Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những vấn đề pháp lý về ly thân...

Tài liệu Những vấn đề pháp lý về ly thân

.PDF
91
476
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ LƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ LY THÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ LƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ LY THÂN Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN Hà Nội – 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Lương iii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Tất cả các quý thầy cô đã giảng dạy cho em trong suốt khóa học tại Khoa Luật - Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô đã cung cấp cho em nhiều kiến thức cơ bản và hữu ích, chúng là nền tảng quan trọng để em hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Lan cô là ngƣời hƣớng dẫn luận văn cho em. Trong quá trình giảng dạy và hƣớng dẫn luận văn, cô đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ cũng nhƣ cung cấp nhiều kiến thức cơ bản và chuyên ngành để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù em đã có nhiều nổ lực để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu chƣa cao và chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Hà Nôị, ngày tháng 8 năm 2016 iv MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY THÂN ...........7 1.1.Quan niệm chung về ly thân ........................................................................7 1.1.1.Nguồn gốc của ly thân ..............................................................................7 1.1.2.Khái niệm về ly thân ...............................................................................10 1.1.3.Đặc điểm ly thân .....................................................................................17 1.1.4.Ý nghĩa ly thân ........................................................................................21 1.2. Ly thân trong pháp luật Việt Nam ............................................................23 1.2.1.Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 1975 (miền Nam Việt Nam) .................23 1.2.2.Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 ..........................................................29 1.3. Ly thân trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới ..............................32 1.3.1.Ở Cộng hòa Pháp ....................................................................................32 1.3.2.Ở Cộng hòa Philippines ..........................................................................35 1.3.3.Ở quốc gia Australian .............................................................................38 CHƢƠNG 2: LY THÂN TRÊN THỰC TẾ VÀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH LY THÂN TẠI VIỆT NAM ....................................................43 2.1. Ly thân trên thực tế và những hệ quả từ ly thân .......................................43 2.1.1. Nhận xét chung ......................................................................................43 2.1.2. Những hệ quả pháp lý và xã hội từ ly thân ............................................47 2.1.3. Một số vụ việc cụ thể .............................................................................56 v 2.2. Xây dựng pháp luật điều chỉnh ly thân ở Việt Nam .................................58 2.2.1. Cần thiết phải quy định vấn đề ly thân trong Luật hôn nhân và gia đình ..........................................................................................................................58 2.2.2. Kiến nghị xây dựng các nội dung của chế định ly thân .........................64 KẾT LUẬN ......................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................82 vi LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói, gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình tốt. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình không thể tránh khỏi những lúc cơm không ngon, canh không ngọt dẫn đến mâu thuẫn giữa vợ chồng, khiến những gắn kết trong gia đình không còn, vợ chồng không muốn hoặc không thể chung sống. Nhận thức đƣợc vấn đề này pháp luật theo quan điểm tôn giáo đã khởi nguồn quy định chế định ly thân với mục đích ban đầu coi ly thân là giải pháp nhằm giải tỏa xung đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ, chồng “sống riêng”. Hiện nay, trong luật dân sự của nhiều nƣớc tƣ sản, bên cạnh việc quy định cho vợ chồng đƣợc ly hôn còn công nhận quyền ly thân của vợ chồng. Ly thân còn đƣợc các nhà lập pháp coi nhƣ một giải pháp quá độ, một giai đoạn thử thách cuối cùng trƣớc khi ly hôn. Thời gian vợ chồng sống ly thân theo luật định sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng suy nghĩ lại, tạo điều kiện tái hợp cuộc sống chung của vợ chồng trƣớc khi vợ chồng quyết định ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trƣớc pháp luật. Pháp luật một số nƣớc quy định ly thân thực tế là một trong những căn cứ để giải quyết cho vợ chồng ly hôn ví dụ nhƣ Singapore, Philippin, Pháp, Canada… Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định hai phƣơng thức giải quyết mâu thuẫn giữa vợ 1 chồng là hòa giải để đoàn tụ, hoặc chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn, còn vấn đề ly thân lại chƣa đƣợc luật quy định. Thực tế, không chỉ ở nƣớc ta mà nhiều nƣớc trên thế giới hiện tƣợng ly thân đã trở thành trào lƣu rất phổ biến. Đặc biệt, với những cặp vợ chồng theo Công giáo, với giáo lý “những gì Chúa đã tác hợp thì ngƣời đời không có quyền sửa đổi” nên họ không ly hôn, mà khi mâu thuẫn xảy ra, thƣờng chấp nhận ly thân, thậm chí là sống ly thân đến hết cuộc đời. Vấn đề ly thân đã từng là vấn đề pháp lý đƣợc quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986. Tuy nhiên, tới Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và mới nhất Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vấn đề này lại không đƣợc quy định. Vấn đề đặt ra là “Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lại không quy định về ly thân”? Và tại sao vấn đề này không đƣợc pháp luật quy định nhƣng vẫn diễn ra rất phổ biến trong xã hội? Thực tế vấn đề ly thân không đƣợc pháp luật điều chinh chính vì vậy khi xảy ra trong xã hội đã làm phát sinh một số vƣớng mắc không biết giải quyết nhƣ thế nào. Cụ thể: - Tranh chấp quyền trực tiếp nuôi dƣỡng, chăm sóc con cái trong thời gian ly thân, vẫn đề về cấp dƣỡng của ngƣời không trực tiếp nuôi dƣỡng con cái trong thời gian sống ly thân chƣa đƣợc quy định cụ thể. - Yêu cầu về cấp dƣỡng giữa vợ chồng khi vợ chồng ở trong tình trạng khó khăn trong cuộc sống do ốm đau, bệnh tật mà cần sự giúp đỡ trong thời gian ly thân đƣợc giải quyết nhƣ thế nào? - Tranh chấp về tài sản trong thời gian ly thân; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng với ngƣời thứ 3 nhƣ thế nào? 2 - Trong quá trình vợ, chồng sống ly thân, vợ/ chồng xác lập quan hệ tài sản với ngƣời thứ ba, nếu có tranh chấp, thì vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba cũng đang còn nhiều vấn đề tranh cãi do chƣa có quy định cụ thể về tài sản của vợ chồng trong thời gian ly thân. Do vậy, việc giải thích pháp luật ở mỗi nơi một khác, ảnh hƣởng đến quyền lợi ích của ngƣời khác. Từ những vần đề bức xúc, bất cập nêu trên ngƣời viết chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý về ly thân”. Với đề tài này ngƣời viết nghiên cứu về chế định ly thân, tầm quan trọng của chế định ly thân mà rất cần đƣợc pháp luật công nhận và điều chỉnh. Để từ đó góp phần xây dựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh về ly thân, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp về tài sản, con cái của vợ chồng trong thời gian sống ly thân. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề ly thân, không chỉ có riêng ngành luật mà nhiều ngành khoa học khác cũng tham gia vào vấn đề này. Trong lĩnh vực pháp luật, chuyên ngành Luật Hôn nhân và gia đình đã có nhiều bài viết về các khía cạnh của ly thân nhƣ: Vấn đề ly thân có đƣợc quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986 của Th.S. Nguyễn Văn Cừ đăng trên Tạp chí Luật học số 6 năm 1987; Sự cần thiết và những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tƣ pháp số chuyên đề Sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 năm 2013… “Bổ sung chế định ly thân vào Luật Hôn nhân và gia đình – những vấn đề pháp lý và thực tiễn” của TS. Bùi Minh Hồng đăng trên tạp chí 3 Dân chủ và pháp luật chuyên đề “sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” – NXB Tƣ pháp; hay “Vấn đề ly thân” của TS. Ngô Thị Hƣờng tại Hội thảo khoa học về Những nội dung liên quan đến Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi diễn ra tại trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2014… Có thể nói, các ấn phẩm đã đề cập đến vấn đề ly thân và nghiên cứu nó trong phạm vi của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Các bài viết là sự nghiên cứu sâu sắc và đƣa ra những lý luận cần thiết của chế định ly thân. Trên cơ sở tham khảo và học hỏi, luận văn tìm đến khía cạnh khác, đặt vấn đề ly thân đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam so sánh với pháp luật một số nƣớc trên thế giới quy định về vấn đề này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở phân tích về mặt lý luận vấn đề ly thân và những bất cập trong giai đoạn ly thân mà pháp luật chƣa điều chỉnh đến, từ đó ngƣời viết phân tích về khả năng áp dụng các quy định về ly thân tại Việt Nam và đƣa ra hƣớng đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật nói chung, Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Phân tích những vấn đề lý luận liên quan về ly thân trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nƣớc trên thế giới nhƣ Pháp, Philippin, Australia... - Phân tích, đánh giá khả năng áp dụng các quy định về ly thân tại Việt Nam. 4 - Đƣa ra những kiến nghị và hƣớng hoàn thiện pháp luật về ly thân. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm những quy định của pháp luật về ly thân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và pháp luật về vấn đề ly thân ở một số nƣớc trên thế giới. Đồng thời, ngƣời viết còn nghiên cứu sâu về thực trạng những bất cập đang tồn tại về một số quyền và nghĩa vụ trong giai đoạn ly thân không có yếu tố nƣớc ngoài. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài ngƣời viết đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu cơ bản. Đầu tiên, để có tƣ liệu cho việc nghiên cứu, ngƣời viết đã sử dụng biện pháp sƣu tầm, tìm kiếm tài liệu, phân loại tài liệu, tham khảo các thông tin tạp chí để chọn lọc, sắp xếp, cơ cấu cho phù hợp vào nội dung từng chƣơng tiếp đó, trong quá trình viết cũng sử dụng các biện pháp liệt kê, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau, đồng thời để tạo ra sự dễ dàng cho ngƣời đọc trong việc tiếp cận luận văn ngƣời viết cũng đã sử dụng các biện pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để phân tích, chứng minh hay giải thích vấn đề, và để luận văn mang tính khách quan, thực tế, ngƣời viết còn dựa trên cơ sở thực tiễn của đời sống từ các nguồn thông tin trên website, tạp chí, sách báo,… tất cả các phƣơng pháp trên đƣợc trình bày đan xen trong luận văn, tùy từng nội dung mà áp dụng phƣơng pháp cho phù hợp để tạo ra sự hài hòa, cân đối mạch lạc trong từng vấn đề của luận văn. 6. Kết cấu của luận văn Đề tài “Những vấn pháp lý vê ly thân” đƣợc kết cấu gồm: 5 • Lời mở đầu • Phần nội dung gồm hai chƣơng: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận chung về ly thân Chƣơng 2. Ly thân trên thực tế và xây dựng pháp luật điều chỉnh ly thân tại Việt Nam • Phần kết luận • Danh mục tham khảo 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY THÂN 1.1.Quan niệm chung về ly thân 1.1.1.Nguồn gốc của ly thân Theo học thuyết Mác – Lênin về hôn nhân và gia đình thì vấn đề ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo. Chủ nghĩa Mác – Lê nin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện tƣợng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh tế – xã hội quyết định. Trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của Nhà nƣớc”, Mác và Ănghen đã phân tích, chứng minh một cách khoa học rằng: lịch sử gia đình là lịch sử của quá trình xuất hiện chế độ quần hôn, chuyển sang gia đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình một vợ một chồng – là quá trình không ngừng hoàn thiện hình thức gia đình, trên cơ sở sự phát triển của các điều kiện sinh hoạt vật chất của con ngƣời. Mác và Enghen đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng: “Cái sẽ biến mất một cách chắc chắn trong chế độ một vợ, một chồng là tất cả những đặc trƣng mà những quan hệ tài sản đẻ ra nó. Những đặc trƣng đó là: Thứ nhất, là sự thống trị của ngƣời đàn ông và thứ hai là tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân. Sự thống trị của ngƣời đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuần là kết quả của sự thống trị về kinh tế. Tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, một phần là kết quả của sự thống trị về kinh tế trong đó chế độ một vợ, một chồng phát sinh và phần nữa là truyền thống của thời kỳ trong đó mối quan hệ giữa những điều kiện kinh tế ấy với chế độ một vợ một chồng còn chƣa đƣợc ngƣời ta hiểu đúng đắn và đã bị tôn giáo thổi phồng lên...”[17] và “Nhà thờ Thiên chúa giáo sở dĩ cấm ly hôn, có lẽ cũng chỉ vì đã thấy rằng không có phƣơng thuốc 7 nào trị đƣợc ngoại tình cũng nhƣ không có phƣơng thuốc nào trị đƣợc cái chết cả”. Do vậy, khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn đến mức trầm trọng, không thể sống chung với nhau đƣợc nữa, thì ly thân là một biện pháp đƣợc tính đến để giải quyết mâu thuẫn của vợ chồng. Nhƣ vậy, ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo. Đối với giáo hội Công giáo, hôn nhân là một vấn đề quan trọng nên đã đƣợc nâng lên thành 1 trong 7 Bí tích thánh. Trong Sách giáo lý đã khẳng định: “Hôn phối là nhiệm tích do Chúa Giêsu lập để kết hợp hai ngƣời tín hữu, một nam, một nữ thành vợ chồng trong tình yêu thƣơng, đồng thời ban ơn cho họ để họ xây dựng gia đình hạnh phúc và sinh sản con cái, góp phần vào công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa và xây dựng gia đình nhân loại mỗi ngày mới tốt đẹp hơn”[8]. Theo đó quan điểm của hội Thiên chúa, việc lấy vợ, lấy chồng của nam, nữ là do “Chúa” tạo lập, mà “Những gì Thiên chúa tác hợp thì loài ngƣời không đƣợc phân ly” (Mt 19,6), “sự ƣng thuận cá nhân không thể rút lại”. Do đó, hôn nhân có tính “bất khả đoạn tiêu”, vợ chồng phải “ăn đời ở kiếp” với nhau, không đƣợc ruồng bỏ nhau, quan điểm của giáo hội thƣờng cấm vợ chồng ly hôn. Vì vậy, giáo lý Công giáo số 2384 đã nói- "Ly dị là một vi phạm nặng nề đối với luật tự nhiên: nó dám phá vỡ giao ƣớc đã đƣợc hai vợ chồng tự do ký kết, là sống với nhau cho đến chết”. Tuy nhiên, hôn nhân là hiện tƣợng xã hội có nội dung khá đa dạng. Trong thực tế đời sống hôn nhân gia đình lại thƣờng diễn ra theo một lôgíc không thuận lợi, dễ dàng nhƣ ngƣời ta hằng mơ tƣởng, mà ở đó luôn có sự va chạm về mọi phƣơng diện giữa hai con ngƣời "bằng xƣơng, bằng thịt với những giới hạn vốn có của con ngƣời bình thƣờng; hay nói cách khác, ở đó cặp uyên ƣơng mới bƣớc vào đời với tất cả những gì mơ mộng, lãng mạn của "thuở ban đầu 8 trong tình yêu lung linh, ngọt ngào có thể sẽ vấp phải ngay "vị đắng" của "tình yêu sau hôn nhân", sẽ phải đối mặt với những "khuyết tật" của nhau và cả những khuyết tật" của chính mình, dẫn đến việc nhìn nhận thấy những mặt trái của hạnh phúc, không nhƣ sự mong đợi ban đầu... dẫn đến nảy sinh xung đột, mâu thuẫn sâu sắc, vợ chồng không muốn hoặc không thể sống chung. Pháp luật theo quan điểm tôn giáo thƣờng cấm vợ chồng ly hôn và chế định ly thân đƣợc quy định trong luật với mục đích ban đầu coi ly thân là giải pháp nhằm giải tỏa xung đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ chồng “sống riêng”. Nhƣ vậy, khi bất hòa trong mối quan hệ vợ chồng ngày càng trầm trọng vợ chồng không thể sống chung thì ly thân đƣợc đặt ra để giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng của những ngƣời theo công giáo vì luật giáo hội cấm ly hôn. Xong ly thân không phải chỉ là để áp dụng riêng cho những ngƣời theo công giáo. Do đó, nhiều ngƣời không theo công giáo cũng lựa chọn giải pháp ly thân để giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng. Dần dần, chế định ly thân đƣợc áp dụng rộng rãi, một số nƣớc áp dụng chế định ly thân nhƣ một giai đoạn chuyển tiếp trƣớc khi đến ly hôn. Hiện nay trên thế giới ly thân đƣợc nhiều nƣớc công nhận là quyền của vợ chồng và quy định cụ thể các vấn đề pháp lý liên quan đến ly thân. Một số nƣớc phân biệt ly thân về pháp lý với ly thân thực tế. Ly thân về pháp lý là trƣờng hợp vợ chồng yêu cầu ly thân và Tòa án ra quyết định công nhận ly thân. Ly thân thực tế là trƣờng hợp vợ chồng tự nguyện sống riêng mà chƣa có quyết định của một cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật một số nƣớc quy định ly thân thực tế là một trong những căn cứ để giải quyết cho vợ chồng ly 9 hôn, ví dụ: pháp luật Singapore, Philippin, Pháp, Canada... Pháp luật một số nƣớc không quy định ly thân nhƣ: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc... 1.1.2.Khái niệm về ly thân Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, hôn nhân là hiện tƣợng xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu “hiện tƣợng xã hội” này, chúng ta cần xem xét toàn diện trong quá trình phát sinh, tồn tại và chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo Ph.Ăngghen, cơ sở nền tảng của hôn nhân và cuộc sống gia đình bền vững phải là tình yêu, là tình thƣơng yêu lẫn nhau một cách thực sự giữa hai ngƣời yêu nhau. Ở đây, quan hệ kinh tế, điều kiện sinh sống không phải là không cần thiết, song tiền đề quan trọng và quyết định vẫn cứ phải là tình yêu. Ăngghen khẳng định: “Trong lý thuyết đạo đức cũng như trong thơ ca, không một quan niệm nào được xác lập bất di bất dịch và vững chắc bằng quan niệm cho rằng bất cứ cuộc hôn nhân nào không dựa trên tình thương yêu lẫn nhau và trên sự thoả thuận thật sự tự do giữa hai vợ chồng, đều là vô đạo đức cả”[6, tr.126]. Tình yêu này cần phải đƣợc duy trì, nuôi dƣỡng và phát triển đầy đủ trong một cuộc sống gia đình bền vững và đến lƣợt mình, sự bền vững của tình yêu lại tuỳ thuộc vào chính hai con ngƣời yêu nhau, nhất là vào ngƣời đàn ông. Nếu tình yêu không còn thì cách tốt nhất đối với họ và cho cả xã hội là ly hôn. Ph.Ăngghen viết: “Sự thôi thúc của tình yêu cá thể giữa nam và nữ thì lại tuỳ từng người mà lâu dài rất khác nhau, nhất là đối với đàn ông; và nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội. Chỉ cần tránh cho người ta khỏi sa chân vô ích vào vũng bùn kiện tụng để ly hôn mà thôi”[6, tr.128]. Nhƣ vậy, hôn nhân phát sinh, tồn tại là nhờ tình yêu đơm hoa kết trái, 10 và hôn nhân cũng kết thúc khi tình yêu trở nên phai nhạt. Tình yêu là cơ sở nền tảng của hôn nhân và cuộc sống gia đình bền vững. Hôn nhân và cuộc sống gia đình bền vững là cái nôi nuôi dƣỡng và bảo đảm cho tình yêu tồn tại lâu dài và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hôn nhân và gia đình là hiện tƣợng xã hội luôn vận động và chịu tác động có tính chất quyết định của các điều kiện kinh tế xã hội. Ở nƣớc ta hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng với lối sống hiện đại có ít nhiều ảnh hƣởng đến mối quan hệ hôn nhân gia đình khi trong thời gian chung sống, giữa vợ và chồng không tránh khỏi phát sinh những mâu thuẫn trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt đƣợc và cả hai vợ chồng không thể tiếp tục cuộc sống chung đƣợc nữa thì pháp luật quy định cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc giải quyết cho ly hôn. Tuy nhiên hiện nay ngoài biện pháp ly hôn nói trên thì có rất nhiều cặp vợ chồng, họ tìm đến biện pháp ly thân nhƣ một biện pháp “ly hôn thử” trƣớc khi đƣa ra biện pháp tốt nhất cho cuộc hôn nhân của mình. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành nói chung và Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng thì hiện nay hoàn toàn không có chế định về ly thân vì luật không có quy định nên không có một định nghĩa nào chính xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hƣớng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Theo từ điển Luật học, ly thân đƣợc hiểu là “việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt”[24]. Nghĩa vụ sống chung với nhau của vợ chồng chính là cuộc sống của ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà khi kết hôn: chung nhà, chung bàn 11 ăn và chung chăn gối. Tất nhiên, vợ và chồng không nhất thiết ở chung, ăn chung, ngủ chung một cách liên tục, thƣờng xuyên trong suốt thời kỳ hôn nhân; song ít nhất giữa họ luôn phải có mối liên hệ sâu đậm về phƣơng diện sinh hoạt vật chất và thân xác. Việc không chung sống liên tục trong thời gian dài đƣợc hiểu là vợ chồng sống ly thân với nhau. Theo cách hiểu thông thƣờng ly thân là sự sống riêng giữa vợ và chồng, nhƣ là không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng, mục đích của ly thân là giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng, hoặc tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra. Đồng thời cũng có thể để các bên có thời gian ăn năn hối cải khắc phục lỗi lầm, sữa đổi tính tình, tha thứ cho nhau để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời sống ly thân, các bên có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con cái và tải sản. Thực tiễn khoa học Luật Hôn nhân và gia đình của một số quốc gia khác trên thế giới nhƣ pháp luật của quốc gia Pháp thì chế định ly thân đƣợc hiểu “Ly thân là sự giảm độ gắn kết quan hệ vợ chồng, theo đó, hệ quả quan trọng nhất là sự hủy bỏ nghĩa vụ chung sống giữa vợ và chồng, trong khi những nghĩa vụ khác nhƣ nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ tƣơng trợ giúp đỡ nhau vẫn phải đƣợc duy trì giữa hai vợ chồng việc ly hôn theo quy định của pháp luật Pháp, do tòa án ra quyết định trên cơ sở những căn cứ và điều kiện giống nhƣ căn cứ và điều kiện ly hôn, vợ chồng ly thân do lỗi của một bên hoặc ly thân do cuộc sống chung đã hoàn toàn chấm dứt”. Ngoài ra pháp luật Pháp còn có khái niệm ly thân thực tế “Ly thân thực tế là tình trạng xảy ra trong thực tiễn, khi hai vợ chồng đã tự quyết định sống 12 hoàn toàn riêng biệt mà không có quyết định của tòa án, vì ly thân thực tế không phải là chế định đƣợc quy định trong pháp luật nên không phát sinh bất cứ hệ quả pháp lý nào giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên nếu nhƣ trong thực tế vợ chồng đã thực sự sống riêng biệt liên tục từ hai năm trở lên thì tình huống này đƣợc coi là một căn cứ để xem xét khi một trong hai bên yêu cầu tòa án cho ly hôn”. Còn ở Anh quốc thì ly thân (separation, separate) đƣợc hiểu “Ly thân giữa vợ chồng là đình chỉ quyền và nghĩa vụ sống chung chỉ còn để lại nghĩa vụ trung thành và không thể kết lập cuộc hôn nhân mới. Sự ly thân có thể là ly thân tƣ pháp (judicial separation) hay ly thân thuận ý (voluntarg separation) ly thân này đƣợc thực hiện bởi chứng thƣ ly thân (separation deed). Chứng thƣ ly thân hợp thức hóa sự hiện hữu phân cách giữa vợ và chồng có thể có các quy định liên quan đến tiền trợ cấp cho ngƣời vợ, trong trƣờng hợp ly thân tƣ pháp và bảo dƣỡng con cái. Sự ly thân tƣ pháp có thể đƣợc tuyên do đơn xin của ngƣời chồng hay ngƣời vợ nhằm một kỳ hạn nhất định hay vô hạn định trong tất cả các trƣờng hợp mà sự ly hôn sẽ đƣợc thỏa thuận, với điều kiện là bên đƣơng sự không có một lỗi lầm nào để bị trách cứ”. [23] Tiếp cận dƣới góc độ pháp lý cho thấy rằng, chế định ly thân đã tồn tại rất lâu ở các nƣớc trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, miền Nam trƣớc năm 1975 cũng đã từng có quy định về chế định này nhƣng hiện nay thì chế định ly thân không đƣợc thừa nhận. Trong pháp luật của chế độ Sài Gòn dƣới thời Ngô Đình Diệm nhƣ: Luật gia đình năm 1959, Sắc luật năm 1964 có quy định về ly thân. Theo đó, vợ chồng muốn ly thân thì phải yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án chỉ tuyên bố cho vợ chồng ly thân khi có các căn cứ phù hợp với quy định 13 của pháp luật. Khi bản án tuyên bố cho vợ chồng ly thân có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ “đồng cƣ” tức là vợ chồng không có nghĩa vụ sống chung với nhau khi quan hệ hôn nhân giữa họ vẫn tồn tại. Nhƣ vậy, ly thân đƣợc hiểu là vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ “đồng cƣ”, tức họ không còn bắt buộc phải sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân giữa họ vẫn đang tồn tại. Tại Dự thảo luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) trình Quốc Hội khóa XII tại kỳ họp thứ 6 đã dành một tiểu mục quy định về ly thân, Khoản 10 Điều 8 nêu khái niệm nhƣ sau: Ly thân đƣợc hiểu là: “tình trạng hôn nhân mà vợ chồng không có nghĩa vụ sống chung với nhau được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo yêu cầu của vợ, chồng”. Theo Dự thảo, việc sống chung với nhau là một nghĩa vụ của vợ chồng. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có trách nhiệm yêu thƣơng, chăm sóc, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau và sống chung dƣới một mái nhà. Tức là vợ chồng sẽ cùng nhau ăn chung, ở chung và sống chung. Khi nghĩa vụ ấy không còn là điều mà vợ chồng hƣớng đến, việc “chung ăn, chung nhà và chung chăn gối” giữa vợ chồng trở nên khó khăn xong lại chƣa muốn ly hôn, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công nhận tình trạng ly thân của vợ chồng. Tình trạng ly thân của vợ chồng bắt đầu có hiệu lực khi có sự công nhận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Nói về tình yêu và hôn nhân, trƣớc hết Ph.Ăngghen khẳng định đó là những giá trị cao quý của con ngƣời, là những quyền hết sức cơ bản của con ngƣời - quyền đƣợc tự do yêu đƣơng và tự do kết hôn. “Những yếu tố chính làm nên hạnh phúc ở đời là có việc gì đó để làm, có ai đó để yêu và có điều gì 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan