Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những tiếp cận mới về quyền lực trong quản lý nhà nước hiện nay...

Tài liệu Những tiếp cận mới về quyền lực trong quản lý nhà nước hiện nay

.PDF
520
334
91

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011 MÃ SỐ: B11 - 08 NHỮNG TIẾP CẬN MỚI VỀ QUYỀN LỰC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Cơ quan chủ trì: VIỆN CHÍNH TRỊ HỌC Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. LÊ MINH QUÂN Thư ký đề tài: THS. BÙI VIỆT HƯƠNG 9105 Hà Nội - 2011 DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Minh Quân Thư ký đề tài: THS. Bùi Việt Hương Các công tác viên (tên theo thứ tự abc): 1. TS. Ngô Huy Đức 2. GS.TS. Nguyễn Văn Huyên 3. THS. Vũ Quỳnh Phương 4. TS. Lưu Văn Quảng 5. GS.TSKH. Phan Xuân Sơn 6. THS. Tống Đức Thảo 7. THS. Đỗ Văn Thắng 8. TS. Đặng Huy Trinh 9. TS. Trịnh Thị Xuyến 1 MỤC LỤC Trang 5 Mở đầu PHẦN 1 NHỮNG TIẾP CẬN CƠ BẢN, TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Chương 1 Những tiếp cận cơ bản và truyền thống đối với quyền lực và 21 quyền lực nhà nước 1.1. Những tiếp cận thời kỳ cổ đại đối với quyền lực và quyền lực nhà nước 21 1.2. Những tiếp cận thời kỳ cận đại và hiện đại đối với quyền lực và 21 quyền lực nhà nước 1.3. Tiếp cận của chủ nghĩa Mác đối với quyền lực và quyền lực nhà nước Chương 2 Những nhân tố mới ảnh hưởng đến tiếp cận quyền lực và 27 34 quyền lực nhà nước hiện nay 2.1. Khoa học, công nghệ hiện đại và ảnh hưởng đến tiếp cận quyền 34 lực nhà nước 2.2. Toàn cầu hoá và ảnh hưởng đến tiếp cận quyền lực nhà nước 42 2.3. Kinh tế tri thức và ảnh hưởng đến tiếp cận quyền lực nhà nước 48 PHẦN 2 NHỮNG TIẾP CẬN MỚI ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Chương 3 Những tiếp cận mới đối với quyền lực và quyền lực nhà nước từ 55 cơ sở, tính chất và phạm vi của quyền lực hiện nay 3.1. Tiếp cận mới đối với quyền lực và quyền lực nhà nước từ cơ sở 55 của quyền lực - quyền lực của tri thức 3.2. Tiếp cận mới đối với quyền lực và quyền lực nhà nước từ tính chất của 58 quyền lực - quyền lực cứng, quyền lực mềm và quyền lực thông minh 3.3. Tiếp cận mới đối với quyền lực và quyền lực nhà nước từ phạm vi của quyền lực - quyền lực công chúng 2 67 Chương 4 Những tiếp cận mới đối với quyền lực và quyền lực nhà nước từ 76 phương thức tổ chức và thực thi quyền lực hiện nay 4.1. Tiếp cận đối với quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước từ đặc 76 trưng của quyền lực 4.2. Tiếp cận quyền lực và quyền lực nhà nước từ kết cấu và phương 83 thức thực thi quyền lực 4.3. Tiếp cận quyền lực và quyền lực nhà nước từ chủ nghĩa đa trị Chương 5 Những tiếp cận mới đối với quyền lực và quyền lực nhà nước 85 99 từ các chủ thể quyền lực hiện nay 5.1. Tiếp cận quyền lực và quyền lực nhà nước từ nhà nước quốc gia 99 5.2. Tiếp cận quyền lực và quyền lực nhà nước từ các chủ thể phi nhà nước 103 5.3. Tiếp cận quyền lực và quyền lực nhà nước từ quản trị toàn cầu 119 PHẦN 3 NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TỪ NHỮNG TIẾP CẬN MỚI VỀ QUYỀN LỰC HIỆN NAY Chương 6 Những thay đổi về chức năng và nhiệm vụ của nhà nước - từ 130 những tiếp cận quyền lực mới hiện nay 6.1. Những thay đổi về tính chất và phạm vi ảnh hưởng của nhà nước 130 6.2. Những thay đổi về chức năng và nhiệm vụ của nhà nước 134 6.3. Những thay đổi về tổ chức và hoạt động của nhà nước 146 Chương 7 Những thay đổi về phương thức quản lý nhà nước - từ những 149 tiếp cận quyền lực mới hiện nay 7.1. Đa dạng hoá các thể chế và cơ chế điều tiết và quản lý nhà nước 149 7.2. Mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội công dân vào quản lý nhà nước 155 7.3. Phát triển hình thức “chính phủ điện tử” trong quản lý nhà nước 160 Kết luận 170 Danh mục tài liệu tham khảo 174 3 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CPĐT Chính phủ điện tử KH&CN Khoa học - công nghệ IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NGO Tổ chức phi chính phủ Nxb Nhà xuất bản TNC Công ty xuyên quốc gia Tr Trang UN Liên hợp quốc WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCD Xã hội công dân 4 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thế giới của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng do sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, v.v. mang lại. Những cách tiếp cận và quan niệm về quyền lực và tổ chức thực hiện quyền lực (quyền lực công, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước) trong phát triển kinh tế - xã hội cũng đang thay đổi và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ở trong và ngoài nước. Có nhiều vấn đề đang đặt ra, cần có sự đầu tư nghiên cứu như: Các góc độ tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu, các quan niệm và khái niệm quyền lực và phương thức thực hiện quyền lực (quyền lực công, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước) hiện nay phải chăng đang có những thay đổi, những phát triển và mở rộng. Ở bình diện quốc gia, quan niệm truyền thống về độc lập, chủ quyền và chiến lược phát triển quốc gia đang thay đổi. Độc lập, chủ quyền quốc gia ngày càng mang tính tương đối. Đa dạng hoá các chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực quốc gia. Hệ thống tổ chức và thực thi quyền lực đang có nguy cơ bị thu hẹp và suy yếu trước sức ép của các hệ thống và cơ chế quyền lực bên ngoài. Các thể chế nhà nước quốc gia, phải chăng, đang có nguy cơ bị xâm thực và xói mòn. Ở bình diện quốc tế, sự phân phối quyền lực phải chăng đang có sự thay đổi theo hướng chuyển từ các thể chế quyền lực nhà nước quốc gia sang các các thể chế quyền lực trên, dưới và ngoài nhà nước quốc gia. Quản trị toàn cầu hình thành, các chủ thể, cơ chế quản lý nhà nước mở rộng và mềm dẻo hơn. Xuất hiện những khái niệm mới như chính trị thế giới, chính thể toàn cầu với các phong trào chính trị, xã hội xuyên quốc gia và sự phục tùng 5 nhà nước chuyển thành phục tùng các tổ chức nửa nhà nước, các tổ chức xuyên quốc gia và quốc tế, v.v.. Những diễn biến sâu rộng và to lớn của thế giới hiện nay đang đòi hỏi phải nhìn lại những vấn đề căn bản về quyền lực, nhất là quyền lực nhà nước. Nhà nước ngày càng không phải là người trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng, mà là đối tác, chất xúc tác và người tạo điều kiện cho tăng trưởng. Ảnh hưởng của nhà nước đối với xã hội chuyển từ số lượng sang chất lượng, từ can thiệp quy mô lớn sang can thiệp có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu của người dân. Sự phát triển của thế giới hiện nay đang là một thử thách to lớn đối với các nhà nước yếu kém, mở đường cho các nhà nước hoạt động có hiệu quả và kỷ cương, chấp nhận sự cạnh tranh với bên ngoài, đẩy mạnh hành động tập thể toàn cầu. Hội nhập toàn cầu, nhất là hội nhập kinh tế đang hạn chế những ứng xử tùy tiện của nhiều nhà nước, nhiều chính phủ. Các biểu thuế, quy định đầu tư và chính sách kinh tế ngày càng phải thích ứng hơn với những thông số của nền kinh tế toàn cầu. Sự thay đổi công nghệ đã mở ra những cơ hội mới cho việc phân tích các dịch vụ và cho phép các thị trường có vai trò lớn hơn. Những thay đổi này đòi hỏi những vai trò mới và khác biệt cho chính quyền, nó không còn là người cung ứng độc lập, mà là người tạo điều kiện và điều phối các hoạt động này. Phần lớn các nhà nước đã trở nên quá cồng kềnh và đang phải có những lựa chọn việc cải cách và đổi mới. Trong hoàn cảnh hiện nay, cần nhận thức lại và nhận thức mới về những vấn đề căn bản của chính trị như quyền lực là gì, còn gì và cần tổ chức và vận hành nó nó như thế nào để: Vai trò của nhà nước tương ứng với năng lực của nó và nâng cao năng lực của nhà nước bằng cách củng cố lại các thể chế công cộng; xác định những quy tắc và kiềm chế có hiệu quả những hoạt động có tính độc đoán 6 của chính quyền, đấu tranh chống tệ quan liêu tham nhũng; đưa các thể chế nhà nước vào cạnh tranh nhằm tăng cường tính hiệu lực của nhà nước, tăng cường hiệu quả hoạt động của các thể chế nhà nước; làm cho nhà nước có khả năng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của người dân; đưa chính quyền lại gần hơn với người dân thông qua sự tham gia của họ và sự phi tập trung hóa rộng rãi hơn. Bảo đảm cho nhà nước tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản như thiết lập cơ sở pháp luật, duy trì môi trường chính sách đúng đắn và ổn định, đầu tư vào các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng cơ bản, bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương và môi trường sinh thái, v.v.. Nhận biết những giới hạn mới của nhà nước, xây dựng và củng cố lại các thể chế nhà nước, tìm kiếm những quy tắc kiềm chế và kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả, tăng cường sức cạnh tranh của nhà nước; đề cao tiếng nói của người dân và tinh thần hợp tác xã hội. Người dân có thể ủy thác quyền lực một cách tin tưởng hơn, ủy quyền mà không mất quyền; xây dựng một nhà nước có khả năng đáp ứng tốt hơn đòi hỏi hoạt động theo những cơ chế làm tăng tính công khai và minh bạch; tăng cường các biện pháp khuyến khích sự tham gia của người dân vào những công việc công cộng và làm giảm khoảng cách giữa nhà nước với người dân; nhà nước trở thành điều kiện cần thiết cho phát triển xã hội, v.v. là những vấn đề thời sự bức thiết cả về thực tiễn và lý luận hiện nay. Có thể nói, việc nghiên cứu đề tài “Những tiếp cận mới về quyền lực trong quản lý nhà nước hiện nay” là cần thiết, góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với công cuộc đổi mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vấn đề này trong những mức độ nhất định đã được thể 7 hiện trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng và quá trình triển khai nghị quyết Đại hội XI vào cuộc sống hiện nay. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1. Ở trong nước a. Các đề tài khoa học đã hoàn thành (theo thời gian nghiên cứu và công bố): Trong số các công trình nghiên cứu về quyền lực (quyền lực công, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước), trong đó có cơ sở và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, ở nước ta trong một thập kỷ trở lại đây, trước hết cần nói đến Đề tài khoa học cấp Bộ (1999): Quyền lực chính trị, do Viện Khoa học Chính trị - Học việc Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì và TS. Nguyễn Đăng Thành làm chủ nhiệm. Đây có thể xem là một trong số công trình nghiên cứu đầu tiên về quyền lực ở nước ta từ góc độ của Chính trị học. Đề tài đã khái quát một các cơ bản nhất một số quan niệm, khái niệm quyền lực, quyền lực chính trị của các nhà kinh điển mác - xít cũng như các nhà khoa học chính trị hàng đầu ở phương Tây như B.Russell, Lasswell, Clipson và Robert Dahl, v.v.. Đề tài này đã đặt những cơ sở ban đầu cho việc tiếp cận và nghiên cứu về quyền lực, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước ở nước ta. Đề tài khoa học cấp Bộ, (2006), Một số xu hướng chính trị chủ yếu trên thế giới hiện nay và tác động của chúng đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam, do Viện Chính trị học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì và do PGS.TS. Lê Minh Quân làm chủ nhiệm, đã khái quát bước đầu những chuyển biến mới của chính trị, của nhà nước trong điều kiện thế giới ngày nay, dưới tác động của khoa học và công nghệ hiện đại, của quá trình toàn cầu hoá và sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức v.v.. Đề tài khoa học cấp cơ sở, (2008), Vấn đề quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị, do Viện Chính trị học - Học viện Chính trị quốc gia 8 Hồ Chí Minh và PGS.TSKH. Phan Xuân Sơn làm chủ nhiệm, đã khái quát một số cách tiếp cận khác đối với quyền lực và quyền lực nhà nước. Đây chủ yếu là những phương pháp và góc độ tiếp cận quyền lực, quyền lực nhà nước của Chính trị học phương Tây, nhất là Mỹ. Đây có thể xem là bước đi tiếp theo của việc nghiên cứu về quyền lực, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước theo hương chuyên sâu hơn. Đề tài khoa học cấp cơ sở, (2008), Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị, do Viện Chính trị học - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì và PGS.TS. Lê Minh Quân làm chủ nhiệm, đã đề cập cách tiếp cận và lý giải bước đầu một số vấn đề liên quan đến quyền lực nhà nước và mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và quyền lực của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay. b. Các giáo trình, giáo khoa và sách đã xuất bản (xếp theo thời gian xuất bản và phát hành): Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên, trong các Tập bài giảng Chính trị học (2004 và những lần tái bản sau đó) của Viện Chính trị học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dành cho các chương trình đào tạo cử nhân và cao cấp lý luận chính trị và do Nhà xuất bản Lý luận Chính trị; Tập bài giảng Chính trị học dành cho cao học và nghiên cứu sinh Chính trị học, Tập II, của Viện Chính trị học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và do Nxb. Lý luận Chính trị ấn hành, năm 2010, v.v. đều xác định quyền lực, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là đối tượng và phạm trù xuất phát của Chính trị học, là khái niệm xuyên suốt các nhánh nghiên cứu về chính trị. Các công trình này ở mức độ cơ bản nhất đã đề cập nhiều phương pháp tiếp cận quyền lực, nhưng chủ yếu là những phương pháp có tính phổ biến hay phổ thông đối với quyền lực. 9 Cuốn Sự hạn chế của quyền lực nhà nước, do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung biên soạn, Nxb.Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005. Cuốn sách chủ trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn, những cơ sở và khuôn khổ pháp lý của việc giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước; tuy nhiên cũng có nhiều gợi mở cho việc nghiên cứu vấn đề tiếp cận quyền lực trong quản lý nhà nước hiện nay. Cuốn Toàn cầu hoá - Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hoá, do TS. Phạm Thái Việt biên soạn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006. Cuốn sách phân loại và giới thiệu những quan điểm tiêu biểu về toàn cầu hoá, phân tích những thay đổi đang diễn ra trong thực tiễn đời sống chính trị, xã hội, văn hoá của các cộng đồng truyền thống. Cuốn Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số nước trên thế giới, PGS.TS. Tô Huy Rứa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Đây là kết quả nghiên cứ của Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 10 - 10, Chương trình khoa học cấp Nhà nước, mã số KX - 10. Trong phần các lý thuyết chính trị (chương 1), các tác giả nêu vấn đề và tiếp cận quyền lực, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước từ bản chất tự nhiên của con người - bản chất vị kỷ (hay vị tha), duy lý (hay phi lý), con người cộng đồng; các thể chế chính trị phù hợp với bản chất tự nhiên ấy của con người; sự biến đổi của các thể chế ấy. Ngoài quan điểm của các nhà kinh điển mác xít, các tác giả còn nêu và phân tích quan điểm của các tác giả lớn ở phương Tây qua các thời kỳ, nhất là một số tác giả còn ít được nói tới như J.S.Mills, M.Weber, J.Shumpeter, J.Madison và R.Dahl v.v.. Cuốn Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế nhà nước dưới tác động của toàn cầu hoá, của TS. Phạm Thái Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. Cuốn sách cho rằng, trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, nhà nước tiếp tục được củng cố do những lợi ích gắn liền với nó và do nó mang lại, 10 nhưng nhà nước cũng phải có những biến đổi nhất định để thích nghi, phải chia sẻ quyền lực với các tác nhân phi nhà nước; sự phân rã của nhà nước, cùng với chủ quyền, nhất là ở các nước phương Tây; và sau cùng là sự tiêu vong tất yếu của nhà nước ngày càng trở nên một xu thế. Các cuốn sách khác về quyền lực, quyền lực nhà nước, trong đó ở những mức độ khác nhau định đều sử dụng hoặc nêu ra những cách tiếp cận mới đối với quyền lực ở những mức độ khác nhau như: Thực hiện Quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, của TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002. Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay, cúa TSKH Phan Xuân Sơn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002. Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, của TS. Lê Minh Quân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003. Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, của TS. Đỗ Trung Hiếu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004. Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, của GS.TS. Hoàng Chí Bảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004, v.v.. c. Các công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học (xếp theo thời gian công bố): Dự báo xu thế phát triển của thế giới đầu thế kỷ XXI, Tài liệu Tham khảo số 4/ 2001, Thông tấn xã Việt Nam, cung cấp những nội dung tóm lược của Đề tài nghiên cứu “Những xu thế toàn cầu 2015” (G15) của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (NIC). Những dự báo của công trình này (từ đầu năm 2001), trong đó có dự báo về sự quản lý quốc gia và quốc tế, đến nay (2010) đã hiện thực hóa trong đời sống xã hội trên thế giới. 11 Toàn cảnh thế giới năm 2020, Những vấn đề chính trị - xã hội, của Bộ Công An, Chuyên đề số 26+27/2005, Viện Thông tin Khoa học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tài liệu này cung cấp những dự báo đáng tin cậy về tình hình thế giới trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI, trong đó có những dự báo khá chắc chắn về xu hướng biến đổi của nhà nước và quyền lực nhà nước, về quyền lực của các yếu tố phi nhà nước. Sự phát triển của kinh tế tri thức và hai xu hướng của chính phủ hiện đại, của THS. Vũ Thu Hằng, Thông tin Chính trị học, Viện Khoa học Chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 1(24)/2005. Công trình này phân tích tác động của nền kinh tế tri thức đối với chính trị, dân chủ và đặc biệt là đối với chính phủ ở các hiện nay. Toàn cầu hóa hiện nay và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, của GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(176), năm 2006. Công trình này đề cập ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với quá trình dân chủ hóa quyền lực nhà nước và thực thi quyền lực nhà nước hiện nay. Toàn cầu hóa và những vấn đề của chính trị hiện đại, của PGS.TS. Lê Minh Quân Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 1, năm 2007, đề cập sự tác động của toàn cầu hóa đến những vấn đề của chính trị hiện đại, trong đó có quyền lực và quyền lực nhà nước trên các quy mô toàn cầu và quốc gia - dân tộc. Về quá trình dân chủ hoá ở một số nước hiện nay, của PGS.TS. Lê Minh Quân, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, Viện khoa học xã hội Việt Nam, số 3, năm 2007, đề cập sự tác động của quá trình dân chủ hoá - quá trình biến những khả năng, những tiền đề dân chủ thành hiện thực dân chủ trong đời sống xã hội. 12 Ngoài ra, đã có luận văn, luận án nghiên cứu vấn đề về quyền lực nhà nước. Đáng chú ý là Luận văn thạc sĩ Chính trị học của Nguyễn Viết Sơn Quyền lực nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 12/2011. 2.2. Ở ngoài nước Từ năm 1969, Nxb. Free Press (Mỹ) đã xuất bản cuốn sách Political power - A reader in theory and research (Quyền lực chính trị - Dành cho nghiên cứu lý thuyết) của các tác giả Roderick Bell, David V.Edwards và R.Harison Wagner. Đây được xem là cuốn giáo khoa về quyền lực chính trị, cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết về những vấn đề của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, trong đó có phương pháp tiếp cận quyền lực. Đầu những năm 1990, các tác phẩm của Alvin Toffler như Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba, Thăng trầm quyền lực cùng với tác phẩm Sự đụng độ của các nền văn minh của Hantington, v.v. được công bố ở Việt Nam, đã cung cấp những phương pháp tiếp cận mới đối với vấn đề quyền lực và quyền lực nhà nước hiện nay. Đề cập một cách tương đối có hệ thống và với những phương pháp tiếp cận mới đối với vấn đề quyền lực nhà nước và nhà nước hiện đại, trước hết cần nói đến cuốn sách Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997, Ngân hàng thế giới, năm 1997. Cuốn sách phân tích những diễn biến và chuyển đổi mau lẹ của thế giới và sự đòi hỏi bức xúc của nó đối với vấn đề nhà nước. Đến những năm đầu thế kỷ XXI, Toàn cầu hóa các vấn đề chính trị thế giới - Giới thiệu tổng quan về các quan hệ quốc tế1 là công trình khoa học lớn, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lớn của nhiều nước phương John Baylis & Steve: The globalization of world politics - An introduction to international relations Second edition, Oxford University Press Inc., New York. Fisrt published 2001. Published in the United States. 1 13 Tây như Anh, Mỹ, Australia và cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu các vấn đề về quyền lực nhà nước và nhà nước hiện nay. Các cuốn Thế giới mở: Sự thật về toàn cầu hóa, ISBN 034911644X, năm 2002, của tác giả Philippe Legrain. Cuốn sách bày tỏ sự ủng hộ một cách rộng rãi đối với toàn cầu hóa, sự phản ứng đối với những lo ngại về toàn cầu hóa của các phong trào chống toàn cầu hóa. Tác giả cuốn sách - ông Philippe Legrain nguyên là Cố vấn đặc biệt và Tổng giám đốc WTO.1 Cuốn Toàn cầu hóa và những sự bất mãn của nó, New York: W.W. Norton. ISBN 0-393-32439-7, năm 2002, Joseph E. Stiglitz. Cuốn sách bày tỏ sự ủng hộ hay cái nhìn đồng cảm đối với toàn cầu hóa của tác giả Joseph E. Stiglitz - người từng nhận giải Nô ben về kinh tế. Tuy nhiên, tác giả cũng phê phán gay gắt đối với các thể chế toàn cầu như IMF, WTO, WB - những thể chế đang điều hành quá trình toàn cầu hóa.2 Các cuốn Chủ nghĩa toàn cầu: tư tưởng thị trường mới, tác giả Manfred Steger. Lanham, MD: Rowman & Littlefield Publishers, ISBN 0742500721, năm 2002.3 Đại cương về toàn cầu hóa, Oxford, New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-280359-X, năm 2003, của tác giả Manfred Steger.4 Tại sao toàn cầu hóa có hiệu quả, New Haven: Yale University Press. ISBN 978-0300102529, năm 2004, của tác giả Martin Wolf.5 Những sự phân bố của toàn cầu hóa, New York: Routledge. ISBN Open World: The Truth About Globalization, ISBN 034911644X - A largely pro-globalization book which responds to many of the complaints of the anti-globalization movement, written by a former Special Adviser to the World Trade Organisation Director General - Philippe Legrain. 2 Globalization and its discontents, New York: W.W. Norton. ISBN 0-393-32439-7, by Joseph E. Stiglitz, 2002. - A book largely sympathetic to the theory of globalization from the 2001 Economics Nobel Prize winner. However, he is sharply critical of the global institutions, the IMF, the WTO and the World Bank, regulating the process. 3 Globalism: the new market ideology, Lanham, MD: Rowman & Littlefield Publishers, ISBN 0742500721, by Manfred Steger, 2002. 4 Globalization: A very short introduction, Oxford, New York: Oxford University Press. ISBN 0-19280359-X, by Manfred Steger, 2003. 5 Why Globalization Works, New Haven: Yale University Press. ISBN 978-0300102529, by Martin Wolf, 2004. 1 14 0415317991, năm 2006, của tác giả Warwick E. Murray.1 Thúc đẩy hoạt động toàn cầu hóa, năm 2006, của tác giả Joseph E. Stiglitz.2 Bài Chúng ta là các dân tộc, chứ không phải là các nhà nước, của Nun Albata, Tạp chí Le Monde Diplomatique (Pháp), 9/2005.3 Bài viết này nêu một vấn đề tranh luận mới trong chính trị và chính trị quốc tế rằng, ngày nay chủ quyền (quyền lực quốc gia) thuộc về nhà nước hay thuộc về nhân dân. Bài Quản lý xã hội trong xã hội thông tin: Những tiếp cận mới, của A.N.Obcharenco, Tạp chí Tri thức xã hội nhân văn (Nga), số 6/2006.4 Cuốn Quyền lực nhà nước: cách tiếp cận quan hệ - chiến lược, xuất bản lần đầu ở Anh năm 2007 của Bob Jessop.5 Đây là một công trình đồ sộ về các cách tiếp cận quyền lực nhà nước của tác giả Bob Jessop. Bob Jessop đã giới thiệu một sự giải thích mới mẻ cách tiếp cận đặc biệt của ông về biện chứng của cấu trúc và chiến lược trong việc thực thi quyền lực nhà nước. Bài Xem xét sự bền vững của quyền lực thông qua con đường nhà nước, do Linda S.Whitton - giáo sư luật, Trường Luật, Đại học Valparaiso biên soạn. Báo cáo, Ủy ban dự thảo sửa đổi Điều luật về quyền ủy nhiệm, năm 2007).6 Nội dung chủ yếu của báo cáo xoay quanh vấn đề lý giải và chứng minh cho sự bền vững của quyền lực nhà nước, tính xác đáng và minh bạch là cơ sở vững chắc cho tiến trình hợp thức hóa quyền ủy nhiệm, v.v.. Bài Lĩnh vực quyền lực nhà nước: Một cách tiếp cận văn hóa cho sự thực hành việc bảo tồn lịch sử của Alexandra Kowalski - Trung tâm Đại học 1 Geographies of Globalization. New York: Routledge. ISBN 0415317991, by Warwick E. Murray, 2006. 2 Making Globalization Work. New York: W.W. Norton. ISBN 0-393-06122-1, by Joseph E. Stiglitz, 2006. Bản dịch của (Bản dịch của Thông tin Những vấn đề lý luận - Phục vụ lãnh đạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 23/12-2006. 4 Thông tin Những vấn đề lý luận - Phục vụ lãnh đạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 19/10-2007. 5 Jessop, Bob (2007). State power: a strategic-relational approach, first published in 2007 by Polity Press, 65 Bridge Street, Cambridge CB2 1UR, UK. 6 Crossing state lines with durable power, Linda S. Whitton Professor of Law, Valparaiso University School of Law ([email protected]). Reporter, Drafting Committee to Revise the Uniform Durable Power of Attorney Act, 2007. 3 15 Châu Âu, Budapest, Hungari, năm 2006.1 Đây là bài thuyết trình hội nghị và không xuất bản chính thức, nhưng với tính phổ biến và quan trọng của hội nghị này cùng với những nội dung khoa học của bản báo cáo đã khẳng định tính khoa học và lý thuyết nền tảng về vấn đề quyền lực nhà nước. Báo cáo Quyền lực nhà nước, sự đưa vào nhà nước và sự phát triển quốc gia ở một số nước phát triển: Một phân tích xuyên quốc gia. Nghiên cứu so sánh Phát triển quốc tế, Ngày 22/12/1999, Bản quyền của Tsai, Ming Chang.2 Đây là công trình khoa học thể hiện quan điểm kinh tế về tiếp cận quyền lực nhà nước. Bài Trí tuệ bối cảnh và các loại quyền lực hiện nay, của Joseph S.Nye JR.3 Bài thuyết trình này nêu lên và phân tích nhiều vấn đề về quyền lực cứng, quyền lực mềm và đặc biệt lần đầu tiên nêu ra khái niệm quyền lực thông minh, gợi mở nhiều vấn đề mới và hấp dẫn cho việc tiếp cận nghiên cứu quyền lực, quyền lực nhà nước hiện nay trên thế giới. Trong thời kỳ cải cách từ cuối những năm 1970 ở Trung Quốc, vấn đề quyền lực đã được nhiều học giả Trung Quốc đầu tư nghiên cứu. Có thể nêu những tác giả và công trình chính theo thời gian công bố (bằng tiếng Trung) như: Lý Cảnh Bằng, Thử bàn về đặc trưng và kết cấu quyền lực chính trị, Tạp chí Nghiên cứu chính trị học, số 4, năm 1987; Dương Bạch Quỹ, Vài suy nghĩ về vấn đề nhà nước và chính phủ, Tạp chí “Khoa học xã hội Bắc Kinh”, số 3, năm 1988; Vương Phố Cù (Chủ biên), Cơ sở chính trị học, 1 Alexandra Kowalski - Central European University, Budapest: The Field of State Power: A Cultural Approach to the Practice of Historic Preservation (Paper presented at the annual meeting of the American Sociological Association, Montreal Convention Center, Montreal, Quebec, Canada, Aug 10, 2006, Online . 2010-05-09 http://www.allacademic.com/meta/p104716_index.html). 2 State Power, State Embeddedness, and National Development in Less Developed Countries: A Cross National Analysis. Studies In Comparative International Development, December 22, 1999, Tsai, Ming Chang - Copyright 3 Nội dung Bài thuyết trình của tác giả - Giáo sư, nguyên Hiệu trưởng Trường Jonh F.Kenedy thuộc Đại học Havard (Mỹ) - tại Thủ đô Madrid (Tây Ban Nha), đầu tháng 5/2008. (Bản giới thiệu tiếng Việt của Tạp chí Lý luận Chính trị - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 6/ 2008). 16 Nxb. Đại học Bắc Kinh, 1995; Vạn Vũ, Triết học Chính trị, Nxb. Đại học Chiết Giang, 1996; Lục Đức Sơn, Nhận thức quyền lực, Nxb. Kinh tế Trung Quốc, 2000; Dương Quang Bân, Dẫn luận Chính trị học (Tái bản lần 3), Nxb. Đại học Nhân dân Trung Quốc, 2000; Mã Bảo Thành: Thử bàn về cơ sở tính hợp pháp của quyền lực chính trị, Tạp chí Khoa học xã hội Thiên Tân, số 1, năm 2001; Mao Thao Long, Xã hội học Chính trị, Nxb. Khoa học Xã hội Trung Quốc, 2001. Cao Vượng: Luận về cơ sở tâm lý xã hội của quyền lực chính trị, Báo Học viện chính trị Thanh niên Trung Quốc, số 3, năm 2001; Giang Mỹ Đường - Khương Tô Đông, Lại bàn về “Quyền lực chính trị” - Phân loại khái niệm và tổng kết đặc trưng của “quyền lực chính trị”, Tạp chí Giao lưu học thuật, tháng 5 năm 2001; Hà Tiểu Thanh, Giang Khương Đường: Quyền lực chính thức và Quyền lực phi chính thức - Một nghiên cứu mang tính cơ bản về quyền lực chính trị, Diễn đàn học thuật, số 5, năm 2001; Dương Long, Luận đặc tính và cơ sở của quyền lực, Báo Học viện Hành chính Vân Nam, số 6, năm 2001; Điền Khải, Luận quyền lực và khống chế quyền lực, Tạp chí Dạy học và Nghiên cứu, số 10, năm 2006; Dương Quang Bân (Chủ biên): Dẫn luận Chính trị học (Tái bản lần 3), Nxb. Đại học Nhân dân Trung Quốc, 2007; Các công trình nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc (đã được dịch sang tiếng Việt) những năm gần đây có: Chuyển đổi chức năng chính phủ trong bối cảnh xây dựng xã hội hài hòa, của Đỗ Sáng Quốc, Tạp chí Thế giới đương đại và Chủ nghĩa xã hội (Trung Quốc), số 4/2007.1 Sự thay đổi quan niệm của Phương Tây về Trung Quốc và thực lực mềm của Trung Quốc, của Tôn Hà, Tạp chí Thế giới đương đại và Chủ nghĩa xã hội (Trung Quốc), số 6/2009.2 Mỹ đánh Bản dịch của Thông tin Những vấn đề lý luận - Phục vụ lãnh đạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 2/2-2009. 2 Bản dịch của Thông tin Những vấn đề lý luận - Phục vụ lãnh đạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 6/3-2010. 1 17 giá về “Sức mạnh mềm” và sự gợi mở việc xây dựng “Sức mạnh mềm” của Trung Quốc, của Đường Ngạn Lâm, Tạp chí Thế giới đương đại và Chủ nghĩa xã hội (Trung Quốc), số 6/2009.1 Những công trình nghiên cứu loại này ở Trung Quốc đã đặt vấn đề cho các phương pháp tiếp cận mới đối với quyền lực và quyền lực nhà nước. Các công trình nghiên cứu khác về quyền lực, quyền lực nhà nước, trong đó ở những mức độ khác nhau định đều sử dụng hoặc nêu ra những cách tiếp cận mới đối với quyền lực ở những mức độ khác nhau, trong đó có các vấn đề về tự quản trị, tự quản lý, v.v.. như: Một Đa vốt khác - Toàn cầu hoá những cuộc chống đối và đấu tranh. L’autre Davos - Mondialisation des re’sistancis et des luttes, của Franc,ois Houtart, Franc,ois Polet (1999). L’Harmattan, Paris - Montreal, p.138. (Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 1/2000). Globalization Dual’s Power (Thanh gươm hai lưỡi của toàn cầu hoá). của Robert J.Samuelson, The International Herald Tribune, 3/1/2000, p.1 - 3. (Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 năm 2000). Thể chế hóa sự tham gia: Các bài học kinh nghiệm và ý nghĩa đối với việc củng cố các chương trình quốc gia Việt Nam, của Fritzen, S., (2000), Hà Nội, UNDP-UNCDF-CIDA. Toàn cầu hóa chính trị và chính trị của các tổ chức phi chính phủ: Trường hợp dân chủ thôn làng ở Trung Quốc, của Shelley, B. (2000). Tạp chí Ốtxtrâylia về khoa học chính trị 35. Ngân hàng thế giới (2002): Toàn cầu hoá, tăng trưởng và nghèo đói - Xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập. Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Điều tiết kinh tế vĩ mô trong điều kiện toàn cầu hoá. của Menshikova Đ.M. (2005). Tạp chí Mỹ và Canađa (Nga) , số 4, Tr. 90 - 98, (Tiếng Nga). Các vấn đề quản trị quan trọng, IV: Bản dịch của Thông tin Những vấn đề lý luận - Phục vụ lãnh đạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 7/4-2010. 1 18 Các chỉ số quản trị giai đoạn 1996 - 2004, Washington, Viện Ngân hàng Thế giới, của - Kaufmann, D., và các tác giả khác. V.v.. Tuy vậy, trong các công trình trên nhiều phương pháp tiếp cận, theo đó là các quan niệm, khái niệm mới về quyền lực, quyền lực nhà nước còn ít được đề cập và làm sáng tỏ. 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu và đánh giá một số cách tiếp cận mới đối với quyền lực nhà nước, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước trên thế giới hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Nhiệm vụ của đề tài là làm rõ những nhóm vấn đề sau đây: 1) Những tiếp cận cơ bản và truyền thống đối với quyền lực và quyền lực nhà nước; những phát triển mới của thế giới và ảnh hưởng đối với cách tiếp cận quyền lực nhà nước hiện nay; 2) Những thay đổi trong cách tiếp cận đối với quyền lực nhà nước hiện nay; 3) Những thay đổi trong cách tiếp cận đối với tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước hiện nay. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Những nội dung nghiên cứu của đề tài, ngoài mở đầu và kết luận) gồm 3 phần (7 chương, 21 mục): Phần 1, NHỮNG TIẾP CẬN CƠ BẢN, TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC NHÀ NƯỚC HIỆN NAY, với 2 chương. Chương 1, những tiếp cận cơ bản và truyền thống đối với quyền lực và quyền lực nhà nước; chương 2, những nhân tố mới ảnh hưởng đến tiếp cận quyền lực và quyền lực nhà nước hiện nay. Phần 2, NHỮNG TIẾP CẬN MỚI ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC HIỆN NAY, với 3 chương. Chương 3, những tiếp cận mới đối với quyền lực và quyền lực nhà nước từ cơ sở, tính chất và phạm vi của quyền lực hiện 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan