Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nước sạch và vệ sinh môi trường...

Tài liệu Nước sạch và vệ sinh môi trường

.PDF
20
961
107

Mô tả:

Nước sạch và vệ sinh môi trường
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỨC TRÍ KHOA CNSH & MT LỚP 08MT1 CHỦ ĐỀ: NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN: NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN THỊ GIA THẠNH 1. MỞ ĐẦU Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đã thực sự trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại, đồng thời cũng là vấn đề cấp thiết của nước ta. Nước sạch và vệ sinh môi trường liên quan đến mọi người, mọi ngành, mọi vùng miền, nhất là sự phát triển bền vững của đất nước.Và đang thành vấn đề đáng quan tâm khi hàng loạt các loại bệnh liên quan đến vấn đề này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người 2. KHÁI NIỆM NƯỚC SẠCH • Nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ, kim loại và các ions hòa tan với một vi lượng rất nhỏ. MỘT SỐ KỂU NHÀ VỆ SINH • Nhà tiêu tự hoại • Nhà tiêu hai ngăn 3.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: khoảng hơn 2 tỷ người trên trái đất mắc các loại bệnh tật do thiếu nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống hằng ngày, hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Ðiều tra, thống kê của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho thấy tình hình khan hiếm nước đang diễn ra ở nhiều vùng thuộc các châu lục khác nhau trên thế giới. Ở các nước đang phát triển, khoảng 70 75% dân cư đô thị được sử dụng nước sạch, còn ở nông thôn chỉ đạt khoảng 25 - 30%; tình trạng người dân rửa rau, vo gạo, cùng tắm giặt trong ao hồ, sông ngòi rất phổ biến. • Hiện nay (2007) có khoảng 2,6 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận nhà vệ sinh sạch sẽ • ổ chức từ thiện Anh WaterAid đã lập danh sách các nước có trên 10 triệu người không được sử dụng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn là Nga, Romania, Thổ NhĩKỳ, Mexico, Brazil, Ai Cập, Morocco và nhiều nước khác, trong đó Ấn Độ có 700 triệu người không được tiếp cận với nhà vệ sinh có hệ thống nước thải đúng quy cách 3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Hiện nay nước ta vẫn còn trên 60% dân số nông thôn chưa có nước sạch để dùng. Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Tình hình khô hạn, thiếu nước sản xuất đang diễn ra gay gắt. Theo tin của Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy cả nước có khoảng 43.729 hộ (215.720 người) thiếu nước sinh hoạt. Trong đó Đắk Lắk 12.580 hộ (126.610 người), Gia Lai 6.752 hộ (33.760 người), Ninh Thuận 11.720 hộ (58.600 người). Tại các vùng núi, vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt con số rất thấp. Bắc Kạn năm 1997 mới chỉ có 11% dân số được hưởng nước sạch, con số này mới chỉ tăng lên đến 24% vào năm 2002. Tại các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, con số này cũng chỉ dừng ở mức 25% và 28%. Trong toàn quốc có trên 60% hộ gia đình chưa có hố xí hợp vệ sinh, phóng uế tự do và dùng phân tươi bón cây, nuôi cá Theo Liên Hợp Quốc hơn 80% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam tức là khoảng gần 50 triệu người, trong đó có 18 triệu trẻ em ở không được sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.mặc dù 73% số trường học có nhà vệ sinh, song chỉ có 12% trường ở nông thôn có nhà vệ sinh đạt chuẩn của Bộ Y tế. Theo Tổ chức Y tế thế giới, ở Việt Nam có 20.000 người bị tử vong hàng năm do nước không an toàn và vệ sinh kém gây ra, trong đó phần lớn là trẻ em. Nước không an toàn và vệ sinh yếu kém cũng liên quan đến tỉ lệ suy dinh dưỡng cao ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam. Chỉ có 18% người dân ở nông thôn Việt Nam nhận thức được rằng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể giúp phòng ngừa các bệnh tiêu chảy và giun sán. Khoảng 12% người dân ở nông thôn rủa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và 16% rửa tay sau khi đi vệ sinh MỘT SỐ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 4. NGUYÊN NHÂN • Do biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên • Nước thải chưa được xử lý thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nước ngầm và nước mặt • Việc phá rừng và phương pháp canh tác truyền thống đã làm giảm khả năng dẫn nước và trữ nước. • Thuốc trừ sâu và phân bón hóa học thấm qua lớp đất gây ô nhiễm nước ngầm • Việc dùng nước lãng phí và thói quen xả rác, chất thải trong sản xuất, sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt • Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật, đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. • Áp lực tăng dân số • Do nguồn nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn • Nhận thức của một bộ phận người dân ở nông thôn chưa cao chưa quan tâm đến việc xây dựng nhà vệ sinh do: Thu nhập thấp, chi phí làm nhà vệ sinh cao thói quen đại tiện ở ngoài đồng trên sông rạch, không thích sự tù túng chật hẹp trong nhà vệ sinh. • Thói quen làm chuồng trại gia súc sát bên kênh rạch. NGUYÊN NHÂN LÀM NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 5. MỘT SỐ LOẠI BỆNH PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở Việt Nam, chúng ta có gần 80% loại bệnh tật có liên quan đến chất lượng nước và vệ sinh môi trường mà chủ yếu là do chất lượng nước,gây các bệnh về đường ruột như: • Bệnh tả • Bệnh thương hàn • Nhiễm giun sán • Sốt xuất huyết…. • Các bệnh về da như: lang ben, nấm móng BỆNH LANG BEN BỆNH HẮC LÀO BỆNH NẤM MÓNG 6. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC • Xây dựng thêm các trạm cấp nước sạch cho vùng nông thôn • Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngầm và hạn chế sử dụng nguồn nước giếng bị ô nhiễm • Nâng cao ý thức cộng đồng nhằm giữ sạch nguồn nước như không vứt rác bừa bãi,không phóng uế bậy thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi và sử dụng thuốc trừ sâu đúng gây ô nhiễm nguồn nước. • Xây dựng nhà vệ sinh tự hủy ở khu vực nông thôn để có thể tiết kiệm nước sạch và hạn chế việc thấm qua mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước • Không xả thải các loại chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. • Khuyến khích xây dựng các làng sinh thái xanh sạch - đẹp, tuyên truyền xây dựng các chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Điều kiện vệ sinh yếu kém ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em nông thôn Việt Nam, http://www.unicef.org/vietnam/vi/media_8053.html [2] Nước sạch và vệ sinh môi trường, http://maxreading.com/sach-hay/viet-nam-moi-truong-va-cu [3] Ô Nhiễm Nước Sinh Hoạt - 20,000 Người Tử Vong Mỗi Năm, http://www.unescovietnam.vn/vnf/index.php?option=com_c
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng