.2.2. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ............................................................. 75 2.3. Thực trạng về sản lượng, năng suất nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà Vinh . 79 2.3.1. Giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu ngành nông – lâm – ngư nghiệp ................................................................................................................... 79 2.3.2. Sản lượng ............................................................................................. 81 2.4. Thực trạng về nguồn lao động nuôi trồng thủy sản ...................................... 93 2.5. Thực trạng về các yếu tố hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản .................... 95 2.5.1. Sản xuất giống ...................................................................................... 95 2.5.2. Thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thuỷ sản ..................................... 99 2.5.3. Công tác khuyến ngư và chuyển giao công nghệ ............................... 100 2.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản ...................................... 102 2.6.1. Thị trường nội địa ............................................................................... 102 2.6.2. Thị trường xuất khẩu .......................................................................... 103 2.7. Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ................. 104 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ......................................... 108 3.1. Định hướng về phát triển nuôi trồng thuỷ sản ............................................ 108 3.2. Các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ... 113 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................. 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 129 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu long. BCHTWĐ : Ban chấp hành trung ương Đảng. CHXHCN : Công hoà xã hội chủ nghĩa HTTL : Hệ thống thuỷ lợi. HTX : Hợp tác xã. KHCN : Khoa học công nghệ. NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản. NN – PTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn. UBND : Uỷ ban nhân dân. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 : Nhu cầu thủy sản trên thế giới đến năm 2010 .............................. 20 Bảng 1.2 : Phân bố nguồn nước mặt ở Việt Nam .......................................... 29 Bảng 2.1 : Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Trà Vinh năm 2010 ................... 48 Bảng 2.2 : Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn ở tỉnh Trà Vinh. ............................................................................................. 54 Bảng 2.3 : Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. ................................... 56 Bảng 2.4 : Số học sinh ở các cấp học của tỉnh Trà Vinh (2006 – 2010) ....... 59 Bảng 2.5 : Số giáo viên ở các cấp học( 2006 – 2010) ................................... 60 Bảng 2.6 : Diện tích mặt nước NTTS mặn, lợ tỉnh Trà Vinh ( 2006 – 2010)68 Bảng 2.7 : Diện tích khai thác mới và chuyển đổi sang NTTS mặn, lợ của tỉnh Trà Vinh ( 2008-2020) .......................................................... 70 Bảng 2.8 : Diện tích mặt nước NTTS nước ngọt tỉnh Trà Vinh (2006 -2010)76 Bảng 2.9 : Diện tích khai thác mới và chuyển sang NTTS nước ngọt tỉnh Trà Vinh (2008 – 2020). ..................................................................... 77 Bảng 2.10 : Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản theo giá trị thực tế phân theo ngành hoạt động (2006 – 2010) ................................................... 80 Bảng 2.11 : Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo loại thủy sản của tỉnh Trà Vinh (2006 – 2010) ............................................................... 86 Bảng 2.12 : Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng phân theo huyện (2006 – 2010) .. 88 Bảng 2.13 : Năng suất một số đối tượng mặn lợ (2006 -2010) ....................... 91 Bảng 2.14 : Số lao động làm việc trong khu vực 1 ......................................... 93 Bảng 2.15 : Nhu cầu về con giống trong việc phục vụ quy hoạch NTTS của tỉnh Trà Vinh ................................................................................ 96 Bảng 2.16 : Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2006 – 2010 ....................................................................... 103 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của tỉnh Trà vinh năm 2010 ..... 43 Biểu đồ 2.2: Thể hiện dân số trung bình phân theo giới tính của tỉnh Trà Vinh (2006 – 2010) ............................................................................... 53 Biểu đồ 2.3: Thể hiện số học sinh phổ thông của tỉnh Trà Vinh (2006-2010). 57 Biểu đồ 2.4: Thể hiện diễn biến diện tích nuôi tôm sú giai đoạn (2007 - ........ 71 Biểu đồ 2.5: Sản lượng khai thác và nuôi trồng của tỉnh Trà Vinh (2006 – 2010) ............................................................................... 82 Biểu đồ 2.6: Thể hiện cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh 2006 – 2010 .............................................................................................. 87 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh năm 2010 ........................................ 36 Hình 2.4: Thể hiện sự phân bố sản lượng thuỷ sản ở các huyện năm 2010......... 84 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát huy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và khu vực. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển đó, cánh cửa WTO ngày càng mở rộng hơn cho Việt Nam khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức này. Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với khoảng 3/4 dân số sống bằng nghề nông, nông nghiệp là một thế mạnh của nền kinh tế nước ta phải được chú trọng đầu tư khai thác hợp lý. Trong ngành nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thủy sản được coi là ngành mang lại nhiều lợi ít kinh tế nhất. Ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta trong những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay, nước ta đã trở thành nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 6 thế giới, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng thủy sản nuôi trồng (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và đứng thứ 13 thế giới về sản lượng khai thác hải sản. Trà Vinh là một tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu long có 65km đường bờ biển, với nhiều lợi thế để phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản của Trà Vinh đã đem lại những giá trị kinh tế không nhỏ cho tỉnh nhà như: góp phần giải quyết được công ăn, việc làm cho lao động của tỉnh, đóng góp giá trị xuất khẩu ngày càng cao. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành trung ương Đảng (BCHTWĐ) khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, tỉnh tập trung phát triển lĩnh vực thủy sản ngày càng vững mạnh và ngành nuôi trồng thủy sản còn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ðể ngành thủy sản thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, việc quy hoạch, đầu tư để khai thác tốt những vùng đất có tiềm năng vào nuôi trồng thủy sản là cần thiết. Trà Vinh đã nhanh chóng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản cho những vùng đã quy hoạch. Nhưng cũng như các ngành kinh tế khác ngành nuôi trồng thủy sản Trà Vinh đang gặp không ít những khó khăn, trong thực tế phát triển. Vì vậy, nghiên cứu hiện 2 trạng ngành nuôi trồng thủy sản Trà Vinh từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi thế của tỉnh là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó tôi đã lựa chọn để tài: “Nuôi trồng thuỷ sản Trà Vinh thực trạng và giải pháp phát triển”. Với hy vọng thông qua vấn đề nghiên cứu có thể đóng góp được phần nào vào việc phát triển kinh tế thủy sản nói riêng và kinh tế xã hội của tỉnh nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thủy sản và những vấn đề liên quan đến nuôi trồng thủy sản đã được đề cập và nghiên cứu ở rất nhiều tài liệu chuyên sâu. Những tài liệu chuyên sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ngành thủy sản bao gồm các tài liệu nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản của nước ta như “Nguồn lợi cá biển – Cơ sở của nghề cá biển Việt Nam” của Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Hữu Đức; “Cá biển Việt Nam” của Nguyễn Nhật Thi; các tài liệu về nghề cá Việt Nam như “Tình hình nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển nước ta” (Nguyễn Điền), “Xu thế phát triển nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt Nam - Những vấn đề cần quan tâm” (Lê Thanh Lựu), “Một số vấn đề phát triển bền vững đối với ngành thủy sản” (Nguyễn Chu Hồi), Tạp chí thủy sản, Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển của Bộ Thủy sản... Đặc biệt là “Giáo trình kinh tế thủy sản” (Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung) và “Giáo trình thủy sản” (Trần Văn Sỹ) là những nghiên cứu sâu sắc và khá đầy đủ về ngành thủy sản dưới góc độ chuyên sâu về ngành thủy sản và kinh tế thủy sản, là tài liệu chuyên ngành của các trường Thủy sản. Dưới góc độ Địa lý học, thủy sản và những vấn đề liên quan đến nuôi trồng thủy sản cũng đã được đề cập một phần như trong “Tài nguyên biển Đông Việt Nam” (Phùng Ngọc Đĩnh), “Địa lý Kinh tế - xã hội Việt Nam” (Lê Thông chủ biên), “Giáo trình Địa lý Kinh tế - xã hội Việt Nam” (Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức) được trình bày là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng ở mức độ khái quát cao. 3 3. Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu - Vận dụng các vấn đề lý luận và thực tiễn về NTTS. - Đề tài tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển NTTS của tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó, kiến nghị định hướng và các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong phát triển NTTS của tỉnh, góp phần khai thác tốt các tiềm năng, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về NTTS áp dụng vào lãnh thổ nghiên cứu. - Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến NTTS tỉnh Trà Vinh. - Phân tích, đánh giá thực trạng NTTS của tỉnh. - Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp cho phát triển NTTS của tỉnh Trà Vinh. 4. Phạm vi và giới hạn của đề tài - Về lãnh thổ: đề tài chọn tỉnh Trà Vinh - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Về thời gian: tháng 1/2006 đến 12/2011. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu: 5.1.1. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Sự phát triển của ngành NTTS trong quá khứ, đã ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề NTTS trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, khi xem xét hay đánh giá cần đứng trên quan điểm lịch sử. Quan điểm này đòi hỏi phải 4 có sự nhìn nhận quá khứ để lý giải ở mức độ nhất định cho hiện tại và dự báo cho tương lai. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Dựa vào quan điểm này để thấy được bức tranh toàn cảnh của cả đối tượng nghiên cứu và các yếu tố xung quanh, thấy rõ mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa chúng. Thông qua quan điểm tổng hợp lãnh thổ, nét đặc trưng tiêu biểu của đối tượng nghiên cứu cũng được nêu bật, giúp ta phân biệt, nhận biết được đối tượng so với các yếu tố khác. Đặc biệt, khi nghiên cứu sự khác biệt về mặt tự nhiên sẽ phát hiện ra mối quan hệ hữu cơ trong tổng thể, phát hiện các đặc trưng quan trọng nhất, chuẩn bị cho việc quy hoạch, thiết kế không gian sản xuất và sinh sống trong các hoạt động của lãnh thổ với một cấu trúc hợp lý nhất. 5.1.3. Quan điểm hệ thống Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Thủy sản là một bộ phận của ngành Nông nghiệp và cả nền kinh tế chung, nó có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác và trong nội bộ của nó cũng có sự liên kết và gắn bó với nhau. Vì thế, khi nghiên cứu chúng ta phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, phải coi vấn đề NTTS và phát triển như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững cho hôm nay và cho cả những thế hệ tương lai là yêu cầu bức thiết của mọi quốc gia và lãnh thổ hiện nay. Nghiên cứu sự phát triển của NTTS ở hiện tại và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự bền vững cả về 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề phải có sự vận dụng các quan điểm trên một cách tổng hợp. Trên nền chung vận dụng một cách tổng hợp, phụ thuộc vào nội dung thời gian, địa điểm nghiên cứu thì từng quan điểm sẽ được chú ý nhiều hơn. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây là một trong phương pháp quan trọng nhất trong quá trình tiến hành nghiên cứu một vấn đề khoa học, việc vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp một cách thuần thục sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Vì dựa trên việc phân tích tài liệu đã có cũng như thực tế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng ta rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra. 5.2.2. Phương pháp thu thập- xử lý tài liệu Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài, thu thập, thanh lọc những tài liệu theo nội dung, yêu cầu cần tìm hiểu, sắp xếp theo từng đề mục, so sánh, đối chiếu các tài liệu và chọn lọc, xử lý, nhằm tạo nên tính rõ ràng mạch lạc trong nghiên cứu khoa học. tài liệu thu thập được rất đa dạng và phong phú, có rất nhiều dạng như: văn bản, số liệu thống kê, các bản đồ, ảnh hàng không và ảnh viễn thám,… Phương pháp này rất cần thiết trong quá trình nghiên cứu khoa học. 5.2.3. Phương pháp thống kê Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu chúng ta sẽ tiến hành thống kê theo từng đề mục, nội dung cần nghiên cứu. Đây là phương pháp không thể thiếu được trong quá trình nghiên cứu, có rất nhiều đối tượng liên quan trong bài nghiên cứu, phải được thống kê theo từng đơn vị rõ ràng, mạch lạc theo từng đối tượng, từng giai đoạn và thời kỳ. Phương pháp này giúp hiểu rõ hơn về bản chất của từng đối tượng. 5.2.4. Phương pháp dự báo Phương pháp này cũng rất cần trong quá trình nghiên cứu vấn đề khi nắm được tình hình thực tế trong quá trình phát triển của vấn đề nghiên cứu chúng ta có thể dự báo những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp phát triển bền vững cho vấn đề. 6 5.2.5. Phương pháp bảng biểu, bản đồ Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí, bởi vì mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực địa lý kinh tế - xã hội đều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Ý nghĩa to lớn của nó là góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu như đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng theo ngành và theo lãnh thổ. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Ngày nay, phương pháp bản đồ ngày càng được hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu nhờ kỹ thuật viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS). Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ. 5.2.6. Phương pháp khảo xác thực địa Đây là phương pháp cần thiết để đề tài nghiên cứu mang tính thực tế và khả thi. Khi trực tiếp khảo xác thực tế địa phượng tiếp cận với vấn đề nghiên cứu, sẽ cho chúng ta có cách nhìn chính xác, rõ ràng hơn về vấn đề. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi trồng thuỷ sản. Chương 2: Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Trà Vinh. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1.1. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản Ngành thủy sản có từ rất lâu đời gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của văn hóa, lịch sử con người Việt Nam với những hoạt động trên bến dưới thuyền, quăng chài thả cá... lúc này chúng ta chỉ chú ý đến đánh bắt thủy sản là chính trong hoạt động thủy sản, ngành NTTS ít được chú ý đến do con người chưa ý thức được việc tái tạo nguồn lợi thủy sản và đảm bảo sự phát triển của các loại thủy sản, nhưng hiện nay do nhiều yếu tố mà các nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt hạn chế sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản tạo điều kiện cho ngành NTTS ngày một có vị thế quan trọng hơn. Trước tình hình sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu đang sụt giảm trong khi dân số ngày càng bùng nổ thì nuôi trồng thủy sản được cho là có tiềm năng lớn nhất trong tương lai và có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có chất lượng và an toàn. Theo Điều 2 của Luật Thủy Sản được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI thông qua: “Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác nuôi trồng vận chuyển, chế biến, bảo quản chế biến mua bán xuất nhập khẩu thủy sản trong hoạt động dịch vụ trong hoạt động thủy sản.” Ngành thủy sản được phân thành hai bộ phận chính là đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của ngành thủy sản đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. NTTS nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu. NTTS là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh trong điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường nói, NTTS là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước. Vì vậy, từng vùng sinh thái môi trường nước thì ngành nuôi trồng thuỷ sản đề cập đến cả các hoạt động trong môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt. 8 NTTS là một khái niệm dùng để chỉ hai hoạt động "nuôi" và "trồng" động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Các loài thủy sản, gồm nuôi các loài động vật như cá, tôm, cua, ếch và trồng các loại thực vật như rong câu chỉ vàng, rong sụn, nhuyễn thể… Qua các tài liệu nghiên cứu có thể đưa ra một số khái niệm cơ bản về NTTS. - Theo quan điểm của FAO: NTTS là hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thủy sinh như: giáp xác, sinh vật thủy sinh, nhuyễn thể… quá trình này bắt đầu từ khi thả giống chăm sóc đến khi thu hoạch. - Theo quan điểm của các nhà sinh học: NTTS là hoạt động tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp với sự trưởng thành và phát triển của các loại thủy sản để thúc đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của dòng đời. - Theo giáo trình kinh tế thủy sản: NTTS là một bộ phận sản xuất nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người và góp phần vào việc xuất khẩu. Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển của KHKT phục vụ cho phát triển NTTS. Tóm lại, NTTS là hoạt động sản xuất gắn liền với động vật thủy sinh và môi trường thủy vực đồng thời chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên. 1.2. Đặc điểm ngành nuôi trồng thủy sản 1.2.1. Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao Đối tượng hoạt động của ngành NTTS là những cơ thể sống nên có những qui luật sinh trưởng và phát triển nhất định, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Vì vậy, chúng có thời gian hoạt động sản xuất nhất định, con người chỉ tác động vào những giai đoạn nhất định. Tính thời vụ thể hiện không những ở nhu cầu về đầu vào như lao động, thức ăn, khâu chăm sóc, mà còn cả ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Động vật thủy sinh có quy luật sinh trưởng riêng nên dẫn tới trong hoạt động NTTS có tính thời vụ rõ rệt. Đây cũng là một nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp nói chung. Theo Lênin thì tính thời vụ thể hiện ở chỗ thời gian lao 9 động không ăn khớp với thoài gian sản xuất vậy nên người lao động luôn tuân theo những quy luật riêng đó. Tính thời vụ trong NTTS dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rất bận rộn có những lúc lại nhàn rỗi, do thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động. Trước mỗi mùa vụ, để khắc phục được tính thời vụ cần có kế hoạch sản xuất cụ thể cho mùa vụ và cho các mùa vụ trong năm và thực hiện theo lịch mùa vụ. Tính thời vụ ở đây có thể xem xét ở góc độ thời vụ trong sản xuất và thời vụ trong sinh trưởng phát triển của sinh vật. Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp với việc hình thành sản phẩm, còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản phẩm đang trong quá trình sản xuất. Quá tình sinh học của cây trồng, vật nuôi diễn ra thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn này là sự tiếp tục của giai đoạn trước và tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn sau. Chính vì vậy, sự tác động của con người vào các giai đoạn sinh trưởng của chúng là hoàn toàn không phải như nhau. Thời gian sinh trưởng và phát triển của sinh vật thủy sinh và thời gian lao động không trùng khớp. Đặc điểm này đòi hỏi trong NTTS phải tôn trọng tính thời vụ một mặt phải giảm bớt tính thời vụ tạo ra những giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn để sản xuất nhiều mùa vụ trong năm, đem lại năng suất, sản lượng lớn trong năm. Thực hiện các giải pháp để hạn chế tính thời vụ như: thực hiện cơ giới hóa những khâu canh tác tốn nhiều lao động thủ công, tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi thực hiện tốt việc chuyển đổi mùa vụ, xen canh, tăng vụ, gối vụ. 1.2.2. Thuỷ vực là tư liệu sản xuất quan trọng nhất Môi trường nước là một phần của môi trường sống trong tự nhiên có diện tích lớn nhất chếm 70% diện tích trái đất. Môi trường nước không chỉ rộng lớn mà còn có nhiều đặc tính thuận lợi cho sự sống của thủy sinh vật. Toàn bộ đời sống của thủy sinh vật đều gắn với nước và riêng đối với từng loại thủy vực có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của thủy sinh vật. Ngành NTTS thì thủy vực là TLSX quan trọng không thể thiếu, tất cả các loài thực vật thủy sinh đều sinh trưởng phát triển và tồn tại trong môi trường nước. NTTS luôn cần đến một diện tích mặt nước đủ để tiến hành nuôi trồng, ngành luôn gắn liền với diện tích 10 thủy vực. Thủy vực luôn được các nhà nuôi trồng đặc biệt chú ý từ khâu khai thác đến khâu bảo vệ môi trường sống của sinh vật thủy sinh. Yếu tố thủy vực được tận dụng từ khâu khai thác đến bảo vệ môi trượng thủy vực. Thủy vực được xem là TLSX quan trọng nhất nên cần phải chú ý đến các yếu tố lý – hóa – sinh học của thủy vực, đây được xem là yếu tố hàng đầu đảm bảo sự sinh trưởng của vật nuôi thủy sản.  Các yếu tố lý – hóa học của thủy vực:  Nhiệt độ của nước: Nhiệt độ ao hồ thường phụ thuộc vào nhiệt độ không khí nhưng mức độ biến thiên chậm hơn nhiệt độ không khí. Nhiệt độ trong nước thường ổn định hơn nhiệt độ trên cạn, về mùa lạnh thì nhiệt độ trong ao hồ càng dưới sâu càng ấm, còn về mùa nóng nước càng ở dưới sâu càng mát hơn tầng mặt. - Chế độ nhiệt trong thủy vực biến đổi theo ba nhân tố: vĩ độ, mùa vụ và độ sâu. Theo từng vùng vĩ độ thì nhiệt độ trung bình năm của nước trong hải dương giảm dần từ xích đạo về vùng cực. Ngoài ra nhiệt độ thủy vực còn phụ thuộc từng loại thủy vực, từng vùng địa lý khác nhau, độ cao so với mặt biển và các lớp nước sâu khác của thủy vực. Nhiệt độ nước ở bề mặt đại dương ở những vùng nhiệt đới có biên độ nhiệt dao động theo mùa vụ chỉ trong khoảng 3 – 4oC, vùng cận cực 8 – 12oC, vùng cực 2 – 3oC. Ở các thủy vực nội địa quy luật biến đổi nhiệt độ nước theo mùa phức tạp. Thủy vực ôn đới có chế độ nước bề mặt dao động trong khoảng 20 – 25 oC. Biên độ thay đổi ở các hồ lớn, các thủy vực vùng cận nhiệt đới theo hướng giảm thấp đi còn ở các thủy vực nông thì nhiệt độ nước theo mùa phụ thuộc rất nhiều vào biên độ nhiệt không khí theo mùa. Nhiệt độ thủy vực còn giảm dần từ mặt xuống đáy, thủy vực ở vùng cực và vùng ôn đới tầng mặt đông ở 0oC nhưng tầng đáy không đông ở 4oC. Nhiệt độ môi trường nước thích hợp cho hầu hết các loài thủy sản phát triển từ 20 – 30oC, nếu nhiệt độ thấp dưới 15oC giảm quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, một số loài có xuất xứ nóng có thể chết đi khi nhiệt độ giảm 12oC. Các loài thủy sinh vật sẽ chết ở ngưỡng 39oC. Nhiệt độ không khí biến động lớn ngày đêm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan