Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe trẻ em Những thói quen nhất thiết phải dạy trẻ để không bị ốm...

Tài liệu Những thói quen nhất thiết phải dạy trẻ để không bị ốm

.PDF
3
384
110

Mô tả:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những thói quen nhất thiết phải dạy trẻ để không bị ốm Nuôi con, ai cũng mong con mình khỏe mạnh, ít ốm đau, không cần phải dùng đến thuốc. Với 7 thói quen tốt cho sức khỏe của bé dưới đây bạn sẽ luôn yên tâm để nuôi con khỏe và dạy con ngoan nhé. Trong bài viết này, VnDoc xin mách các mẹ một số thói quen cơ bản cần có cho bé yêu để tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo bé "cả năm không lo" ốm vặt hay phải đến gặp bác sĩ. Cùng tìm hiểu ngay nào! 1. Không đưa tay lên mặt Các vi khuẩn, virust bệnh cảm cúm xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi, mắt và miệng, vì thế hãy đảm bảo cho bé không đặt tay vào những khu vực này. Ngoài ra, hãy nhắc nhở con không bao giờ dùng chung bàn chải đánh răng, ống hút hay khăn mặt với bất kì ai để tránh lây lan, nhiễm khuẩn. 2. Chăm ăn sữa chua Trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi ăn sữa chua hàng ngày có nguy cơ bị sốt, chảy nước mũi và ho hay nguy cơ phải dùng đến thuốc kháng sinh thấp hơn hẳn những trẻ không được bổ sung nguồn lợi khuẩn probiotic từ loại thực phẩm này. Sữa chua là món ăn thơm ngon được VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí nhiều trẻ yêu thích mà lại có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch vô cùng tốt. 3. Uống nhiều nước ép hoa quả Nước ép hoa quả có tác dụng phòng tránh bệnh tật tốt đến nỗi đây là món đồ uống thường xuất hiện trong thực đơn của các đội tuyển tham gia Olympic. Trong nước hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cũng như các chất chống ô xy hóa, ngăn ngừa bệnh tật và còn kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn. 4. Bổ sung vitamin D đầy đủ Thiếu vitamin D cũng làm giảm hiệu quả chức năng của hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị cảm cúm hơn. Mẹ nên bổ sung vitamin D một cách an toàn cho con bằng việc tắm ánh nắng buổi sớm đúng cách và ăn nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin D như sữa và các sản phẩm từ sữa, cá, dầu cá, ngũ cốc, trứng, đậu, hải sản, nấm,... 5. Cho trẻ ngủ đủ giấc Thiếu ngủ có thể nhân đôi nguy cơ cảm cúm lên đến hai lần. Hãy giúp con hình thành thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm và ngủ đủ số giờ cần thiết. Trẻ nhỏ cần ngủ khoảng 14 tiếng một ngày, trẻ mẫu giáo cần ngủ khoảng 11-13 tiếng một ngày. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 6. Cho trẻ vận động thường xuyên Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy tập các bài tập điều độ, đều đặn có thể giảm nguy cơ cảm cúm đi 20-50%. Tập luyện giúp kích thích sự tuần hoàn của các tế bào kháng viêm trong cơ thể. 7. Rửa tay với xà phòng thường xuyên Hành động tưởng chừng đơn giản này có tác dụng phòng tránh các vi khuẩn có hại vô cùng hiệu quả. Hầu hết mọi người thường không để ý đến những bề mặt chúng ta vẫn chạm đến thường xuyên hàng ngày như máy tính, điện thoại, nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang,... rất bẩn . Dạy bé thói quen rửa tay thường xuyên là cách tốt mà lại đơn giản nhất để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan