Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhượng quyền thương mại (franchise) - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn việt nam...

Tài liệu Nhượng quyền thương mại (franchise) - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn việt nam

.PDF
94
257
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG THU THUỶ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE)KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ KIM ANH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HÀ NỘI – NĂM 2009 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FRANCHISE 8 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ FRANCHISE 8 1.1.1. Khái niệm franchise và sự ra đời của franchise 8 1.1.2. Hình thức franchise 15 1.1.3. Những nhân tố cơ bản khi triển khai phƣơng thức franchise 19 1.2. LỢI ÍCH CỦA PHƢƠNG THỨC FRANCHISE 22 1.2.1. Đối với quốc gia 22 1.2.2. Đối với doanh nghiệp 23 1.2.3. Đối với ngƣời tiêu dùng 26 1.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC 27 FRANCHISE 1.3.1. Điều kiện đối với bên nhận quyền 27 1.3.2. Điều kiện đối với bên nhƣợng quyền 30 CHƢƠNG II: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC FRANCHISE 34 TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN FRANCHISE Ở MỘT SỐ NƢỚC 34 2.1.1. Franchise ở Mỹ 34 2.1.2. Franchise ở Trung Quốc 41 2.1.3. Franchise ở Singapore 47 2.2. THỰC TẾ ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC FRANCHISE CỦA CÁC 51 DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.2.1. Tổng quan về sự phát triển franchise ở Việt Nam từ giữa những 51 năm 90 đến năm 2008 1 2.2.2. Luật liên quan đến franchise ở Việt Nam hiện nay 54 2.2.3. Một số trƣờng hợp franchise điển hình của Việt Nam 58 2.2.4. Một số nhận xét, đánh giá chung 66 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN 69 FRANCHISE Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG 69 PHƢƠNG THỨC FRANCHISE Ở VIỆT NAM 3.1.1. Những thuận lợi khi áp dụng phƣơng thức franchise ở Việt Nam 69 3.1.2. Những khó khăn còn tồn tại 71 3.2. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN FRANCHISE Ở VIỆT NAM 77 3.3. MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ PHÁT TRIỂN FRANCHISE Ở VIỆT NAM 79 3.3.1. Đối với nhà lập pháp 79 3.3.2. Đối với các doanh nghiệp 82 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 2 Trên thế giới, ngƣời ta đã từng nói nhiều đến franchise - nhƣợng quyền thƣơng mại - với tƣ cách là một phƣơng thức kinh doanh hiệu quả và sinh lợi cao. Khởi nguồn của nó đƣợc coi là từ Trung Quốc khi những mầm mống sơ khai của franchise đƣợc hình thành. Song, với tính chất của một phƣơng thức kinh doanh hiện đại thì phải đến giữa thế kỷ 19, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới lần II , franchise mới phát triển và lan rộng mạnh mẽ, nhất là ở nƣớc Mỹ. Đây là một phƣơng thức kinh doanh liên quan tới cả thƣơng hiệu, biểu tƣợng, sản phẩm và dịch vụ có chất lƣợng. Những doanh nghiệp có thƣơng hiệu nổi tiếng muốn bán quyền thƣơng mại là nhằm thúc đẩy kinh doanh tăng trƣởng với lợi nhuận hợp lý, tổ chức điều hành gọn nhẹ để giảm thiểu rủi ro đầu tƣ nhân lực, tăng khả năng khai thác thị trƣờng mới. Đối với ngƣời mua quyền thƣơng mại, đó là hệ thống kinh doanh đã đƣợc thử và kiểm nghiệm, tên tuổi thƣơng hiệu đã đƣợc thiết lập sẵn và dễ đƣợc công chúng chấp nhận, có thể tiếp cận với sự quản lý, pháp lý, hỗ trợ tài chính của bên nhƣợng quyền. Đối với ngƣời tiêu dùng, cái lợi mà họ có thể có đƣợc từ phƣơng thức franchise là tăng khả năng lựa chọn những sản phẩm có chất lƣợng phù hợp với nhu cầu, đồng thời tránh đƣợc rủi ro sử dụng hàng nhái làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của họ. Chính vì lẽ đó, franchise đƣợc xem là một phƣơng thức kinh doanh mang lại lợi ích cho cả ngƣời mua, ngƣời bán và ngƣời tiêu dùng. Kinh doanh dƣới hình thức nhƣợng quyền thâm nhập vào Việt Nam mới chỉ khoảng 15 năm trở lại đây, song nó đã có mặt tại hơn 70 hệ thống kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau, với hệ thống mạng lƣới các cửa hàng hoạt động tƣơng đối hiệu quả. Điển hình cho việc áp dụng thành công hình thức này là Cà phê Trung Nguyên, Phở 24 hay Kinh Đô, Dilmah... với rất nhiều mạng lƣới phân phối, điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nƣớc. Đây là những thƣơng hiệu đang đƣợc ngƣời tiêu dùng rất ƣa thích và lựa chọn thƣờng 3 xuyên. Những thành công của Trung Nguyên, Kinh Đô...nói trên là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bƣớc đầu khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thƣơng trƣờng khi nền kinh tế đất nƣớc đang ngày càng tham gia sâu vào quá trình hội nhập quốc tế. “Dù vậy, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia về nhượng quyền thương mại thì Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn khởi động nên tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này còn rất lớn và chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới” [31]. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, nhất là khi Việt nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), nhƣợng quyền thƣơng mại sẽ trở thành một trong những phƣơng thức kinh doanh quan trọng tạo thêm cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị điều kiện vƣơn ra thị trƣờng quốc tế và đứng vững trƣớc sự xâm nhập của hàng loạt tập đoàn bán lẻ, siêu thị nƣớc ngoài. Vậy thực chất, franchise là gì? Nó mang lại lợi ích gì cho các bên tham gia? đã tiến triển nhƣ thế nào ở các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển? Những yếu tố gì quyết định việc áp dụng phƣơng thức franchise? Thực trạng phát triển của franchise ở Việt Nam ra sao? Pháp luật Việt Nam đã làm gì để tạo điều kiện cho franchise phát triển? Triển vọng phát triển franchise trong thời gian tới sẽ nhƣ thế nào? Và các doanh nghiệp cần phải làm gì để tận dụng đƣợc những lợi thế của phƣơng thức này? Đó là những vấn đề đƣợc đặt ra để giải quyết trong luận văn “Nhượng quyền thương mại (Franchise) - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” 2. Tình hình nghiên cứu Nhƣợng quyền thƣơng mại không còn mới trên thế giới mà thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu, sách, tạp chí và nhiều trang web dành riêng cho việc 4 nghiên cứu vấn đề này. Ở Việt Nam, nhƣợng quyền thƣơng mại là hình thức kinh doanh tƣơng đối mới mẻ song cũng đã có rất nhiều bài viết về franchise trên các báo, tạp chí và các trang web nhƣng mới chỉ giới thiệu sơ lƣợc về franchise. Nghiên cứu sâu và tổng quát về vấn đề này có các tác giả sau: TS Lý Quý Trung [38] đã khái quát lý luận chung về franchise, tổng quan franchise trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới lần II và giới thiệu hệ thống franchise ở Việt Nam đến năm 2004, đồng thời cũng giới thiệu một số hệ thống franchise điển hình của thế giới và Việt Nam. Tài liệu còn cung cấp một số thông tin giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình ký kết các hợp đồng nhƣợng quyền và những bƣớc của quy trình bán franchise. TS Lý Quý Trung [39] giới thiệu khái lƣợc về lịch sử của franchise và chủ yếu phân tích vấn đề mua franchise. Tài liệu đã có những so sánh, đánh giá về lợi ích và bất lợi của mua franchise, trình bày các phƣơng thức cũng nhƣ quy trình triển khai kinh doanh cửa hàng franchise và đề cập tới luật liên quan đến franchise. Hai tài liệu này đã giải quyết đƣợc những vấn đề lý luận chung về phƣơng thức franchise nhƣ lịch sử phát triển, khái niệm, ƣu nhƣợc điểm, quy trình triển khai hệ thống franchise và luật liên quan đến franchise. Luận văn sẽ kế thừa những điểm mạnh đó. Nhƣng hai tài liệu này chƣa phân tích đƣợc những lợi ích, cơ hội hay những khó khăn, bất lợi của các bên tham gia nhƣợng quyền cũng nhƣ những yếu tố quyết định góp phần mở rộng hệ thống kinh doanh theo phƣơng thức franchise. Ths Lê Thị Thu Thủy [35]đi sâu nghiên cứu nội dung của hình thức chuyển nhƣợng thƣơng hiệu, tập trung phân tích thực trạng hoạt động chuyển nhƣợng thƣơng hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam điển hình, tình hình 5 chuyển nhƣợng của các công ty nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng nhƣ tình hình chuyển nhƣợng thƣơng hiệu chung của một số nƣớc. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi các nền kinh tế phát triển nhƣ Pháp, Mỹ và Châu Âu; ngoài ra cũng chƣa nghiên cứu sâu các trƣờng hợp ở Việt Nam. Đề tài viết năm 2004 khi phƣơng thức franchise đã phát triển tƣơng đối mạnh, song thực chất chỉ từ năm 2005, phƣơng thức franchise mới đƣợc nói đến nhiều và đƣợc nhiều doanh nghiệp Việt nam quan tâm, vì vậy nhiều thông tin, số liệu trong đề tài tƣơng đối hạn chế. Luận văn sẽ bổ sung thêm các số liệu cập nhật về hoạt động kinh doanh theo phƣơng thức này ở các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2008. Ths Trần Thu Hiền [12] đã nghiên cứu tƣơng đối hệ thống về franchise nhƣng mới chỉ nghiên cứu phƣơng thức kinh doanh nhƣợng quyền ở Việt nam trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống là chủ yếu. Kinh nghiệm phát triển franchise trên thế giới cũng chỉ đƣợc khái quát sơ lƣợc trong phạm vi tổng thể của châu lục, chứ chƣa đi sâu phân tích thực tế ở những quốc gia riêng lẻ, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam để rút ra kinh nghiệm phát triển phƣơng thức franchise cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế ở nƣớc ta. Luận văn sẽ kế thừa những lý luận chung về franchise cũng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài này và bổ sung phân tích sự phát triển của phƣơng thức franchise ở một số nƣớc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình áp dụng franchise ở một số nƣớc trên thế giới, thực tiễn franchise ở Việt Nam, từ đó rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển franchise ở Việt Nam. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 6 - Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về franchise; - Phân tích kinh nghiệm áp dụng phƣơng thức franchise ở một số nƣớc và đƣa dẫn chứng các case study điển hình của một vài doanh nghiệp có tiếng trên thế giới đã thành công với franchise; - Nghiên cứu thực trạng áp dụng phƣơng thức franchise của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ giữa những năm 90 đến năm 2008, qua đó đối chiếu với kinh nghiệm của các nƣớc để đƣa ra nhận xét về những ƣu và nhƣợc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng phƣơng thức này, cũng nhƣ nguyên nhân của nó; - Phân tích những thuận lợi, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng phƣơng thức franchise trong thời gian sau hội nhập WTO. Dự báo triển vọng phát triển phƣơng thức franchise và đƣa ra một số gợi ý góp phần thúc đẩy sự phát triển của phƣơng thức này ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là một số nƣớc trên thế giới và một số doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng phƣơng thức franchise trong lĩnh vực dịch vụ. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung tổng hợp phân tích một vài lý luận chung về franchise, thực trạng áp dụng phƣơng thức franchise ở trong và ngoài nƣớc của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, trong giai đoạn từ giữa những năm 1990 của thế kỷ 20 đến năm 2008. Trong đó, luận văn có đƣa ra các trƣờng hợp về một số doanh nghiệp điển hình đã thành công với phƣơng thức này (Kinh Đô, Trung Nguyên..), đồng thời cung cấp những kinh nghiệm áp dụng của một số nƣớc nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Singapore và 7 một số hệ thống franchise nổi tiếng trên thế giới nhƣ Domino‟s pizza group (DPG), Mc Donald‟s, Kentuckey Fried Chicken (KFC).... 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Căn cứ vào lý thuyết về franchise, luận văn áp dụng các phƣơng pháp tổng hợp-phân tích, phƣơng pháp so sánh-đối chiếu để giải quyết mục tiêu của đề tài. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn Ngoài việc kế thừa các vấn đề lý luận cơ bản về franchise, khái quát tiến trình áp dụng phƣơng thức franchise ở Việt Nam, luận văn dự kiến đƣa ra đƣợc những điểm mới sau: - Góp phần làm rõ những điều kiện áp dụng phƣơng thức franchise trên cơ sở kinh nghiệm của một số nƣớc; - Bổ sung, cập nhật số liệu mới nhất và phân tích một vài trƣờng hợp về kinh nghiệm cũng nhƣ quá trình áp dụng phƣơng thức franchise của một số nƣớc (trong đó có cả các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc); giới thiệu một số hệ thống franchise điển hình trên thế giới. Từ kinh nghiệm franchise quốc tế, luận văn phân tích hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền của một số doanh nghiệp Việt Nam đã thành công với phƣơng thức franchise; - Đƣa ra một số ý kiến về chính sách cho các nhà lập pháp, các doanh nghiệp đang có mục tiêu áp dụng phƣơng thức franchise. Trong quá trình phân tích, luận văn có khái quát bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam để làm rõ vai trò của phƣơng thức franchise đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO . 7. Bố cục của luận văn 8 Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về franchise Chƣơng 2: Kinh nghiệm áp dụng phƣơng thức franchise trên thế giới và thực tế ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 3: Một số gợi ý về giải pháp nhằm phát triển franchise ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế CHƢƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FRANCHISE 9 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ FRANCHISE 1.1.1. Khái niệm franchise và sự ra đời của franchise Thông thƣờng khi tìm hiểu một vấn đề nào đó ngƣời ta thƣờng hay đặt ra câu hỏi “nó là gì, bắt đầu từ khi nào, hay nó xuất hiện khi nào?” và franchise cũng vậy. Tuy nhiên, thực sự ít ngƣời biết câu trả lời chính xác là nó xuất hiện vào thời điểm nào cũng nhƣ có thể đƣa ra một định nghĩa đầy đủ và chính xác về nó . Tác giả luận văn đã cố gắng tìm hiểu hình thái ban đầu của franchise là nhƣ thế nào, nó bắt nguồn từ đâu và đã tìm đƣợc một số thông tin. Từ Franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ là “franc” (có nghĩa là tự do). Trong từ điển Webmaster năm 1913, ngƣời ta định nghĩa “Franchise là một đặc quyền được nhà sản xuất trao cho một người hoặc một nhóm người để phân phối hoặc bán sản phẩm của chủ thương hiệu- Franchise is 1. A privilege or right granted a person or a group by government, state or sovereign. 2. Authorization granted by a manufacture to a distributor or dealer to sell his products” [52]. Còn trong từ điển Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 1993: ” Franchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức được bán hàng hoá hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực nhất định.” [27] Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của franchise, đã có nhiều khái niệm của nhiều quốc gia đƣợc nêu ra nhằm giải thích, hƣớng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhƣợng quyền đạt hiệu quả. Tuy vậy, do sự khác biệt về quan điểm và môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thƣờng khác nhau. Hiệp hội franchise Quốc tế (The International Franchise Association IFA), hiệp hội lớn nhất nƣớc Mỹ và thế giới đã định nghĩa về franchise nhƣ sau: 10 "Franchise là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh nhƣ: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dƣới nhãn hiệu hàng hóa, phƣơng thức, phƣơng pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tƣ đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình" [26]. Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tƣ vốn và điều hành doanh nghiệp đƣợc đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên nhƣợng quyền. Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) thì định nghĩa nhƣ sau: “Franchise là một hợp đồng hay thỏa thuận ít nhất là hai ngƣời hay hai đối tác, trong đó ngƣời mua franchise đƣợc cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch, chƣơng trình của chủ thƣơng hiệu. Hoạt động kinh doanh của ngƣời mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch tiếp thị, gắn liền mới mục tiêu của chủ thƣơng hiệu. Bên nhận quyền phải trả cho chủ thƣơng hiệu một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp gọi là phí franchise” [38]. Hợp đồng franchise này có thời hạn xác định, thông thƣờng từ 5-10 năm. Định nghĩa này đƣợc xem là khá chuẩn và phù hợp với bản chất của từ franchise và phƣơng thức kinh doanh này. Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU) định nghĩa quyền thƣơng mại là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế 11 sẽ đƣợc khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới ngƣời sử dụng cuối cùng" [38]. Có thể thấy, EU định nghĩa franchise theo hƣớng nhấn mạnh tới quyền của Bên nhận, khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù, ghi nhận vai trò của thƣơng hiệu và hệ thống, bí quyết kinh doanh của Bên nhƣợng quyền, định nghĩa này không đề cập tới những đặc điểm khác của việc nhƣợng quyền kinh doanh. Trong khi đó, Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của franchise về mặt hỗ trợ kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao "kiến thức kỹ thuật" (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có chất lƣợng. Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: "Franchise tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thƣơng hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một ngƣời sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phƣơng pháp vận hành, các hoạt động thƣơng mại, hoặc hành chính đã đƣợc chủ thƣơng hiệu thiết lập, với chất lƣợng, danh tiếng, hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng đƣợc dƣới thƣơng hiệu đó." [26]. Định nghĩa này phản ánh một phần quan điểm của Mêhicô là một nƣớc đang phát triển có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu công nghệ và bí quyết kinh doanh từ nƣớc ngoài. Không đi vào cụ thể những khía cạnh của franchise, Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO) lại đƣa ra khái niệm đƣợc đánh giá là tƣơng đối chính xác nhƣ sau: Franchise là khi bên nhƣợng quyền muốn phát triển hệ thống kinh doanh một mặt hàng/dịch vụ cụ thể của mình bằng cách cho phép một chủ thể khác (bên nhận quyền) đƣợc sử dụng hệ thống kinh doanh của bên nhƣợng 12 quyền đúng quy định, chuẩn mực theo thoả thuận, chịu giám sát cùng với sự hỗ trợ của bên nhƣợng. Mối quan hệ này diễn tiến liên tục suốt hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Ngoài ra, trong Báo cáo đầu tư thế giới (WIR) năm 2008, franchise còn đƣợc coi là một hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) mà chủ đầu tƣ không nắm vốn. Tất cả các định nghĩa về franchise trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nƣớc. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả những định nghĩa này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dƣới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tƣợng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để đƣợc phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao giám sát chặt chẽ. Ở Việt Nam, Luật thương mại của Quốc hội nước Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 định nghĩa: “Nhƣợng quyền thƣơng mại là hoạt động thƣơng mại theo đó bên nhƣợng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện dƣới đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đƣợc tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhƣợng quyền quy định và đƣợc gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, quảng cáo của bên nhƣợng quyền; 2. Bên nhƣợng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” 13 Tóm lại, dù theo định nghĩa của thế giới hay Việt Nam thì về tổng thể có thể hiểu định nghĩa về franchise nhƣ sau: Franchise là phƣơng thức kinh doanh mà theo đó, Bên nhƣợng quyền (Franchisor, doanh nghiệp sản xuất hoặc mua bán hoặc dịch vụ) cho phép Bên nhận quyền (Franchisee, doanh nghiệp kinh doanh độc lập) sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh và bí quyết kinh doanh hoặc quy trình vận hành hệ thống kinh doanh. Ngƣợc lại, Bên nhận quyền phải trả phí ban đầu, gồm: phí nhƣợng quyền (Franchise fee), phí lãnh thổ (territorial fee) trong trƣờng hợp ký hợp đồng qua Bên nhƣợng quyền của khu vực) và phí bản quyền (royalty fee) khi kinh doanh hoặc cũng có một số hệ thống nhƣợng quyền thu phí cố định trả một lần trong thời gian nhƣợng quyền. Bên nhƣợng quyền sẽ đem lại cho bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, bên nhận quyền vẫn phải chịu sự kiểm soát trong quá trình kinh doanh dƣới nhãn hiệu đã đăng ký. Ở trên, luận văn đã tổng hợp rất nhiều khái niệm khác nhau về franchise để chứng minh tính thời sự cũng nhƣ vai trò quan trọng của franchise trong môi trƣờng kinh doanh hiện đại ngày nay. Ngay cả khi nói về lịch sử phát triển franchise cũng có nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau về nơi ra đời của nó. Tuy nhiên, nguồn gốc của franchise theo nhiều tài liệu nghiên cứu đƣợc cho là bắt đầu từ Trung Quốc nhƣng thực sự đã có từ thời Trung cổ (tức là vào khoảng những năm 400 trƣớc công nguyên). Vào thời đó, ngƣời có quyền lực tối cao ở địa phƣơng hay chúa đất đƣợc trao quyền nắm giữ, quản lý các khu chợ hay hội chợ, điều hành hệ thống phà tại địa phƣơng hay săn bắn trên lãnh thổ của mình, đƣa ra các mức thuế. Nhờ hình thức này, nhà vua cấp quyền cho mọi hình thức hoạt động kinh doanh nhƣ xây dựng đƣờng xá, sản xuất rƣợu, bia...Thực chất là nhà vua trao quyền cho một ngƣời nào đó độc 14 quyền một loại hình hoạt động kinh doanh nhất định nào đó. Những ngƣời đƣợc cấp quyền đƣợc phép giữ lại một tỷ lệ trên số tiền mà họ thu đƣợc, và số còn lại thì giao lại cho nhà vua. Nhƣ vậy, mối quan hệ rất sớm, sơ khai đầu tiên về franchise đã đƣợc ghi nhận trong lịch sử mà sau này nó đƣợc mở rộng, phát triển thành kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại. Trải qua nhiều thế kỷ, franchise đã phát triển giống nhƣ một hệ thống kinh tế quốc gia ở các nƣớc phát triển. Vào đầu thế kỷ 19 ở Anh cũng đã thấy xuất hiện phƣơng thức franchise khi chủ các quán rƣợu do những khó khăn về tài chính đã phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhà máy sản xuất rƣợu. Và để đổi lại, họ đƣợc yêu cầu phải mua tất cả số rƣợu mà nhà máy đó sản xuất ra. Đây chính là sự khởi đầu của một hệ thống franchise mặc dù khi đó các nhà máy sản xuất rƣợu không có bất kỳ sự ràng buộc nào đối với các chủ quán rƣợu. Họ chỉ muốn tìm đầu ra cho sản phẩm của họ và cho phép chủ các quán rƣợu đƣợc tự do kinh doanh theo ý muốn. Nói khác đi, họ đã bán hàng thông qua hình thức cấp quyền cho chủ các quán rƣợu đƣợc phép bán rƣợu của họ. Tuy nhiên hoạt động franchise đƣợc thừa nhận phát triển một cách chính thức và hoàn chỉnh là tại Mỹ vào giữa thế kỷ 19 (năm 1851) khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng franchise đầu tiên với đối tác của mình. Singer đã trải qua giai đoạn khó khăn trong việc tiếp thị sản phẩm cũng nhƣ hƣớng dẫn cách sử dụng tới khách hàng. Vào thời đó, do còn non trẻ nên Singer không có đủ tiềm lực về tài chính để phát triển lực lƣợng bán hàng hay mở các chi nhánh, đại lý. Singer đã áp dụng hình thức thu phí bản quyền sáng chế của những đại lý muốn bán sản phẩm của Singer ở những địa điểm nhất định. Và nhƣ vậy, Singer chỉ việc chú tâm vào sản xuất, phân phối sản phẩm cho đại lý và đảm bảo ngân sách từ nguồn thu phí sáng chế. Các đại lý của Singer sẽ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm tới tay ngƣời tiêu dùng và hƣớng dẫn họ cách sử dụng sản phẩm. 15 Cuối thế kỷ 19 khi cuộc cách mạng công nghiệp ở Mỹ nổ ra, các nhà sản xuất ô tô cũng bắt đầu nỗ lực tìm cách bán và phân phối sản phẩm của họ. Năm 1898. William E. Metzger của hãng Detroit đã trở thành ngƣời nhƣợng quyền chính thức đầu tiên của tập đoàn General Motor. Trƣớc đó, General Motor trực tiếp bán sản phẩm tới khách hàng từ những nhà máy lắp ráp hay thông qua các đại lý của họ dƣới hình thức ủy thác. Hãng này cũng gặp khó khăn khi thiếu vốn để mở rộng thị trƣờng bán lẻ. Chính vì vậy, họ đã phát triển hệ thống franchise bằng cách phân phối sản phẩm thông qua các đại lý. Từ đó, franchise đã phát triển lan rộng khắp nƣớc Mỹ. Dấu ấn của franchise đƣợc cả thế giới biết đến chính là sự bùng nổ chuỗi nhà hàng ăn nhanh McDonald‟s ở Mỹ với giấy phép nhƣợng quyền đầu tiên đƣợc bán ra với giá trị 950 USD. Đó là vào năm 1950, khi Ray Kroc, một thƣơng gia bán máy pha chế thức uống quyết định đến San Bernadino, bang California thăm một khách hàng vì vị khách này đã đặt mua tới 10 cái máy một lúc, trong khi một cửa hàng bình thƣờng chỉ cần trang bị một cái. Kroc ngạc nhiên khi thấy một đoàn ngƣời xếp hàng chỉ đợi mua một chiếc bánh kẹp thịt đƣợc bán qua các ô cửa sổ, còn nhân viên phục vụ với tốc độ tất bật nhƣng rất chuyên nghiệp. Kroc nhận ra mô hình kinh doanh này thật hiệu quả, chi phí thấp và đã thuyết phục hai anh em Dick McDonald và Mac McDonald là chủ cửa hiệu trên ký hợp đồng ủy quyền cho mình nhƣ một đại lý độc quyền dƣới tên công ty McDonald‟s System mà sau này đổi tên thành McDonald‟s Corporation. Từ những năm 50-60 trở đi, khi franchise không chỉ dừng lại ở nhƣợng quyền phân phối sản phẩm mà đã phát triển thành nhƣợng quyền công thức kinh doanh, phƣơng thức franchise hiện đại ngày nay, thì nó thực sự phát triển mạnh. Sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, 16 thƣơng hiệu, sự phục vụ là đặc trƣng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phƣơng thức này. Từ những năm 60, franchise trở thành phƣơng thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Mỹ mà còn ở những nƣớc phát triển khác nhƣ Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Mỹ và một số nƣớc Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nƣớc trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền. Các tổ chức, hiệp hội franchise quốc tế cũng nhƣ quốc gia đã lần lƣợt ra đời nhằm bảo vệ lợi ích cho các bên tham gia và đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của phƣơng thức kinh doanh này. 1.1.2. Hình thức franchise Trong thực tiễn, franchise là một phƣơng thức kinh doanh có rất nhiều hình thức. Căn cứ vào mối quan hệ giữa bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền, ngƣời ta thƣờng phân chia franchise theo bản chất và hình thức hoạt động (hình thức bán franchise) của nó. Theo bản chất hoạt động, có hai hình thức franchise sau: - Nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product distribution franchise) Trong hình thức này, mối quan hệ giữa bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền có những điểm gần giống nhƣ mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, tức là bên nhƣợng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại sản phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng dƣới thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền. 17 Cụ thể hơn, bên nhận quyền thƣờng không nhận đƣợc sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía bên nhƣợng quyền ngoại trừ việc đƣợc phép sử dụng thƣơng hiệu (brand name), biểu tƣợng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm của bên nhƣợng quyền trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là bên nhận quyền sẽ quản lý, điều hành cửa hàng nhƣợng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều bởi những quy định từ phía bên nhƣợng quyền, thậm chí có thể sáng tạo cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. Đổi lại, bên nhận quyền sẽ phải trả cho bên nhƣợng quyền một khoản phí gọi là phí Franchise (Franchise fee). Hình thức này tƣơng tự với kinh doanh cấp phép (licensing) mà trong đó chủ thƣơng hiệu quan tâm nhiều hơn đến việc phân phối sản phẩm của mình và không quan tâm mấy đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn hình thức của cửa hàng nhƣợng quyền. Hình thức nhƣợng quyền phân phối sản phẩm đƣợc áp dụng rộng rãi trong các ngành kinh doanh xe hơi, ô tô, nƣớc giải khát đóng chai, kinh doanh xăng dầu…. - Nhượng quyền công thức kinh doanh (Business format franchise) Theo hình thức này, bên nhận quyền ngoài việc bán hàng hóa, dịch vụ với thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền còn đƣợc giao cả bí quyết sản xuất, bí quyết kinh doanh, công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuyệt đối đƣợc giữ đúng. Mối liên hệ và hợp tác giữa bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền phải rất chặt chẽ và liên tục. Bên nhƣợng quyền có thể hỗ trợ cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh nhƣ: hỗ trợ đào tạo, tiếp thị quảng cáo, phân phối và các dịch vụ hậu mãi. Bên nhận quyền phải trả một khoản phí cho bên nhƣợng quyền, có thể là một khoản phí trọn gói một lần (initial 18 fee), có thể là một khoản phí hàng tháng (Royalty fee) dựa trên doanh số và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí kể trên. Khoản phí này tùy vào uy tín thƣơng hiệu, sự thƣơng lƣợng và chủ trƣơng của chủ thƣơng hiệu. Chẳng hạn, nếu muốn đƣợc nhƣợng quyền thƣơng mại một cửa hàng thức ăn nhanh McDonald‟s nổi tiếng thế giới của Mỹ vào thời điểm năm 2005, khoản phí nhƣợng quyền ban đầu phải trả cho chủ thƣơng hiệu là 45.000USD và phí franchise hàng tháng là 1,9% trên doanh số [30]. Hình thức nhƣợng quyền công thức kinh doanh đƣợc xem là hình thức nhƣợng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Suy cho cùng, bản chất của hình thức này chính là bên nhận quyền kinh doanh bằng hiệu quả của hệ thống hay còn gọi là kinh doanh một tập hợp các yếu tố vô hình mà không tập trung vào hiệu quả của một sản phẩm cụ thể nào đó do bên nhƣợng quyền cung cấp. Tất nhiên, sản phẩm chủ lực đó vẫn luôn là một thành phần không thể thiếu của hệ thống mà bên nhƣợng quyền triển khai. Vì vậy, hình thức nhƣợng quyền công thức kinh doanh thƣờng đƣợc áp dụng trong các lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, nhà hàng, khách sạn… Theo hình thức hoạt động, có ba hình thức franchise sau: - Đại lý franchise độc quyền (Master franchise): Đây là hình thức bán franchise mang tính quốc tế. Nghĩa là bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau. Bên mua (do bên bán lựa chọn ở quốc gia mà bên bán muốn bành trƣớng thƣơng hiệu) đƣợc phép độc quyền kinh doanh và phân phối hàng hóa tại một khu vực nhất định, có thể là trong phạm vi một thành phố hay một quốc gia. Đổi lại, bên mua sẽ phải trả một khoản phí franchise ban đầu cao hơn nhiều so với hợp đồng mua franchise riêng lẻ. Tuy nhiên, họ đƣợc phép nhƣợng quyền cho các bên thứ ba 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng