Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Niềm tin tôn giáo của tín đồ phật giáo hòa hảo (tt)...

Tài liệu Niềm tin tôn giáo của tín đồ phật giáo hòa hảo (tt)

.PDF
27
72
81

Mô tả:

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH CHÂU NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62310401 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HÀ NỘI - 2017 2 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Vũ Dũng 2. PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng Phản biện 1: PGS.TS. Phan Trọng Ngọ Phản biện 2: PGS.TS. Lã Thị Thu Thủy Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thị Minh Loan Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại ...................................................................................................... .......................................................................................................................... vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ...................................................................................................... ...................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, niềm tin tôn giáo là mặt trung tâm trong cấu trúc tâm lý và chi phối các biểu hiện tâm lý khác của tín đồ tôn giáo. Thứ hai, Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) là một tôn giáo nội sinh với khoảng 1.433.252 tín đồ, xếp thứ 4 trong các tôn giáo lớn ở Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, người nông dân tín đồ PGHH đã không ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp sức người, sức của cho sự thành công của cách mạng. Ngày nay, tín đồ PGHH có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực nói riêng, đất nước nói chung, nổi bật là các hoạt động xã hội, công ích, và từ thiện. Để có được những kết quả này đa phần xuất phát từ niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Thứ ba, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH là vấn đề còn khá mới mẻ và chưa có công trình nào nghiên cứu ở Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát niềm tin tôn giáo cũng như ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH, đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm 4 phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý luận về niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. - Khảo sát, phân tích thực trạng biểu hiện và mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH cũng như ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện và mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và khảo sát biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Luận án cũng khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. + Về không gian: Địa bàn có đông tín đồ PGHH sinh sống thuộc các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. + Về khách thể: Tổng số khách thể nghiên cứu là 520 người. Trong đó, tương ứng ở mỗi tỉnh lần lượt là: 150 người trả lời phiếu khảo sát; 10 chức việc, 10 tín đồ, 03 đến 04 cán bộ quản lý về tôn giáo trả lời phỏng vấn sâu. 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Tâm lý học tôn giáo; Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Nguyên tắc hoạt động. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp quan sát; Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; Phương pháp thống kê toán học. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về mặt lý luận, luận án đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm niềm tin tôn giáo, các hình thức biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH và các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Về mặt thực tiễn, luận án đã chỉ ra được thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH, và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Luận án đã đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về ý nghĩa lý luận, luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên các trường đại học. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo, hỗ trợ các tổ chức tôn giáo, các cơ quan chức năng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về 6 tôn giáo nâng cao hiệu quả việc triển khai các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, các công trình công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý luận về niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH; Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình nghiên cứu về niềm tin tôn giáo Ở nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu từ các góc độ khác nhau về niềm tin tôn giáo như: Quan điểm của K. Marx (18181883) và F.Engels (1820-1895) về niềm tin tôn giáo; Quan điểm của các nhà thần học về niềm tin tôn giáo của tín đồ đạo Kitô; Tác phẩm “Các loại kinh nghiệm tôn giáo” (The Varieties of Religious Experience) của William James (1842 - 1910); Quan điểm của Sigmund Freud (1856 - 1939) về niềm tin tôn giáo; Tác phẩm “Niềm tin vào Thiên chúa và sự bất tử” (The belief in God and immortality) của James Henry Leuba (1867-1946); Tác phẩm “Các giai đoạn của niềm tin” (Stages of Faith) của James W. Fowler (sinh năm 1940); Tác phẩm “Tôn giáo, não bộ và hành vi” (Religion, brain and behavior) của tác giả Michael Inzlicht (1925-2002). Các tác giả đã 7 trình bày về nguồn gốc, bản chất, cơ chế và con đường hình thành niềm tin tôn giáo. Ở Việt Nam, nhiều tác giả trong công trình nghiên cứu của mình đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của niềm tin tôn giáo, chủ yếu đề cập đến niềm tin tôn giáo của tín đồ một tôn giáo cụ thể. Chẳng hạn, tác giả Đặng Nghiêm Vạn bàn về niềm tin tôn giáo của tín đồ đạo Kitô, tác giả Vương Duy Quang bàn về niềm tin tôn giáo của tín đồ đạo Tin Lành người Hmông, tác giả Vương Thị Kim Oanh bàn về niềm tin tôn giáo của tín đồ đạo Tin Lành người dân tộc thiểu số ở Gia Lai... Ngoài ra, sách “Tâm lý học tôn giáo” của tác giả Vũ Dũng xuất bản năm 1998 là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về tâm lý học tôn giáo. Trong đó, tác giả cho rằng niềm tin tôn giáo là niềm tin của con người vào sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên, vào thế giới vô hình. Tác giả cũng đề cập khá chi tiết các đặc điểm của niềm tin tôn giáo. 1.2. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo Các tác giả người nước ngoài tiếp cận PGHH theo góc độ văn hóa, lịch sử của vùng đất Tây Nam bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung. Một số tác giả tiêu biểu như: Robert L.Mole, Hồ Tài Huệ Tâm, Philip Taylor, Judith Law... Những lý luận, nghiên cứu sớm nhất về PGHH thuộc về những cư sỹ của PGHH như tác giả Vương Kim, Nguyễn Văn Hầu. Các tác phẩm này chủ yếu bàn về xuất thân của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, quá trình hình thành và phát triển của PGHH, giáo lý, giáo luật và các hình thức sinh hoạt, tu tập của PGHH. Một số tác giả khác như: 8 Phạm Bích Hợp, Nguyễn Hoàng Sa, Bùi Thị Thu Hà, Lâm Quang Láng, Trương Như Vương, Đỗ Quang Vinh có công trình nghiên cứu về PGHH từ nhiều góc độ: dân tộc học, lịch sử, triết học, khoa học an ninh và khoa học quản lý nhà nước. 1.3. Những công trình nghiên cứu về tâm lý tín đồ PGHH Nghiên cứu tâm lý tín đồ PGHH bước đầu đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như dân tộc học, xã hội học, triết học, khoa học an ninh… Việc nghiên cứu từ góc độ tâm lý học tôn giáo còn khá khiêm tốn và đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO 2.1. Các khái niệm cơ bản - Tôn giáo: Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội phản ánh niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên, vô hình mà con người cho là linh thiêng, được con người sùng bái, thờ cúng để nhờ cậy che chở hoặc ban phát điều tốt lành. - Niềm tin: Niềm tin là định hướng giá trị vững chắc, chi phối nhận thức và hành vi của cá nhân. - Niềm tin tôn giáo: Niềm tin tôn giáo là niềm tin của con người vào sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên, vào thế giới vô hình. 9 - Phật giáo Hòa Hảo: Phật giáo Hòa Hảo hay còn gọi là đạo Hòa Hảo ra đời vào năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Phật giáo Hòa Hảo dựa trên quan niệm của Phật giáo về thời Hạ nguyên mạt pháp và Hội Long hoa Di Lặc. Giáo lý PGHH được đơn giản hóa chủ yếu tập trung vào hai nội dung: học phật và tu nhân. - Tín đồ: Tín đồ là người có niềm tin tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận. - Niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH: Niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH là niềm tin của các tín đồ vào sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên (Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ), vào thế giới vô hình (Thiên đường, Địa ngục), vào Sấm giảng giáo lý và đội ngũ chức việc của PGHH. 2.2. Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH - Niềm tin đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ: Niềm tin đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ được tín đồ PGHH thể hiện qua thái độ tin tưởng vào sứ mạng và năng lực của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ , qua hành vi khấn nguyện, chiêm bái chân dung Giáo chủ, hành hương về Tổ đình, thực hiện lời răn… - Niềm tin đối với thế giới khác: Niềm tin đối với thế giới khác của tín đồ PGHH là niềm tin vào sự tồn tại của ngày Phán xét, “Địa ngục” và “Niết bàn”. Họ tin vào việc tu nhân tích đức sẽ đem đến cuộc sống nơi Niết bàn và việc làm gian ác sẽ dẫn đến viễn cảnh của Địa ngục khi Trời, Phật phán xét trong ngày tận thế. - Niềm tin đối với Sấm giảng giáo lý: 10 Niềm tin đối với Sấm giảng giáo lý của tín đồ PGHH được biểu hiện rất rõ ở ba mặt: nhận thức được những nội dung cơ bản trong Sấm giảng giáo lý; tin Sấm giảng giáo lý là tuyệt đích chân lý; thực hiện nội dung Sấm giảng giáo lý một cách tích cực và tự giác. - Niềm tin đối với đội ngũ chức việc: Niềm tin của tín đồ PGHH đối với đội ngũ chức việc được thể hiện qua thái độ tin tưởng ở phẩm chất đạo đức, sự uyên thâm về giáo lý, sự tâm huyết, gần gũi của chức việc. Theo đó, lời nói và việc làm của chức việc thường có trọng lượng, ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, hành động của tín đồ PGHH. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo 2.3.1. Các yếu tố khách quan - Nội dung Sấm giảng giáo lý Nội dung Sấm giảng giáo lý đơn giản, gần gũi, dễ hiểu và đặc biệt là người theo đạo không phải ly gia, cắt ái, không phải tốn nhiều công phu tu chứng, đồng thời mang nhiều nét văn hóa dân tộc, nên PGHH được đông đảo nông dân miền Tây Nam bộ chấp nhận. - Hoàn cảnh kinh tế xã hội Hoàn cảnh kinh tế xã hội của miền Tây Nam bộ đầu thế kỷ 20 đã góp phần vào việc hình thành niềm tin tôn giáo mới (niềm tin vào PGHH), có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống quần chúng nhân dân. Ngày nay, những yếu tố thuộc về hoàn cảnh kinh tế xã hội vẫn tiếp tục giữ vai trò duy trì và củng cố niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. - Gia đình và cộng đồng 11 Bản chất niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH là một hiện tượng tâm lý xã hội nên chính cộng đồng tín đồ PGHH sẽ giữ vai trò to lớn trong việc củng cố, gìn giữ niềm tin tôn giáo của họ. Trong đó, gia đình, Giáo hội, tâm lý lây lan, bắt chước trong cộng đồng là những yếu tố có vai trò chủ chốt. 2.3.2. Các yếu tố chủ quan - Nhu cầu tín ngưỡng Tín đồ PGHH có nhu cầu tín ngưỡng cao và thỏa mãn nó bằng niềm tin tôn giáo, các hình thức sinh hoạt tôn giáo, và các hình thức thờ cúng khác. Tín đồ PGHH luôn cảm thấy hạnh phúc, siêu thoát tinh thần khi được làm lễ khấn nguyện, thực hiện lời răn, được hành hương về Tổ đình, được làm việc thiện… - Nhận thức tôn giáo Dù tiếp thu, lĩnh hội tri thức và kinh nghiệm tôn giáo dưới hình thức nào thì nhận thức tôn giáo luôn là điều kiện tiên quyết để hình thành niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Mức độ nhận thức tôn giáo, kinh nghiệm tôn giáo của tín đồ càng sâu sắc thì niềm tin tôn giáo của họ càng bền vững. - Hoạt động tôn giáo Hoạt động tôn giáo của tín đồ PGHH đã tạo nên một không gian tôn giáo đặc trưng có tác dụng nuôi dưỡng, củng cố đức tin của các thế hệ tín đồ PGHH. Điều này lý giải một vấn đề là nhiều tín đồ có nhận thức giáo lý không sâu sắc nhưng họ có quá trình thực hành, trải nghiệm hoạt động tôn giáo lâu dài, và do vậy, đã hình thành ở họ một niềm tin tôn giáo vững bền. 12 Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu lý luận 3.1.1. Mục đích Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, hệ thống hóa cơ sở lý luận, và xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. 3.1.2. Nội dung Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về PGHH, niềm tin tôn giáo, tâm lý tín đồ PGHH. Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan. Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn dựa trên kết quả tổng hợp phần lý luận. 3.1.3. Phương pháp Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu và phương pháp chuyên gia. 3.2. Nghiên cứu thực tiễn 3.2.1. Mục đích Khảo sát thực trạng biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH và tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. 3.2.2. Nội dung Đề tài tiến hành nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi đối với tín đồ PGHH, nghiên cứu định tính ở các đối tượng như: tín đồ PGHH, chức việc PGHH, cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo. 13 3.2.3. Phương pháp Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thống kê toán học; Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO 4.1. Thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH 4.1.1. Thực trạng chung Bảng 4.1. Đánh giá chung về niềm tin tôn giáo của tín đồ TT Biểu hiện ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Niềm tin đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ 2,97 0,17 1 2 Niềm tin đối với thế giới khác 2,80 0,40 4 3 Niềm tin đối với Sấm giảng giáo lý 2,94 0,24 2 4 Niềm tin đối với đội ngũ chức việc 2,89 0,32 3 Điểm trung bình chung: 2,80 Độ lệch chuẩn chung: 0,30 Chi chú: 1. Mức thấp (ĐTB: 1,0 - 1,67); 2. Mức bình thường (ĐTB: 1,68 2,35); 3. Mức sâu sắc (ĐTB: 2,36 - 3,0). Niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH được đánh giá chung ở mức độ sâu sắc. Trong đó, tập trung nhất thể hiện ở niềm tin của tín đồ đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ với điểm trung bình 2,97. Đứng thứ hai là niềm tin của tín đồ đối với Sấm giảng giáo lý với điểm trung bình 2,94. Đứng thứ ba là niềm tin của tín đồ vào đội ngũ chức 14 việc với điểm trung bình 2,89 và cuối cùng là niềm tin của tín đồ vào thế giới khác với điểm trung bình 2,80. 4.1.2. Biểu hiện cụ thể niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH - Niềm tin vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ Bảng 4.6. Mức độ niềm tin của tín đồ đối với Giáo chủ TT Biểu hiện ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Tin Giáo chủ là hiện thân của Đức phật 2,92 0,26 1 2 Tin vào phép màu của Giáo chủ 2,67 0,45 4 3 Tin vào sứ mạng của Giáo chủ 2,72 0,41 3 4 Tin vào sự bất tử của Giáo chủ 2,89 0,28 2 Điểm trung bình chung: 2,80 Chi chú: 1. Mức thấp (ĐTB: 1,0 - 1,67); 2. Mức bình thường (ĐTB: 1,68 2,35); 3. Mức sâu sắc (ĐTB: 2,36 - 3,0). Mức độ biểu hiện niềm tin của tín đồ PGHH đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ ở mức sâu sắc. Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện niềm tin này giữa tín đồ nam và tín đồ nữ, giữa tín đồ sống ở nông thôn và tín đồ sống ở thành thị, giữa tín đồ trẻ tuổi và tín đồ cao tuổi. Tuy nhiên không có sự khác biệt về mức độ biểu hiện niềm tin đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ theo trình độ học vấn của tín đồ PGHH. Niềm tin vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ được tín đồ PGHH thể hiện một cách thường xuyên, mọi lúc và có tác dụng giúp tín đồ có thêm sức mạnh tinh thần, thêm động lực làm việc thiện, giúp đỡ người khác và tham gia sinh hoạt tôn giáo. - Niềm tin vào thế giới khác 15 Mức độ biểu hiện niềm tin của tín đồ PGHH đối với thế giới khác ở mức sâu sắc. Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện niềm tin này giữa tín đồ nam và tín đồ nữ, giữa tín đồ sống ở nông thôn và tín đồ sống ở thành thị, giữa tín đồ trẻ tuổi và tín đồ cao tuổi, giữa các tín đồ có trình độ học vấn khác nhau. Niềm tin vào TKG được tín đồ PGHH thể hiện một cách thường xuyên, mọi lúc và có tác dụng giúp tín đồ có thêm động lực làm việc thiện, giúp đỡ người khác và tham gia sinh hoạt tôn giáo. - Niềm tin vào Sấm giảng giáo lý Bảng 4.20. Mức độ niềm tin của tín đồ đối với Sấm giảng giáo lý TT 1 2 3 Biểu hiện Tin Sấm giảng giáo lý là lời phán truyền của Đức phật Tin Sấm giảng giáo lý là chân lý, chuẩn mực làm người Tin việc tu tập theo Sấm giảng giáo lý là con đường giải thoát kiếp luân hồi ĐTB ĐLC Thứ hạng 2,79 0,46 2 2,82 0,37 1 2,77 0,41 3 Điểm trung bình chung: 2,79 Chi chú: 1. Mức thấp (ĐTB: 1,0 - 1,67); 2. Mức bình thường (ĐTB: 1,68 2,35); 3. Mức sâu sắc (ĐTB: 2,36 - 3,0). Mức độ biểu hiện niềm tin của tín đồ PGHH đối với Sấm giảng giáo lý ở mức sâu sắc. Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện niềm tin này giữa tín đồ nam và tín đồ nữ, giữa tín đồ sống ở nông thôn và tín đồ sống ở thành thị, giữa tín đồ trẻ tuổi và tín đồ cao tuổi. Tuy nhiên không có sự khác biệt về mức độ biểu hiện niềm tin đối với Sấm giảng giáo lý theo trình độ học vấn. Niềm tin vào Sấm giảng giáo lý 16 có tác dụng giúp tín đồ có động lực làm việc thiện, giúp đỡ người khác và tham gia sinh hoạt tôn giáo. - Niềm tin vào đội ngũ chức việc Bảng 4.26. Mức độ niềm tin của tín đồ đối với đội ngũ chức việc TT Biểu hiện ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Tin vào phẩm chất đạo đức của chức việc 2,56 0,26 4 2 Tin vào sự am hiểu giáo lý của chức việc 2,97 0,45 1 2,92 0,41 2 2,73 0,28 3 3 4 Tin vào sự tâm huyết trong sự đạo của chức việc Tin vào sự gần gũi, giúp đỡ của chức việc Điểm trung bình chung: 2,80 Chi chú: 1. Mức thấp (ĐTB: 1,0 - 1,67); 2. Mức bình thường (ĐTB: 1,68 2,35); 3. Mức sâu sắc (ĐTB: 2,36 - 3,0). Mức độ biểu hiện niềm tin của tín đồ PGHH đối với đội ngũ chức việc ở mức sâu sắc. Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện niềm tin này giữa tín đồ sống ở nông thôn và tín đồ sống ở thành thị. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa tín đồ nam và tín đồ nữ. Riêng với biến số độ tuổi và trình độ học vấn, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt ở mức độ biểu hiện niềm tin vào tâm huyết, sự gần gũi, sự giúp đỡ của chức việc, nhưng không có sự khác biệt về mức độ biểu hiện niềm tin vào phẩm chất đạo đức và sự am hiểu giáo lý của đội ngũ chức việc. Niềm tin vào đội ngũ chức việc được tín đồ PGHH thể hiện một cách thường xuyên, mọi lúc và có tác dụng giúp tín đồ có thêm động lực tham gia hoạt động tôn giáo. 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ 17 4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ Sự ảnh hưởng đến niềm tin của tín đồ PGHH vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là kết quả tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó những yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều hơn. Tuy vậy, sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là không đáng kể. Yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là tác động của thành viên gia đình, họ hàng và yếu tố có tác động ít nhất là tín ngưỡng truyền thống. 4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào thế giới khác Các yếu tố được khảo sát có sự ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của tín đồ PGHH đối với thế giới khác. Yếu tố có tác động nhiều nhất là tín ngưỡng truyền thống và yếu tố có tác động ít nhất là sự lây lan, bắt chước trong cộng đồng. 4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào Sấm giảng giáo lý Các yếu tố được khảo sát có sự ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của tín đồ PGHH đối với Sấm giảng giáo lý. Yếu tố có tác động nhiều nhất xuất phát từ chính nội dung của Sấm giảng giáo lý và yếu tố có tác động ít nhất là tệ nạn và những suy thoái, mai một về đạo đức, văn hóa, truyền thống. 4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào đội ngũ chức việc Các yếu tố được khảo sát có sự ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của tín đồ PGHH vào đội ngũ chức việc. Yếu tố có tác động nhiều nhất là thái độ và hiệu quả từ hoạt động tôn giáo của đội ngũ chức việc và yếu tố có tác động ít nhất là sự lây lan, bắt chước trong cộng đồng. 18 4.2.5. Tương quan và dự báo sự ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế Có sự tương quan giữa hoàn cảnh kinh tế và mức độ niềm tin của tín đồ PGHH vào thế giới khác. Mức độ tương quan này chỉ ở mức thấp và theo chiều nghịch. Phương trình: y = 3,117 - 0,163x mô tả sự biến thiên mức độ niềm tin của tín đồ PGHH vào Cõi Niết bàn (y) theo hoàn cảnh kinh tế (x). Phương trình: y = 3,225 - 0,232x mô tả sự biến thiên mức độ niềm tin của tín đồ PGHH vào Địa ngục (y) theo hoàn cảnh kinh tế (x). Phương trình: y = 3,012 - 0,128x mô tả sự biến thiên mức độ niềm tin của tín đồ PGHH vào ngày Phán xét (y) theo hoàn cảnh kinh tế (x). 4.2.6. Tương quan và dự báo sự ảnh hưởng của trình độ học vấn Có sự tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ niềm tin của tín đồ PGHH vào thế giới khác. Mức độ tương quan này chỉ ở mức thấp và theo chiều nghịch. Phương trình: y = 2,870 – 0,077x mô tả sự biến thiên mức độ niềm tin của tín đồ PGHH vào Cõi Niết bàn (y) theo trình độ học vấn (x). Phương trình: y = 2,998 – 0,106x mô tả sự biến thiên mức độ niềm tin của tín đồ PGHH vào Địa ngục (y) theo trình độ học vấn (x). Phương trình: y = 2,866 – 0,064x mô tả sự biến thiên mức độ niềm tin của tín đồ PGHH vào ngày Phán xét (y) theo trình độ học vấn (x). 4.3. Phân tích một số chân dung điển hình 4.3.1. Bà Nguyễn Thị Kim H Bà Nguyễn Thị Kim H, 66 tuổi, là tín đồ PGHH sinh sống tại phường Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Bà có trình 19 độ tú tài và từng làm giáo viên. Bà tham gia sinh hoạt đạo được mười bốn năm. Trước khi tham gia PGHH, bà theo đạo Phật. 4.3.2. Ông Nguyễn Văn T Ông Nguyễn Văn T, 42 tuổi là tín đồ có thời gian tham gia PGHH là 17 năm. Ông sinh sống tại phường Thạnh Hòa, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Ông T có trình độ học vấn 7/12, hiện sống bằng nghề làm mướn. Cả hai vợ chồng đều theo PGHH, riêng con gái 16 tuổi và con trai 13 tuổi đang đi học và chưa quy y tam bảo. 4.3.3. Ông Nguyễn Văn B Ông Nguyễn Văn B cư trú tại xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Năm nay, ông 57 tuổi và đã tham gia PGHH được 40 năm. Ông có trình độ học vấn 9/12, sinh sống bằng nghề làm ruộng. 4.3.4. Anh Phạm Thanh L Anh Phạm Thanh L cư trú tại xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Anh L có trình độ học vấn 12/12, hiện làm ruộng để sinh sống. Anh L năm nay 25 tuổi tham gia PGHH được 10 năm. Ông bà nội ngoại của anh đã mất nhưng trước đây cũng là tín đồ PGHH. Hiện tại, gia đình anh bao gồm cha, mẹ và em gái đều theo PGHH. Anh L đã tự nguyện vào chùa PGHH làm công quả, giúp đỡ Ban Trị sự trong việc đạo. Nghiên cứu bốn chân dung điển hình một lần nữa làm rõ thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH. Cả bốn trường hợp được nghiên cứu đều có sự tin tưởng tuyệt đối vào Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Riêng đối với niềm tin vào thế giới khác, Sấm giảng giáo lý và đội ngũ chức việc, tuy đa số có sự tin tưởng, tin tưởng tuyệt đối 20 nhưng vẫn có trường hợp chỉ tin ở mức trung bình. Về các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của bốn trường hợp điển hình chủ yếu là các yếu tố như: truyền thống gia đình, cộng đồng, nhận thức về Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, về Sấm giảng giáo lý, hoạt động tôn giáo, hoàn cảnh sống, nhu cầu tín ngưỡng... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Do tính chất quan trọng nên đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về PGHH. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tiếp cận PGHH dưới các góc độ khác nhau như: tôn giáo học, dân tộc học, triết học, khoa học lịch sử, kho học an ninh, khoa học quản lý nhà nước... Do vậy, nghiên cứu về PGHH dưới góc độ Tâm lý học là một hướng tiếp cận mới có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 1.2. Niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH là niềm tin của các tín đồ vào sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên (Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ), vào thế giới vô hình (Thiên đường, Địa ngục), vào Sấm giảng giáo lý và đội ngũ chức việc của PGHH. 1.3. Kết quả nghiên cứu cho thấy niềm tin tôn giáo của tín đồ PGHH được đánh giá chung ở mức độ sâu sắc. Trong đó, tập trung nhất thể hiện ở niềm tin của tín đồ đối với Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Niềm tin của tín đồ đối với Sấm giảng giáo lý có vị trí thứ hai, vị trí thứ ba là niềm tin của tín đồ vào đội ngũ chức việc và cuối cùng là niềm tin của tín đồ vào thế giới khác (thế giới vô hình). Niềm tin tôn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất