Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam hiện h...

Tài liệu Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam hiện hành

.PDF
111
609
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ----------&---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (NIÊN KHOÁ: 2009 – 2013) Đề tài: NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thu Hương Sinh viên thực hiện: Dương Thị Kiều Thảo MSSV: 5095465 Lớp: Luật Tư pháp 1 – K35 Cần Thơ, tháng 5/2013 Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành LỜI CẢM ƠN  Trong suốt thời gian theo học tại trường Đại Học Cần Thơ, người viết đã nhận được sự giúp đỡ hết sức chân tình của tập thể giảng viên, cán bộ, nhân viên của Nhà trường, đặc biệt là những thầy cô công tác tại khoa Luật không những truyền đạt những kiến thức mà còn cả những trải nghiệm trong cuộc sống của Thầy, Cô. Những kiến thức, những kinh nghiệm sống mà Thầy, Cô đã dạy bảo, người viết sẽ luôn khắc ghi và là hành trang để người viết bước vào đời. Người viết xin gửi lời tri ân đến tập thể giảng viên, cán bộ, nhân viên của trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để người viết hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Qua Cô người viết đã học tập được rất nhiều điều bổ ích. Xin chân thành cảm ơn Cô! Cuối cùng người viết xin kính chúc toàn thể thầy cô, cán bộ và nhân viên của trường Đại học Cần Thơ được dồi dào sức khỏe để công tác tốt, thật nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày 14 tháng 5 năm 2013 Người viết Dương Thị Kiều Thảo GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Bố cục của đề tài ......................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1. Khái quát chung về tội phạm ................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm về tội phạm ..................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của tội phạm .................................................................................... 6 1.1.3. Các yếu tố cấu thành tội phạm ...................................................................... 11 1.2. Khái quát chung về trách nhiệm hình sự ............................................................ 15 1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm hình sự ................................................................ 15 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của trách nhiệm hình sự ................................................... 16 1.2.3. Cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự ................................................ 18 1.3. Khái quát chung về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ............. 19 1.3.1. Khái niệm về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự................... 19 1.3.2. Đặc điểm cơ bản của những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ..... 20 1.3.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ........................................................................................................................... 22 1.4. Lịch sử hình thành các quy định của pháp luật về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ...................................................................................................... 22 GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành 1.4.1. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến......................................................................................... 22 1.4.2. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam trước năm 1985 ............................................................................................. 24 1.4.3. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1985 đến nay .......................................... 25 1.5. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới ............................................................................................. 27 1.5.1. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự của nước Anh ....... 28 1.5.2. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự của nước Pháp ..... 29 1.5.3. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự của Liên Bang Nga ................................................................................................................................. 31 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 2.1. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định trong luật hình sự Việt Nam hiện hành ........................................................................................ 34 2.1.1. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể (Khoản 4 Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành) .......... 34 2.1.1.1. Khái niệm tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể của hành vi ......... 34 2.1.1.2. Căn cứ và điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự do tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể .................................................................................. 34 2.1.2. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp do sự kiện bất ngờ (Điều 11 Bộ luật hình sự hiện hành) ...................................................................................... 38 2.1.2.1. Khái niệm về sự kiện bất ngờ ................................................................. 38 2.1.2.2. Căn cứ và điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự do sự kiện bất ngờ .. 38 2.1.2.3. Phân biệt giữa sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả ........................... 40 2.1.3. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành) .................................................. 41 GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành 2.1.3.1. Khái niệm sự chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự .......................... 41 2.1.3.2. Căn cứ và điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự do người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện ......................................................................... 42 2.1.4. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự (Khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự hiện hành) ................................... 46 2.1.4.1. Khái niệm về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự .......... 46 2.1.4.2. Căn cứ và điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện ......................................................................... 46 2.1.4.3. Phân biệt giữa người không có năng lực trách nhiệm hình sự với người bị hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự ...................................................................... 49 2.1.5. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phòng vệ chính đáng (Khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự hiện hành) ............................................................ 50 2.1.5.1. Khái niệm về phòng vệ chính đáng ........................................................ 50 2.1.5.2. Căn cứ và điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự do phòng vệ chính đáng ............................................................................................................................. 51 2.1.5.3. Phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ................................................................................................ 58 2.1.6. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp tình thế cấp thiết (Khoản 1 Điều 16 Bộ luật hình sự hiện hành) ............................................................................. 61 2.1.6.1. Khái niệm về tình thế cấp thiết ............................................................... 61 2.1.6.2. Căn cứ và điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự do tình thế cấp thiết...61 2.1.6.3. Phân biệt giữa hành vi được thực hiện trong tình thế cấp thiết và hành vi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết ..................................................................... 64 2.2. Những trường hợp loại trừ trách hiệm hình sự khác chưa được quy định trong luật hình sự Việt Nam hiện hành ...................................................................... 65 2.2.1. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp bắt người phạm pháp...... 66 2.2.2. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp thi hành mệnh lệnh cấp trên.................................................................................................................................. 69 GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành 2.2.3. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện chức năng nghề nghiệp ............................................................................................................................. 71 2.2.4. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học ..................................................................................................... 72 2.3. Phân biệt trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự với một số khái niệm khác ................................................................................................................................ 73 2.3.1. Phân biệt trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự với chế định miễn trách nhiệm hình sự ................................................................................................................ 73 2.3.2. Phân biệt trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự với không có sự việc phạm tội.......................................................................................................................... 74 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 3.1. Vấn đề áp dụng những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự vào trong thực tiễn ......................................................................................................................... 76 3.1.1. Những bất cập phát sinh từ quy định của Bộ luật hình sự về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự .................................................................................. 76 3.1.2. Những bất cập phát sinh từ quá trình áp dụng những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong thực tiễn ............................................................................. 81 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ...................................................................................................... 89 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành .............................. 90 3.2.2. Giải pháp trong thực tiễn áp dụng những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ........................................................................................................................... 95 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và được thể hiện bằng việc người phạm tội bị áp dụng một hoặc nhiều các biện pháp cưỡng chế hình sự khác nhau của Nhà nước do luật hình sự quy định. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các tội phạm và các trường hợp phạm tội đều giống nhau. Do đó, để công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả cao, cùng với việc phân loại tội phạm, luật hình sự Việt Nam cũng đồng thời phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù hợp, nhanh chóng, chính xác và công bằng. Đặc biệt, sự phân hóa các trường hợp phạm tội và người phạm tội còn thể hiện ở chỗ không phải tất cả các trường hợp phạm tội hay tất cả những người phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là trường hợp mặc dù hành vi của con người về hình thức có các dấu hiệu của tội phạm cụ thể; thế nhưng khi xem xét lại cho ta thấy những hành vi đó lại có một số tình tiết nhất định làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và hành vi ấy không bị coi là tội phạm. Khoa học luật hình sự gọi đây là những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành đóng vai trò quan trọng trong lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự, tạo điều kiện tăng cường pháp chế và thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự nước ta. Góp phần tạo ranh giới giữa hành vi bị coi là tội phạm và không phải là tội phạm. Chế định này cũng góp phần nâng cao trình độ pháp lý cho những người làm công tác bảo vệ pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thực hiện quyền chính đáng của mình thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng và thi hành cho thấy một số quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự vẫn còn chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ về nội dung, chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới, đặc biệt còn nhiều quy định cần có sự hướng dẫn kịp thời và thống nhất của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền. Do vậy, thực tiễn ở nhiều nơi có tình trạng coi thường pháp luật, nhưng cũng không ít trường hợp do không hiểu biết pháp luật nên lẽ ra phải kịp thời ngăn chặn, cứ tưởng rằng hành động như vậy là phạm tội nên không dám hành động hoặc nếu có hành động lại sợ bị trừng phạt, không ít trường hợp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết này mà GVHD: Nguyễn Thu Hương 1 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành trục lợi làm mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, gây nhiều hậu quả nguy hiểm không đáng có cho xã hội. Đúc kết những vấn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài: “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành” là cần và mang tính cấp thiết để hoàn thiện về mặt pháp luật tạo sự thống nhất ở các cơ quan tư pháp và nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân nên hành động như thế nào là đúng góp phần phòng chống và ngăn chặn tội phạm đạt hiệu quả cao. Đó cũng chính là lý do thúc đẩy người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc đi sâu nghiên cứu, giải thích và làm sáng tỏ chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cũng như giúp cho chúng ta thêm những kiến thức bổ ích khi tìm hiểu về những quy định của Bộ luật hình sự. Từ đó, làm cho mọi người trong xã hội nhận thức được khi nào thì hành vi gây thiệt hại của một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khi nào thì hành vi gây thiệt hại được loại trừ trách nhiệm hình sự nhằm phát huy quyền làm chủ của công dân góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm. Khi một người biết rõ mình được làm gì, không được làm gì mà pháp luật quy định thì xã hội thật sự trở thành một xã hội có kỷ cương, Nhà nước thật sự là Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý của những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam. Sau đó, luận văn chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành về chế định này, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng chế định này trong thực tiễn. Từ đó, người viết đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về chế định này trong thời gian sắp tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong khoa học luật hình sự, vấn đề về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đến nay vẫn còn tranh luận. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài luận văn người viết chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận xung quanh các trường hợp mà hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu của một hành vi nào đó được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể (Khoản 4 Điều 8); sự kiện bất ngờ (Điều 11); do người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện (Điều 12); do người không có năng lực trách nhiệm hình sự GVHD: Nguyễn Thu Hương 2 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành thực hiện (Khoản 1 Điều 13); phòng vệ chính đáng (Khoản 1 Điều 15), tình thế cấp thiết (Khoản 1 Điều 16) và một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thực tiễn đã áp dụng nhưng chưa được quy định trong luật hình sự Việt Nam hiện hành như: bắt người phạm pháp; thi hành mệnh lệnh cấp trên; rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học; thực hiện chức năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm một số quy định của chế định này trong hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới. Từ đó, có thể rút ra một số nhận xét về quy định của pháp luật và vấn đề áp dụng trong thực tiễn, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài luận văn này, người viết chủ yếu dựa trên các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan cùng với các tài liệu liên quan đề tài như: giáo trình; các công trình nghiên cứu chuyên khảo có giá trị và bình luận luật học kết hợp sưu tầm và tham khảo các tạp chí chuyên ngành; thông tin trên mạng Internet và các tài liệu khác liên quan đến đề tài để từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. 5. Bố cục của đề tài Để việc nghiên cứu và tìm hiểu luận văn này một cách có khoa học và dễ hiểu thì ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Lý luận chung về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. - Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. - Chương 3: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Đề tài nghiên cứu “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành” là một vấn đề khá phức tạp, nó đòi hỏi người nghiên cứu đề tài cần có kiến thức sâu rộng cả về lý luận lẫn thực tiễn. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi người viết phải biết nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, những tồn tại và vướng mắc còn gặp phải, để từ đó đề xuất giải pháp giải quyết. Là một sinh viên GVHD: Nguyễn Thu Hương 3 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành năm cuối, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu khoa học mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn kiến thức hiểu biết có giới hạn, vì vậy, có những thiếu sót, khiếm khuyết trong đề tài nghiên cứu này là điều không thể tránh khỏi, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá của quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. GVHD: Nguyễn Thu Hương 4 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Khi tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề khoa học nào đó thì vấn đề đầu tiên cần tìm hiểu là những cơ sở lý luận để thấy được những vấn đề chung nhất, khái quát nhất nhằm giúp người đọc nắm được những phần cơ bản đầu tiên trong vấn đề nghiên cứu. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam người viết đã dành riêng chương này để nêu lên những vấn đề cơ bản nhất có liên quan đến đề tài. Những nội dung mà người viết tập trung làm sáng tỏ trong chương này từ việc trình bày khái quát chung về tội phạm, về trách nhiệm hình sự, về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đến việc đưa ra những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự của một số nước trên thế giới. Từ đó, góp phần làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 1.1. Khái quát chung về tội phạm Khi nghiên cứu về các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự không thể không nghiên cứu về tội phạm, các đặc điểm và các yếu tố cấu thành tội phạm. Bởi để xác định một hành vi có được xem là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự hay không thì trước tiên cần phải xác định hành vi đó có bị coi là tội phạm và có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không? Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi nó hội đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm, ngược lại sẽ không phải tội phạm và hành vi ấy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.1.1. Khái niệm về tội phạm Cùng với ba chế định chủ yếu khác của luật hình sự - Đạo luật hình sự (1), trách nhiệm hình sự (2), và hình phạt (3), tội phạm cũng là một chế định chủ yếu và quan trọng thứ tư, đồng thời là một trong những phạm trù cơ bản của luật hình sự. 1 Từ trước đến nay, khi nghiên cứu về khái niệm tội phạm cũng như định nghĩa khái niệm tội phạm luôn luôn được nhà nghiên cứu luật học cũng như nhà lập pháp hình sự quan tâm. Tuy nhiên, sự ghi nhận khái niệm tội phạm trong luật của mỗi nước cũng như quan điểm khoa học về khái niệm tội phạm của các nhà khoa học Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung không hoàn toàn thống nhất với nhau. Mặc dù, các quan điểm đó khác nhau nhưng vẫn có điểm chung là đều dựa trên cơ sở 1 Cao Thị Oanh: Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, phần chung, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr. 47. GVHD: Nguyễn Thu Hương 5 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành thống nhất là nguyên tắc pháp chế để khẳng định tội phạm phải được quy định trong luật. Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành tại Khoản 1 Điều 8 đã ghi nhận định nghĩa về mặt lập pháp của khái niệm tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” Chính định nghĩa lập pháp trên của khái niệm tội phạm đã cho phép khẳng định rằng, nhà làm luật Việt Nam đã sử dụng cả dấu hiệu về hình thức (pháp lý) và các dấu hiệu về nội dung (vật chất) để xây dựng khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam thực định của nước ta. Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học về khái niệm tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có lỗi và phải chịu hình phạt”.2 1.1.2. Đặc điểm của tội phạm Ở Việt Nam, các tác giả khi đề cập về khái niệm tội phạm đều thống nhất thừa nhận ba đặc điểm quan trọng của tội phạm như Bộ luật hình sự đã khẳng định đó là: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi và tính trái pháp luật hình sự. Tuy nhiên, giữa các tác giả có điểm khác nhau trong nhận thức về khái niệm tội phạm. Đa số các tác giả, cho rằng tội phạm ngoài ba đặc điểm trên còn có thêm tính chịu hình phạt. Một số tác giả còn bổ sung thêm hai đặc điểm đó là: người thực hiện phải có năng lực trách nhiệm hình sự và người thực hiện phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo người viết cho rằng, hình phạt là hậu quả pháp lý mà người thực hiện tội phạm bị đe doạ phải gánh chịu. Tính chịu hình phạt chỉ là hệ quả của các đặc điểm nội tại và đặc điểm pháp lý của hành vi phạm tội. Vì thế, không thể coi “tính chịu hình phạt là một đặc điểm nội tại và đặc điểm pháp lý của hành vi phạm tội. Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, hành vi bị xem là tội phạm phải hội đủ năm đặc điểm: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. 2 Phạm Văn Beo: Luật hình sự Việt Nam, phần chung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 113. GVHD: Nguyễn Thu Hương 6 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành Đặc điểm thứ nhất, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm, bởi nó là thuộc tính và là nội dung của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định là tội phạm vì bản thân nó có “tính nguy hiểm”. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về khách quan là gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là những quan hệ xã hội gắn liền với lợi ích của Nhà nước, công dân và xã hội có tính tương đối quan trọng và một khi có sự xâm hại có thể gây ra thiệt hại hoặc ảnh hưởng đáng kể cho điều kiện tồn tại và phát triển của chế độ xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoàn toàn có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cơ quan lập pháp cũng như của cơ quan giải thích và áp dụng luật. Tính nguy hiểm cho xã hội là căn cứ phân biệt hành vi phạm tội với hành vi vi phạm khác và cũng là cơ sở đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội khi xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện tội phạm. Do vậy, khi khẳng định một hành vi là nguy hiểm cho xã hội thì đó không phải là sự áp đặt ý muốn chủ quan của con người mà chỉ là sự xác nhận thực tế khách quan đã được nhận thức thông qua việc nhận thức và đánh giá nhiều tình tiết khác nhau của hành vi và có liên quan đến hành vi. Những tình tiết đó là: - Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe doạ xâm hại; - Mức độ thiệt hại gây ra hoặc bị đe doạ gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại; Khi đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải đặt tính chất và mức độ của thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra trong thống nhất với các tình tiết khác có liên quan: - Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn, của công cụ và phương tiện phạm tội; - Tính chất và mức độ lỗi; - Mục đích, động cơ của người có hành vi phạm tội; - Hoàn cảnh chính trị xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra; - Nhân thân của người có hành vi phạm tội; GVHD: Nguyễn Thu Hương 7 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành Những tình tiết trên đây không những có ý nghĩa đối với cơ quan áp dụng luật hình sự mà trước hết là cơ sở để cơ quan lập pháp xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và quy định trong Bộ luật hình sự.3 Đặc điểm thứ hai, tính trái pháp luật hình sự của tội phạm Theo Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Khoản 2, Điều 11 khẳng định: “Không ai bị kết án về hành vi mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế không quy định là tội phạm”. Vì vậy, tính trái pháp luật hình sự là một dấu hiệu được quy định trong luật hình sự của tất cả các nước trên thế giới. Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi pháp luật quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Vì vậy, tính trái pháp luật hình sự được hiểu là sự ngăn cấm việc thực hiện tội phạm bởi một quy phạm pháp luật hình sự tương ứng bằng việc đe doạ áp dụng sự trừng phạt về hình sự đối với người phạm tội.4 Tính trái pháp luật hình sự theo cách hiểu của luật hình sự Việt Nam hiện hành, là hành vi phạm tội trái với quy định của Bộ luật hình sự. Nghĩa là, khi Bộ luật hình sự quy định một hành vi nào đó bị cấm thì người phạm tội là người thực hiện hành vi đó. Ngược lại, khi Bộ luật hình sự quy định hành vi đó phải được làm thì người phạm tội không làm hoặc làm không hết trách nhiệm và khả năng của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp thực hiện hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự đều là trái luật hình sự vì trong đó có thể thuộc trường hợp luật cho phép thực hiện. Tính “trái pháp luật hình sự” tuy chỉ là đặc điểm về hình thức, phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội và tính có lỗi là đặc điểm về nội dung của tội phạm nhưng đặc điểm này vẫn có tính độc lập tương đối và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là đối với cơ quan áp dụng luật hình sự. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử khi xác định hành vi có phải là tội phạm hay không và là tội gì đều phải bắt đầu bằng việc kiểm tra tính “trái luật hình sự” hay nói cách hiểu khác là kiểm tra hành vi đó có thoả mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể hay không và nếu có thì có thuộc trường hợp có căn cứ hợp pháp không. Đặc điểm thứ ba, tính có lỗi của tội phạm Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận hình thức quy tội khách quan tức là không chấp nhận quy tội đối với một người mà chỉ căn cứ vào hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ chứ không xem xét hành vi đó có lỗi hay không. Hay nói cách khác, tội phạm phải là hành vi tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan. Về 3 Nguyễn Ngọc Hoà: Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 21. Lê Cảm: Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự, tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, tr. 25. 4 GVHD: Nguyễn Thu Hương 8 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành khách quan, tội phạm là hành vi gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội. Về chủ quan, hành vi phạm tội đó phải được kiểm soát bởi ý thức và ý chí người thực hiện nó. Tức, hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm trong trường hợp người thực hiện có lỗi khi thực hiện hành vi đó. Theo quan điểm thống nhất của lý luận luật hình sự, lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thực hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Theo Bộ luật hình sự Việt Nam, tính có lỗi được coi là dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xã hội nhưng không thể tách rời tính có lỗi ra khỏi tính nguy hiểm cho xã hội mà để nhấn mạnh tính chất quan trọng của tính có lỗi. Có như vậy, thì việc đánh giá lỗi mới chính xác và khách quan được. Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm có tính chất lỗi và tại thời điểm thực hiện hành vi người đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người đó bị coi là người phạm tội. Có thể nói, năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự là hai điều kiện cần và đủ của dấu hiệu tính có lỗi của tội phạm. Tóm lại, sự thừa nhận tính có lỗi của tội phạm là một nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam – nguyên tắc có lỗi. Khi xác định hành vi có phải là tội phạm hoặc không phải là tội phạm chúng ta cần dựa trên cơ sở thống nhất yếu tố chủ quan và khách quan. Bởi vì việc áp dụng hình phạt không phải trừng trị người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn nhằm mục đích cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đặc điểm thứ tư, tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện Đây là một trong ba đặc điểm thuộc bình diện chủ quan của tội phạm được quy định trong định nghĩa lập pháp của khái niệm tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam (Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành), nhưng khái niệm như thế nào là “người có năng lực trách nhiệm hình sự” và nó cần có những tiêu chí nào thì vẫn chưa được ghi nhận chính thức trong luật. Trong khoa học luật hình sự, có thể hiểu khái niệm này như sau: “Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm ở trong GVHD: Nguyễn Thu Hương 9 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành trạng thái bình thường và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó.”5 Như đã đề cập ở trên, năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần và đủ để có lỗi trong việc thực hiện tội phạm. Bởi lẽ, để có lỗi trong việc thực hiện tội phạm – có thái độ tâm lý đối với hành vi bị luật hình sự cấm do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, thì chủ thể đó nhất thiết phải có năng lực trách nhiệm hình sự, tức là người tại thời điểm thực hiện hành vi hội đủ hai tiêu chí: Tiêu chí y học – trạng thái bình thường, tức không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình; Tiêu chí tâm lý – có khả năng nhận thức đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự của hành vi mà mình gây ra, cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó. Đặc điểm thứ năm, tội phạm là hành vi do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện Đây cũng là một trong ba đặc điểm thuộc bình diện chủ quan của tội phạm. Về mặt lập pháp, nó vẫn chưa được chính thức ghi nhận trong định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam, nhưng về mặt lý luận, dưới góc độ khoa học luật hình sự có thể hiểu là: “Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người mà tại thời điểm phạm tội đã đạt đến độ tuổi do luật hình sự quy định để có thể có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó”.6 Từ khái niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự có mối liên quan chặt chẽ (trực tiếp) với năng lực trách nhiệm hình sự và (gián tiếp) với tính có lỗi. Bởi lẽ, khi một người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định thì đó là một trong những cơ sở cần thiết để người đó có thể có năng lực trách nhiệm hình sự. Và chỉ khi có năng lực trách nhiệm hình sự mới là điều kiện cần và đủ để có lỗi trong việc thực hiện tội phạm. Do đó, một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm có tính chất lỗi và bị xem là tội phạm khi chủ thể thực hiện hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành 5 Lê Cảm: Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự, tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, tr. 31. 6 Cao Thị Oanh: Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, phần chung, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr. 54. GVHD: Nguyễn Thu Hương 10 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành vi là người không những chỉ có năng lực trách nhiệm hình sự mà phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Ngược lại, hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm không phải là tội phạm khi chủ thể đó tại thời điểm thực hiện hành vi thiếu một trong hai dấu hiệu đó là: tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc năng lực trách nhiệm hình sự. 1.1.3. Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội phạm là hiện tượng xã hội có tính lịch sử, được đặc trưng bởi tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi và tính trái pháp luật hình sự và do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. Trong thực tiễn, tội phạm được thực hiện rất đa dạng và phức tạp. Các trường hợp phạm tội khác nhau có thể khác nhau về tính chất của loại tội phạm, tính nguy hiểm cho xã hội hay các tình tiết diễn biến cụ thể. Để có thể xử lý một cách phù hợp tất cả hành vi đó đòi hỏi các nhà làm luật phải xác định và quy định trong luật khuôn mẫu pháp lý riêng cho từng loại tội phạm cụ thể. Hay nói cách khác, hành vi đó phải thoả mãn được các yếu tố của từng loại tội phạm cụ thể. Theo luật hình sự Việt Nam thì các yếu tố đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm. Yếu tố thứ nhất, khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị được Nhà nước (đại diện cho giai cấp thống trị) bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự.7 Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong Khoản 1, Điều 8 Bộ luật hình sự. Hành vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội đã được xác định đó. Nhưng như vậy không có nghĩa hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ này trong mọi trường hợp đều bị coi là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp nhất định – những trường hợp đã được cụ thể hoá qua những quy phạm pháp luật hình sự ở phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm có vị trí đặc biệt. Khách thể của tội phạm cùng với các yếu tố khác của cấu thành tội phạm là cơ sở đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với một người. Như vậy, một hành vi 7 Phạm Văn Beo: Luật hình sự Việt Nam, phần chung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 164. GVHD: Nguyễn Thu Hương 11 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam hiện hành nguy hiểm cho xã hội không thể bị coi là tội phạm và đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó nếu như nó không xâm hại hoặc có nguy cơ thực tế xâm hại đến quan hệ xã hội được bảo vệ bằng pháp luật hình sự. Yếu tố thứ hai, mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.8 Luật hình sự Việt Nam khẳng định: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…” (Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự). Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết bằng các giác quan. Những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu khác biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với hành vi phạm tội như: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội. Tổng hợp các biểu hiện trên tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Tuy nhiên, trong cấu thành tội phạm của các tội phạm cụ thể không phải tất cả các dấu hiệu nói trên của mặt khách quan đều được quy định là dấu hiệu của tội phạm. Trong các dấu hiệu đó hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội, không có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có tội phạm. Còn các dấu hiệu khác của mặt khách quan chỉ được quy định là dấu hiệu của những tội phạm nhất định trong cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng, giảm nhẹ. Hành vi phạm tội – là hành vi xử sự của con người ra bên ngoài thế giới khách quan nhưng gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ chỉ được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội với ý nghĩa là dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm. Khi xử sự đó được chủ thể nhận thức và điều khiển được theo ý chí của mình và có nội dung trái với các yêu cầu hay đòi hỏi của xã hội. Thật vậy, không phải mọi hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ đều bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội với ý nghĩa là một dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm. Các hành vi hay xử sự của con người chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm khi có sự tham gia của hoạt động lý trí và lý chí của chủ thể. Những xử sự của con người ra thế giới khách quan gây thiệt hại cho xã hội, nhưng không được chủ thể nhận 8 Phạm Văn Beo: Luật hình sự Việt Nam, phần chung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 179. GVHD: Nguyễn Thu Hương 12 SVTH: Dương Thị Kiều Thảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan