Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Những huyền thoại về mặt trăng...

Tài liệu Những huyền thoại về mặt trăng

.DOC
4
441
127

Mô tả:

Những huyền thoại về mặt trăng
Những huyền thoại về mặt trăng Mặt trăng đã được che dấu bởi những câu truyện thần thoại và truyền thuyết trong hàng ngàn năm nay, và rất nhiều trong số đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, thậm chí các siêu trăng còn nhiều hơn. Ví dụ, có rất nhiều người tin rằng trăng tròn có thể khiến một người hóa điên, gây ra các thảm họa thiên nhiên và làm tăng tỷ lệ tội phạm. Những niềm tin này có nguồn gốc tôn giáo và mê tín cổ xưa. Trên thực tế, những từ “điên rồ” và “mất trí” xuất phát từ nữ thần mặt trăng La Mã, Luna, người được cho là cưỡi xe ngựa bạc trên bầu trời phủ mây đen hàng đêm. Các thầy lang và các chuyên gia y tế cổ đại tin vào sự kết nối chặt chẽ giữa một hội chứng tâm thần và mặt trăng. Ví dụ, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates (460 –c. 370 TCN) đã viết rằng “một người bị bắt giữ, sợ hãi và hóa điên trong cái đêm mà ông được nữ thần mặt trăng viếng thăm”. Nhà triết học La Mã và sử học, Pliny the Elder (23-79 SCN), cho rằng mặt trăng có một ảnh hưởng đặc biệt lên não của chúng ta, “làm ẩm” bên trong, có thể gia tăng tình trạng tội phạm và bạo lực. Ở nước Anh thời trung cổ, những người bị xét xử về tội giết người có thể xin một bản án nhẹ hơn dựa trên các căn cứ về hội chứng tâm thần nếu tội phạm xảy ra trong thời kỳ trăng tròn; Trong khi đó, bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần Bethlehem khét tiếng của London, bị xích vào giường như một biện pháp phòng ngừa trong một số thời gian nhất định của mặt trăng. Ảnh minh họa Trăng điều khiển khả năng sinh sản Có lẽ vì các chu kỳ kinh nguyệt và mặt trăng có chiều dài tương tự như nhau nên nhiều nền văn minh cổ tin rằng mặt trăng kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và có thể quyết định thời điểm nào phụ nữ có thể mang thai. Bản chiêm tinh Assyria cổ đại đưa ra lời khuyên về thời điểm phụ nữ dễ thụ thai nhất, theo các giai đoạn khác nhau của mặt trăng, và các vị thần mặt trăng, chẳng hạn như nữ thần Hằng Nga của Trung Quốc, và Quilla của người Inca, được tin là có thể điều khiển khả năng mang thai và sinh sản. Ảnh minh họa Trong nền văn hóa cổ xưa, sự tròn dần lên và móp đi của mặt trăng cũng đã khiến cho nó trở thành một biểu tượng của sự sinh ra / sáng tạo và cái chết / hủy diệt. Ví dụ, người dân đảo Polynesia của Thái Bình Dương coi mặt trăng như một biểu tượng của sự sáng tạo, đại diện bởi nữ thần sáng tạo tên là Hina, trong khi đối với những người Aztec Mexico mặt trăng là Mictecacuiatl, một lực lượng tàn ác du hành trong bầu trời đêm để săn bắn các nạn nhân của nó. Những người Maori của New Zealand cũng gọi mặt trăng là “kẻ ăn thị người”. Đối với người Tartar ở Trung Á, mặt trăng được gọi là nữ hoàng của cuộc sống và cái chết, là hai yếu tố đại diện cho cả sự sáng tạo và sự hủy diệt. Có lẽ huyền thoại vĩ đại nhất liên quan đến trăng tròn là về người sói, một huyền thoại theo truyền thuyết dân gian với khả năng biến đổi hình dạng thành một con chó sói hoặc sinh vật giống như chó sói khi trăng tròn. Nguồn gốc của truyền thuyết người sói có thể xuất phát từ tà giáo của người Đức và thần thoại Proto-Indo-Châu Âu, nơi mà hiện tượng hóa sói (người đàn ông biến thành chó sói) được xây dựng lại như để mô tả sự ra đời của các chiến binh. Nhưng mối liên kết giữa mặt trăng và chó sói không chỉ gắn liền với sự tích hóa sói. Nữ thần mặt trăng của Hy Lạp được cho là đã giúp những con sói ở cùng nhau, trong khi các bộ tộc ở Bắc Mỹ Seneca tin rằng những con sói hay ngước mặt lên mặt trăng rồi cất tiếng “tru” để tồn tại. Rõ ràng là những quả cầu bạc phát sáng trên bầu trời đêm đã nuôi dưỡng trí tưởng tượng của con người ngay cả khi họ còn đang bước đi trên mặt đất và chỉ có thể ngước mắt nhìn lên vũ trụ. 3. Mặt trăng có màu trắng sáng Những ai từng ngắm trăng tròn ở cao trên bầu trời trong đêm muộn có quyền tin  vào điều này. Tuy nhiên, nói tương đối thì mặt trăng không sáng gì đặc biệt và  thật ra không có màu trắng. Nó dường như rất sáng so với bầu trời đêm, và bình thường mắt ta trông nó có màu trắng. Bạn còn nhớ tới bóng đèn nóng sáng ngày trước chứ? Bây giờ hãy tưởng tượng có một bóng đèn 100 watt đặt ở xa 50 m,  và tỏa sáng trong một khu vực nếu không có nó thì hoàn toàn tối đen như mực.  Đây là một ví dụ gần đúng cho độ sáng của mặt trăng rằm. Còn màu sắc ư? Vâng, giống như với độ sáng, màu sắc là một cái chủ quan.  Mặt trăng không phát ra ánh sáng của riêng nó, mà nó tỏa sáng nhờ ánh sáng  mặt trời phản xạ. Ánh sáng mặt trời gồm đủ loại màu sắc, nhưng có cực đại  trong vùng vàng­lục của quang phổ. Mặt trời trông sáng trắng khi ở cao trên bầu trời, giống như mặt trăng, bởi do cách kết nối mắt­não của chúng ta hòa trộn  các màu với nhau. Màu sắc của mặt trăng thay đổi chút ít theo pha của nó và vị  trí của nó trên bầu trời, mặc dù sự biến thiên màu này thường quá nhỏ để mắt  trần phân biệt được. Tuy nhiên, mặt trăng thật ra hơi xám hơn màu trắng thuần  khiết, đại khái giống với màu nhựa đường cũ trên đa số các tuyến xa lộ. 1. Mặt trăng có một phía tối vĩnh viễn Đa số học sinh đều biết rằng mặt trăng chỉ hướng một mặt hay một bán cầu về  phía Trái đất. Điều này (đại khái) là đúng và đưa đến quan điểm cho rằng có  một phía tối vĩnh viễn trên mặt trăng, một quan điểm đã được làm cho bất tử  trong âm nhạc của Pink Flyod và nhiều tác phẩm khác trên thế giới. Thật ra, phía bề mặt mặt trăng hướng ra xa Trái đất không tối hơn phía mà  chúng ta nhìn thấy. Có lúc nó được mặt trời rọi sáng (ban ngày mặt trăng), và có lúc nó nằm bị che khuất (ban đêm mặt trăng). Phía nhìn về Trái đất của mặt trăng đưa đến một hiểu lầm nữa mà nhiều người  chia sẻ, đó là từ Trái đất chúng ta chỉ nhìn thấy 50% của mặt trăng mà thôi. Thật ra, chỉ khoảng 41% phía bên kia của mặt trăng (một cái tên gọi chính xác và  thích hợp hơn nhiều so với phía tối) bị che khuất vĩnh viễn trước tầm mắt của  con người đứng trên Trái đất. Một người siêng năng trên Trái đất, theo thời gian, có thể nhìn thấy khoảng 59% bề mặt của mặt trăng. Đây là do một hiện tượng  gọi là dao động biểu kiến làm cho góc nhìn mặt trăng, so với Trái đất, thay đổi  chút ít trên quỹ đạo của nó. Dao động biểu kiến của mặt trăng là do thực tế quỹ đạo của mặt trăng xung  quanh Trái đất không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Thay vậy, nó là một vòng  tròn hơi dẹt gọi là elip. Hãy tưởng tượng một chiếc xe đua đang chạy trên một  đường đua elip. Tại mỗi đầu elip của đường đua, chiếc xe hơi bị nhào một chút  do sự thay đổi góc. Nó giống như là rẽ cua vậy. Kết quả là mặt trăng thỉnh  thoảng hơi lộ mặt nhiều hơn một chút ở phía cực đông hoặc cực tây (tùy thuộc  vào vị trí trên quỹ đạo). Đó là nguyên nhân vì sao khi nhìn từ Trái đất, khoảng  59% bề mặt mặt trăng lộ ra trên hành trình quỹ đạo (đại khái) một tháng xung  quanh Trái đất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan