Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Nội dung đề tài nghiên cứu khoa học...

Tài liệu Nội dung đề tài nghiên cứu khoa học

.DOC
7
288
131

Mô tả:

Hình tượng người mẹ trong thơ ca kháng chiến chống Mĩ
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC VỚI HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG THƠ CA 1.1. Tiền đề lịch sử xã hội Những biến cố lịch sử trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1964 - 1975 Sau ngày 5 - 8 - 1964, giặc Mĩ đem tàu chiến không quân và hải quân ra miến Bắc nước ta. Thực hiện mưu đồ xâm lược đất nước tàn phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Với chúng ta, đây là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục tiêu dành độc lập dân tộc, giải phóng và thống nhất đất nước. từ năm 1964, cuộc kháng chiến chống Mĩ chính thức bùng nổ tại nước ta. Đây là cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Nếu so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch ta thấy rằng: ta có sự chênh lệch rất lớn về tiềm lực kinh tế, quân sự so với địch. Mĩ là một đế quốc có tiềm lực kinh tế“siêu cường quốc đứng đầu thế giới”, có công nghệ - kĩ thuật hiện đại, trang thiết bị, vũ khí tối tân nhất lúc bấy giờ. Còn ta chỉ là dân tộc thuộc địa nhỏ bé đang đi lên xây dựng con đường chủ nghĩa xã hội, hơn thế ta lại có nền kinh tế nghèo nàn kém phát triển nhưng lại có nguồn tài nguyên giàu có trù phú, vị trí địa lí thuận lợi là miếng mồi ngon của các nước dòm ngó và đe dọa của các nước thực dân đế quốc và các nước hiếu chiến trên thế giới. Mĩ luôn mở các chiến dịch mang tên “Tìm diệt”, “Việt Nam hóa chiến tranh” , “Dồn dân lập ấp”, ..Thế nhưng âm mưu điên cuồng đó của Mĩ sau mỗi thất bại ấy chúng càng điên cuồng mở các cuộc “trả thù” chúng mở rộng chiến tranh ra quy mô lớn hơn. Cụ thể là sau những thất bại ở miền Nam Mĩ mở rộng chiến tranh leo thang bá phá miền Bắc. Ngày 5- 8 - 1964, Mĩ đánh phá một số địa điểm ở miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện ở miền Bắc vào tuyền tuyến lớn miền Nam. Đây là lần thứ hai traong vòng hơn hai mươi năm ta phải đối mặt với hai cườngquốc lớn trên thế giới về cả vật chất lẫn tiềm lực quân sự, bản chất tàn bạo và thủ đoạn nham hiểm nhất. Nước ta bị đặt trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khác với cuộc kháng chiến chống Pháp ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ trong điều kiện hoàn cảnh mới. Đất nước ta bị chia cắt làm hai miền, nhân dâ ta trải qua biết bao đua thương, mất mát. Vì thế hàng triệu trái tim người dân Việt đã được tô luyện, hun đúc ý chí tinh thần thép, nghị lực phi thường. Quân đội ta đã được rèn luyện, trưởng thành hơn trong kháng chiến chống Pháp và dành nhiều thắng lợi vang dội chiến thắng “Điện Biên Phủ” đã kết thúc chin năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng ấy “Đã được ghi vào lịch sử như trận Bạch Đằng, Chi Lăng nó đã đi vào lịch sử như một chiến công chói lọi nhất đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghãi đé quốc” (Lê Duẩn). Sau hiệp định ta có miền Bắc được giải phóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em được vững mạnh và củng cố làm hậu phương vững chắc cho ta trong quá trình xây dựng đất nước dành độc lập dân tộc thống nhất đất nước. Ngoài ra, trong thời gian này ta còn nhận được sự giúp đỡ tận tình chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa anh em như: Liên Xô, Trung Quốc và ủng hộ, cổ vũ của nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới. Trong mười năm của cuộc kháng chiến chống Mĩ ta đã trải qua nhiều khó khăn gia khổ với diễn biến phức tạp của các cuộc kháng chiến: “Chiến thắng mùa khô 1965 -1966”, “Tổng tấn công nổi dậy xuân 1968”, “Chiến thắng đường Chín Nam Lào”, cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mĩ cuối 1972 làm nên chiến tháng lịch sử chấn động địa cầu lập nên một “Điện Biên Phủ trên không”, cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh1975 toàn thắng đánh dấu mốc lịch sử chói lọi trong trang sử vàng của dân tộc trong lịch sử kháng chiến. cuộc kháng chiến choosngs Mĩ cứu nước xứng đáng là cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Trong những năm tháng đất nước ngập tràn đau thương máu lửa thì cả đất nước cùng nhau đứng dậy sát cánh bên nhau chia ngọt sẻ bùi với đồng bào đau thương. Đồng thời họ cùng liên kết với nhau đồng lòng quyết tâm đánh giặc đứng lên đánh giặc với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (Lời kêu gọi – Hồ Chí Minh). Trong chiến tranh hết sức gay go và quyết liệt ấy biết bao máu và nước mắt đã đổ xuống dân tộc ta xứng đáng có được tự do độc lập. Nó như một lẽ tất nhiên của lịch sử thế nhưng không phải tự ta dành được độc lập mà chiến thắng ấy gắn liền: Truyền thống yêu nước chủ nghĩa anh hùng, lí tưởng hoài bão của thế hệ trẻ yêu nước Việt Nam và quan trọng hơn là sự dẫn dắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 1.2. Tiền đề văn hóa tư tưởng Chúng ta cũng biết trong lịch sử giai đoạn 1945-1975 nội dung bao chùm toàn bộ đời sóng xã hội là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuộc đấu tranh ấy có được là do đội tiên phong của giai cấp công nhân và dân tộc là Đảng tổ chức, lãnh đạo. Vì vậy mà mọi bình diện đời sống từ quân sự đến kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. đó cũng là lí do mà trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy văn học trở thành bữa ăn tinh thần không thể thiếu trong hằng ngày của người dân Việt Nam. Ngay trong Đề cương văn hóa năm 1943 và các sự kiện sau đó Đảng ta đã xác định: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Trong thư gửi cá họa sĩ nhân triển lãm hội họa năm 1951, Hồ chí Minh). Sự lãnh đạo ấy nhằm đảm bảo cho văn học đi đúng đúng đường lối của Đảng và thức sự trở thành thứ vũ khí tinh thần phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến. Nền văn học luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc và trở thành môt phần không tách rời sự nghiệp đấu tranh ấy. Nó hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị và theo sát yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Nhận thức được yêu cầu của lịch sử văn học những năm kháng chiến chống Mĩ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là ghi chép lịch sử một cách chân thật nhất. Từ đó ta hiểu thêm về lịch sử qua những câu chuyện, kí, bài báo, bài thơ của giới văn nghệ sĩ yêu nước. Trong mười năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, trường kì văn học cần phải đi sâu đi sát hơn nữa vào thực tế và trên tất cả các lĩnh vực trên các lĩnh vực văn hóa - tư tưởng để phục vụ đắc lực vào cuộc kháng chiến khốc liệt ấy. Nền văn học phục vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến đấu ấy một đội ngũ văn nghệ sĩ mới ra đời mang tên “Nhà văn chiến sĩ”. Đó cũng là những nghệ sĩ hăng hái thang gia và tự nguyện đem nghệ thuật phục vụ cách mạng đời với tinh thần của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tưởng. Nhà văn đã sống hòa mình với quần chúng nhân dân, bám sát hiện thực của các cuộc đấu tranh trên chiến trường. Nếu trước đây trong kháng chiến chống Pháp nhiều văn nghệ sĩ đầu quân đi chiến dịch, trong kháng chiến chống Mĩ nhiều văn nghệ sĩ đã vào chiến trường miền Nam bám sát từng bước đi của cuộc chiến. Xuân Diệu trong (Những đêm hành quân) đã cất lên: “Tôi cùng với xương thịt của nhân dân tôi – Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu – Tôi sống cuộcđời chiến đấu – của triệu người yêu dấu gian lao”. Cuộc kháng chiến ấy không chỉ giải phóng cho dân tộc mà còn giải phóng cho nhân dân. Văn học phục vụ chính trị chính là phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân. Đại chúng hóa được nêu lên như một nhu cầu của xã hội. Không những thế như một cách tự nhiên văn học đã tìm đến khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng này gần như chi phối hầu khắp các sáng tác thuộc đủ mọi thể loại. Các văn nghệ sĩ như vươn mình lên đi tiên phong sáng tạo nghệ thuật từ trong mọi vấn đề, góc cạnh của đời sống để đáp ứng yêu cầu của thời đại lích sử. Hơn ai hết các nàh văn nhà thơ phải xác định được vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình. Văn học hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình đã phản ánh được lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, trong tất cả các thể loại ấy thơ là thể loại đạt được nhiều thành tựu to lớn nhất. Thơ thời kì này được gọi là binh chủng mũi nhọn, có tính xung kích lên tiếng kịp thời trước mọi biến cố của lịch sử. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu thơ “ Nhưng lịch sử thơ ca dân tộc chưa bao giờ biết đến một thời kì nào mà thơ lại có một cuộc sống phong phú và sôi nổi đến thế”, (Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam chống Mĩ, tr.117, NXB Khoa học Xã hội. H. 1984). Trong thời điểm đó, quan niệm văn học nói chung và thơ nói riêng không tránh khỏi sự hạn hẹp, ấu trĩ nhiều khi chỉ chú trọng đến chức năng hiện thực hóa đời sống chứ không quan tâm đến tính thẩm mĩ của văn học. Văn học tái hiện cuộc sống đi liền với cuộc song đôi khi mất đi tính giáo dục mà thay vào đó là tính cổ động, tuyên truyền. Nó chưa thực sự quan tâm đến những cảm xúc chủ quan của tâm hồn con người, chưa quan tâm đến chức năng của văn học là giáo dục con người bằng con người bằng tình cảm thẩm mĩ qua cái đẹp của hình tượng nghệ thuật. Thực tế trong những năm tháng chiến tranh thừi kì mà cả nước đứng lên đánh giặc văn học đã làm tròn sứ mệnh của mình là tuyên truyền cổ động. Đất nước trog truyền thống đã có những thành tích vẻ vang trong sự nghiệp đánh giặc, dựng nước và giữ nước. đất nước từ lâu đã tồn tại trong những câu chuyện cổ tích ca dao, phong tục tập quán ăn sâu, bám rễ vào trong tâm thức của chúng ta từ ngàn đời. Bởi vậy cho nên, ta phải tiếp nối thế hệ truyền thống cha anh cùng nhau giữ nước, ta phải xích lại gần nhau chung sức đồng lòng đấu tranh gìn giữ quê hương, non sông vấm vóc nước nhà. Muốn làm được những điều này ta cần phải khéo léo thực hiện các nhiệm vụ trong khả năng, giới hạn của mình dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo của Đảng. Vì nghệ thuật quá chân thực cho nên nó là nghệ thuật có tính chất tuyên truyền. Khi quá tập chung vào tính chất tuyên truyền thì văn học sẽ trở nên sự sáo rỗng dập khuân không có tính nghệ thuật. Lúc này, văn học không tránh khỏi xúc cảm dàn trải, hình ảnh quen thuộc, ý tưởng, nội dung đề tài quá cũ quá quen gây cảm giác nhàm chán chán độc giả. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng từ những tác phẩm nghệ thuật ấy mà đã góp phần tích cực vào lòng yêu nước của quần chúng nhân dân để dấy lên lòng căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc chứ không phải là làm cho bi quan não nùng bao chùm lên độc giả. Bởi lẽ từ những vấn đề mà tác phẩm đề cập độc giả nhận thức được thực tế cuộc chiến tranh và lấy nó làm bài học khinh nghiệm để tiếp tục đấu tranh có hiệu quả hơn trong cuộc kháng chiến trường kì, khốc liệt của dân tộc. Chỉ trong vòng mười năm chống Mĩ có bốn cuộc thi thơ đã diễn ra trong không khí sôi sục của bom đạn nhưng vô cùng náo nhiệt bởi những chiến công vang dội của quân và dân hai miền Nam Bắc. Thơ ca bám sát cuộc sống, chiến đấu đầy gian khó, vất vả của quân và dân hai miền Nam Bắc. Qua thơ những hình ảnh đất nước, quê hương, con người trong cuộc kháng chiến hiện lên tuwoi hùng đẹp đẽ biết bao. Chưa bao giờ văn học lại có đội ngũ nhà thơ sáng tác đông đảo, nhiệt tình và giàu sức sống đến vậy. Lực lượng sáng tác trong giai đoạn này là lớp các nhà thơ trước cách mạng: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh..; lớp các nhà thơ trẻ: Bằng Việt,Xuân Quỳnh, Lâm Thị Vĩ Dạ, Phạm Tiến Duật, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa.... Sự phát triển và đóng góp của các thế hệ thơ tuy chưa đồng đều nhưng mỗi thế hệ đều có mặt mạnh, mặt yếu riêng. Tuy nhiên, mỗi nhà thơ đã làm nên tên tuổi, diện mạo riêng cho bản thân và góp pần làm nên diện mạo của cả một tộc thời kì văn học. Cảm hứng chủ đạo trong thơ chống Mĩ hướng theo phương châm lớn của Bác “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Cả nước trong những năm tháng muôn người như một cả nước cùng nhâu ra trận là mối cảm nghĩ thiêng liêng, sâu đậm của các nhà thơ. Chưa bao giờ đất nước lại hiện lên nhiều vẻ đẹp và nhiều điều đáng tự hào đến thế. Các nhà thơ n ghĩ về đất nước không chỉ trong hiện tại dòng chảy của thời gian mà còn theo dòng lịch sử tìm về cội nguồn xa chảy của một thời đại anh hùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan