Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nỗi trăn trở tìm giải pháp hướng thiện trong các truyện ngắn của nam cao trước c...

Tài liệu Nỗi trăn trở tìm giải pháp hướng thiện trong các truyện ngắn của nam cao trước cách mạng tháng tám- 1945

.PDF
72
244
148

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN  MAI NGUYỄN BÍCH THUẬN NỖI TRĂN TRỞ TÌM GIẢI PHÁP HƯỚNG THIỆN TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM- 1945 Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: HỒ THỊ XUÂN QUỲNH Cần Thơ, 5 - 2011 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Thế giới nhân vật trong các truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám-1945 1. Các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao đều có cá tính 1.1. Các nhân vật nông dân 1.2. Các nhân vật trí thức 2. Các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao có chung một hợp điểm là trăn trở tìm giải pháp hướng thiện Chương 2: Chiều sâu nội tâm của các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám-1945 1. Các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao là những con người có đời sống nội tâm phong phú 1.1. Ước mơ hạnh phúc gia đình 1.2. Hoài bão về sự nghiệp lớn lao 2. Các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao đều có nỗi trăn trở tìm giải pháp hướng thiện 2.1. Giữ gìn phẩm chất tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn 2.2. Mở rộng tấm lòng đối với những người cùng cảnh ngộ. Chương 3: Nỗi trăn trở tìm giải pháp hướng thiện trong các truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. 1. Giá trị nhân đạo sâu sắc trong truiyện ngắn Nam Cao được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật của tác giả. 2. Nỗi trăn trở ấy chứa đựng khát vọng chân thiện mỹ như là nhu cầu trần tục của con người trần tục 3. Đề cao giá trị con người 3.1. Thông cảm thương xót những con người bất hạnh 3.2. Tố cáo những thế lực chà đạp quyền sống con người, đòi hỏi xã hội tạo điều kiện để con người sống thực sự có ý nghĩa PHẦN III: KẾT LUẬN PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khi còn là học sinh trung học cơ sở, tôi được học truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm đã để lại ấn tượng và cảm động trong lòng tôi về một lão nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng, một người cha rất mực yêu thương con. Lên chương trình học văn ở trường phổ thông, tôi được học ba tác phẩm xuất sắc của Nam Cao: Chí Phèo, Đời thừa, Đôi mắt. Ngoài Đôi mắt, Chí Phèo và Đời thừa đều phản ánh sự nghèo đói trong xã hội cũ trước Cách mạng được thể hiện khác nhau ở mỗi số phận người nông dân và trí thức tiểu tư sản. Nam Cao thành công trong việc miêu tả tâm trạng, quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật làm nổi bật bi kịch đời thường, bi kịch cá nhân, bi kịch tinh thần của con người. Qua những truyện ngắn này, ta còn thấy được lòng nhân đạo của Nam Cao đối với con người. Đặc biệt, Nam Cao có tài trong việc miêu tả tâm lí con người, đó là điều mà tôi rất cảm phục ở nhà văn Vào Đại học, tôi có dịp tìm hiểu thêm những tác phẩm của Nam Cao: Điếu văn, Tư cách mõ, Một bữa no, Lang Rận… Hầu như tôi quan tâm nhiều đến những tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám xoay quanh hai đề tài lớn: người nông dân bị bần cùng hóa và người trí thức tiểu tư sản nghèo. Với cách viết lạnh lùng bên ngoài, bên trong lại là những trăn trở suy tư về số phận con người, Nam Cao đứng về phía những người nghèo khổ để cảm thông chia sẻ bất hạnh với họ đồng thời tỏ thái độ phẫn nộ, lên án xã hội đương thời. Con người trong tác phẩm của ông mang nỗi khổ về cái đói và miếng ăn, suốt đời bị đày đọa lầm than, họ bị nhục mạ về nhân cách một cách tàn nhẫn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Nếu như ở tác phẩm Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói thì ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi” Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài “Nỗi trăn trở tìm giải pháp hướng thiện trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám-1945” để nghiên cứu. Qua những dằn vặt, băn khoăn, trăn trở, Nam Cao tìm ra được con đường lương thiện tốt đẹp mà các nhân vật trong tác phẩm của ông sẽ đi theo hướng đó, dù là trong ý thức, tâm tưởng. Tôi hi vọng được góp phần nhỏ vào việc nhìn nhận và khẳng định rõ hơn về những giá trị trong truyện ngắn Nam Cao viết trước Cách mạng tháng Tám-1945. Đây cũng là cơ hội để tôi có dịp hiểu thêm về con người, nhân cách của một nhà văn hiện thực mà tôi yêu thích: Nam Cao. 2. Lịch sử vấn đề Nói đến Nam Cao là người ta nói đến nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1940-1945 với hai đề tài lớn: người nông dân bị bần cùng hóa và người trí thức tiểu tư sản nghèo. Vẫn là các chủ đề quen thuộc như nỗi vất vả, khó khăn, những cuộc đời bất hạnh, con người rơi vào vòng luẩn quẩn bởi một chữ nghèo nhưng với cách miêu tả của Nam Cao, khung cảnh xã hội Việt Nam đương thời hiện lên trong tăm tối, ngột ngạt thông qua những gì có ở làng quê nhỏ bé, xa xôi của tác giả. Bằng tài năng hiểu biết và tấm lòng nhân đạo, Nam Cao đã xây dựng hình ảnh người nông dân đói khổ hay người trí thức tiểu tư sản nghèo với cảnh đời éo le, khốn khổ rơi vào bi kịch tinh thần. Điều đó, được thể hiện rõ nhất ở những tác phẩm viết trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao. Qua nhiều năm, các công trình nghiên cứu về các sáng tác của Nam Cao không phải là ít đăc biệt là những truyện ngắn trước Cách mạng. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Nỗi trăn trở tìm giải pháp hướng thiện trong các truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng Tám” được các tác giả khảo sát ở nhiều khía cạnh, ta có thể điểm qua: Trong quyển: Nam Cao- tác gia và tác phẩm, Nguyễn Đăng Mạnh có bài Nhớ Nam Cao và những bài học của ông, tác giả viết “Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đày đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường”[9;tr207]. Bài viết nói nhiều đến con người và nỗi lòng của Nam Cao nhưng còn chung chung hay trong bài Nam Cao và nghệ thuật sáng tạo tâm lí, Hà Minh Đức viết rằng “Nhân vật của Nam Cao có ý thức chống lại mọi trạng thái tha hóa, làm sai lạc bản chất của mình. Phải biết giữ lại một nhân cách tốt lành giữa cách sống tầm thường nhỏ nhặt”[6,tr481]. Từ đó, ông đưa ra nhiều lí lẽ, lập luận để nhấn mạnh tầm quan trọng của Nam Cao trong việc khám phá bản chất con người: “Nam Cao muốn cho nhân vật phải biết nhìn thẳng vào sự thật, vào bản thân mình. Cái nguyên tắc cao nhất của Nam Cao là sự thật của đời sống, một sự thật không che đậy, không tô điểm và thi vị hóa. Đó cũng là nguyên tắc cao nhất của quá trình nhận thức. Nam Cao đã góp phần quan trọng với việc khơi dậy tự nhận thức của người đọc”[6;tr481]. Thoạt nhìn qua, ta thấy nội dung nó gần với đề tài đang nghiên cứu nhưng xét kĩ công trình của Hà Minh Đức nghiêng nhiều về lí luận văn học hơn là nội dung tư tưởng trong tác phẩm Nam Cao. Tuy nhiên đây là tài liệu tham khảo có tính chất gợi mở giúp người viết thực hiện tốt đề tài đang viết. Trong Thêm một suy nghĩ về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao, Trần Ngọc Hồng có viết: “Điều dễ thấy trong sáng tác của Nam Cao là luôn có sự xung đột giữa cái cao cả và cái phàm tục, giữa thiên thần và quỉ sứ, giữa đẹp đẽ và xấu xa làm cho các tác phẩm thường cộm lên vấn đề đấu tranh để khẳng định tính chân thiện mĩ. Điều này đặc biệt rõ trong những tác phẩm có tính chất tự truyện và phần nào phản ánh sự dằn xé của đời sống tâm hồn nhà văn”[6,tr515]. Tác giả đề cập đén những suy nghĩ, băn khoăn của Nam Cao trong việc đi tìm chân thiện mĩ nhưng chỉ dừng lại khảo sát ở những tác phẩm mang tính chất tự truyện. Bên cạnh đó, Phong Lê đánh giá về sự ý thức vươn lên của con người trong truyện ngắn Nam Cao còn nhiều phân vân, do dự. Một mặt, tác giả nhận thấy Nam Cao có vạch ra con đường cho những người nông dân cùng khổ và niềm tin ở những người trí thức tiểu tư sản nghèo “Cố nhiên không phải trước Cách mạng, Nam Cao không có những trang tốt về người nông dân. Còn bao nhiêu hình ảnh khác vè tầng lớp dân nghèo nông thôn và thành thị đã được Nam Cao vẽ ra với bao xót xa thương cảm. Con người tiểu tư sản vẫn kín đáo tìm cho mình một chỗ đứng riêng” (Cách mạng tháng Tám và Nam Cao) Mặt khác, trong Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao, Phong Lê lại phủ nhận hoặc nói mờ nhạt, không dứt khoát, mạnh mẽ về cái nhìn lạc quan của Nam Cao về số phận nhân vật trong tác phẩm. Phong Lê đã viết: “Điều đáng tiếc là không phải lúc nào Nam Cao cũng vươn được ra ngoài chỗ đứng của nhân vật nên có lúc khó tránh đến chỗ thất vọng và bế tắc. Hi vọng và niềm tin đôi khi chỉ là những khoảng sáng leo lét nơi xa mờ của chân trời” Ngược lại với cách nói của Phong Lê, Nguyễn Văn Hạnh bày tỏ ý kiến của mình trong quyển: Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện xứng đáng. Tác giả viết:“Ông trân trọng mọi biểu hiện của sự sống, trăn trở đau buồn nhưng không bao giờ mất hi vọng. Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn”[6;tr180]. Ngòi bút Nam Cao hướng đến chỗ làm cho con người hiểu con người hơn, biết quí trọng bản tính tốt đẹp vốn có của con người, cái bản tính thường bị bóp méo, bị che lấp bởi hoàn cảnh, bởi sự nghèo khổ và cả sự bàng quan vô tâm của những người xung quanh. Bài nghiên cứu này có nội dung rất gần với đề tài luận văn đang nghiên cứu nên người viết luận văn chú trọng và xem đây là tài liệu liên quan trực tiếp đến bài nghiêng cứu đang làm. Người viết xem xét kĩ tài liệu này và tiếp tục nghiên cứu cho hoàn thiện hơn bởi bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Hạnh chưa đi sâu vào phân tích cụ thể để làm bật rõ nội dung nhận định dù tác giả khẳng định các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao đã hướng con người sống đúng với bản chất của họ. Trần Đăng Suyền có rất nhiều bài nghiên cứu hay về Nam Cao. Ở bài Nam Cao- nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, ông viết: “Trong mỗi trang văn của Nam Cao đều bộc lộ tấm lòng của một con người đau đời da diết. Nam Cao yêu thương những con người bị cuộc đời đày đọa, xã hội cũ làm cho ông đau xót khi mà đa số những nhân vật của ông bị đẩy vào cảnh khốn cùng, không đạt được gì trong cuộc đời, không đủ điều kiện để phát huy những khả năng tiềm tàng ưu việt của mình”[6,tr214]. Bài nghiên cứu này, tác giả ít nhiều có đề cập đến tấm lòng của nhà văn hiện thực với những suy nghĩ về kiếp người bị đày đọa trong xã hội cũ. Tóm lại, con người và tác phẩm Nam Cao là đối tượng cho nhiều công trình nghiên cứu trong giới các nhà nghiên cứu, phê bình. Song, các tác giả thường tập trung khai thác vào sự bần cùng hóa của người nông dân hay trí thức kiểu Nam Cao hoặc tập trung vào phương diện nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào khai thác một cách toàn diện về “Nỗi trăn trở tìm giải pháp hướng thiện trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám- 1945”. Đó là đề tài có ý nghĩa vào việc nhìn nhận lại giá trị tác phẩm của Nam Cao. Chính lẽ đó, người viết phải hệ thống đầy đủ những gì còn tiềm ẩn trong mỗi tác phẩm liên quan đến đề tài cũng như một lần nữa khẳng định nhân cách của nhà văn hiện thực Nam Cao. 3. Mục đích, yêu cầu Nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về nhà văn Nam Cao và những truyện ngắn của ông được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám- 1945 để thấy được: - Nét nổi bật của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao trong việc xây dựng các nhân vật trong truyện ngắn là các nhân vật đều có chiều sâu nội tâm là chứa đựng nỗi trăn trở tìm giải pháp hướng thiện. - Bi kịch của người nông dân là rơi vào quá trình bần cùng hóa tác động đến phẩm chất vốn tốt đẹp; bi kịch của người trí thức tiểu tư sản là không thực hiện được ước mơ hoài bão vì cuộc sống mưu sinh. Hai đối tượng này có chung đặc điểm là họ luôn bị cái nghèo thường xuyên đe dọa, ám ảnh trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, nhận thấy mặc dù thuộc loại thể tự sự nhưng truyện ngắn của Nam Cao mang tính chất hướng thiện sâu sắc và đậm chất văn chương “dùng ý thức” của văn học thế giới hiện đại - Trên cơ sở ấy càng thấy rõ hơn giá trị nhân đạo sâu sắc trong các truyện ngắn trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao. - Sau cùng là người viết có thể vận dụng vào việc phân tích các tác phẩm của Nam Cao được dạy và học trong nhà trường sau khi tốt nghiệp ra trường. 4. Phạm vi nghiên cứu: Do đề tài nghiên cứu là “Nỗi trăn trở tìm giải pháp hướng thiện trong các truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám- 1945” nên người viêt khảo sát những truyện ngắn: Lão Hạc, Điếu văn, Chí Phèo, Dì Hảo, Một đám cưới, Tư cách mõ, Đời thừa, Trăng sáng, Quên điều độ,…. Và tập trung làm rõ nỗi trăn trở của Nam Cao khi viết về số phận con người cùng với hướng giải quyết của nhà văn như thế nào để cho nhân vật của mình tìm đường về bản chất lương thiện như lúc đầu. Bên cạnh đó, người viết còn liên hệ với những tác phẩm khác để thấy được cách giải quyết của các tác giả cùng thời về số phận con người trong xã hội cũ. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, người viết đã tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình: thu thập tài liệu, tác phẩm sách báo có liên quan và tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn để hoàn thành đúng qui định.. Người viết đã sử dụng phương pháp tổng hợp các thao tác: so sánh, phân tích, hệ thống hóa, bình luận văn học để bài viết hoàn thiện hơn. PHẦN II: NỘI DUNG NỖI TRĂN TRỞ TÌM GIẢI PHÁP HƯỚNG THIỆN TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM- 1945. CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM- 1945. 1.1. Các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao đều có cá tính Trong truyện ngắn Nam Cao có nhiều nhân vật với cá tính khác nhau. Cùng chung kiếp nghèo, nhân vật nông dân cũng như nhân vật trí thức đều phải vất vả tìm cái ăn hàng ngày. Nói về các nhân vật trí thức tiểu tư sản, đầu thế kỉ XX, nhân vật tiểu tư sản đã xuất hiện trong các sáng tác của Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh… nhưng nhìn chung hình ảnh của họ còn chưa khắc họa đậm nét và chưa trở thành một hình tượng văn học thực sự. Đến giai đoạn 1930-1945, hình tượng nhân vật tiểu tư sản mới trở nên quen thuộc trong tác phẩm của các tác giả tiêu biểu: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam… Các nhân vật trí thức trong tác phẩm Nam Cao có nhiều trăn trở về cuộc sống “cơm áo gạo tiền” và hoài bão ước mơ. Nam Cao không rơi vào lối viết mọng mơ, lí tưởng hóa như những nhà văn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn. Những nhân vật tiểu tư sản của những nhà văn ấy là những nhân vật phi thường hoặc nhân vật lãng mạn. Họ phần lớn xuất thân từ những gia đình quan lại hay tư sản giàu sang và có một cuộc sống dư dật. Nếu không là những kẻ tình si, cả cuộc đời theo đuổi một mối tình hoặc mải mê một lí tưởng Cách mạng nào đó như Dũng ( Đôi bạn- Nhất Linh). Cuộc sống của họ đều được các nhà văn thi vị hóa. Nếu như trong đời sống thực, cuộc sống người tiểu tư sản mòn mỏi, bế tắc thì các nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hưng lại có một sinh hoạt khá phong phú và đầy đủ vật chất, ta cảm giác như đời sống tinh thần cũng thoải mái. Cũng như cùng xu hướng viết về đời sống của người nông dân như Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... nhưng có lẽ Nam Cao là người viết về miếng ăn nhiều nhất và viết một cách bi thảm nhất. Các nhân vật nông dân luôn đứng trước vực thẳm của bóng đêm tội ác. Tuy vậy, họ vẫn vượt qua nhờ vào nghị lực bản thân với cá tính riêng biệt ở mỗi con người. 1.1.1 Các nhân vật nông dân Xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đây là thời kì đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, đời sống người dân ngày một khó khăn, đói kém. Hàng triệu người không có việc làm, thiên tai liên tiếp, nạn đói trầm trọng. Vốn xuất thân từ giai cấp nông dân cùng với tâm hồn nhạy cảm, am hiểu con người, cuộc đời, Nam Cao viết về họ một cách chân thực và sâu sắc nhất. Phần lớn, những người nông dân có số phận bất hạnh đều bị đẩy đến bước đường cùng, nhận lấy một cái chết đau đớn, xót xa. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là người nông dân hiền lành, chất phác, rất mực thương con. Lão đau lòng khi nhìn đứa con trai- cũng là người thân duy nhất còn lại trên cuộc đời này gắn bó với lão, phẫn chí bỏ làng ra đi vì không đủ tiền cưới vợ. Lòng người cha nghèo khổ ấy những mong con có cuộc sống bình yên nơi làng quê mà không được. Hạnh phúc tuổi trẻ dang dở, anh con trai thấy cần phải có nhiều tiền để sống ở làng cũ không thì “nhục lắm”. Thấy được sự khó khăn trong gia đình, sự đau khổ của đứa con trai, lão Hạc xót xa trong lòng. Lão nghĩ đến hạnh phúc tuổi trẻ của con lão thì thương con vô cùng nhưng không thể làm theo ý nó được “Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại, bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu?”[1;tr107]. Lão nhất quyết giữ lại mảnh vườn, không phải lão tính toán hay hẹp hòi gì với con lão mà lão nghĩ: xưa nay người dân chỉ có vườn ruộng làm kế sinh nhai, con nhà nông thì mảnh đất gắn liền với đời sống. Tuy sống cảnh nghèo khổ, thất học, lão Hạc vẫn là người biết nhìn xa trông rộng. Cưới vợ về là để tạo dựng gia đình nếu không có đất, không có vốn thì lấy gì sinh sống. Lúc ấy, dẫu yêu nhau mấy người ta cũng không thể sống hạnh phúc được bởi cái ăn là nhu cầu không thể thiếu. Lão thương con bằng cách khác, hi sinh đời lão cho con. Ngày nào đó, đứa con lão trở về thì có vườn có đất mà sinh sống làm ăn chính trên mảnh đất mà vợ chồng lão gắng công tạo dựng. Lòng lão luôn mong muốn con cháu lão đời đời sống trên chính làng quê, nơi nghèo nàn nhưng đầy tình nghĩa. Lão chết đi nhưng ý chí, nghị lực vươn lên trong con người lão rất mạnh mẽ gửi gắm vào đứa con trai. Dù sống trong nghèo đói, cô quạnh nhưng lão không muốn phiền nhiều đến bà con hàng xóm, sợ nhận lòng thương hại của người khác. Vốn là người nông dân lương thiện, cuộc đời lão chịu cơ cực lâu năm lấy mồ hôi công sức của mình đổi lấy chén cơm hàng ngày. Dù tuổi cao sức yếu, lão vẫn làm lụng vất vả kiếm miếng ăn bằng chính công sức của mình. Khi sức tàn lực kiệt, lão chịu đau khổ một mình chứ không để phiền cho mọi người. Miếng ăn giúp con người duy trì sự sống nhưng đôi khi nó lại làm mất đi danh dự một con người. Lão muốn sống sao chết vậy không để ai phải phàn nàn về con người, nhân cách lão dù là nhân cách của một người nông dân cùng cực. Con người ấy đến chết cũng còn lo cho hậu sự của mình, nhờ bà con giúp cho lão được nằm yên dưới nấm mồ bên đường. Lão chọn cái chết để không là gánh nặng cho con lão sau này, không để mọi người bận tâm đến. Như lời ông giáo nói: “Lão từ chối một cách gần như là hách dịch”[1;tr114]. Cái hách dịch ấy là sự quyết tâm, lòng tự trọng của lão nông dân già nhân hậu. Anh Phúc trong Điếu văn cũng là một người chịu nhiều bất hạnh dù tuổi anh còn trẻ. Mang trong người căn bệnh từ nhỏ, anh Phúc biết đó là khó khăn của mình nên cố gắng vượt qua. Bản chất cần cù, chịu khó của người nông dân nghèo hình thành trong anh rất sớm. Anh ý thức được bản thân và cuộc đời nên anh càng làm việc chăm chỉ hơn người khác mong có sự thông cảm của người chủ “Biết mình chậm chạp vụng về, lại yếu ớt quá không thể xốc vác như người ta, anh chỉ chăm chăm chúi chúi làm suốt ngày không một phút nào đươc nghỉ ngơi. Anh làm cả về đêm. Anh mong lấy sự cố gắng của chính anh để bù lại sự kém cỏi tự trời sinh; và cố lấy sự chăm chỉ, kiên nhẫn và sự nhẫn nại để gợi lòng thương của chủ”[1;tr271]. Anh làm việc bằng tất cả sức lực yếu ớt của mình để bù đắp khuyết điểm của anh do bệnh tật. Dù cuộc sống khó khăn và bệnh tật hành hạ cơ thể nhưng anh Phúc vẫn kiên trì quyết tâm làm việc vượt lên số phận. Những tưởng hạnh phúc cuộc đời mỉm cười trả công anh để anh cưới được cô vợ xinh tươi. Trớ trêu thay, vợ anh là người phụ nữ suốt ngày chỉ ăn không ngồi rồi để mặc cho anh Phúc vật lộn với cuộc sống tìm kế sinh nhai. Chị ta không làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ trong gia đình. Vừa lo kiếm tiền nuôi sống cả gia đình vừa trông coi nhà cửa, chăm sóc hai con anh Phúc không được một phút nghỉ ngơi. Một người bình thường còn khó lòng chịu nỗi vất vả ấy huống hồ anh Phúc mang trong người căn bệnh triền miên. Nhưng anh cũng cố gắng hết sức để gia đình được êm ấm “anh thui thủi nằm nhà để quạt cho hai con ngủ, để khàn khàn ru mỗi khi thằng bé giãy và để thỉnh thoảng thở dài khi hơi thở nhẹ nhàng của nó lại trở nên đều đều… Anh đã chịu đựng tất cả nỗi đau đớn âm thầm ấy, không một lần hé răng oán thán”[1;tr276]. Tất cả những gì anh làm không đủ sức núi kéo bước chân người vợ trở về. Số phận bi thương của anh Phúc lên đến tột cùng khi anh nhắm mắt lìa đời trong cô độc và uất ức. Cả cuộc đời làm lụng vất vả trong nỗi đau cơ thể nay anh phải chịu nỗi đau tinh thần vì sự vô tâm, bạc tình của vợ. Đến phút cuối đời anh muốn ăn một bát chè đỗ đen mà cũng không được, đau đớn hơn là nhìn hai đứa con thơ dại khóc lã đi vì đói. Truyện ngắn là lời ai điếu của Nam Cao đối với số phận bất hạnh của anh Phúc. Đồng thời nhà văn muốn vạch trần sự giả dối của lòng người, những giọt nước mắt của người vợ hờ hững lúc đưa tang chồng. Và không biết rồi đây hai đứa con của anh Phúc sẽ trôi dạt về đâu ? Hình ảnh người nông dân lâm vào cảnh cùng cực tự tìm đến cái chết đau xót còn được thể hiện trong truyện ngắn Nghèo. Anh đĩ Chuột đang chống chọi với bệnh tật và cái đói hành hạ dữ dội, nó làm mòn đi cơ thể anh “cái mặt hốc hác và làn da đã xanh lại xanh thêm, mái tóc dài xòa xuống tai và cổ, hai con mắt ngơ ngác và lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở mồm hé ra để cho dễ thở khiến anh có cái vẻ đáng sợ của con ma đói”[1;tr13]. Khi thấy vợ con vào, anh cố gắng cho mọi người thấy anh khỏe nhưng cũng không được vì “anh cố gượng nhếch miệng một cái cười méo xệch và vừa thở phều phào vừa hỏi bằng một thứ tiếng yếu ớt như từ thế giới bên kia đưa lại: -Nó làm sao thế?”[1;tr13] Giọng nói ấy làm sao có thể che đậy tình trạng sức khỏe bệnh trầm trọng của anh được thế mà anh cũng căn dặn vợ “Đừng lấy thuốc nữa, tôi sắp khỏe rồi, chỉ ăn cho nó khỏe lên chắc bệnh phải hết. Bu em đong cho tôi cả bốn hào gạo đừng đong gạo trắng ăn nhạt lắm”[1;tr14]. Gạo trắng thì ai chẳng muốn ăn nhưng anh đĩ Chuột thừa biết tình cảnh gia đình mình lúc này. Là người chồng có trách nhiệm biết lo cho gia đình nay phải trở thành gánh nặng cho vợ con, anh đĩ Chuột thấy bất lực mà không biết làm sao. Người nông dân không có trình độ nhưng tình người thì họ có thừa, biết đối nhân xử thế. Nhìn vợ con gầy yếu mà anh không cầm được nước mắt, anh nói với con: “Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa là chè! Rõ mày thì khổ từ trong bụng mẹ…”[1;tr15]. Chính vì anh mà vợ con anh khổ! Lúc anh đang quẩn trí như thế nên khi nghe tiếng chửi của bà chủ nợ từng tiếng xé lòng anh và ý định chết đi để bớt gánh nặng cho vợ như thúc giục anh. Anh chẳng kịp nghĩ đến sau này, trước mắt anh thấy cái chết sẽ bớt mọi thứ: thuốc men, miếng ăn... Anh chết đi để lại phần cơm cho con cũng là dành lại sự sống cho gia đình khốn đốn ấy. Số phận anh thật bi thương, một đời lầm than cơ cực rồi kết thúc cuộc đời trong lặng lẽ đớn đau. Hình ảnh chị đĩ Chuột làm ta nhớ đến nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố: một người phụ nữ đảm đang tháo vát lo cho chồng cho con chẳng nghĩ gì đến bản thân mình. Cái nghèo thường đi đôi với bệnh tật làm cho con người không thể vươn lên được mà ngày càng rơi vào trái ngang cuộc đời: lúc sống thì bị khinh khi, cơ khổ đến lúc chết đi cũng trở thành con ma đói lang thang vất vưởng không chỗ nương tựa. Nam Cao càng trân trọng, yêu thương con người bấy nhiêu thì càng căm phẫn xã hội đương thời đã dồn đẩy con người vào bi đát, không cho người nông dân một lối rẽ tìm sự sống. Họ là những người không đổi về bản chất nhưng sao số phận thay đổi thật bất ngờ trong tủi nhục, đau thương. Người con gái còn trẻ nhiều ước mơ khát vọng phải về làm dâu nhà người để chạy đói- ấy là Dần trong tác phẩm Một đám cưới của Nam Cao. Đọc tác phẩm ta cảm nhận được sự xót xa, ngậm ngùi của nhà văn đối với cuộc đời người con gái trong nạn đói. Từ bé, Dần đã tập làm quen với công việc nhà do sự chỉ bảo của mẹ Dần. Người mẹ ấy cũng như những người phụ nữ từ bao đời lo cho cuộc sống gia đình, lo cho cuộc đời con gái mình mai sau. Bà đau lòng khi thấy Dần chịu cực khổ làm cho nhà người ta, phải xa cha mẹ và các em. Bản thân Dần rất sợ đi ở cho nhà người ta “Nó đòi ở nhà với các em, muốn cho ăn thế nào thì cho muốn bắt thế nào thì bắt, chỉ đừng bắt nó ở cho nhà bà chánh nữa. Cơm nhà giàu khó nuốt. Ăn của họ mà không làm lợi cho họ được thì họ làm cho đến phải mửa ra mà giả họ. Dần chân yếu tay mềm lắm. Nó thà nhịn đói mà ở nhà ở cửa còn hơn”[1;tr123]. Rồi bất hạnh đến với gia đình, Dần là người chứng kiến cảnh chia li, tang tóc của gia đình. Và chính Dần phải theo chồng để trả món nợ mượn của người ta để lo ma chay cho mẹ. Dần không được ở nhà chăm lo hai em và người cha phải đi xa tìm kế sinh nhai không biết ngày về. Câu chuyện là cảnh gia đình li tán, mọi người nhìn nhau khóc, nổi bật lên là đám cưới nghèo trong buổi chiều cuối ngày. Một đám cưới bất bình thường: cưới chạy đói. Gia đình chồng cũng không khá giả gì nên đám cưới diễn ra âm thầm, lặng lẽ trong đêm: không có họ hàng thân thuộc, không một người khách. Không khí u buồn chẳng có tiếng cười, chẳng lời chúc tụng mà đâu đó ngập tràn giọt nước mắt buồn tủi, xót xa thân phận. Tuy nhiên Dần làm theo sự sắp đặt ấy là vì sự hiếu thảo của đứa con thương cha, sự hiểu biết của đứa con trong gia đình nghèo. Trong lòng Dần là một cá tính của người phụ nữ thời đại mới. Tuy tuổi trẻ nhưng Dần vẫn ý thức được bản thân, thấy được sự bất hạnh của mình. Dần thấy như người ta mua mình với giá thật rẻ, không nhận được gì ngoài “chẽ cau chừng chục quả”. Trước đó, Dần từng nói với cha:“Ấy thầy thì chỉ thế!... Cái gì cũng chước! Thành thử ra con mình chỉ theo không?”[1;tr131]. Dần biết gia đình nhà chồng cũng nghèo nên cha Dần mới không đòi hỏi gì nhiều nhưng là thân con gái một lần xuất giá theo chồng ai mà không mong muốn được rỡ ràng với họ hàng bà con hàng xóm. Chính vì nghĩ vậy nên Dần tủi thân. Rồi đây, trong cuộc sống gia đình mới không biết Dần hạnh phúc hay đau khổ ? Tính cách các nhân vật chính diện trong truyện ngắn Nam Cao là thế! Bên cạnh đó, nhân vật bị biến chất trong xã hội thực dân nửa phong kiến cũng đa dạng về tính cách. Xét truyện ngắn Chí Phèo, ta thấy nhân vật trải qua giai đoạn bị biến chất từ anh thanh niên hiền lành thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại, đó là Chí Phèo. Từ lúc sinh ra cho đến khi kết thúc cuộc đời, Chí Phèo luôn bị bỏ rơi, sống thiếu tình thương. Chí chẳng biết cha mẹ là ai, tuổi thơ sống bơ vơ hết đi ở cho nhà này đến đi ở cho nhà khác. Tuy không được cha mẹ giáo dục, Chí vẫn sống đúng mực đạo đức con người, sống chan hòa với xóm làng. Chí là một người nông dân hiền lành, chăm chỉ làm việc nuôi sống bản thân. Chí cũng từng mơ ước có một gia đình nho nhỏ “Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, chúng bỏ lại một con lợn nuôi, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”[1;tr46]. Chí biết thế nào là tốt xấu rõ ràng “từ khi biết rằng con vợ nhà chủ sai hắn làm một việc không chính đáng hắn vừa làm vừa run”[1;tr48], bản thân hắn không muốn làm điều đó bởi “Hai mươi tuổi, người ta không là đá nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích những gì người ta khinh” và “hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”[1;tr48]. Thế nhưng, cuộc đời vốn dĩ không giống như những gì ta mơ ước mà ngược lại: Chí vô tù oan ức, trời không biết, đất không hay chỉ có Bá Kiến biết vì hắn thấy trái tai gai mắt khi thấy bà ba gọi Chí “bóp chân”. Bằng quyền lực của mình, Bá Kiến đẩy Chí vào tù để không phải nhìn thấy cảnh đó nữa. Nhưng có lẽ hắn không ngờ, Chí không ngờ và cả làng Vũ Đại cũng không ai ngờ, từ một anh canh điền hiền lành khỏe mạnh giờ trở thành tên lưu manh rạch mặt ăn vạ cả làng. Một con người vốn có lòng tự trọng, ý thức được bản thân, anh Chí ngày xưa cảm thấy nhục trước sự sai khiến của bà ba vợ Bá Kiến. Bây giờ Chí làm tay sai cho Bá Kiến đánh mất cả cuộc đời, hắn đã thay đổi tất cả từ diện mạo cho đến bản chất “Cái mặt hắn không trẻ cũng không già; nó không còn phải là mặt người; nó là mặt của con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ ta biết tuổi? Cái mặt hắn vàng vàng mà lại muốn giạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo. Vết những mảnh chai của bao nhiêu lần ăn vạ kêu làng, bao nhiêu lần, hắn nhớ làm sao nổi? Bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại, người ta giao cho hắn làm! Những việc ấy là cuộc đời của hắn, cuộc đời mà hắn cũng chả biết bao nhiêu năm rồi. Bởi vì ngay đến cai thẻ có biên tuổi hắn cũng không có, trong sổ làng, người ta vẫn khai hắn là dân lưu tán lâu năm không về làng”[1;tr37]. Cứ thế, Chí Phèo trượt dốc dần dần xuống tận cùng sâu thẳm không biết đến cuộc sống bình thường của con người lương thiện khi xưa. May sao, Chí Phèo gặp Thị Nở- người phụ nữ xấu xí dở hơi nhưng có tình người chân thành. Nhờ vậy, Chí Phèo thức tỉnh được bản thân, nhớ lại quãng đời đi qua mà lo sợ cho số phận của mình. Chí Phèo muốn trở lại với tháng ngày sống lương thiện trước kia với bao mơ ước giản dị mà ấm áp. Chí Phèo muốn gần gũi với mọi người chung sống trong cộng đồng con người. Sự kết hợp Chí Phèo và Thị Nở là một cặp “xứng đôi vừa lứa” đã đem lại ánh sáng cuộc đời cho Chí Phèo, tiếp thêm nghị lực cho bước chân Chí tìm về con đường đúng đắn. Đáng tiếc, cuộc đời, xã hội ngăn bước chân tìm về chốn bình yên của Chí. Những thành kiến của con người, những tập tục của xã hội đè nặng lên cuộc đời Chí Phèo. Thị Nở từ chối tình cảm, xã hội cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo bằng tất cả sự phủ phàng và tàn nhẫn. Đến lúc này, Chí Phèo tỉnh táo thật sự nhận thấy cuộc đời thảm khốc của mình. Chí tìm đến Bá Kiến- đại diện cho tầng lớp thống trị ở nông thôn, chế độ thực dân phong kiến đương thời để đòi quyền làm người mà từ lâu bị đánh mất. Kết thúc tác phẩm, Chí Phèo chết đi nhưng câu nói cuối cùng của Chí vẫn còn vang vọng,dõng dạc trong không gian thấm vào lòng người đến khó quên:“Tao muốn làm người lương thiện”[2,tr52]. Một mong muốn ngỡ như là vô lí bởi ai mà chẳng có quyền đó. Vậy mà nó lại không có ở Chí. Đó là điều Nam Cao trăn trở và đau xót cho số phận người nông dân khốn khổ trong xã hội đương thời. Bằng tấm lòng nhân đạo, ông đã tìm ra những tính cách tốt đẹp còn lại trong họ. Bên cạnh đó, ta thấy Chí còn là người ân đền oán trả. Ngày đầu tiên đi tù về, Chí Phèo vào thẳng nhà Bá Kiến để chửi. Chí biết nỗi oan ức của mình xuất phát từ sự ganh ghét dã tâm của lão già gian mưu ấy. Nhưng tiếc thay, ý chí người nông dân không vượt qua được mưu kế của tên địa chủ già đời Bá Kiến. Vì vậy, Chí Phèo sống sa ngã thành một tên lưu manh theo sự sai khiến của Bá Kiến ngày một sâu hơn. Tội lỗi chất chồng lên nhau, Chí Phèo đi từ sai lầm này đến sai lầm khác để cuối cùng hắn bị mọi người xa lánh. Thảm thương thay đến phút cuối cuộc đời, Chí chết cùng với kẻ thù trong đau đớn tột cùng. Nhưng có lẽ, Chí mãn nguyện được phần nào vì giết được Bá Kiến- kẻ đã gây ra nhiều bi kịch cuộc đời cho Chí. Người nông dân bị biến chất trong xã hội lúc bấy giờ không chỉ có một mình Chí Phèo mà còn có anh cu Lộ. Trong tác phẩm Tư cách mõ, anh cu Lộ vốn là nông dân chân chất thật thà sống bình dị bên mái ấm gia đình có vợ có con:“Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm chút chút làm để nuôi vợ nuôi con”[1;tr197]. Sống trong cảnh nghèo khổ, anh cố gắng dùng sức lao động của mình kiếm chén cơm manh áo cho vợ con “Vườn đất hẹp, gia sản không có gì. Anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê cuốc mướn”[1;tr197]. Đáng quí hơn, anh không tham lam bất cứ cái gì của ai. Vì vậy trong mắt mọi người thì “anh cu Lộ ăn ở phân minh lắm. Bởi vậy, kẻ trên người dưới hàng xóm láng giềng ai cũng mến”1;tr197]. Cuộc sống của anh ta sẽ như thế mãi nếu không có sự kiện làng kêu anh làm mõ- một việc mà ai cũng từ chối. Người làng thấy anh thật thà nên họ xui anh làm mõ, họ dùng mọi lời lẽ ngon ngọt, từ tốn để thuyết phục anh “làm sãi chẳng có gì mà nhục, cũng là làm việc họ đấy thôi; ai cũng ngại không chịu đứng ra cán đáng, thì mình đứng ra cáng đáng giùm cho cả họ ; có phải mình tham lợi tự nhiên đem trầu cau đến xin làm đâu mà sợ tiếng?”[1;tr199-200]. Và anh đã nhận lời! Biết anh cu Lộ được hưởng những chế độ đặc biệt dành cho người làm mõ, những người từ chối không chịu làm lúc trước bây giờ mới tiếc. Họ là những người sống ích kỉ. Công việc thì họ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nhưng lợi ích thì ai cũng giành phần. Từ đó, mọi người sinh lòng ganh tỵ, ghen ghét anh cu Lộ. Họ muốn anh cô độc, tách anh ra khỏi cộng đồng, anh như sống cách li với mọi người đến tội nghiệp. Lần đầu bị đối xử như thế, anh “tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ hắn cúi mặt, không dám nhìn Thị, làm như Thị đã rõ cái việc nhục vừa rồi”[1;tr201]. Anh đã phải chịu đựng vì hoàn cảnh gia đình nên anh không từ bỏ công việc được, anh ý thức được thân phận mình nên anh tránh né những bữa ăn trong làng vì lòng tự trọng con người “Hắn chỉ định từ giờ chẳng đi ăn cỗ đám nào nữa là ổn chuyện”[1;tr201]. Nhưng rồi cuộc đời không cho anh làm theo ý muốn đó. Người làng đối xử với anh rất thâm độc: ăn cổ không ngồi chung với anh, nói xiên xỏ anh, bất cứ người lớn hay trẻ em đều gọi anh là thằng mõ. Dần dần, anh trở thành thằng mõ thật sự, không còn biết đến danh dự và sĩ diện mà chỉ biết có miếng ăn. Anh hình thành thói tham lam một cách trơ trẽn và táo tợn, lấy đó làm kêu hãnh khi đối mặt với mọi người “Không ai chịu ngồi với hắn thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ”[3;tr174]. Thế mới biết, hoàn cảnh xã hội có tác động rất lớn đến ý thức con nguời nhất là xã hội đương thời, con người khi đã xa chân lỡ bước thì không thể quay về con đường cũ. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nam Cao được triển khai đến tận cùng ở mỗi đối tượng trong tác phẩm. Nhà văn đi vào việc tìm hiểu bản chất sự việc, con người bằng tất cả tấm lòng mình. 1.1.2. Các nhân vật trí thức Thế giới nhân vật tiểu tư sản của Nam Cao là nhân vật có sự lặp đi lặp lại của sự nghèo khổ đành bỏ đi ước mơ, hoài bảo của mình. Nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa là một nhà văn đầy tài năng và khát vọng cao đẹp: “Đói rét không có nghĩa lí gì với gã tuổi trẻ say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài năng của hắn mỗi ngày thêm nảy nở”. Vì cuộc sống hàng ngày, Hộ phải đối mặt với nó “Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn! Sự sinh hoạt lúc này chẳng dễ dàng đâu”[2,tr81]. Trong con người Hộ, lẽ sống tình thương là một phẩm chất đạo đức rất đáng quí. Chính vậy mà anh đã cứu vớt đời Từ qua hồi khốn đốn. Hộ sẵn sàng đỡ trên vai mình những số phận bất hạnh, yếu đuối mà cụ thể là hắn cứu vớt đời Từ. Tuy nhiên, để có thể lo cho Từ, cho mẹ Từ, cho các con hắn tìm cách kiếm ra tiền. Để có tiền, Hộ phải viết vội vàng tao ra những tác phẩm mà chính hắn vừa viết xong đã thấy chán. Trước đây, Hộ chọn công việc viết văn không phải như một cái nghề mà như một cái nghiệp, một hình thức tốt đẹp để có thể thực hiện hoài bão. Hộ khát khao làm một nhà văn chân chính, có thể viết những tác phẩm có ích đưa đến con người những cái đẹp làm cho con người sống tốt đẹp hơn. Suy nghĩ là vậy, ý nghĩ là thế nhưng khi cưới Từ, chăm lo gia đình Hộ phải bỏ tất cả. Hắn tự giày vò mình, tự lên án mình là kẻ giả dối, một kẻ thiếu lương tâm. Song hắn không thể không viết vì cái ăn cái mặc hàng ngày của vợ con, nhất là có tiền lo cho những đứa con quanh năm đau ốm và la khóc. Lâu ngày, hắn “trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình”[2,tr81]. Bi kịch đời Hộ là như vậy! Lý tưởng đẹp đẽ bị thực tế cuộc sống đè nặng một cách nghiệt ngã. Những lúc quá u uất, phẫn nộ, hắn hành động như một người chồng vũ phu với Từ. Rồi sau đó, hắn xin lỗi Từ và vợ chồng hiểu nhau cùng khóc cho nỗi đau kiếp nghèo: “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc… Ơi chao! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc”[2,tr93]. Ai cũng muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người mình thương yêu nhưng thực tế thì ngược lại. Người ta chỉ thực sự rơi vào bi kịch khi ý thức được nỗi đau của chính mình. Cái bi kịch của Hộ ngày một chất chồng lên mà không sao thoát ra được. Cùng hoàn cảnh như Hộ còn có Điền trong Giăng sáng và Nước mắt. Cả hai đều là những trí thức bị vòng xoay của cuộc sống “cơm áo gạo tiền” cuốn vào bi kịch tinh thần. Điền trong Giăng sáng là con người vốn lãng mạn, anh đem vào văn chương những tình cảm ngọt ngào thoát khỏi thực tế đời thường. Trong tâm trí, Điền vẫn hi vọng một cuộc sống tốt đẹp, hoàn thiện. Đôi lúc, Điền không thể chịu đựng được sự tính toán nhỏ nhen để có miếng ăn cho gia đình, hắn cảm thấy như hắn không còn là hắn nữa. Cuộc sống ghì chặt bởi lo toan tìm kế sinh nhai vốn không phù hợp với tâm hồn và trí óc người trí thức. Ở họ, văn chương là lý tưởng sống, là tất cả “Điền sẵn sàng từ chối một chỗ làm kiếm nỗi mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn”[2,tr59]. Điền khao khát khẳng định vai trò của mình trong xã hội nhưng thực tế nghiệt ngã lại đẩy họ vào tình cảnh phải chấp nhận sự thật. Sống trong cảnh túng thiếu, Điền luôn tự trách mình không giúp gì được cho gia đình và trở thành gánh nặng. Điền cảm thấy mình ích kỷ dù hắn cố lao động kiếm tiền, tiêu xài tiết kiệm. Điền yêu văn chương muốn trở thành văn sĩ, luôn khao khát cuộc sống an nhàn, những tình cảm thơ mộng, chán cảnh tầm thường thô thiển nhưng “trong những căn lều nát mà trăng đã làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao nhiêu người quằn quại, nức nở nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình. Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mọng được. Cái sự thực tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy”[2,tr64]. Điền nhận ra một tác phẩm có giá trị phải phản ánh chân thực cuộc sống, thân phận con người. Điền không còn trốn tránh hiện thực nữa mà đón nhận những tiếng đau khổ của đời để thể hiện chúng trên trang viết. Trong truyện ngắn Nước mắt, Điền cũng là một nhà văn nghèo phải chăm lo cho cả gia đình trong cuộc sống khó khăn, chật vật. Chính cuộc sống ấy mà đôi lúc Điền làm tổn thương đến vợ đến con- những người Điền yêu quý nhất. Đó là nỗi đau trong lòng Điền vì anh vốn xem trọng tình cảm gia đình, niềm vui của vợ con cũng chính là niềm vui của anh. Anh cố làm việc để có tiền cho vợ con được sống an nhàn. Anh lo cho vợ con đến quên đi bản thân mình: “Mấy mươi lần vợ hắn giục hắn may một cái áo sơ mi mới hắn chỉ ư ứ rồi để đấy, chưa bao giờ dám bỏ tiền ra mà may cả. Thế rồi bao nhiêu tiền cũng vào vợ vào con hết”[2,tr142]. Một người như thế nên sau khi cáu gắt xong, nằm suy nghĩ lại thấy thương vợ con vô cùng. Vợ Điền là một người phụ nữ yêu thương chồng con, biết thu vén cho gia đình nhưng cái nghèo vẫn đeo bám. Bé Hường con Điền vẫn còn nhỏ tuổi lẽ ra có một tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên vậy mà cảnh túng quẫn trong nhà đã in đậm trong tâm trí nó. Đứa con bé nhỏ ấy hay ốm đau hay khóc vụn lặng lẽ âm thầm. Nó biết thương cha thương mẹ, biết chịu đựng nỗi đau cuộc đời. Những giọt nước mắt của bé Hường như cuốn đi những bực dọc, làm ý thức con người phần nào thức tĩnh quay về tình cảm thiêng liêng. Ở những nhân vật Hộ, Điền, nhà văn muốn chỉ ra người trí thức có ước mơ hoài bão lại vỡ mộng vì cuộc sống đời thường gia đình. Tâm hồn họ đẹp, lý tưởng lớn lao, họ khao khát vươn tới một chân lý đẹp cuộc sống. Nhưng mà khi đối mặt với thực tế éo le, họ trở thành những con người tự dày vò, làm khổ chính bản thân và gia đình vì họ nghĩ đó là nguyên nhân của cái khổ. Nhưng không những người thân ấy chẳng làm gì nên tội mà họ chỉ là nạn nhân đáng thương của một chế độ xã hội đáng lên án. Bi kịch nhân vật Hộ trong Đời thừa, Điền trong Giăng sáng và Nước mắt cùng bao nhiêu người trí thức khác nữa thường rơi vào bi kịch vỡ mộng và bi kịch tình thương. Nhân vật trí thức nghèo trong tác phẩm Nam Cao nhiều lúc vật vã, ngao ngán, tuyệt vọng với những gì họ mơ ước. Càng muốn vươn lên, họ lại lún sâu vào hố sâu thảm kịch cuôc đời, dù trong lòng họ là một hoài bão đẹp. Họ cảm thấy mệt mỏi với gánh nặng gia đình, trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình và hơn hết họ đau lòng vì không thực hiện ước mơ văn chương cao đẹp của mình. Nam Cao đã đi sâu vào nỗi khổ của những tâm hồn bị đày đọa nhưng vẫn giữ được bản chất tốt đẹp của người trí thức nghèo. Bên cạnh những nhân vật rơi vào bi kịch gia đình như Hộ, Điền thì Hài trong Quên điều độ- một thầy giáo trẻ đang lâm vào cảnh thất nghiệp, đói khổ. Mang căn bệnh trong người, Hài phải năn nỉ với người y sĩ xin tờ giấy chứng nhận sức khỏe tốt thật bi thảm, thống thiết. Hài nói hết hoàn cảnh, dùng mỗi lý lẽ thuyết phục người y sĩ đồng ý. Sau đó, ông căn dặn Hài rất kĩ bởi đây là một y sĩ có trách nhiệm với nghề, có lương tâm thầy thuốc nhưng vì những lời năn nỉ thảm thiết của Hài mà ông chấp nhận. Chính bản thân Hài cũng biết sức khỏe không tốt, khó lòng đứng lớp dạy nhưng phải cố làm để có cái ăn. Sống trong sự nghèo đói, Hài tự hình thành cho mình cách sống điều độ. Hằng ngày phải vật lộn với căn bệnh để tìm cái ăn thật không phải dễ với Hài. Cách tốt nhất, Hài tự rèn luyện cho cơ thể mình thích ứng với cái khổ, sống trong sự thiếu thốn cho quen dần. Muốn được tồn tại thì phải như vậy nếu không thì Hài có thể bị hủy duyệt bất cứ lúc nào. Hài tự biện luận bào chữa cho cách sống điều độ của mình thật khoa học, chặt chẽ và logic để anh có thể chấp nhận nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ẩn sâu trong lòng thầy giáo nghèo kia, một con người điều độ kia là một tâm hồn tuổi trẻ đầy nhiệt huyết với những nhu cầu cuộc sống khi gặp người bạn cũ. Thư đãi Hài một tiệc rượu và đi hát. Lúc đầu còn e dè sau đó là những phút giây vui vẻ tận hưởng thú vui mà bấy lâu nay Hài không có được và cũng không dám nghĩ tới. Nay tiếp xúc với nó, Hài thấy mãn nguyện và quên đi căn bệnh của mình. Nhưng con người không thể tận hưởng khi không có tiền, Hài đã trở về với cách sống điều độ của mình, cảm thấy nó mới là phương châm sống đúng, phù hợp với bản thân anh. Ở nhân vật này, ta thấy một con người ham sống, ham lao động, biết hưởng thụ cuộc sống nhưng nghèo đói, bệnh tật khiến con người trở nên nhỏ bé và an phận. Nhân vật trí thức khác trong Xem bói có cái chết bi thảm, chua xót. Tình cảnh một anh thanh niên thất nghiệp, đang đi tìm việc mà cơn đói cứ cồn cào suốt quãng đường đi. Tưởng tượng ra món ăn ngon để mà thèm khát, gắt gỏng với bản thân rồi lại tủi phận. Không có nhiều tiền, anh phải khổ sở tính trước tính sau xem thế nào để được lợi nhất: “Phở thì ngon thật nhưng mà đắt.. Mà lại lỏng bỏng nhiều nước quá. Tiếng rằng một bát nhưng nếu chỉ kể nguyên bánh và thịt, khó mà được năm miếng thỏa. Đúng hai hào một bát. Biết ăn mấy bát? Nhiều: không đào đâu ra tiền được; ít, dở miệng, càng thêm khổ mà lát nữa ra đến ngoài kia, tiểu tiện đánh tòe một cái, lại đâu vào đấy: bụng đói hoàn đói… thà làm mấy hào cơm cho chắc dạ”[2,tr159]. Đến sau cùng, anh lấy số tiền ít ỏi dành dụm xem một quẻ bói toán để biết vận mệnh ra sao vì “Lão thầy bói này hay lắm. Lão sẽ rọi một tia sáng vào cõi tương lai mù mịt của hắn. Lão sẽ báo cho hắn biết đời hắn mai sau thế nào?”[2,tr163]. Trong cuộc sống, con người hay tìm đến thế giới siêu nhiên để hi vọng có niềm vui gì ở đó, như lời thầy bói nói:“Ông còn long đong năm nay, sang năm nữa. Đến năm băm mốt thì mới khá. Công việc tự nhiên mà gặp. Tài lộc dồi dào”[2,tr167,168]. Xem xong, anh cảm thấy trong người khoan khoái, quên hết đói khát và mệt nhọc, lòng tin tưởng về một ngày mai tốt đẹp vì thầy bói nói cho anh nghe toàn điều tốt lành ở những năm sau. Ở con người anh không phải là một người mê tín dị đoan nhưng anh lâm vào hoàn cảnh cùng khổ quá: “Hắn nghĩ đến nỗi khổ của hắn từ ngày ốm một trận, nghỉ lâu quá mất việc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan