Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm-hữu cảm” của nguyễn khuyến...

Tài liệu Nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm-hữu cảm” của nguyễn khuyến

.PDF
71
448
97

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN VÕ VĂN BON MSSV:6095835 NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CHÙM THƠ “CẢM-HỮU CẢM” CỦA NGUYỄN KHUYẾN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. TẠ ĐỨC TÚ Cần Thơ 5-2013 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đều đã biết trong làng văn học Việt Nam Nguyễn Khuyến được xem như ngôi sao tỏa sáng. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một công trình sáng tác đồ sộ, phong phú cả về số lượng và chất lượng. Thơ văn Nguyễn Khuyến sở dĩ đến nay vẫn còn được truyền tụng, trước hết là vì trong những ngày đen tối bi thảm nhất của lịch sử dân tộc. Nguyễn Khuyến vẫn giữ được tấm lòng son sắc, trong sạch, yêu nước chân thành, một tâm hồn đôn hậu phong phú tình cảm, một cuộc sông đạm bạc, gần gũi và thông cảm với nhân dân. Nhà thơ Tam nguyên mặc dầu không trực tiếp cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ phấn nghĩa Cần Vương, vẫn đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước. Sau các sĩ phu Cần Vương, Nguyễn Khuyến tiêu biểu cho một thái độ xử thế, một khí tiết yêu nước của một phân số nho sĩ trong những ngày hấp hối của chế độ phong kiến. Cụ sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội rối ren, biến cố lịch sử của thế kỷ XIX. Thời của Nguyễn Khuyến là thời rối ren còn thêm tao loạn nhưng ông vẫn khẳng định được tài năng của mình. Đến với thơ Nguyễn Khuyến người đọc dường như cảm nhận sâu sắc về tâm hồn yêu nước sâu nặng nhưng rất kính đáo và chân thành. Đóng góp của ông tuy không rực rỡ như “truyện kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, cũng không vang dội bằng tên tuổi như Nguyễn Trãi với tuyệt tác “Bình ngô đại cáo” nhưng Nguyễn Khuyến đã để lại dấu ấn riêng cho mình. Đó là dấu ấn khó thể phai mờ trong nền văn học trung đại nói riêng và cả nền văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Khuyến làm quan tất cả 11 năm (1872-1883), còn phần lớn cuộc đời của ông là ở quê nhà, một vùng chiêm trũng nước. Trong thời gian từ quan về nhà, ông sống gần gũi nhân dân, hiểu những lo toan và tâm tình của họ. Tuổi già, Nguyễn Khuyến vừa dạy học vừa làm thơ. Đây là thời kỳ sáng tác chủ yếu của nhà thơ. Thi hào Nguyễn Khuyến là nhà thơ sớm được mọi người đón nhận khi về ẩn cư ở Yên Đổ. Thơ văn của ông đã được người đời đua nhau ghi chép, đó là những sáng tác bất hủ đã làm nên cái riêng trong thơ Nguyễn Khuyến. “Quế sơn thi tập” là một tập thơ lớn đã bộc lộ tấm lòng, tâm tư tình cảm, những niềm trăn trở, cũng như thái độ của ông trước thời cuộc.Để chúng ta hiểu rõ và 2 cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc đời của nhà thơ cũng như về những vần thơ đặc sắc mà Nguyễn Khuyến đã đặt tất cả tâm huyết của mình. Vì vậy, người viết chọn đề tài: Nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm – hữu cảm” của Nguyễn Khuyến để làm luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn khuyến là nhà thơ lớn, sáng tác chủ yếu vào giai đoạn nữa thế kỷ XIX. Ông đã có những đóng góp đặc sắc, nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nhiều phương diện cho sự phát triển của thơ ca trung đại Việt nam. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp thơ văn của ông. Thơ văn Nguyễn Khuyến được đăng tải đầu tiên là trên tạp chí Nam Phong, trong mục thơ ca Yên Đổ nhưng phải đợi đến nhiều năm sau thì công trình văn học sử mới tìm đến Nguyễn Khuyến như công trình Việt Nam học sử yếu của Dương Quảng Hàm; sơ khảo văn học Việt Nam; văn học Việt Nam nữa cuối thế kỷ XIX và những chuyên gia viết về Nguyễn Khuyến như: Lê Trí Viễn, Văn Tân, Nguyễn Đình chú, Nguyễn Lộc, Xuân Diệu,…Tất cả đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng như phong cách nghệ thuật thơ ông. Dõi theo tiến trình nghiên cứu về tác gia Tam Nguyên Yên Đổ đã trải qua nhiều giai đoạn với sự ảnh hưởng khác nhau. Giai đoạn trước năm 1945, nhà thơ Nguyễn Khuyến còn ít được biết đến nhưng chủ yếu qua phần thơ Nôm của ông. Người có ý kiến sớm nhất về Nguyễn Khuyến có lẽ là Phan Kế Bính với công trình: Việt – Hán văn khảo (1930). Giai đoạn sau 1945, các nhà nghiên cứu, nhà phê bình đã đi vào nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của thi hào Nguyễn Khuyến có phần chuyên sâu hơn. Đầu tiên có thể kể đến là Văn Tân với quyển “Nguyễn Khuyến – nhà thơ kiệt xuất”, có chọn thêm phần thơ chữ Hán, gần 200 trang. Từ năm 1957, cuốn “văn thơ Nguyễn Khuyến” do Hoàng Ngọc Phách, Lê Phước, Lê Trí Viễn hiệu đính, chú thích và giới thiệu. Cuốn sách ra đời đã tập hợp khá đầy đủ phần thơ Nôm, và bước đầu phụ chép 21 bài thơ chữ Hán. Bên cạnh đó, quyển “Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm” do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu. Đây là: “sự tập hợp một cách rộng rãi những 3 bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp cảu Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay nhằm đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh những thành tựu trong việc nghiên cứu một trong những tác gia văn học lớn cuối thế kỷ XIX. Cuốn sách ra đời với mong muốn trở thành cơ sở cho bước tiếp theo trong việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà thơ được cả dân tộc yêu mến” [ 24; tr.44]. Như vậy, tác giả đã tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu và phân chia theo nội dung của mỗi bài để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng như phong cách nghệ thuật thơ của ông. Năm 1971, NXB văn học Hà Nội cho in cuốn sách “Thơ văn Nguyễn Khuyến” gần 500 trang do tác giả Xuân Diệu giới thiệu. Kể từ đây, việc nhìn nhận, đánh giá nhà thơ Tam Nguên đã chuyển sang bước ngoặt mới, công phu và đầy đủ hơn. Sau đó, công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến với tên gọi “Đến với thơ văn Nguyễn Khuyến” do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Với công trình nghiên cứu này, Ngô Viết Dinh đã tuyển chọn rất nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau về nội dung và nghệ thuật trong thơ của ông. Cũng trong cuốn sách này khi nhận định về “Bản lĩnh nhà thơ và bản sắc thơ Nguyễn Khuyến” nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “có một kỳ diệu lạ nỗi bật, là cụ Tam Nguyên Yên Đổ rất giỏi chữ nho, làm nhiều thơ hay chữ Hán, đến khi làm thơ Nôm, thì không một chút nào tỏ rằng mình “hay chữ”. Nhà thơ ấy có một linh tính, một giác quan tinh tế đặc biệt về thế nào là thơ dân tộc; thơ ấy phải thật Nôm, nghĩa là Nam không Bắc. Ngôn ngữ phải thật có tính quần chúng dễ hiểu, dễ thuộc”. Đều đó thật đúng, bởi lẽ Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của nông thôn, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Một công trình nghiên cứu khác về nhà thơ Nguyễn Khuyến có thể kể đến là cuốn: “Nguyễn Khuyến – tác phẩm” do Nguyễn văn Huyền sưu tầm, biên dịch và giới thiệu (NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2002). Đây có thể coi là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về tác gia cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà thơ, mở ra một chặng đường mới trong tiến trình tìm hiểu về thi hào Nguyễn Khuyến. Bên cạnh đó, còn phải kể đến quyển “Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ” Nguyễn Huệ Chi làm chủ biên, đây cũng là công trình chuyên khảo khá quy mô, đã ghi nhận những bước đổi thay đáng kể trong quá trình 4 nhận diện lại Nguyễn Khuyến, được đánh dấu bằng hội nghị khoa học lớn nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh nhà thơ (do viện văn học phối hợp với sở văn hóa thông tin Hà Nội và hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh tổ chức ngày 152-1985). Ngoài ra, trong cuốn “Nguyễn Khuyến – thơ, lời bình và giai thoại” do Mai Hương tuyển chọn và chủ biên ( NXB văn hóa thông tin – 2000) đã tập hợp rất nhiều bài viết của các nhà phê bình, bình luận văn học về tác gia Nguyễn Khuyến như: Nguyễn Lộc, Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú, Mã Giang Lân, Xuân Diệu,…quyển sách này giúp cho bạn đọc thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu Nguyễn Khuyến. Bên cạnh những đánh giá về mặt nội dung thì nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến cũng được một số tác giả chú ý đến như: trong cuốn Nguyễn Khuyến do Hồ Sĩ Hiệp sưu tầm và biên soạn. Ông đã nhận định “ cái nghệ thuật vững vàng có ý thức, có lề lối và các hình thức thất ngôn bát cú mà dùng để phô diễn ý thức tình cảm, khiến người ta phải liệt cụ vào vào hàng các nhà thơ bác học”. Hay trong bài: “Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Khuyến” của tác giả Văn Tân cũng khẳng định “phần lớn thơ văn của ông nhất là thơ văn chữ Hán, không phải viết ra để mà chơi mà chủ yếu là biểu thị thái độ của ông đối với tình hình non sông đất nước”. Nhìn chung, còn rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn của Nguyễn khuyến như: “Nguyễn Khuyến và giai thoại” của tác giả Bùi Văn Cường (NXB hội văn học Hà Nam Ninh, 1984); “Nguyễn Khuyến với thời gian”, của Nguyễn Đình Chú, (tạp chí văn học, số 4 – 1985); hay quyển “ Địa vị của Nguyễn Khuyến trong lịch sử văn học Việt Nam”,( tạp chí văn học, số 4 – 1985)…tất cả những công trình nghiên cứu này đã góp phần tô đậm thêm thơ văn Tam nguyên Yên Đổ cũng như ghi nhận những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học nước nhà. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà thơ Nguyễn Khuyễn, nhưng theo khảo sát của người viết thì chưa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu Nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm – hữu cảm” của Nguyễn Khuyến. Vì vậy, đến với đề tài nghiên cứu nay, người viết hi vọng sẽ đóng góp một số phát hiện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm – hữu cảm”, nhằm làm phong phú hơn tầm hiểu biết về nhà thơ Tam Nguyên. 5 3. Mục đích, yêu cầu Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một công trình sáng tác đồ sộ, và phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến với đề tài Nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm – hữu cảm” của Nguyễn Khuyến, chúng tôi xin đóng góp những phát hiện nhỏ nhằm mong muốn người đọc hiểu được những cảm xúc, suy nghĩ và nổi lòng tâm sự của nhà thơ Tam Nguyên trước thời cuộc. Ông là con cháu mấy đời nhà nho, được đào tạo từ của khổng sân trình, từng đỗ đầu ba kỳ thi. Đối với ông người sinh ra phải “thờ vua giúp nước”, nhưng trong thời buổi bấy giờ thực dân Pháp đang xâm chiếm nước ta. Nguyễn Khuyến không thể trực tiếp xông pha đánh giặc như: Ngô Quang Bích, Trần Bích San,…càng không thể tuẫn tiết như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương. Trước cái bất lực của triều đại suy thoái, nhu nhược của nhà Nguyễn, Tam nguyên Yên Đổ đã quyết định lui về ở ẩn. Thái độ từ quan về quê ở ẩn quyết không cộng tác với giặc của ông đã thể hiện một khí tiết yêu nước, một lương tâm trong sạch, một nhân cách đáng trân trọng. Từ đây cụ Tam Nguyên sống chan hòa với vùng đồng quê chiêm trũng và gửi tâm tư, tình cảm của mình vào trang thơ bất hữu. Hoàn cảnh sinh sống đã tác động mạnh mẽ và lâu dài vào cảm xúc của hồn thơ ông. Trong thơ Nguyễn Khuyến thể hiện rất rõ hai trục cảm xúc là tình yêu quê hương làng nước và đồng bào nhân dân, không phải tâm hồn nhà thơ nào cũng có cả hai trục cảm xúc như thế. Chính vì vậy, với đề tài: Nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm – hữu cảm” của Nguyễn Khuyến là một đóng góp nhỏ cho những công trình nghiên cứu sau này. Bên cạnh đó, với đề tài luận văn này đã khẳng định những đóng góp của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong thơ chữ Hán nói riêng cũng như toàn bộ những sáng tác của ông trong tiến trình văn học dân tộc nói chung. Qua đó, chúng ta càng thấy được lòng yêu nước chân thành của nhà thơ Tam nguyên Yên Đổ. Để rồi chúng ta yêu quý hơn, cùng trải lòng mình với những vần thơ đậm đà, sâu lắng của ông. 4. Phạm vi nghiên cứu Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu luận văn, chúng tôi chọn quyển 6 sách “Nguyễn khuyến tác phẩm” do Nguyễn Văn Huyền sưu tầm, biên dịch và giới thiệu (NXB Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2002), làm tài liệu tham khảo chính. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số tài liệu của các tác giả khác như: cuốn “Nguyễn Khuyến – về tác gia và tác phẩm”, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu ( NXB, giáo dục Hà Nội, 1998), “Đến với thơ Nguyễn Khuyến” do Ngô Viết Dinh chọn và biên tập (Nhà xuất bản Thanh Niên), “ Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ”, Nguyễn Huệ Chi chủ biên. Chúng tôi còn tham khảo thêm các sáng tác thơ ca trung đại và các sách từ điển : từ điển Hán – Việt giản yếu của Đào Duy Anh; từ điển Hán Nôm; từ điển thuật ngữ văn học… Bên cạnh đó, đến với đề tài: Nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm – hữu cảm” của Nguyễn Khuyến, chúng tôi còn đi sâu vào tìm hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, tâm sự của Nguyễn Khuyến ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật nhằm làm nổi bật phần nào về tâm hồn thơ ông. Đồng thời người viết còn tìm hiểu thêm về thơ văn của các tác giả trung đại như : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương… để có cơ sở đối chiếu, so sánh. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài Nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm – hữu cảm” của Nguyễn Khuyến. Đầu tiên, chúng tôi tập hợp tài liệu, các công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Khuyến như: trên sách, những bài nghiên cứu, bài phê bình, luận văn tốt nghiệp, internet,…sau đó chúng tôi tham khảo, phân loại và tổng hợp các tài liệu. Tiếp theo, để triển khai trong quá trình làm luận văn chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, kết hợp với việc chứng minh bằng cách trích dẫn các ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình nhằm góp phần làm rõ vấn đề, tạo tính khách quan, và thuyết phục hơn trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lịch sử để bài luận văn thêm khoa học và logic. Bên cạnh đó, chúng tôi dùng phương pháp đối chiếu, so sánh với những tác giả khác trong văn học trung đại. Cuối cùng người viết đã dùng phương pháp tổng hợp nhằm sắp xếp các yếu tố, các bộ phận thành một hệ thống mang tính tổng thể để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn trong quá trình nghiên cứu. 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác gia Nguyễn Khuyến 1.1.1. Thời đại của Nguyễn Khuyến Nguyễn khuyến là một nhà nho cuối mùa sống trong buổi giao thời của xã hội phong kiến Việt Nam. Ông đã sinh trưởng và hoạt động trong buổi loạn ly của nước nhà. Con người ấy chứng kiến những bước thăng trằm, bi thương của lịch sử dân tộc. Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ tận trung với dân với nước của ông đã không thực hiện được.Năm 1858, thực dân Pháp nỗ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà mở đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn ngày một rối ren, yếu ớt. Nguy cơ mất nước giờ đây đã là nỗi ám ảnh đè nặng lên dân tộc ta. Năm 1862, Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền đông Nam kì và ba tỉnh miền tây Nam Kì (1867). Đến năm 1871, toàn bộ đất Nam kì đã rơi vào tay thực dân Pháp và chúng bắt đầu đánh ra miền Bắc. Năm 1873, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất. Năm 1882, Pháp đánh chiêm Hà Nội lần thứ hai, kinh thành Huế thất thủ. Triều đình nhà Nguyễn lúc đầu còn chống trả nhưng cuối cùng thì nhượng bộ, đầu hàng, thỏa hiệp với Pháp. Năm 1884, triều đình đã ký hòa ước Patonot (Patenotre) chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Trước tình hình nước mất nhà tan, nhiều phong trào yêu nước đã diễn ra dưới sự hưởng ứng đông đảo của quần chúng nhân dân. Năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ kinh thành Huế kêu gọi phong trào Cần Vương, rồi đến cuộc kháng chiến Ba Đình do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Năm 1890, Đề thám lập chiến khu ở Yên Thế. Đến năm 1909 phong trào Đông Du cũng diễn ra.Tất cả phong trào chống Pháp tuy sôi nổi, diễn ra khắp mọi nơi nhưng không có lực lương hậu thuẫn làm nồng cốt nên cuối cùng các phong trào bị Pháp đàng áp dã mang, thất bai. 8 Trước cái bất lực của một triều đại phong kiến đang suy thoái, một giai cấp thống trị hết vai trò lịch sử, Nguyễn Khuyến đã quyết định lui về quê ở ẩn. Bởi ông không thể trực tiếp cầm gươm đánh giặc như Ngô Quang Bích và không thể tuẫn tiết như Hoàng Diêu, Nguyễn Tri Phương. Nguyễn Khuyến càng không thể giống Hoàng Cao Khải hay Tôn Thọ Tường tình nguyện làm tay say cho thực dân Pháp. Nguyễn Khuyến đành phải từ quan, đành bỏ lại những ước mơ hoài bảo mà về quê sống cuộc sống thanh sạch, tránh xa mọi phiền muộn. Để rồi ông chỉ biết gửi gấm tâm tư, tình cảm, cảm xúc vào những vần thơ. Đọc thơ Nguyễn Khuyến, chúng ta thấy một tâm hồn đầy nhạy cảm, một tấm lòng yêu nước thương dân rất mực sâu sắc. 1.1.2. Cuộc đời Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn (một ngọn núi cao và đẹp trong huyện), khi thi cử đổ đạt mới đổi thành Nguyễn Khuyến, tự Miễn Chi (nghĩa là gắng liền do chữ Khuyến mà ra); sinh ngày 18 tháng giêng năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16 (tức ngày 15-02-1835) ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Bên nội, quê gốc ở vùng Treo Vọt, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh di cư ra Yên Đổ, cho đến đời nhà thơ đã được năm trăm năm. Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Liễn (Nguyễn Tông Khải), đỗ ba khoa tú tài, nhưng không đậu cử nhân, chuyên nghề dạy học. Cụ Liễn là người hào phóng “khách khứa bạn bè thường đầy nhà”, lại thích uống rượu “cao hứng uống say, lại lấy ca hát vịnh làm vui”. Cuộc sông giản dị, thanh bạch, là người rất trọng đạo lý. Chính những yếu tố này của cụ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Khuyến sau này. Mẹ là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngòi, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên (nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Mẹ Nguyễn Khuyến là bậc nữ lưu mẫu mực “tính tình đoan trang, trầm tĩnh, thuần hòa” lại rất mực thương người, thông thạo việc nữ công gia chánh, là một phụ 9 nữ hiền lành chụi thương chịu khó. Chính lòng nhân ái bao la, chăm sóc chu đáo cho gia đình và chí quyết tâm thúc đẩy con trai học hành đã tác động rất lớn đối với nhà thơ Nguyễn Khuyến. Năm 1843, Nguyễn Khuyến theo gia đình về quê cũ. Năm 17 tuổi (1852) Nguyễn Khuyến lấy vợ và đi thi Hương lần thứ nhất với cha tuy nhiên không đỗ. Ngay năm sau, ở địa phương xảy ra trận dịch thương hàn, cha và em ruột, bố mẹ vợ cùng nhiều người thân, họ hàng điều qua đời vì cơn đại dịch khủng khiếp ấy. Nguyễn Khuyến cũng mắc bệnh nhưng mai mắn qua khỏi. Gia đình ông lâm vào cảnh nghèo túng. Từ năm 1854, Nguyễn Khuyến phải đi dạy học để kiếm sống. Trong thời gian này, ông vẫn cố gắng trao dồi sách vở, tiếp tục con đường khoa cử. Vào ba khoa thi Hương liên tiếp: 1855, 1858, 1861 Nguyễn Khuyến đều không đỗ. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đi thi hương, đỗ Giải nguyên, cùng một khoa với hai người bạn thân của ông là Dương Khuê và Bùi Văn Quế. Năm sau thi Hội không đỗ , Nguyễn Khuyến bèn ở lại Kinh đô học tại trường Quốc Tử Giám để chờ khoa thi khác, chính trong thời gian này ông mới đổi tên thành Nguyễn Khuyến, để thể hiện quyết tâm học hành của mình (Khuyến là cố gắng) . Năm Tân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến tham gia thi hội lần hai và đỗ hội Nguyên, vào thi Đình lại đỗ Đình Nguyên. Như vậy, cả ba kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đã đỗ đầu. Lúc ban cờ biển cho ông, vua Tự Đức tự tay đề hai chữ “Tam Nguyên” nên người ta gọi Nguyễn Khuyến là Tam Nguyên Yên Đỗ (ông tam Nguyên ở làng Yên Đỗ). Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến được bổ nhiệm làm quan ở Nội Các Huế, năm sau đổi làm đốc học Thanh Hóa, rồi đến Án Sát Nghệ An. Năm 1874 mẹ mất, ông xin về để tang mẹ, mãn tang Nguyễn Khuyến vào kinh nhận chức Biện Lí Bộ Hộ. Năm 1877, ông đổi làm Bố chính Quảng Ngãi. Cũng năm 1877, các quan đầu Quảng Ngãi, trong đó có ông bị triều đình khiển trách, phạt lương vì không kịp thời “đảo vũ”, không dẹp nổi loạn lạc. Năm 1879, ông trở về Huế làm chức Trực sĩ học và làm Toản tu ở Quốc Sử Quán. 10 Năm 1882, Pháp đánh ra Bắc kỳ lần thứ hai và chiếm được Hà Nội. Năm 1883, Nam Định đã rơi vào tay thực dân Pháp, vua Tự Đức mất (19-07-1883). Nguyễn Khuyến đương giữ chức Trực học sĩ sung Quốc sử quán toản tu,được cử làm phó sứ cùng với Lã Xuân Oai, tuần phủ Lạng - Bình (Lạng Sơn – Cao Bằng) đi sứ nhà Thanh (Trung Quốc), nhưng sau khi triều đình Huế buộc phải ký điều ước Hác – Măng (Harmand) thì việc đi sứ đình lại. Nguyễn Khuyến trở về chức cũ. Sau đó ông xin về nghỉ dưỡng bệnh ở quê nhà. Tháng 12 năm 1883 sau khi thành Hà Nội thất thủ, thực dân Pháp tiến đánh Sơn Tây. Tổng đốc Sơn Tây là Nguyễn Đình Nhuận bỏ chạy lên Hưng Hóa kháng chiến cùng Nguyễn Quang Bích. Pháp ép triều Nguyễn cử người thay thế. Nguyễn Hữu Độ, tay chân đắc lực của Pháp nhân danh triều đình cử Nguyễn Khuyến làm Tổng đốc Sơn Tây nhưng ông từ chối không đến nhận chức. Nguyễn Khuyến buồn vì không làm được gì trước cảnh nước mất nhà tan, lại không thể nào bằng lòng làm tay sai cho giặc, ông lấy cớ đau mắt nặng xin cáo quan về quê Yên Đổ, khi mới năm mươi tuổi (tức vào năm 1884). Về sau thực dân Pháp cho người đến mời ông ra làm quan, nhưng Nguyễn Khuyến biết được ý đồ của chúng nên ông cương quyết từ chối. Sau đó để quản chế ông, tên Việt gian Hoàng Cao Khải mời ông đến dinh riêng của hắn dạy học. Sợ bị nghờ vực, Nguyễn Khuyến buộc phải lên Thái Hà ấp (Hà Nội) để dạy học cho con Hoàng Cao Khải là Hoàng Mạnh Trí trong khoảng hai năm (1891-1893). Sau đó ông cho con trai là Nguyễn Hoan ra làm quan thì lúc ấy Nguyễn Khuyến mới được yên thân. Những năm tháng còn lại, nhà thơ sống gần gũi với người dân quê, ông đồng cam cộng khổ với những lo toan và tâm tình của họ. Tuổi già, Nguyễn Khuyến vừa dạy học vừa làm thơ. Đây là thời kỳ sáng tác chủ yếu của nhà thơ. Ông mất tháng giêng năm Kỉ Dậu, tức ngày 15 tháng 02 năm 1909, thọ 75 tuổi. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn, một người yêu nước chân thành, thầm kín, mặc dù ra làm quan nhưng ông nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Giữa xã hội loạn lạc, xô bồ nhà nho ấy vẫn giữ được tấm lòng trong sạch. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên. 11 1.1.3. Sự nghiệp văn chương Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng thơ văn khá đồ sộ cả về số lượng lẫn chất lượng “Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều và liên tục suốt cuộc đời, ngay lúc còn là một anh khóa nghèo cho đến khi mất” [25;tr.449]. Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Khuyến rất đa dạng về thể loại : Thơ đường luật, cổ phong, ca từ, lục bát, hát nói, câu đối, văn tế,…Các tác phẩm của ông phong phú về đề tài và phương pháp biểu hiện đầy cảm xúc. Nguyễn Khuyến đã sáng tác khá nhiều thơ văn bằng chữ Nôm và chữ Hán. Thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến vừa trào phúng vừa trữ tình, còn thơ chữ Hán hầu hết là trữ tình. Trong những sáng tác của ông để lại như : Yên Đổ tiến sĩ thi tập, Quế Sơn thi tập, Yên Đổ Tam Nguyên quốc âm thi tập, Bích Liêu thi tập,…có lẽ “Quế Sơn thi tập” là tác phẩm tiêu biểu với dung lượng lớn được sáng tác khi Nguyễn Khuyến cáo quan về quê (khoảng trên 300 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm, Hát nói, Câu đối,…). Đọc “Quế Sơn thi tập” ta thấy một tấm lòng “ưu thời mẫn thế”, một tâm hồn chứa chan tình yêu người, yêu thiên nhiên và một tài năng nghệ thuật vào loại bậc thầy của văn học cổ đại Việt Nam. Đặc biệt, trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến để lại có bài tác giả làm bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm và ngược lại. Cả hai đề rất khó xác định vì rất điêu luyện. Chính những bài thơ Nôm giản dị, chứa đầy lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân quê và ăm ắp hồn thơ, làng quê đất Việt ấy, mà người đời sau gọi ông là “nhà thơ dân tình làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Khi đọc các tác phẩm của ông, chúng ta nhận ra một tâm sự thầm kín của một nhà thơ yêu nước, một tấm lòng son sắc, trong sạch, một tâm hồn đôn hậu phong phú tình cảm, một cuộc sống đạm bạc, gần gũi và thông cảm với mọi người. Hay đó là tiếng cười thâm thúy nhưng độ lượng với bọn quan lại hại dân hại nước, đối với những người xấu trong xã hội đương thời và đó là tiếng nói phản kháng đối với kẻ thù đang xâm lược. 12 1.2. Thơ “Cảm – hữu cảm” trong văn học trung đại Việt Nam 1.2.1. Vài nét về thơ “Cảm – Hữu cảm” Thơ ca có vai trò quan trọng trong nền văn học trung đại nói riêng, trong nền văn học dân tộc nói chung. Thơ là nơi để các tác giả gữi gấm những tâm tư tình cảm của mình vào đó, và cảm xúc của con người thì rất đa dạng, phong phú có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó có thể là cảm xúc buồn, vui của nhân vật trữ tình trước cảnh vật thiên nhiên hay đó là cảm xúc, tâm sự của tác giả trước thời cuộc. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng khẳng định: “Thơ là tiếng lòng hồn nhiên nhất của con người trước cuộc đời, trước đất trời. Thơ là tiếng hát của tình cảm thiết tha mãnh liệt…Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy. Bài thơ hay là bài thơ làm cho người ta không còn cảm thấy câu thơ mà chỉ thấy tình người…Thơ là một tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu” [14;tr.27]. Vâng! Thơ có ý nghĩa rất lớn trong mỗi con người chúng ta, lời thơ là những âm điệu, là những nốt nhạc của tâm hồn để giải những tâm tư, và lưu giữ những cảm xúc của con người. chính vì vậy, thơ là phương tiện hữu hiệu nhất để cho con người càng gần nhau hơn. Khi đi vào nghiên cứu đề tài Nội dung và nghệ thuật chùm thơ “cảm – hữu cảm” của Nguyễn Khuyến chúng tôi mong muốn đi vào tìm hiểu sâu hơn về khái niệm “cảm – hữu cảm”. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm về cảm và hữu cảm của một số tác giả trong các sách từ điển thông dụng và hiện hành: Đầu tiên, theo “từ điển Tiếng Việt căn bản” của Nguyễn Như Ý (chủ biên) đã giải thích: cảm là xúc động trước những điều gì đó đang xảy ra xung quanh mình, còn hữu cảm là có cảm xúc. Ngoài ra, ông còn giải thích cảm hứng là dâng trào những xúc cảm, thúc đẩy ốc tưởng tượng, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả; cảm xúc là xúc động mạnh mẽ trước điều gì. Còn trong quyển “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân cũng đã giải thích: cảm nghĩa là có ý thức về những gì xảy ra trong lòng mình hay chung quanh mình làm cho xúc động. Ngoài ra, Nguyễn Lân còn giải thích thêm: Cảm tác (cảm là xúc động; tác là làm ra, tạo ra), tức là nhân có cảm xúc mà làm thơ, văn; cảm hứng (hứng : do xúc cảm mà vui thích), vì có xúc động mà có nhiệt tình biểu lộ tình cảm; cảm 13 hoài (hoài là ôm trong tay), xúc cảm mà nhớ tiếc; cảm xúc (cảm là xúc động; xúc là đụng chạm), xúc động mạnh trước một cảnh tưởng hay một sự việc. 1.2.2. Thơ “Cảm – hữu cảm” trong văn học trung đại Nền thi ca văn học trung đại Việt Nam đã phát triển phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều mặt xã hội và con người thời đại. Đồng thời, văn học trung đại đã để lại dấu ấn đậm nét trong nền văn học nước nhà với nhiều tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…mỗi người một phong cách riêng đã tạo nên một thời kì văn học đa dạng, phong phú, với nhiều cung bậc cảm xúc. Bên cạnh việc phản ánh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, các tác giả văn học trung đại còn dùng cảm xúc của mình để thể hiện lòng yêu mến thiên nhiên với lời thơ mượt mà, sâu lắng. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, nhà danh nhân văn hóa, người anh hùng cứu quốc thuở Bình Ngô. Văn chương của Nguyễn Trãi là văn chương một người có chí khí thanh cao, có tâm hồn trong sáng, văn chương có chiều sâu một đạo lí tốt đep, đạo lí “ưu quốc – ái dân” (lo nước – thương dân). Mỗi một bức tranh thiên nhiên là một nét tâm tình của Ức Trai trước tạo vật. Mỗi bài thơ tả cảnh thiên nhiên là một tấm lòng son đối với dân với nước. Những cảm xúc ấy được nhà thơ thể hiện rõ qua bài (Cuối xuân tức sự): “Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan.” Một chút xao động của tiếng cuốc kêu, một tiếng rơi nhẹ của hoa xoan cũng làm cho Ức Trai rung động cảm xúc. Đó là tâm trạng u uẩn của người anh hùng yêu nước, khao khát đem tài trí giúp dân giúp nước nhưng bị chế độ phong kiến thối nát vùi dập phải về quê ở ẩn. Tuy ông cáo quan về quê nhưng lúc nào Nguyễn Trãi cũng mong có một bậc vua hiền để xã hội được yên ổn, nhân dân được ấm no hạnh phúc: “ Lẽ có ngu cầm đàn một tiếng 14 Dân giàu đủ khắp đời phương.” (Cảnh ngày hè) Ngoài ra, Nguyễn Trãi cảm thấy đau xót trước cảnh đất nước bị quân Minh cai trị, nhân dân rơi vào cảnh lầm than: “Thần Châu nhất tự khởi can qua, Vạn tính ngao ngao khả nại hà. Tử Mỹ cô trung đường nhật nguyệt, Bá nhân song lệ Tấn Sơn hà. Niên lai biến cố xâm nhân lão, Thu Việt tha hương cảm khách đa. Táp tải hư danh an dụng xứ, Hồi đầu vạn sự phó Nam Kha…”. (Loạn hậu cảm tác) (Nước nhà từ thủa dấy can qua, Muôn họ kêu thương nỡ thế à? Tử Mỹ long trung soi nhật nguyệt, Bá nhân lệ chảy thắm sơn hà. Năm tàn, sự biến đầu thêm bạc, Đất khách thu về dạ xót xa. Ba chục năm trời công sức phí, Ngảnh đầu muôn việc giấc Nam Kha.) Đến với Nguyễn Bỉnh Khiêm, một đại diện của văn học thế kỷ XVI. Ông là người nêu cao nhân nghĩa , yêu hòa bình và kiên quyết vạch trần sự vô lý của 15 cảnh tàn sát làm cho nhân dân khổ sở, điêu đứng do bọn phong kiến gây ra. Lúc nào Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mong cho loạn lạc nhanh chóng chấm dứt, để nhân dân được an cư lạc nghiệp: “Lạc lạc can qua hận mãn tiền, Nhân dân bôn thoán dục cầu tuyền. Điên liên huề bạo ta vô địa, Tí hộ căng liên hạnh hữu thiên. Chỉ định vị văn quy mã nhật, Khai minh cấp tưởng thuộc tư niên. Nhất chu khí vận chung nhi thủy, Bác, phạc đô tùng thái cục tiên.” (Hữu cảm) (Ngán nỗi can qua mãi thế ư! Nhân dân mong được chốn an cư. Kéo nhau lũ lượt tìm nơi ẩn, Cứu kẻ phiêu lưu có chỗ nhờ. Bình định còn chờ ngày nghĩ ngựa, Thái bình những đợi tuổi năm trư. Tuần hoàn một lẽ cùng chung thủy, Bác, phạc nguyên từ thái cực xưa.) Thái độ phản đối chiến tranh phong kiến được Nguyễn Bỉnh Khiên thể hiện rõ qua những vần thơ trên. Thái độ ấy thường gắn liền với cảm xúc, tình cảm nhân ái của nhà thơ đối với nhân dân. Ông thông cảm với nỗi đau thương, 16 tang tóc của họ do những cuộc nội chiến kéo dài gây ra. Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn hiểu rằng “Bền nước yên dân là việc đầu mối”, nước phải lấy dân làm gốc: “Cổ lai quốc dĩ nhân vi bản, Đặc quốc ưng tri tại đắc dân.” (Cảm hứng) Chứng kiến trước nỗi thống khổ của nhân dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc nào cũng mong muốn có “Bậc vương giả mở rộng nhân chính, trải khắp ánh sáng trong trẻo đến bốn phương”. Những cảm xúc ấy được thể hiện rõ trong bài (Cảm hứng): “Cơ tích đa niên tư huệ dưỡng, Thân ngâm hà nhật chuyển âu ca. Thiên tư tảo vị sinh dân kế, Ưng tịch nghiêm ngưng tác thái hòa.” (nhiều năm bị gây gá trông nhờ vào sự nuôi dưỡng ân cần, Đến ngày nào từ rên xiết trở thành ca hát. Nếu trời sớm vì nhân dân mà toan tính, Thì hãy trừ bỏ sự tàn khóc ghê sợ mà dấy lên khí thái hòa.) Cũng như Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác (Truyện kiều) cũng cảm thấy đau đớn, xót thương cho những kiếp người khổ đau, bất hạnh trong xã hội đương thời. Tấm lòng của ông đặc biệt hướng về số phận người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh, bị vùi dập bởi chế độ phong kiến. Trong bài (Điếu la thành ca giả) Nguyễn Du không kiềm nén được cảm xúc của mình, ông viết: “Phấn son lúc sống không còn nợ Trăng gió đời sau tiếng để danh” 17 Có nỗi khổ nào hơn nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ, số phận người con gái “xuân sắc trẻ trung uyển chuyển làm rung động cả sáu thành” lúc sống phải đem tài hoa, nhan sắc của mình làm trò chơi cho thiên hạ nhưng khi chết đi tiếng xấu vẫn còn mãi muôn đời. Thật đáng thương cho thân phận của người phụ nữ, họ chỉ biết im lặng mà chịu đựng trước hoàn cảnh khắc nghiệt của chế độ phong kiến. Ngoài tình cảm yêu thương, thông cảm cho cuộc đời của người phụ nữ thì Nguyễn Du còn đồng cảm với những kiếp đời nghèo khổ: “Ngã sạ kiến chi bi thả tân Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần.” (Ta chợt thấy thế buồn lại xót Nghĩ người ta chết còn hơn nghèo) (Thái bình mại ca giả) Đây là bài thơ kể lại tình cảnh một ông lão mù lòa hát rong để kiếm sống. Ông già đã dồn hết tâm lực để hát, hát đến sùi bọt mép đàn đến tay mõi rã rời nhưng cuối cùng chỉ được người ta quẳng năm, sáu đồng tiền. chứng kiến cảnh này nhà thơ cảm thấy lòng quặn đau như cắt. Số phận con người sau rẽ rún đến thế. Đại thi hào Nguyễn Du luôn cảm thương “trước những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Còn trong (chinh phụ ngâm) của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm diễn nôm là một tác phẩm viết về chiến tranh, là khúc ngâm của người chinh phụ. Nếu đối với người chồng đi chinh chiến , chiến tranh phong kiến là chết chóc nhưng đối với người vợ ở nhà, chiến tranh là sự phá vỡ cảnh êm ấm gia đình, là sự cô đơn. Cảm xúc cô đơn, buồn thương của người chinh phụ đã vang lên não ruột: “Xanh kia thăm thẳm từng dâu Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!” Hay: 18 “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu, Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thếp ai sầu hơn ai.” Nỗi nhớ chồng của người vợ trẻ ngày càng tăng gấp bội khi hình ảnh gió mưa nơi chiến địa, từng giọt lạnh lẽo làm cảm giác cô đơn thêm dâng trào: “Gió tây thổi không đường hồng tiện, Xót cõi ngoài tuyết quyết mưa sa. Màn mưa trường tuyết xông pha, Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài…” (Chinh phụ ngâm) Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của văn học nữa cuối thế kỷ XVIII, nữa đầu thế kỷ XIX. Đến với Hồ Xuân Hương chúng ta sẽ thấy cảm xúc trong thơ của bà hết sức cá tính và độc đáo. Tình cảm đối với thiên nhiên hay đối với tình yêu đôi lứa thì mạch cảm xúc ấy đều rất chân thực và tinh tế. Đặc biệt, thơ của Hồ Xuân Hương đã đi sâu vào miêu tả những nỗi đau của người phụ nữ bình dân và lúc nào cũng bênh vực quyền lợi cho họ: “Kẻ đấp chăn bông, kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa hay chăn nhớ Một tháng đôi lần có cũng không”. (Làm lẽ) 19 Đó là cảm xúc thật đau đớn của thân phận làm lẽ. Có nỗi cô đơn, buồn tủi bằng thân phận làm lẽ “kẽ đấp chăn bông, kẽ lạnh lùng”, Trong xã hội phong kiến đã có biết bao người phụ nữ, nhất là người phụ nữ nghèo phải vấn thân vào những cửa đời ngang trái ấy, bởi xã hội phong kiến vốn là xã hội nam quyền “Trọng nam khinh nữ”. Sống trong hoàn cảnh đầy sóng gió ấy, Hồ Xuân Hương không âm thầm lặng lẽ, cam chịu như bao người phụ nữ khác mà bà là người đại diện tiêu biểu dám đấu tranh chống lại những quan niệm khắc khe, nghiêm ngặt của xã hội phong kiến để giành lại hạnh phúc, quyền sống cho mình. Nhìn chung, qua việc tìm hiểu các vần thơ “Cảm – hữu cảm” trong văn học trung đại đã giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về tâm sự, về cảm xúc của các nhà thơ trước thời cuộc. Đó có thể là cảm xúc buồn, vui của nhân vật trữ tình trước cảnh đẹp thiên nhiên, là cảm xúc hăm hỡ của kẻ nam nhi muốn đem tài ra giúp dân giúp nước; hay đó cảm giác cô đơn của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến,…Tất cả đã tạo nên một thời kỳ vàng son của nền văn học trung đại Việt Nam. Trên nền tản đó, Nguyễn Khuyến một đại diện cuối mùa của dòng văn học trung đại Việt Nam. Ông đã kế thừa và tiếp tục phát huy những thành tựu mà tổ tiên đã để lại, và nhà thơ Tam nguyên đã đóng góp cho nền văn học nước nhà một kho tàn thơ văn vô cùng quý báo. 1.2.3. Khái quát về chùm thơ “Cảm – hữu cảm” của Nguyễn Khuyến Thi hào Nguyễn Khuyến được xem như ngôi sao “tỏa sáng” trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đồng quê chiêm trũng, là người chúng kiến những bước thăng trầm của lich sử Việt Nam. Nguyễn Khuyến là nhà nho bước ra từ của khổng sân trình, đã từng đỗ đầu ba kỳ thi và ông luôn mang trong mình bao ước mơ hoài bảo “Kinh ban tế thế”. Vậy mà, lúc Nguyễn Khuyến ra làm quan cũng là lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn rơi vào ngõ cụt nên giấc mơ “trí quân trạch dân” của ông đã không thực hiện được. Chính trong xã hội loạn lạc, nhiễu nhương ấy với ngòi bút tài hoa, cái tâm trong sáng của mình Nguyễn Khuyến đã để lại cho hậu thế một khối lượng thơ văn khá đồ sộ. Thơ của ông không phải viết ra để mà chơi, mà tất cả những cung bậc cảm xúc ấy đều ẩn chứa một nỗi niềm tâm sự thầm kín 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng