Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những hình thức dung hợp tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởn...

Tài liệu Những hình thức dung hợp tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng việt nam

.PDF
209
1
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  VŨ THỊ THANH THẢO NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  VŨ THỊ THANH THẢO NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM Ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số: 62.22.80.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƢƠNG VĂN CHUNG Phản biện độc lập: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG 2. PGS.TS. ĐẶNG HỮU TOÀN Phản biện: 1. PGS.TS. VŨ ĐỨC KHIỂN 2. PGS.TS. NGUYỄN THANH 3. PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết sức quý báu của các tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân của tôi đến PGS,TS. Trương Văn Chung đã tận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô trong Khoa Triết học, Phòng Sau đại học Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Xin được biết ơn sâu sắc gia đình, những người thân, bạn bè đồng nghiệp đã luôn là nguồn động viên to lớn về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020 Nghiên cứu sinh VŨ THỊ THANH THẢO LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Trương Văn Chung. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố. Các tài liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020 Nghiên cứu sinh VŨ THỊ THANH THẢO MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................... 11 Chƣơng 1: QUAN NIỆM VỀ DUNG HỢP TAM GIÁO VÀ ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM ......................................................................... 11 1.1. QUAN NIỆM VỀ DUNG HỢP TAM GIÁO VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM ............ 11 1.1.1. Quan niệm về dung hợp Tam giáo ..................................................................... 11 1.1.2. Điều kiện lịch sử xã hội hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam ........................................................................................... 16 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM ..................................................................... 31 1.2.1. Tư tưởng, văn hóa phương Đông với sự hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam .................................................................. 31 1.2.2. Tư tưởng văn hóa Việt Nam với sự hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam .......................................................................... 48 Kết luận chƣơng 1...................................................................................................... 53 Chƣơng 2: NỘI DUNG CỦA NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM ......................................................... 55 2.1. DUNG HỢP TAM GIÁO THỜI KỲ BẮC THUỘC - HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO HÒA ĐỒNG - NHO, PHẬT, ĐẠO CẠNH TRANH, HÒA HỢP VÀ ĐỒNG HÀNH ...... 55 2.1.1. Sự dung hợp Tam giáo thời kỳ Bắc thuộc - một quá trình tự nhiên xuất phát từ nhu cầu đời sống dân Việt ........................................................................................... 60 2.1.2. Ngẫu nhiên tạo thế tổng hợp Tam giáo để Phật giáo không bị cấm đoán, bị hạn chế, kìm hãm; và cả Nho, Đạo cũng không bị mất vai trò, vị trí trong đời sống tinh thần xã hội Đại Việt ..................................................................................................... 62 2.1.3. Hình thức dung hợp Tam giáo sơ khai chỉ dừng ở cấp độ đứng bên nhau đồng hành lấy bản sắc văn hóa Việt Nam làm chất keo kết dính............................................ 64 2.2. DUNG HỢP TAM GIÁO THỜI KỲ LÝ - TRẦN - HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN LẤY PHẬT GIÁO LÀM TRUNG TÂM .................................................. 68 2.2.1. Quan điểm thế giới quan của các nhà tư tưởng đại diện thời kỳ Lý - Trần thể hiện dung hợp Tam giáo .............................................................................................. 74 2.2.2. Quan điểm nhân sinh quan của các nhà tư tưởng đại diện thời kỳ Lý - Trần thể hiện dung hợp Tam giáo .............................................................................................. 82 2.3. DUNG HỢP TAM GIÁO THỜI KỲ LÊ - NGUYỄN - HÌNH THỨC TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN, LẤY NHO GIÁO LÀM HẠT NHÂN ................................................................ 89 2.3.1. Quan điểm thế giới quan của các nhà tư tưởng đại diện thời kỳ Lê - Nguyễn thể hiện dung hợp Tam giáo .............................................................................................. 90 2.3.2. Quan điểm nhân sinh quan của các nhà tư tưởng đại diện thời kỳ Lê - Nguyễn thể hiện dung hợp Tam giáo ...................................................................................... 103 2.4. DUNG HỢP TAM GIÁO THỜI KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX - HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO ĐỒNG QUY, LẤY PHẬT GIÁO LÀM NÒNG CỐT ......... 117 2.4.1. Tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương biểu hiện của dung hợp Tam giáo cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX............................................................................................................ 117 2.4.2. Tôn giáo Cao Đài biểu hiện của dung hợp Tam giáo cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ........................................................................................................................ 122 2.4.3. Phật giáo Hòa Hảo biểu hiện của dung hợp Tam giáo cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ........................................................................................................................ 128 Kết luận chƣơng 2.................................................................................................... 136 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM ............ 139 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM .................................................................................................... 139 3.1.1. Sự cạnh tranh, kế thừa, chi phối lẫn nhau - Đặc điểm nổi bật của những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam ........................................ 139 3.1.2. Tính khoan dung - đặc điểm trung tâm của những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam ................................................................................ 143 3.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM ......................................................................................... 147 3.2.1. Ý nghĩa lý luận của hiện tượng dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam ............................................................................................................... 148 3.2.2. Ý nghĩa thực tiễn của dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam......... 174 Kết luận chƣơng 3.................................................................................................... 189 KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................... 192 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 195 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, lan tỏa, thâm nhập vào đời sống kinh tế - xã hội tác động và thấm sâu vào toàn bộ các lĩnh vực của một dân tộc, một quốc gia. Đã khiến mỗi dân tộc phải đứng trước và luôn luôn phải xử lý mâu thuẫn giữa hợp tác tạo ra các giá trị phổ quát chung để xích lại gần nhau tạo điều kiện phát triển với việc không tự đánh mất mình, tự làm yếu đi các giá trị văn hóa riêng của dân tộc khi các quốc gia lớn thực hiện mưu đồ áp đặt văn hóa, biến các quốc gia khác lệ thuộc vào mình để tiến tới một sự đồng nhất về mọi mặt trong thế giới hiện đại. Để đối phó với toàn cầu hóa không đơn thuần mỗi dân tộc chỉ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và đóng cửa về văn hóa, “khư khư” giữ gìn, bảo vệ các bản sắc riêng của mình; mà phải phát huy bản sắc dân tộc trong chính quá trình giao lưu, hợp tác văn hóa, phát triển và tự làm giàu có mình hơn, phong phú, hiện đại hơn trong quá trình chủ động giao lưu và tiếp nhận về mặt văn hóa. Điều đó sẽ diễn ra không phải theo hướng là hệ quả tự nhiên của toàn cầu hóa, mà nhất thiết phải cần một quá trình cùng điều chỉnh, cùng hợp tác và đấu tranh của từng quốc gia, dân tộc tham gia toàn cầu hóa. Xét về mặt lịch sử và đặc trưng văn hóa, văn hóa Việt Nam không hề xa lạ với sự giao lưu, tiếp nhận, tác động lẫn nhau của các nền văn hóa bởi lãnh thổ Việt Nam có một đặc điểm lợi thế là nằm trên vùng đất có sự giao thoa, thâm nhập lẫn nhau của nhiều nền văn hóa trong nước, văn hóa các nước Đông Nam Á với văn hóa Đông Á cũng như sau này là giữa văn hóa châu Á với văn hóa châu Âu. Có thể thấy trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, ba hệ thống tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo (hệ tư tưởng, văn hóa ngoại lai) và văn hóa truyền thống đã hiện tồn và luôn đồng hành cùng với đời sống tinh thần người Việt qua nhiều giai đoạn thăng trầm của dân tộc. Vì thế mà chúng để lại không ít những giá trị đặc sắc trong truyền thống văn hóa dân tộc. Hiện tượng dung hợp của Tam giáo (Nho, Phật, Đạo) trong những giai đoạn lịch sử tư tưởng cụ thể dường như là phổ biến ở các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Trong lịch sử tưởng Việt Nam, hiện tượng dung hợp Tam giáo này cũng diễn ra nhưng là một trong những hiện tượng đặc sắc. Hiện tượng dung hợp Tam giáo ở Việt Nam thường xuất hiện trong những giai đoạn lịch sử - xã hội người Việt có những thay đổi và đặt ra những nhiệm vụ lịch sử nhất định; phản ánh đặc điểm điều kiện lịch sử - xã hội và yêu cầu, nguyện vọng chung của xã hội đương thời và đều trở thành một trong những phương thức để đoàn kết, tập hợp các lực lượng, các yếu tố của dân tộc tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn xã hội nhằm thực hiện thành công một nhiệm vụ lịch sử cấp bách của dân tộc. Nếu như sự dung hợp Tam giáo thời Bắc thuộc phản ánh tâm thế, nguyện vọng dân tộc Việt với khát vọng độc lập, tự chủ dân tộc không chỉ 2 trong lĩnh vực chính trị, quân sự và lãnh thổ mà còn là sự độc lập về tư tưởng và văn hóa, thì mô hình Tam giáo đồng nguyên thời đại Lý - Trần lại phản ánh nhu cầu xây dựng một quốc gia dân tộc thống nhất, độc lập, tự cường, một nhà nước hùng mạnh trong khu vực, sánh ngang với thế lực phương Bắc. Trong quá trình giao lưu, tiếp nhận đó, chỉ có những giá trị văn hóa bên ngoài nào phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam, được chọn lọc và được Việt hóa mới có thể trở thành những thành tố hữu cơ cấu thành văn hóa Việt Nam. Sự chọn lọc và sự sàng lọc để trở thành giá trị văn hóa Việt Nam đã diễn ra không ngừng, thầm lặng và cực kỳ tinh tế trong tiến trình lịch sử và tiến trình văn hóa. Tiếp thu, kế thừa, dung hợp để tồn tại và phát triển, đó chính là tư duy chính trị đặc sắc và mang lại ý nghĩa lịch sử hết sức sâu sắc của dân tộc ta cũng như của Đảng ta trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế. “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015, trang 7). Gần đây nhất, trong Hội nghị triển khai biên soạn Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: “Tư tưởng chỉ đạo là phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiên định và đổi mới. Đổi mới nhưng vẫn kiên định mục tiêu... phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa kế thừa và phát triển, giữa lý luận và thực tiễn, tiếp tục từng bước hoàn thiện cương lĩnh, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?” (Nguyễn Phú Trọng, 2019, trang 3) Như vậy, nghiên cứu những hình thức dung hợp tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam làm rõ giá trị cốt lõi của chúng, không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa, tư tưởng dân tộc, mà còn là một bài học bổ ích về nguyên tắc phương pháp luận về sự tiếp thu, kế thừa và phát triển cho sự đổi mới về tư duy, trên cơ sở đó đổi mới xã hội. Nghiên cứu những hình thức dung hợp tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trên phương diện tư tưởng, văn hóa cũng chính là góp phần vào tổng kết toàn bộ lịch sử tư tưởng Việt Nam, điểm tựa chắc chắn, đáng tin cậy cho sự kế thừa, tiếp thu tinh hoa tư tưởng, văn hóa nhân loại. Nghiên cứu những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam không chỉ góp phần làm rõ tính chất, đặc điểm của những hình thức dung hợp Tam giáo ở những giai đoạn lịch sử khác nhau; làm rõ giá trị, tinh hoa truyền thống dân tộc thể hiện trong những hình thức đó, không chỉ đáp ứng nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn có thể góp phần vào chủ thuyết phát triển trong giai đoạn 3 phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa tư tưởng mới của Việt Nam hiện nay. Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong lịch sử giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, dân tộc Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa tư tưởng ngoại lai. Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa tư tưởng ngày càng trở nên sâu rộng, bản lĩnh văn hóa tư tưởng Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp với những thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Trong thế ứng xử với xu thế này, xây dựng bản lĩnh văn hóa Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy sức mạnh văn hóa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cái đặc sắc và bản lĩnh văn hóa Việt Nam luôn dựa trên sự lựa chọn lối ứng xử “hài hòa” của chủ thể văn hóa tư tưởng. Hài hòa với thiên nhiên, hài hòa trong xã hội được biểu hiện ở tất cả các mặt, các lĩnh vực của cuộc sống và trên tất cả các cấp độ, từ cách đối nhân xử thế hàng ngày đến nếp sống, lối tư duy, quan niệm về đạo lý làm người. Do ứng xử hài hòa, văn hóa tư tưởng Việt Nam không cự tuyệt các giá trị văn hóa tư tưởng bên ngoài theo lối cực đoan, mà sẵn sàng tiếp thu một cách có nguyên tắc, không đánh mất bản sắc văn hóa tư tưởng dân tộc. Nhiều năm qua đã có nhiều công trình, bài báo luận bàn về vấn đề này, song mới chỉ dừng lại ở các trường hợp cụ thể, trong những giai đoạn lịch sử cụ thể, mà chưa khái quát và hệ thống hóa những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại trên cơ sở so sánh với mô hình dung hợp Tam giáo ở cấp độ khu vực Đông Á. Với tính chất cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn một cách hệ thống trên, đặc biệt là ý nghĩa lịch sử của mô hình dung hợp Tam giáo đối với đổi mới, phát triển ở Việt Nam nghiên cứu sinh chọn chủ đề: “Những hình thức dung hợp Tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ Triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình nghiên cứu lịch sử và giá trị của những hình thức dung hợp Tam giáo ở Đông Á : Các học giả, nhà khoa học nhân văn ở Đông Á đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng dung hợp tư tưởng, văn hóa và tôn giáo, về các hình thức Tam giáo và cấu hình của chúng trong lịch sử tư tưởng, văn hóa, tôn giáo ở Đông Á. Có thể kể ra các công trình cơ bản được kế thừa và vận dụng vào trong luận án của nghiên cứu sinh như sau: Trương Đại Niên (Zhang Dainian) với công trình nghiên cứu về “Giá trị học trong triết học Trung Quốc tiền hiện đại” (Axiology in PreModern Chinese Philosophy) trích trong bộ sách Triết học Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa (Chinese philosophy in an era of globalization), do Robin R. Wang là chủ biên, xuất bản bởi State University of New York press Albany, the United States of America, 2004. Với cái nhìn xuyên văn hóa, tư tưởng và giá trị luận, 4 Trương Đại Niên đã xem dung hợp triết học, tôn giáo, văn hóa ở Trung Hoa cổ, trung đại như một cấu hình tư tưởng chung của lịch sử triết học, tôn giáo và văn hóa Trung Hoa. (Zhang Dainian, 2004, trang 26). Cuốn Từ điển về triết học Trung Quốc (Chinese philosophy A – Z) của Bo Mou xuất bản bởi Edinburgh University tại Mỹ (the United States of America) năm 2009 đã dành tới 3 chương mục để nói về sự dung hợp Tam giáo trong Nho giáo, trong Phật giáo và Đạo giáo (Bo Mou, 2009, trang 256; 258; 483). Điểm nhấn nghiên cứu của Bo Mou là xem sự dung hợp Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo như là một cấu hình chung cho tư tưởng, văn hóa và tôn giáo Trung Quốc và chúng luôn có vai trò trong đời sống triết lý, chính trị và đạo đức của các tầng lớp xã hội Trung Quốc. Trong công trình nghiên cứu: Cấu tạo đa thành phần của văn hóa Nhật Bản, tác giả Koumei Sasaki đã đặt tư tưởng, văn hóa Nhật Bản dưới góc nhìn Châu Á và đưa ra những bằng chứng cụ thể về sự dung hợp nhiều loại hình văn hóa và tổ hợp tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đã làm nên một trong những đặc trưng của tư tưởng, văn hóa Nhật Bản. Cuốn Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản của Joseph M. Kitagawa đã dành một số chương trong phần thứ III của cuốn sách để nói về sự dung hợp Tam giáo nhìn từ Thần đạo. Nhìn từ phương diện văn bản học, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng, dung hợp Tam giáo đã thể hiện rõ vai trò của mình trong sự phát triển tư tưởng, văn hóa. Từ hai biên niên sử Nhật Bản là Kojiki (Cổ sự ký) và Nihonshoki, (Nhật bản thư kỷ) có thể thấy các yếu tố văn hóa bên ngoài Nhật Bản đã ảnh hưởng khá nhiều đến các câu chuyện, sự tích. Chẳng hạn như: “Những biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản: thanh gươm, chiếc gương soi, viên ngọc quí không chỉ thể hiện sự tiến bộ trong nền sản xuất, mà còn biểu hiện sự dung hợp của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo” (Kanji Nishio, 1999. Lịch sử quốc dân Nhật Bản. Nxb. Sankei shinbun nyusu Sabiu) Các nghiên cứu về dung hợp Tam giáo trong văn hóa Nhật Bản cũng được nhiều học giả quan tâm, điển hình là Yoiuchi Sujua và John K. Gillespie trong công trình nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản. Hai ông đã chỉ ra sự dung hợp Tam giáo trong trà đạo, Hoa Đạo và võ sỹ đạo. Trà đạo Nhật Bản (Chadou) thể hiện bốn nguyên tắc cơ bản của Tam giáo là; Hòa, Kính, Thanh, Tịch. Theo các ông, trà đạo không phải là một hình thức tôn giáo mà làm sự tổng hợp của tư tưởng, triết lý và nghệ thuật sống của người Nhật. Nghệ thuật cắm hoa Ikebana cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn tư tưởng và sự thực hành Tam giáo. Hoa đạo của người Nhật thể hiện mối quan hệ tam giới giữa trời, đất và người. Vườn cảnh, trà thất và hoa đạo để lắng đọng tâm hồn, xua tan những vướng bận trần tục. Lối thực hành tỉ mỉ, triết lý thâm trầm, tinh túy giúp con người hòa đồng với thiên nhiên, tu tâm dưỡng tính, thanh tẩy tâm hồn mà đạt ngộ. Dung hợp Tam giáo ở Triều Tiên và Đông Á cũng được các nhà tư tưởng, văn hóa và tôn giáo Hàn Quốc quan tâm và nghiên cứu tường tận. Tác phẩm Tam quốc di 5 sự1 của Il Yeon (Nhất Nhiên), được đánh giá là những tài liệu quan trọng để tìm hiểu về văn hóa, tư tưởng của Triều Tiên cổ đại. Với chủ trương chống lại chủ nghĩa mộ Hoa, các câu chuyện, sự tích, huyền thoại của Nhất Nhiên có “liên quan đến Phật giáo, Đạo giáo, và những phong tục, tập quán của người Triều Tiên” (Il Yeon (chú dịch tiếng Hàn Kim Won Jung), 2012, trang 8). Nhất Nhiên được xem là người đầu tiên cố gắng hợp nhất Tam giáo và tín ngưỡng dân gian Triều Tiên để “khẳng định lịch sử 4000 năm của Triều Tiên và cố gắng giải thích khởi nguyên của dân tộc có liên quan đến Phật giáo, Đạo giáo và vu thuật” (Il Yeon (chú dịch tiếng Hàn Kim Won Jung), 2012, trang 20). Trong bài tham luận về sự tương đồng của ba hệ tư tưởng, tôn giáo là Daesoonjinrihoe (Hàn Quốc), I - Kuan Tao (Đài Loan, Trung Quốc) và Cao Đài (Việt Nam), Lee Gyungwon2 đã chỉ ra tính chất chung nhất của cả ba hệ tư tưởng này là sự dung hợp tam giáo. Ông viết: “Sự dung hợp tư tưởng, giáo lý của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là một hiện tượng truyền thống trong lịch sử tư tưởng, tôn giáo ở các quốc gia Đông Á và Việt Nam. Mặc dù có tính chất khác nhau song tổ hợp Tam giáo là nền tảng tư tưởng, giáo lý chung của cả ba hệ thống tư tưởng, tôn giáo của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo” (Lee Gyung Won, 2016, trang 186). Còn khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học ở Hàn Quốc bàn về dung hợp Tam giáo như; Chongsuh Kim với công trình “dung hợp Tam giáo trong tư tưởng của thiên đạo” (Kim Chongsuh, 2016); GS Kim Jin Young với bài viết “Việc truyền kỳ Phật giáo và mối quan hệ của nó với Nho giáo trong giai đoạn cuối Goryo đầu Joseon” (Kim Jin Young, 2013); Hwang Eui Dong với bài viết “Vai trò của Nho giáo trong lịch sử dung hợp Tam giáo ở Hàn Quốc” (Hwang Eui Dong, 2013, trang 52). Quan điểm, lý thuyết về dung hợp Tam giáo ở Đông Á có thể xem là cơ sở lý thuyết và thực tiễn lịch sử của việc nghiên cứu dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nghiên cứu sinh sẽ kế thừa và vận dụng một cách thích hợp và có lựa chọn trong Luận án của mình. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam: Những hình thức dung hợp Tam giáo ở Việt Nam hay ở các quốc gia Đông Á, đều hình thành và phát triển trong lịch sử tư tưởng của mỗi dân tộc, do vậy nghiên cứu dung hợp Tam giáo nhất thiết phải dựa trên nền tảng lịch sử tư tưởng của dân tộc. Để có cái nhìn bao quát và toàn diện, nghiên cứu sinh phải tiếp cận từ toàn bộ các tài liệu, văn bản về lịch sử và lịch sử tư tưởng ở Việt Nam và lịch sử, lịch sử tư tưởng ở các quốc gia Đông Á. Tài liệu quan trọng đáng tin cậy nhất là bộ sách Tam quốc Di Sự được Hàn Quốc xem là “Quốc bảo”, chú dịch tiếng Hàn của Kim Won Jung, bản dịch tiếng Việt của Trần Thị Bích Phương. 2 Lee Gyungwon là Giáo sư thuộc trung tâm nghiên cứu văn hóa, tôn giáo trường đại học Daejin, Hàn Quốc. 1 6 Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 đây là công trình mang tính triết - sử chứa đựng nhiều thông tin, sự kiện lịch sử từ khởi nguyên đến cận đại, mang lại diễn trình lịch sử Việt Nam, góp phần phục dựng lại rõ bối cảnh, hoàn cảnh kinh tế, chính trị của các hình thức dung hợp tam giáo. Bộ sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1&2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 & 1997 của Viện Triết học với 2 tác giả chủ biên Nguyễn Tài Thư và Lê Sỹ Thắng đã mang lại cái nhìn toàn cảnh về lịch sử tư tưởng Việt Nam, từ các giai đoạn trong lịch sử tư tưởng đến các nhà tư tưởng và hệ tư tưởng. Nhìn trên phương diện dung hợp tam giáo, bộ sách đã chỉ ra những giai đoạn và yêu cầu tất yếu của sự dung hợp và phát triển tư tưởng của dân tộc Việt Nam. Như giai đoạn xây dựng quốc gia độc lập, hùng mạnh thời Lý Trần, Giai đoạn ổn định và thịnh vượng của triều đại nhà Lê, Nguyễn. Giai đoạn khủng hoảng, bất lực của hệ tư tưởng Tam giáo trước yêu cầu và nhiệm vụ sống còn của dân tộc - giải phóng dân tộc. Trong bộ sách này, tuy các tác giả chưa trực tiếp bàn tới nội dung dung hợp Tam giáo, nhưng khi trình bày các nhà tư tưởng tiêu biểu cụ thể, các ông đã đề cập tới trong quan điểm, tư tưởng cụ thể của họ như: Nguyễn Tài Thư khi bàn đến: “Thời đại và những khuynh hướng phát triển của tư duy” đã viết: “Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Lão - Trang xét về nội dung và tính chất thì khác nhau, nhưng lại luôn luôn kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau trong thế giới quan... Ba đạo du nhập Việt Nam đã tạo nên cơ sở tư tưởng cho người Hán đẩy nhanh việc thực hiện chính sách chính trị - xã hội (Hán hóa)... xã hội cũng như con người Việt Nam biến đổi ...mức độ đó, không hẳn chỉ hời hợt và dừng lại “trên bề mặt xã hội Việt Nam mà đã có những nét thuộc chiều sâu trong cấu trúc xã hội cũng như trong hệ tư tưởng bản xứ” (Viện Triết học, 1993, trang 92-93). Bàn về ý thức đạo đức và quan niệm nhân sinh của người Việt, ông viết: “có sự nhất thể hóa trong quan niệm. Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo đều được qui vào một hệ thống. Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo cùng với tư tưởng truyền thống bản địa, tư tưởng về độc lập, tự do cũng được quy lại trong một hệ thống” (Viện Triết học, 1993, trang 146-147). Công trình nghiên cứu Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1 (Từ đầu công nguyên đến thời Trần và thời Hồ), của Viện Triết học do Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006 đã có những đóng góp không chỉ về phương pháp nghiên cứu, mà còn là về sự dung hợp văn hóa, tư tưởng. Nhóm tác giả đã chỉ ra tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Thông diễn (Hermeneutic Research Method) để nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam: “Đó là phương pháp thông diễn (hermeneutics) nhằm tìm ra ý nghĩa đích thực ẩn chứa ở trong và ở đằng sau các dữ kiện bắt gặp trong sử học, trong truyền thuyết, từ đó khôi phục lại và tìm ra ý nghĩa của các dữ kiện đó trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam” (GS.TS.Nguyễn Trọng Chuẩn, 2006, trang 30) 7 Nhóm tác giả cũng khẳng định một quan điểm có tính nguyên tắc trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học là: “...Một trong những tư tưởng của Hêghen có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu lịch sử triết học được V.I.Lênin đánh giá rất cao, được coi là “điều tuyệt hay chính là tư tưởng tôn trọng tính lịch sử nghiêm khắc” (GS.TS.Nguyễn Trọng Chuẩn, 2006, trang 16). Nghiên cứu sinh hiểu nguyên tắc “tôn trọng tính nghiêm khắc” trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học cũng chính là tôn trọng tính đặc thù lịch sử. Trong công trình nêu trên, vấn đề dung hợp Tam giáo cũng chưa được đề cập một cách trực tiếp, song, khi thông diễn về các khái niệm, phạm trù lịch sử triết học, vấn đề này thường được các tác giả đề cập tới như một đặc điểm chung vốn có và tất yếu của các nhà tư tưởng: “Ngay từ thời kỳ này đã thể hiện sự kết hợp giữa tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Lão tử, giữa xuất thế và nhập thế, giữa tinh thần yêu nước với thế giới quan của các học thuyết nói trên... Tình hình này còn tiếp tục và bộc lộ rõ nét trong tư tưởng triết học dân tộc thời Lý... Thực tiễn dân tộc thời Lý - Trần (cả trước và sau này cũng vậy) đòi hỏi phải dung hòa trên bình diện tư tưởng sự khác biệt nói trên. Không thể không dung hòa, bởi lẽ thế lực cầm quyền - từ thượng đỉnh triều đình trở xuống - vừa phải đứng ở đỉnh cao tinh thần yêu nước, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo dân tộc, vừa phải tôn sùng, gắn bó với Phật giáo” (GS.TS.Nguyễn Trọng Chuẩn, 2006, trang 127-129). Đóng góp vào lịch sử tư tưởng Việt Nam còn có các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đăng Thục và Doãn Chính. Bộ sách 6 tập: Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh, 1992 đã mô tả diễn trình tư tưởng Việt Nam qua các giai đoạn với các nhà tư tưởng tiêu biểu. Cuốn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam “từ thời dựng nước đến đầu thế kỷ XX” do Doãn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013 là một công trình nghiên cứu khoa học công phu và qui mô đã vạch ra những giai đoạn cơ bản của tiến trình tư tưởng Việt Nam và một số nhà tư tưởng tiêu biểu, tuy dung hợp Tam giáo không phải là chủ đề chính trong công trình nghiên cứu này, song trong một số giai đoạn lịch sử, nhóm tác giả vẫn đề cập đến nội dung này: “Đạo giáo trong tổ hợp Tam giáo đời Trần là sự kết hợp giữa triết lý vô ngã của Phật giáo, tính chất duy lý của Nho giáo và các hình thức tín ngưỡng dân gian của người Việt ...” (Doãn Chính, 2013, trang 97). Bài viết “Hiện tượng tam giáo đồng nguyên đời Trần” được in trong sách Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần do Trương Văn Chung, Doãn Chính (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 và bài báo khoa học “Tam giáo dung hợp - một cấu hình tư tưởng triết học, tôn giáo của các quốc gia Đông Á thời trung, cận đại” của Trương Văn Chung đã làm rõ một số hình thức và tính chất khác nhau của sự dung hợp Tam giáo trong các giai đoạn lịch sử tư tưởng, tôn giáo Việt Nam. Ngoài ra bài 8 viết còn chỉ ra cơ sở xã hội và những giá trị cốt lõi của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo với tư cách là thành tố cơ bản của tổ hợp tư tưởng tam giáo. Ông viết: “Có thể rút ra một nhận định chung là, các quốc gia Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam đều có mô hình tư tưởng chung kết hợp bởi các thành tố là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và văn hóa bản địa. Mặc dù mô hình tam giáo hòa đồng đó ở mỗi quốc gia dân tộc có nhiều điểm khác biệt, song về cơ bản, đó là khuôn khổ chung, bao quát và chi phối các quá trình tư tưởng, văn hóa, tôn giáo khu vực Đông Á. Mặt khác, chúng tôi cho rằng cấu hình tam giáo dung hợp này sẽ là cơ sở lý thuyết để nghiên cứu so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các nhà tư tưởng ở Đông Á cổ, trung, cận đại” (Trương Văn Chung, 2016, trang 259). Ngoài ra còn rất nhiều những công trình nghiên cứu lịch sử tư tưởng việt Nam như: Tiến trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007; Viện Triết học với các công trình nghiên cứu Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển, tập 1, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Lịch sử tư tưởng Việt Nam. Văn tuyển, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; Tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII (trích tuyển tư liệu tập I và II), Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1972); Tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX (trích tuyển tư liệu tập I và II), Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1974); Công trình khoa học Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; tập II, 1997 của Trần Văn Giàu; cuốn sách Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 do Nguyễn Hùng Hậu chủ biên. Một số các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề dung hợp Tam giáo như tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và những nhà tư tưởng tiêu biểu Việt Nam như: Nguyễn Tài Thư với công trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988; Nho giáo xưa và nay của Vũ Khiêu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Trần Văn Giáp với công trình Phật giáo Việt Nam - từ nguyên thủy đến thế kỷ XIII (Tuệ Sỹ dịch), Nxb. Vạn Hạnh, 1968; Việt Nam Phật giáo sử luận (tập I, 1974; tập II, 1978; tập III, 1979) của Nguyễn Lang, Nxb. Văn học, Hà Nội. Các tác phẩm thơ văn, tư tưởng của Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nguyễn Trãi; Nguyễn Dữ, Lê Hữu Trác; Phùng Khắc Khoan,v.v... Các công trình nghiên cứu chuyên khảo về lịch sử Phật giáo, lịch sử Nho giáo, lịch sử Đạo giáo và các nhà tư tưởng tiêu biểu Việt Nam: từ các nhà sư, đạo sỹ “tinh thông tam giáo, đọc kỹ trăm nhà” đến Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm,v.v... với các tôn giáo dung hợp, nội sinh ở Nam Bộ: (Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài,v.v..) không chỉ là những mảnh ghép hoàn hảo về dung hợp Tam giáo như một truyền thống xuyên suốt trong lịch sử tư tưởng, mà còn làm phong phú và chi tiết hơn vai trò, tính chất, 9 đặc điểm của các hình thức dung hợp Tam giáo trong tiến trình tư tưởng Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã làm rõ tính phổ biến, tính tất yếu của những dạng thức dung hợp Tam giáo xuyên suốt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Đây là những tài liệu vô cùng quí báu, để nghiên cứu sinh kế thừa trong đề tài của luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Trên cơ sở làm rõ quan niệm, nội dung và đặc điểm của những hình thức dung hợp Tam giáo luận án nhằm chỉ ra ý nghĩa lịch sử của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam cũng như đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay. Để đạt được những mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau: Một là, trình bày, phân tích làm rõ những quan niện về dung hợp Tam giáo và điều kiện, tiền đề hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Hai là, trình bày nội dung chủ yếu của những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Ba là, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của những hình thức dung hợp Tam giáo từ đó phân tích, đánh giá ý nghĩa lịch sử của những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đối với quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam cũng như đối với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tư ng nghiên cứu của luận án: Đó là những hình thức dung hợp Tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu những hình thức dung hợp Tam giáo từ thời kỳ Bắc thuộc đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận, luận án dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về văn hóa tư tưởng. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgích và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu và so sánh, và phương pháp hệ thống cấu trúc, tác giả đặc biệt chú trọng sử dụng phương pháp văn bản học, phương pháp nghiên cứu lịch sử nhằm làm toát lên tiến trình vận động, phát triển của những hình thức dung hợp trong nghiên cứu và trình bày luận án. 6. Cái mới của luận án Thứ nhất, từ kết quả nghiên cứu những quan niệm về dung hợp Tam giáo luận án đã trình bày một cách có hệ thống nội dung và đặc điểm của những hình thức dung 10 hợp Tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Thứ hai, luận án đã chỉ ra ý nghĩa lịch sử bổ ích góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những quan niệm về dung hợp Tam giáo, nội dung, đặc điểm của những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, một cách cơ bản và hệ thống. Về mặt thực tiễn, thông qua việc làm rõ nội dung và đặc điểm của những hình thức dung hợp Tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam; luận án rút ra là những ý nghĩa lịch sử bổ ích góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. 8. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương và 8 tiết 11 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 QUAN NIỆM VỀ DUNG HỢP TAM GIÁO VÀ ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM 1.1. QUAN NIỆM VỀ DUNG HỢP TAM GIÁO VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM 1.1.1. Quan niệm về dung hợp Tam giáo Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của thực tiễn lịch sử - xã hội qua các thời kỳ lịch sử, trên cơ sở liên kết, hòa đồng, thống nhất ba thành tố cơ bản của Tam giáo (Nho, Phật, Đạo) cùng với sự ảnh hưởng của văn hóa bản địa, đã hình thành nên những hình thức dung hợp Tam giáo chủ yếu trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, với hình thức (hay mô hình), tính chất, khuynh hướng dung hợp khác nhau: 1) Hình thức dung hợp Tam giáo hòa đồng, trong đó Nho, Phật, Đạo cạnh tranh, hòa hợp, đồng hành, sơ khai, thời kỳ Bắc thuộc; 2) Hình thức dung hợp Tam giáo đồng nguyên, lấy Phật giáo làm trung tâm, thời Lý - Trần; 3) Hình thức dung hợp Tam giáo đồng nguyên, lấy Nho giáo làm hạt nhân, thời Lê - Nguyễn; 4) Hình thức dung hợp Tam giáo đồng quy, các yếu tố tư tưởng của Nho, Phật, Đạo thống nhất về một nguồn gốc, kết hợp với yếu tố của tư tưởng, tôn giáo khác, pha trộn với văn hóa, tín ngưỡng bản địa, lấy Phật giáo làm nòng cốt, cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Để tìm hiểu rõ nội dung, đặc điểm của những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, trước hết, luận án tập trung làm rõ vấn đề lý luận chung về dung hợp Tam giáo, như là cơ sở lý thuyết cho toàn luận án. Trong các công trình nghiên cứu về dung hợp Tam giáo, các học giả châu Á thường sử dụng thuật ngữ “mô hình” để nói về những hình thức chung của ba hệ thống tư tưởng triết học Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo liên kết và xâm nhập vào nhau thành một tổ hợp tư tưởng triết học, văn hóa, tôn giáo. Tuy nhiên các học giả châu Á lại sử dụng các thuật ngữ rất khác nhau để nói về mô hình này. Tài liệu của Trung Quốc thường sử dụng thuật ngữ: “Tam giáo hợp nhất”; Nhật Bản là “Tam giáo tập hợp”; Triều Tiên gọi là: “Tam giáo dung hợp”. Ngay cả khi các công trình của họ được chuyển dịch sang tiếng Anh để công bố trên các tạp chí cũng diễn đạt theo những thuật ngữ khác nhau như: model, pattern, example, exemplar, template, standard, prototype, archetype, paradigm; đúng là các thuật ngữ này đồng nghĩa với nhau, song thường đặt trong những ngữ cảnh khác nhau, xin chia sẻ quan điểm của Pelix M. Keesing, khi ông chọn thuật ngữ: “paradigm” để chỉ mô hình Tam giáo dung hợp ở Đông Á với lý do: Mô hình (paradigm) của Tam giáo chưa đạt đến trình độ loại hình hóa (typology) vì nó có thể là phổ biến ở các quốc gia Đông Á, nhưng chỉ là hình thức đặc thù riêng có của khu vực Đông Á. 12 Các nhà triết học xem thuật ngữ “hình thái (model)” là phù hợp với mô hình Tam giáo trong lịch sử Trung Quốc, còn người Nhật Bản lại chọn thuật ngữ “cấu hình” (configue) là thích hợp với trường hợp kết cấu Tam giáo trong lịch sử triết học, văn hóa, tôn giáo Nhật Bản, song không phù hợp với trường hợp Tam giáo dung hợp của các quốc gia còn lại. Người Triều Tiên lại gọi hiện tượng này bằng cụm từ “tổ hợp”. Mô hình (paradigm) ngoài nghĩa chính là mô hình, nó còn có nghĩa là một dạng thức hoặc một kiểu mẫu mang tính tạm thời của các hình thức cụ thể trong một giai đoạn lịch sử. Nó mềm mại, không cứng và cố định như thuật ngữ “model”, cũng không quá linh hoạt, thay đổi nhanh như thuật ngữ cấu hình. Mô hình (paradigm) còn là thuật ngữ chỉ hình thức, hình mẫu hòa hợp, sự hòa đồng, sự liên tục tiếp biến của Tam giáo trên phương diện tư tưởng, văn hóa và tôn giáo nữa. Mô hình (paradigm) là thuật ngữ không chỉ bao gồm sự tổng hợp của ba thành tố cơ bản: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, mà còn bao gồm cả nhân tố văn hóa truyền thống bản địa của các dân tộc Đông Á (ví dụ: mô hình Tam giáo hợp nhất của Trung Quốc, Tam giáo tập hợp của Nhật Bản, Tam giáo dung hợp của Triều Tiên, Tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam, đều có thêm nhân tố văn hóa bản địa của dân tộc làm nên cái đặc thù, cái bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình) (Pelix M.Keesing, 1984, trang 161-178). Cũng cần phân biệt thuật ngữ “mô hình” với “cấu trúc” (structure). Theo định nghĩa, cấu trúc là một hệ thống được bố trí, cấu tạo, thiết lập, sắp xếp các nhân tố, thành phần trong một trật tự nhất định với các chức năng và mối quan hệ lẫn nhau trong hệ thống đó. Chẳng hạn cấu trúc của một tư tưởng trước hết phải tuân thủ cấu trúc ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng đó và cấu trúc logic của tư duy. Còn mô hình cũng là một tập hợp của các nhân tố, thành phần, song chưa có cấu trúc ổn định, chưa trở thành một hệ thống chắc chắn, cố định và các thành phần, nhân tố, thường xuyên thay đổi và vì thế chức năng, vai trò của chúng cũng luôn biến đổi tùy thuộc vào các tác động từ bên ngoài một tập hợp. Như vậy, trong luận án này, tác giả sử dụng thuật ngữ mô hình (paradigm) để chỉ cụm từ mô hình dung hợp Tam giáo ở Đông Á, vì đây là thuật ngữ phản ánh đúng hiện tượng chung ở các quốc gia Đông Á trong đó có Việt Nam, nó nằm giữa thuật ngữ “hình thái” (model) và thuật ngữ “cấu hình” (configue) nếu nhìn từ cấp độ loại hình học. Mặt khác đây cũng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các văn bản quốc tế. Theo Yoshinori, thuật ngữ dung hợp được định nghĩa là: sự hợp nhất, dung hợp, hài hòa hoặc kết hợp, trộn lẫn của các nền văn hóa, hoặc trường phái tư tưởng và các tôn giáo khác nhau (Yoshinori.Y, 1982, trang 31). Do vậy, thuật ngữ “dung hợp” được sử dụng trong cụm từ dung hợp Tam giáo cũng được thể hiện bằng nhiều từ ngữ có ý nghĩa khác nhau như: dung hợp (fusion), trộn lẫn (mixture), hài hòa (harmony); tổng hợp (synthetic) song theo Pelix M. Keesing, thuật ngữ dung hợp (syncrective) là phù hợp hơn cả, vì thứ nhất, nó bao quát ý nghĩa của tất cả các thuật ngữ trên, thứ hai, nó chỉ ra 13 nguồn gốc, căn nguyên của sự hợp nhất Tam giáo. Thứ ba, thuật ngữ dung hợp phản ánh đúng tất cả các trường hợp dung hợp Tam giáo ở các quốc gia Đông Á. Có thể hiểu dung hợp là thuật ngữ rộng hơn, bao quát tất cả các tổ hợp Tam giáo trong lịch sử triết học, văn hóa, tôn giáo ở Đông Á, trong luận án tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ này. Dung hợp tư tưởng, văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong đời sống tinh thần của các dân tộc trên thế giới, do vậy, thuật ngữ “dung hợp” (syncretic) không chỉ trở thành khái niệm mà còn là lý thuyết nghiên cứu (syncretism) quan trọng trong các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, tôn giáo. Theo từ điển diễn giải triết học từ trường đại học Stanford, thuật ngữ dung hợp được định nghĩa là: sự hợp nhất, hài hòa hoặc kết hợp, trộn lẫn của các nền văn hóa, hoặc trường phái tư tưởng và các tôn giáo khác nhau. (The Stanford Encyclopedia of Philosophy, 2016, trang 721). Tuy nhiên, thuật ngữ “dung hợp” được sử dụng trong cụm từ dung hợp Tam giáo cũng được thể hiện bằng nhiều từ ngữ có ý nghĩa khác nhau như: hỗn hợp (fusion), trộn lẫn (mixture), hài hòa (harmony); tổng hợp (synthetic). Song theo nghiên cứu sinh thuật ngữ dung hợp (syncrectic) là phù hợp hơn cả; vì thứ nhất, nó bao quát ý nghĩa của tất cả các thuật ngữ trên; Thứ hai, nó chỉ ra nguồn gốc, căn nguyên của sự dung hợp tư tưởng, văn hóa và tôn giáo; Thứ ba, thuật ngữ dung hợp phản ánh bao quát tất cả các hình thức dung hợp không chỉ là tổ hợp Tam giáo ở các quốc gia Đông Á, mà còn là khái niệm, lý thuyết rộng hơn, bao quát tất cả các hình thức dung hợp trong lịch sử triết học, văn hóa, tôn giáo ở các vùng văn hóa khác. Trong Từ điển bách khoa toàn thư về tôn giáo và văn hóa, David Levinson và các học giả đã định nghĩa: “Dung hợp là một hiện tượng phổ biến trong văn hóa, tư tưởng, tôn giáo ở nhiều vùng văn hóa và các tộc người, nó phản ánh một ý nghĩa phát triển đặc biệt khi hợp nhất các tổ chức, hoặc các yếu tố của chúng và được gán cho những giá trị khác nhau, được hình thành như những cách để có cùng một mục tiêu, với quy định rằng một trong số chúng dẫn đến mục tiêu hiệu quả hơn các mục tiêu khác. Loại dung hợp này phục vụ một nhu cầu trong triết lý, văn hóa, tôn giáo” (David Levinson, 1996, trang 271). Các học giả phương Tây thường cho rằng: “Chủ nghĩa dung hợp thường xuất hiện nằm trong các nền văn hóa dân gian của nông dân và những người theo chủ nghĩa mục vụ, ở các vùng biên giới hoặc vùng ven biên giới, và trong số những người bị thất sủng trong giai cấp của mình. Đặc biệt là trong tư tưởng, văn hóa ở các quốc gia Phương Đông” (David Levinson, 1996, trang 265). Dung hợp còn là một hiện tượng rất đa dạng trong các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa nên được xác định thành các dạng thức như: Kết hợp các yếu tố cụ thể của nhiều hệ thống tư tưởng hoặc nền văn hóa chẳng hạn như: “Người Hy lạp - La Mã đã mang nền văn hóa của mình vào các nền văn hóa truyền thống của các dân tộc khác, dẫn đến một sự tiếp biến và pha trộn, tạo nên sự dung hợp cho cả hai nền văn hóa” (William 14 P.Alston & Richard B. Brandt, 1978, trang 617). “Ví dụ điển hình nhất về điều này có lẽ là sự di cư của người Aryan vào tiểu lục địa Ấn Độ và sự kết hợp giữa hai nền văn minh bán du mục và thuần nông nghiệp của tộc người Dravidian.” (Alburey C astell & Donald M. Borchert, 1983, trang 18). Các học giả châu Âu, Bắc Mỹ xem chủ nghĩa dung hợp là một yếu tố quan trọng để nghiên cứu tư tưởng, văn hóa và tôn giáo toàn cầu, chúng bao gồm nhiều yếu tố biểu thị sự hợp nhất, trao đổi, tổng hợp và kết hợp các tư tưởng, văn hóa tín ngưỡng và thực hành đa dạng. Có nguồn gốc từ các nghiên cứu tư tưởng, tôn giáo, thuật ngữ này đã được sử dụng ngày càng tăng trong các lĩnh vực lịch sử, nhân học, triết học và nghiên cứu văn hóa. Cho đến gần đây, nó đã được đưa ra giả định rằng nền văn minh, văn hóa và tôn giáo luôn được ưu đãi bởi sự thống nhất, mạch lạc và không ranh giới bởi những tương tác của chúng tạo ra các hình thức hỗn hợp, đồng bộ. Thông thường, chủ nghĩa dung hợp được xác định trong các tổ hợp tư tưởng, văn hóa, ví dụ, người Mỹ gốc Phi có thể kết hợp văn hóa Hồi giáo và các tư tưởng của Ki tô giáo. Sự dung hợp văn hóa của họ được thể hiện trong kiến trúc, trong nghệ thuật hội họa, trong thế giới của ý tưởng, ý thức hệ và bản sắc cá nhân và văn hóa xã hội. Ngoài ra còn có rất nhiều công trình về sự dung hợp tư tưởng, văn hóa, tôn giáo và các dạng thức dung hợp như: King, Karen L với công trình: “Lý thuyết dung hợp là gì? Lambert, Wilfred G với bài viết “Chủ nghĩa dung hợp và những tranh cãi tôn giáo ở Babylonia.”; Baines, John. “Chủ nghĩa dung hợp trong tư tưởng, văn hóa Ai Cập. Đóng góp của Hans Bonnet.”; Françoise Dunand và Pierre L. Lévêque (chủ biên) “Lý thuyết dung hợp và lịch sử dung hợp văn hóa, tôn giáo trong thời Hy Lạp và La Mã cổ đại”. Còn khá nhiều công trình, bài báo khoa học của các học giả phương Tây sử dụng khái niệm dung hợp khi nghiên cứu lịch sử triết học tôn giáo, như công trình: “Triết học nữ quyền về tôn giáo” (A Feminist philosophy of religion) của Pamela Sue Anderson; Tác phẩm “Triết học tôn giáo thế kỷ XXI” (Philosophy of Religion in the 21st Century) do D. Z. Phillips và Timothy Tessin chủ biên; cuốn triết học tôn giáo (Philosophy of Religion) của tác giả John H. Hick. Những công trình này thường làm rõ lịch sử và quá trình dung hợp về tư tưởng triết học của các tôn giáo như sự dung hợp giữa triết học của Platon, Aristote, Heghen với tư tưởng Thần học Ki tô giáo, về thế giới ý niệm với bản chất của Thiên Chúa. Các bộ từ điển bách khoa toàn thư về các tôn giáo cụ thể như: Bách khoa toàn thư về Do thái giáo (Encyclopedia of Judaism) của hai tác giả: Sara E. Karesh and Mitchell M. Hurvitz, mô tả quá trình dung hợp giữa các hình thức tư tưởng, văn hóa bản địa với thần học, giáo lý Do Thái giáo, bộ Bách khoa toàn thư về Đạo Tin Lành (Encyclopedia of Protestantism) do J. Gordon Melton dành riêng một chuyên mục nói về sự dung hợp tư tưởng triết lý và thần học của trường phái Tin Lành với các giá trị về bình đẳng, bác ái, tự do của chủ nghĩa tư bản (thời kỳ đầu). Những đóng góp cơ bản từ các công trình nghiên cứu về dung hợp tư tưởng, văn hóa, tôn giáo của các học giả phương Tây là:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất