Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nuoi con bang sua me 2015...

Tài liệu Nuoi con bang sua me 2015

.PDF
65
581
114

Mô tả:

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN Ô MÔN ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ CÓ CON TỪ 6 THÁNG TUỔI TRỞ XUỐNG TẠI QUẬN Ô MÔN NĂM 2015 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Mỹ Hoa Cộng sự: 1/. Nguyễn Thị Ngọc Thà 2/. Phạm Kim Quyên 3/. Dương Thị Thu Loan Ô Môn, tháng 10 năm 2015 SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN Ô MÔN ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ CÓ CON TỪ 6 THÁNG TUỔI TRỞ XUỐNG TẠI QUẬN Ô MÔN NĂM 2015 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Mỹ Hoa Cộng sự: 1/. Nguyễn Thị Ngọc Thà 2/. Phạm Kim Quyên 3/. Dương Thị Thu Loan Ô Môn, tháng 10 năm 2015 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CB_CNV Cán bộ_công nhân viên CBYT Cán bộ Y tế ĐTV Điều tra viên ESPGHAN The European Society for Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition Hiệp hội Châu Âu về Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan học và Dinh dưỡng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... MỤC LỤC ........................................................................................................... DANH MỤC BẢNG............................................................................................ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3 1.1. Tầm quan trọng của sữa mẹ và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ ..... 3 1.2. Cho trẻ bú sớm sau sinh, cho trẻ bú hoàn toàn từ 0 đến 6 tháng tuổi ........ 4 1.3. Tư thế trẻ bú đúng.................................................................................... 4 Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 10 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 10 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 10 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 16 Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 18 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................ 18 3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở xuống về nuôi con bằng sữa mẹ .................................................................... 20 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng của bà mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở xuống về nuôi con bằng sữa mẹ ...................... 25 Chương IV BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... 35 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu và nguồn cung cấp thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ ................................................................ 35 4.2. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ................................................................................................................. 37 4.3. Mối liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ........................................................................................................... 42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 44 5.1. Kết luận ................................................................................................. 44 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... PHỤ LỤC ............................................................................................................ PHỤ LỤC ............................................................................................................ Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phát vấn.......................................................................... Phụ lục 2: Cách tính điểm phần kiến thức ......................................................... Phụ lục 3: Cách tính điểm phần thái độ............................................................. Phụ lục 4: Cách tính điểm phần thực hành ........................................................ DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Một số đặc điểm của bà mẹ tham gia nghiên cứu ............................. 18 Bảng 3.2. Nơi sinh sống, trình độ học vấn, thu nhập và tình trạng kinh tế của bà mẹ tham gia nghiên cứu ................................................................................... 19 Bảng 3.3. Nguồn cung cấp kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ cho bà mẹ ....... 20 Bảng 3.4. Kiến thức đúng của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ ........................ 20 Bảng 3.5. Kiến thức đúng về lợi ích sữa non của bà mẹ ................................... 21 Bảng 3.6. Kiến thức về lợi ích cho bà mẹ khi cho trẻ bú sữa mẹ ...................... 21 Bảng 3.7. Kiến thức về lợi ích cho trẻ khi được nuôi bằng sữa mẹ ................... 21 Bảng 3.8. Kiến thức về các cách duy trì nguồn sữa mẹ..................................... 22 Bảng 3.9. Kiến thức về các hạn chế của sữa nhân tạo....................................... 22 Bảng 3.10. Kiến thức chung về nuôi con bằng sữa mẹ ..................................... 23 Bảng 3.11. Thái độ của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ................................... 23 Bảng 3.12. Thái độ chung về nuôi con bằng sữa mẹ......................................... 24 Bảng 3.13. Thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ.............................. 24 Bảng 3.14. Thực hành chung về nuôi con bằng sữa mẹ .................................... 25 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa độ tuổi với kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 25 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa dân tộc với kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 25 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa cân nặng với kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 26 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa số lần sinh con với kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ .............................................................................. 26 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ .............................................................................. 26 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nơi sinh sống với kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ .............................................................................. 27 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ ...................................................................... 27 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế gia đình với kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ......................................................... 27 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa độ tuổi với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ ............................................................................................. 28 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa dân tộc với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ ............................................................................................. 28 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa cân nặng với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 28 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa số lần sinh con với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ .............................................................................. 29 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 29 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa nơi sinh sống với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 29 Bảng 3.31. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ .............................................................................. 30 Bảng 3.32. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế gia đình với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ ................................................................. 30 Bảng 3.33. Mối liên quan giữa độ tuổi với thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 30 Bảng 3.34. Mối liên quan giữa dân tộc với thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 31 Bảng 3.35. Mối liên quan giữa cân nặng với thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 31 Bảng 3.37. Mối liên quan giữa số lần sinh con với thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ .............................................................................. 31 Bảng 3.38. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ .............................................................................. 32 Bảng 3.39. Mối liên quan giữa nơi sinh sống với thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ .............................................................................. 32 Bảng 3.40. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ ...................................................................... 32 Bảng 3.41. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế gia đình với thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ......................................................... 33 Bảng 3.42. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 33 Bảng 3.43. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 33 Bảng 3.44. Mối liên quan giữa thực hành với thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ..................................................................................... 34 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi con bằng sữa mẹ là sự cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho mỗi đứa trẻ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho sự phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ và cũng hạn chế được những bệnh tật nguy hiểm như suy dinh dưỡng, sởi (nếu bà mẹ được tiêm phòng sởi đầy đủ), các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Mỗi năm trên thế giới có hơn một triệu trẻ em tử vong vì tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và nhiều bệnh khác vì trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ là một chức năng tự nhiên của bà mẹ. Vì lợi ích lớn lao của việc nuôi con bằng sữa mẹ các bà mẹ cần phải có sự giúp đỡ tích cực từ gia đình, xã hội và nhất là nơi bà mẹ công tác làm việc hay học tập nghiên cứu. Ở Việt Nam, đa phần các trẻ đều được hưởng những dòng sữa ngọt ngào đầu tiên từ bầu vú của bà mẹ và trong những tháng tiếp theo sau đó. Nhưng do, việc phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, nền kinh tế ngày càng phát triển và quyền bình đẳng nam nữ trong xã hội ngày càng được thực hiện tốt việc này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho những người phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội, lao động phát triển kinh tế, áp lực công việc,... và bên cạnh đó là việc ngày càng nhiều loại sữa nội và ngoại nhập tràn ngập thị trường với nhiều quảng cáo hấp dẫn,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ. Riêng tại quận Ô Môn, đang trên đường xã hội hóa – hiện đại hóa và ngày càng phát triển mạnh mẽ đổi thay từng ngày thì việc nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ ngày nay như thế nào, kiến thức, thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ như thế nào và vấn đề thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi hiện tại như thế nào? Do đo, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở xuống tại quận Ô Môn năm 2015”. Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau: 2 1/. Xác định tỷ lệ bà mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở xuống của quận Ô Môn có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ năm 2015. 2/. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở xuống tại quận Ô Môn năm 2015. 3 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần,đồng thời hạn chế được những bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp cho trẻ. Hàng năm có 60% trong số khoảng 10 triệu trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi là do yếu tố suy dinh dưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên. Mỗi năm có khoảng hơn một triệu trẻ em chết vì ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và các nhiễm khuẩn khác vì trẻ không được bú mẹ đầy đủ. Những trẻ suy dinh dưỡng nếu không tử vong thì thường chịu ảnh hưởng lâu dài bởi sự chậm phát triển cơ thể. Có rất nhiều bệnh có thể tránh được nếu trẻ được bú mẹ đầy đủ . 1.1. Tầm quan trọng của sữa mẹ và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ 1.1.1. Tầm quan trọng và lợi ích của sữa mẹ Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện nhất cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với thành phần cân đối giúp trẻ mau lớn. Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả. Sữa mẹ bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Sữa mẹ không chứa những protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ. Sữa mẹ luôn luôn vô trùng, có nhiệt độ thích hợp, không mất thời gian pha chế. Ngoài ra thành phần sữa mẹ cũng không giống nhau từ đầu đến cuối. Trong vài ngày đầu sau sinh, trước khi sữa thật sự được tiết ra, vú mẹ tiết ra sữa non có màu vàng nhạt đặc sánh. Chất lượng sữa non giảm nhanh trong 24 giờ đầu. 1.1.2. Sữa non và những lợi ích của sữa non Sữa non đã có từ những ngày trước khi đẻ, số lượng tuy ít nhưng cũng đủ đáp ứng cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên, phải cho trẻ bú sớm và tận dụng sữa non vì có nhiều ích lợi: - Chứa nhiều kháng thể, nhiều protein kháng khuẩn, nhiều tế bào bạch cầu hơn sữa thật sự. 4 - Có tác dụng sổ nhẹ, giúp tống phân su ra khỏi ruột, hạn chế hiện tượng vàng da sinh lý. - Giàu vitamin đặc biệt là vitamin A (vitamin A giúp giảm độ nặng của bất cứ bệnh nhiễm khuẩn nào mà trẻ có thể mắc phải). - Giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành. Phòng, chống dị ứng và chứng không dung nạp. 1.1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ Chi phí ít hơn nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo. Giúp cho sự gắn bó mẹ con và làm phát riển tốt mối quan hệ gần gũi, yêu thương. Giúp ích cho sự phát triển của trẻ. Giúp cho mẹ chậm có thai. Bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ. Việc bú mẹ giúp cho tử cung co hồi trở về kích thước bình thường, làm giảm chảy máu, và có thể phòng chống thiếu máu. 1.2. Cho trẻ bú sớm sau sinh, cho trẻ bú hoàn toàn từ 0 đến 6 tháng tuổi 1.2.1 Cho trẻ bú sớm Trẻ được bú càng sớm càng tốt, muộn nhất không quá 30 phút đầu sau đẻ thường và 4 giờ sau mổ lấy thai. Cho trẻ bú sớm sẽ tận dụng sớm được sữa non, động tác mút vú sẽ kích thích tuyến yên tiết oxytocin và prolactin giúp tử cung của mẹ co thắt tốt hơn, tránh được băng huyết sau đẻ. Không được vắt bỏ sữa non và không cần cho trẻ uống thêm bất cứ thứ gì (nước cam thảo, nước đường, nước sâm,...) ngoài bú mẹ. 1.2.2. Cho trẻ bú hoàn toàn từ 0 đến 6 tháng tuổi Sữa mẹ là thức ăn duy nhất, không cho ăn thêm bất cứ loại sữa gì, cũng như bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước hoa quả, nước cháo, nước cơm,... ngay cả nước cũng không cần cho uống. Cho trẻ bú theo nhu cầu, cho bú cả ngày lẫn đêm. 1.3. Tư thế trẻ bú đúng Có thể cho trẻ bú ở các tư thế khác nhau (ngồi hoặc nằm,...), nhưng cần giữ cho thân trẻ nằm thoải mái áp sát vào ngực và bụng mẹ, giữ cho đầu và thân thẳng, mặt hướng về phía vú, để miệng trẻ sát ngay núm vú. Bà mẹ cho núm vú chạm vào môi trẻ, đợi khi miệng trẻ mở rộng, chuyển nhanh núm vú vào miệng 5 trẻ, giúp trẻ ngậm sâu tới tận quầng vú. Mút vú có hiệu quả là mút chậm sâu, có khoảng nghỉ. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu tìm hiểu khẳng định tầm quan trọng của sữa mẹ và lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ năm 1981 WHO,UNICEF đã công bố văn bản chương trình khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ. Ở Việt Nam, từ năm 1980 đến 1985 đã có nhiều chương trình nghiên cứu khoa học của Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em. Năm 1983, chương trình sữa mẹ đã chính thức ra đời ở Việt Nam. Trong những năm gần đây ít có vấn đề được quan tâm nhiều trong dinh dưỡng trẻ em bằng vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều chương trình sữa mẹ nhằm khuyến khích thúc đẩy, hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện cho các bà mẹ trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, kể cả gia đình và xã hội. Bà mẹ phải có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái,gia đình hoà thuận ,cho trẻ bú đúng cách, để duy trì nguồn sữa mẹ. 1.4. Một số nghiên cứu về nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam Lê Thị Yến Phi (2009) nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sản phụ có kiến thức đúng là 29%, thái độ đúng là 13%, thực hành đúng là 4%. Ở sản phụ sanh con so thực hành tốt hơn ở sản phụ sanh con rạ. Ở sản phụ có trình độ học vấn > cấp 2 có thái độ và thực hành đúng hơn. Ở Khoa Hậu sản B (khu không dịch vụ) có 96% sản phụ thực hành cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh cao hơn Khoa Hậu sản A (khu dịch vụ) chỉ có 68% sản phụ cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau san. Chỉ có 0,78% sản phụ vừa có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ. Qua đó nhận thấy các sản phụ chưa có đầy đủ kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ nên chưa tự tin mình đủ sữa cho bé bú, vì thế các bà mẹ thường cho bé bú sữa công thức trước khi cho con bú sữa của mình. Phần lớn các sản phụ chưa thực hành đúng. Điều này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông để các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có đầy đủ kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ [7]. Võ Thế Sang và cộng sự (2013) cho thấy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trước và sau khi sinh là 100%; lợi ích của sữa non, lợi ích cho cả mẹ và bé, bất lợi của việc bú sữa bình là 100%; số bà mẹ cai sữa cho con trong khoảng thời gian từ 12 6 – 18 tháng là 42%; số bà mẹ có nguồn kiến thức từ cán bộ y tế: 43%; số bà mẹ bắt đầu cho con bú trước 30 phút: 34%; số bà mẹ cho trẻ bú > 6 lần: 37%; số bà mẹ có cách chăm sóc vú bằng cách cho bé bú đều 2 bên vú: 27,5%; đa số các bà mẹ có cách cho bé bú theo nhu cầu bé kể cả ban đêm: 54%; công tác tư vấn sau đẻ của nữ hộ sinh cho các bà mẹ trước và sau đẻ về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ 100% [8]. Huỳnh Long Toàn và Lê Văn Thật (2008) cho thấy tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ là 86,96% và trẻ bú sữa bình là 13,04 cho thấy tỷ lệ trẻ bú sữa bình vẫn còn cao. Thời gian điều trị trung bình 1 trẻ mắc bệnh tiêu chảy ra viện ở trẻ bú sữa bình kém dài hơn trẻ bú sữa mẹ là 1,22 ngày. Số tiền điều trị bình quân 1 trẻ mắc tiêu chảy ra viện ở trẻ bú sữa mẹ thấp hơn trẻ bú sữa bình là 24.280đ/1 trẻ gấp khoản 1,5 lần. Ở thành thị tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy bú sữa bình 1,09%, bú sữa mẹ 0%; ở nông thôn trẻ mắc tiêu chảy bú sữa bình 11,96%; bú sữa mẹ 86,96%. Các yếu tố làm ảnh hưởng trẻ mắc bệnh tiêu chảy bú sữa bình nhiều và thời gian nằm điều trị kéo dài, ý thức của các bà mẹ về phương pháp nuôi con theo khoa học còn hạn chế [12]. Phạm Thị Thành và Phạm Thị Hằng Nga (2014) nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ cao trên 80%. Tuy nhiên một số bà mẹ chưa nắm rõ thái độ, hành vi và kiến thức trong nuôi con bằng sữa mẹ như: ngay sau khi sinh bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng; cách duy trì và tăng nguồn sữa mẹ; số lần bú trong ngày (theo nhu cầu của bé); lợi ích của sữa mẹ (làm chậm có thai, phòng chống nhiễm khuẩn); tư thế bú đúng và ngậm bắt vú tốt; vắt sữa thừa trong bầu vú. Để làm tốt hơn thì cần: cần thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo thêm cho nhân viên y tế để được cập nhật những thông tin mới nhất về mọi lĩnh vực trong y tế, nhất là hộ sinh phải thành thạo hơn trong công tác chăm sóc và tư vấn cho các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ. Tăng cường tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại các phòng bệnh kể cả phòng khám thai. Phát tờ rơi và truyền thông trên mọi phương tiện về nuôi con bằng sữa mẹ [10]. Nguyễn Duy Tài và Nguyễn Thị Tố Lan (2013) cho thấy tỷ lệ kiến thức chung đúng là 43,8%; thái độ chung đúng là 74,4%; hành vi chung đúng 7 là 61,8%. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và hành vi đúng của các sản phụ với p < 0,05; OR = 8,9 (KTC 95%: 5,23 – 14,84). Như vậy giữa kiến thức đúng và hành vi đúng có liên quan chặt chẽ với nhau; những sản phụ có kiến thức đúng sẽ có hành vi đúng cao gấp 8,9 lần so với những sản phụ có kiến thức sai [9]. Bùi Thị Duyên và cộng sự (2013) cho thấy đa số các đối tượng có tuổi thuộc nhóm 22 – 30 chiếm 48,4% và có đến 64,5% số bà mẹ làm nông nghiệp. 66,5% bà mẹ có kiến thức về thời điểm cho trẻ bú sớm sau sinh và 53,5% bà mẹ hiểu thế nào là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Thông tin về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ mà bà mẹ được nhận phần lớn là từ nguồn thông tin đại chúng (đài, báo, tivi) chiếm tới 71,4%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn và kiến thức của bà mẹ (p < 0,05). Ngoài ra, còn có mối liên quan giữa sự tiếp nhận thông tin về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ từ phương tiện thông tin địa phương (loa đài, truyền thanh, biểu ngữ,…) (p < 0,001) [3]. Huỳnh Văn Tú và Nguyễn Vũ Linh (2010) cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ trong giờ đầu là 29,7%, bú mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh là 19,8% và các yếu tố liên quan bao gồm: sinh ngã âm đạo, niềm tin có đủ sữa mẹ, quyết định chọn loại sữa nuôi con trước khi sinh, tác động của mẹ chồng, có kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Cơ sở sản khoa cần tạo điều kiện và hướng dẫn sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh. Về lâu dài, cần đẩy mạnh các biện pháp can thiệp dựa trên cộng đồng đặc biệt là truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm cải thiện tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn [14]. Trương Hoàng Mối và cộng sự (2012) nghiên cứu cho thấy có 64,2% bà mẹ cho con bú từ 30 phút – 60 sau sinh. Nhưng vẫn còn 35,85% trẻ phải ăn thức ăn khác sau khi chào đời cho đến sau 12giờ mới được bú mẹ. Do vậy số trẻ này không hưởng được nguồn sữa non vô cùng quý giá về mọi mặt của trẻ. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn 4 – 6 tháng đầu chiếm 75%. Tuy vậy vẫn còn 25% bà mẹ không biết tận dụng hay biết cách giữ gìn nguồn sữa mẹ vô cùng quý giá của mình dành cho con mà phải tốn khoản chi không cần thiết để mua sữa nhân tạo. 8 Qua đó vừa phải tốn rất nhiều tiền đôi khi đón nhận những bệnh xảy ra khi cho bú sữa nhân tạo như: tiêu chảy, suy dinh dưỡng, không có các vi chất dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ [6]. Trần Nguyễn Thị Anh Đào và Huỳnh Thị Duy Hương (2011) cho thấy 51,6% sản phụ sau sinh có kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ. Những yếu tố liên quan đến tình hình cho con bú mẹ hoàn toàn sau sinh 1 tháng, gồm: kiến thức đúng về cho con bú mẹ (OR = 2,23 (1,2 – 4,0)), trình độ văn hóa từ lớp 6 – 12 (OR = 3,46 (1,07 – 11,22)), sống với người lớn tuổi (OR = 3,22 (1,81 – 5,74)) và làm nghề tự do (OR = 0,25 (0,12 – 0,53)). Kiến thức đúng nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn. Đề nghị cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của những chương trình can thiệp nhằm tăng kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ trong các bệnh viện sản [2]. Nguyễn Văn Tín (2014) nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các bà mẹ thiếu cân 9,8%, thừa cân béo phì 18,7%, chiều cao thấp 3,7%. Về thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ: Cho trẻ bú ngay trong vòng giờ đầu 81,8%, bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu 16,9%. Cho trẻ bú mẹ chủ yếu trong 6 tháng đầu 52,4%, cho trẻ bú mẹ đến 01 năm chiếm 63,8%. Kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ: Cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu chiếm 91,9%, cho trẻ bú ngay trong giờ đầu sau sanh 72%. Niềm tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ: Trẻ khỏe mạnh khi bú sữa mẹ hoàn toàn trong tháng đầu đạt 37,2%. Tỷ lệ bà mẹ nghĩ rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi không cho uống nước sẽ bị khát 41,5%. Số lượng sữa không liên quan đến kích thước bầu vú 57% [11]. Đặng Cẩm Tú và cộng sự (2012) cho thấy tỷ lệ phụ nữ có con dưới 36 tháng tuổi đang mang thai và chưa mang thai có thái độ cao về việc nuôi con bằng sữa mẹ nhất là những lợi ích về sữa mẹ đối với con [13]. Ủy ban ESPGHAN về sinh dưỡng (2009) có ý kiến cho rằng cho con bú là cách tự nhiên và khuyến khích hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ nhỏ. Có nhiều chỉ số lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với sức khỏe của trẻ em, cả trong giai đoạn sơ sinh và sau này trong cuộc sống, nhất là giảm nguy cơ tiêu chảy nhiễm trùng và viêm tai giữa cấp tính. Nuôi con bằng 9 sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là mục tiêu mong muốn. Việc tiếp tục cho con bú sau khi cho trẻ ăn bổ sung nên được khuyến khích, miễn là cả mẹ và bé đều mong muốn đều đó. Các nhân viên y tế, gồm các bác sỹ nhi khoa có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Nhân viên y tế cần được đào tạo về nuôi con bằng sữa mẹ. Nên theo dõi thường xuyên những thực hành cho con bú [15]. 10 Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Bà mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở xuống (tháng tuổi trẻ sinh từ 01/01/2015 đến 31/6/2015) trên địa bàn quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu và loại trừ * Tiêu chuẩn chọn vào: - Người mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở xuống có hộ khẩu thường trú hay tạm trú tại quận Ô Môn ít nhất 6 tháng trở lên. - Trẻ sinh từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/6/2015. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Những trường hợp mà người mẹ của trẻ không thể trả lời phỏng vấn như: câm, điếc, tâm thần. - Những người mẹ không trực tiếp chăm sóc trẻ. - Những bà mẹ mắc bệnh lý chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ. - Trẻ bị dị tật miệng. - Trẻ sinh trước ngày 01/01/2015 hoặc sinh sau ngày 31/6/2015. - Vắng mặt trong thời gian phỏng vấn, sau 3 lần đến phỏng vấn. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. 2.1.4. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu dự kiến tiến hành từ tháng 3/2015 đến tháng 10/2015. Thời gian thu thập số liệu dự kiến từ tháng 8/2015 đến tháng 9/2015. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích [5]. 2.2.2. Cỡ mẫu 11 * Cỡ mẫu cho điều tra kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ là: Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ [5] n  1, 9 6 2 .  p . (1  p )  d 2 Trong đó: n: Số bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi cần nghiên cứu. p: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Tài và Nguyễn Thị Tố Lan (2013) tìm thấy tỷ bà mẹ có kiến thức chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ là 43,8%. Vậy chúng tôi chọn giá trị p = 0,438 [9]. Z1 - /2 : Giá trị tương ứng của hệ số tin cậy với  = 0,05 ( = 5%), vậy Z1 - /2 = 1,96 d: Sai số cho phép, ở đây chúng tôi lấy d = 0,05. Vậy, thay vào công thức ta được: n 1, 96 2.0, 438.(1  0, 438)  379 0, 05 2 Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu kiến thức được n = 379. * Cỡ mẫu cho điều tra thái độ của bà mẹ là: Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ [5] n  1 , 9 6 2 .  p . (1  p )  d 2 Trong đó: n: Số bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi cần nghiên cứu. p: Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Tài và Nguyễn Thị Tố Lan (2013) tìm thấy tỷ bà mẹ có thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ là 74,4%. Vậy chúng tôi chọn giá trị p = 0,744 [9]. Z1 - /2 : Giá trị tương ứng của hệ số tin cậy với  = 0,05 ( = 5%), vậy Z1 - /2 = 1,96 d: Sai số cho phép, ở đây chúng tôi lấy d = 0,05. 12 Vậy, thay vào công thức ta được: n 1, 96 2.0, 744.(1  0, 744)  293 0, 05 2 Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu thái độ được n = 293. * Cỡ mẫu cho điều tra thực hành của bà mẹ là: Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ [5] n  1 , 9 6 2 .  p . (1  p )  d 2 Trong đó: n: Số bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi cần nghiên cứu. p: Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Tài và Nguyễn Thị Tố Lan (2013) tìm thấy tỷ bà mẹ có thái độ chung đúng về nuôi con bằng sữa mẹ là 61,8%. Vậy chúng tôi chọn giá trị p = 0,618 [9]. Z1 - /2 : Giá trị tương ứng của hệ số tin cậy với  = 0,05 ( = 5%), vậy Z1 - /2 = 1,96 d: Sai số cho phép, ở đây chúng tôi lấy d = 0,05. Vậy, thay vào công thức ta được: n 1, 96 2.0, 618.(1  0, 618)  363 0, 052 Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu được n = 363. Do cỡ mẫu điều tra thái độ, thực hành nhỏ hơn cỡ mẫu của điều tra kiến thức (293 và 363 < 379) nên chúng tôi chọn cỡ mẫu của điều tra kiến thức làm cỡ mẫu chung n = 379. Vậy cỡ mẫu nghiên cứu n = 379 bà mẹ có con dưới 06 tháng tuổi. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu - Dựa vào danh sách quản lý bà mẹ và đối tượng tiêm chủng của trạm Y tế phường (chỉ chọn lọc những bà mẹ có trẻ sinh từ 01/01/2015 đến 31/6/2015) tại 7 trạm Y tế phường thuộc quận Ô Môn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan