Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng bách khoa hưng yên...

Tài liệu Những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng bách khoa hưng yên_unprotected

.PDF
7
42
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƢ PHẠM ĐINH THỊ THU HIỀN NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA HƢNG YÊN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 HÀ NỘI - 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ vai trò của đội ngũ giảng viên trong Nhà trƣờng giai đoạn hiện nay Chất lượng đào tạo là vấn đề sống còn của các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay. Người chịu trách nhiệm về chất lượng trong các trường không ai khác chính là ĐNGV, trường nào có một ĐNGV mạnh về chất và về lượng thì sẽ có được một thế mạnh trong đào tạo. Do đó, gánh nặng cải cách GD đặt lên vai chính các GV. Hơn ai hết, mỗi thầy cô đều khát khao được hoàn thiện kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm của mình. Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp GD, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tự chủ của HS, SV trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động XH, đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng GV, chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo là những công việc trọng tâm mà Đảng, Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan đang nỗ lực tập trung cho ĐNGV, phấn đấu đến năm 2020 có một ĐH Việt Nam xếp hạng trong 200 ĐH hàng đầu của thế giới và một số trường ĐH trong tốp 500. 1.2. Xuất phát từ hiệu quả công tác phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Bách Khoa Hƣng yên còn nhiều yếu kém Một trong những giải pháp cho nền GD Việt Nam nhằm đáp ứng những yêu cầu và thách thức của sự hội nhập quốc tế là mở rộng, củng cố và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập. Hệ thống này đóng vai trò điều tiết nhu cầu học tập của người dân, đảm bảo cho người dân được học, được đào tạo ở những loại trình độ khác nhau. Song, hiệu quả của công tác phát triển ĐNGV thuộc hệ thống các trường ngoài công lập cho đến nay còn nhiều bất cập vì ĐNGV vừa thiếu cả về số lượng vừa yếu về chất lượng và không đồng bộ về cơ cấu đội ngũ. Trong khi điều quan trọng nhất là cơ chế, chính sách dành cho hệ thống các trường ngoài công lập lại quá ngặt nghèo, không có sự “ưu ái”, bao cấp, trợ cấp như các trường công lập, cộng thêm nội bộ lục đục, không thống nhất, mất đoàn kết nghiêm trọng; bổ nhiệm tuỳ hứng; mặt bằng chật hẹp; môi trường GD không tốt, không có cơ hội thăng tiến, không hấp dẫn được SV giỏi ra trường so với các công ty, doanh nghiệp, làm cho ĐNGV tại các trường này dễ nảy sinh tâm lí chán nản, không có tư tưởng gắn bó và tâm huyết với trường...là những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong công tác phát triển ĐNGV tại các trường ngoài công lập nói chung và Trường CĐBKHY nói riêng. 1.3. Xuất phát từ chất lƣợng còn nhiều bất cập của đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Bách Khoa Hƣng yên Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp D-H nhằm cải tiến chất lượng đào tạo ĐH & CĐ được toàn thể XH, trong đó có các nhà khoa học và các nhà QL, rất quan tâm và trở thành vấn đề thời sự bức xúc. Mặc dù đã có sự chỉ đạo của các cấp QLNN và vấn đề này đã được triển khai ở một số trường ĐH, CĐ, cũng như không ít GV đã ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng nhưng kết quả cũng chưa thực sự được như mong đợi. Hiện tượng thầy đọc - trò ghi, dạy chay - học chay...còn rất phổ biến ở nhiều giảng đường không những ở công lập mà cả ở hệ thống các trường ngoài công lập. Chính các trang thiết bị học tập nghèo nàn, eo hẹp, cơ chế, chính sách nghẹt thở, các yêu cầu cần thiết của GV nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập của SV và quyền lợi của GV hầu như không được đáp ứng, dẫn đến tình trạng “dạy cho xong vì có cố cũng chẳng được lợi ích gì” làm cho công tác giảng dạy, học tập và NCKH của ĐNGV thuộc hệ thống các trường ngoài công lập khó có thể đạt chất lượng cao và phát triển được. Xuất phát từ các cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bách Khoa Hưng yên” với mong muốn nghiên cứu để tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm phát triển đội ngũ GV của trường ngày càng vững mạnh, là lực lượng then chốt, quyết định tới chất lượng GD - ĐT của nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng, đề xuất một số giải pháp phát triển ĐN GV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường CĐBKHY. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác phát triển đội ngũ giảng viên 3.2. Khảo sát và phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bách Khoa Hưng yên 3.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bách Khoa Hưng yên 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: ĐNGV Trường CĐBKHY. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển ĐNGV Trường CĐBKHY. 5. Giả thuyết khoa học Thực trạng ĐNGV Trường CĐBKHY còn nhiều bất cập. Chất lượng GD - ĐT của trường sẽ được nâng cao nếu áp dụng những giải pháp hợp lí trong công tác phát triển ĐNGV. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm phát triển ĐNGV của trường. - Khảo sát và sử dụng các số liệu từ ngày thành lập trường đến nay. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Luận văn góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò của ĐNGV Trường CĐBKHY. - Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ĐNGV của Trường 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập, phân tích, xử lí tài liệu 8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra chọn mẫu, thu thập thông tin, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, xử lí kết quả bằng thống kê toán học 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần chính: Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bách Khoa Hưng yên Chƣơng 3 : Những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bách Khoa Hưng yên Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lƣợc lịch sử vấn đề Một trong những nội dung quan trọng của QLNN trong lĩnh vực GD & ĐT là chăm lo xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng GV các cấp; đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để chuẩn hoá ĐNGV, đáp ứng cả về số lượng, chất lượng...ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với GV. Chủ trương XHHGD đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển GD, đa dạng hoá các loại hình nhà trường và hình thức GD, qua đó góp phần mở rộng quy mô ở mọi bậc học, cấp học nhằm đáp ứng nhu cầu học ngày càng cao của nhân dân. Tuy vậy, xét trên tổng thể hệ thống, GD vẫn chưa tạo được khâu đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của GD hiện nay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng với một bên là điều kiện còn hạn hẹp của nguồn nhân lực. Chủ đề phát triển nguồn nhân lực, tập trung phát triển ĐNGV là chủ đề được nêu lên rất nhiều lần trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và các cấp QL ngành GD. Nghị quyết 04 Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII 1993 khẳng định: "Nhiều năm trước đây đầu tư cho GD chủ yếu được coi là đầu tư cho phúc lợi XH. Ngày nay đầu tư cho GD là đầu tư để phát triển con người, phát triển XH”. Đây là Hội nghị TW đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra nghị quyết riêng và tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD, hướng vào sự nghiệp phát triển con người. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: “Để tiến hành CNH, HĐH thắng lợi, phải phát triển mạnh GD - ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH khẳng định: “Giáo viên là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển GD và phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá ĐNGV cũng như đội ngũ QLGD cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã đưa ra bảy giải pháp về phát triển GD, trong đó phải kể đến giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp GD - một giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu: tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng, ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực KHCN trình độ cao...tăng quy mô đào tạo thạc sĩ từ 11.727 học viên vào năm 2000 lên 38.000, nghiên cứu sinh từ 3.870 lên 15.000 vào năm 2010 [5]. Một số tác giả cũng đóng góp tiếng nói của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách đưa các giải pháp phát triển ĐNGV như: Nguyễn Thị Mỹ Lộc với bài viết “Đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế” đã đưa ra một trong những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập của người GV: “Phải là những nhà chuyên môn giỏi và có phẩm chất chính trị vững vàng…” [30, tr.93 - 95]. Bùi Đức Thiệp “Kinh nghiệm giáo dục Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO – cách tiếp cận của giáo dục Việt Nam trong quá trình chuẩn bị hội nhập quốc tế đưa ra sáu giải pháp nhằm chuẩn bị cho GD nước ta tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng, trong đó có đề cập đến giải pháp “Xây dựng và tăng cường năng lực đội ngũ giáo viên [30, tr.168], đề cập đến vấn đề phát triển ĐNGV cơ hữu trong các trường ngoài công lập.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan