Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những giải pháp giúp cho việc dạy và học kĩ năng nghe tiếng anh có hiệu quả...

Tài liệu Những giải pháp giúp cho việc dạy và học kĩ năng nghe tiếng anh có hiệu quả

.DOC
20
213
135

Mô tả:

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập _Tự do _Hạnh phúc ----------------------- ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Quyên Sinh ngày: 04 – 08 – 1977 Năm vào ngành: 2003 Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Ba Vì Trình độ chuyên môn: Đại học. Bộ môn giảng dạy: Tiếng Anh Ngoại ngữ: Tiếng Anh Trình độ chính trị: Sơ cấp Trường THPT Ba Vì 1 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: “Những giải pháp giúp cho việc dạy và học kĩ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả”. 2. Lý do chọn đề tài: Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngôn ngữ phổ thông trên thế giới nó được sử dụng làm tiếng mẹ đẻ ở nhiều quốc gia. Hơn thế nữa rất nhiều quốc gia đã dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai. Ở Việt Nam Tiếng Anh cũng đã trở nên quen thuộc. Các em học sinh đã làm quen với môn Tiếng Anh từ lớp 3. Vậy sau khi học xong cấp III các em đã có một lượng lớn kiến thức về tiếng Anh. Nhưng hiện nay đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi Đại học – Cao đẳng không có phần nghe, điều này đã làm cho các em đánh giá thấp kĩ năng nghe. Trong các giờ dạy nghe tôi thấy học sinh không hứng thú học. Thậm chí có rất nhiều học sinh sau khi học xong lớp 12 không thể đối thoại với người nước ngoài các câu xã giao hàng ngày bởi vì các em nghe không hiểu người đối thoại nói gì. Với chương trình cải cách Sách giáo khoa Tiếng Anh, Sách Giáo khoa được biên soạn dựa theo chủ điểm gồm 16 đơn vị bài học và 6 bài ôn tập. Đến năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục đã có hướng chỉ đạo giảm tải chương trình cắt 1 hoặc 2 đơn vị bài học ở mỗi khối lớp. Mỗi đơn vị bài học ứng với 1 chủ đề cụ thể và gồm các mục: Reading, Speaking, Listening, Writing và Language focus. Chứng tỏ rằng việc học ngoại ngữ phải rèn luyện cả 4 kĩ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), đòi hỏi học sinh phải đầu tư nhiều thời gian vào các kĩ năng này. Đặc biệt kĩ năng nghe là kĩ năng khó đối với các em học sinh bởi vì học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh. Đối với các em học sinh ở trường tôi, Trường trung học phổ thông Ba Vì – một trường nằm trong khu vực 7 xã miền núi của huyện Ba Vì, một ngôi trường nằm xa trung tâm thành phố. Ở đây điều kiện và môi trường không thuận lợi cho các em học ngoại ngữ, các em không có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài. Thêm vào đó, các em học sinh đại đa số đều xuất phát từ gia đình làm nông nghiệp, không có điều kiện và thời gian để luyện nghe băng, đĩa Tiếng Anh. Vì vậy tôi chọn đề tài : “Những giải pháp giúp cho việc dạy và học kĩ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả” với hi Trường THPT Ba Vì 2 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên vọng có thể giúp học sinh phát huy được khả năng nghe Tiếng Anh trong mọi ngữ cảnh như trong đàm thoại, nghe đài, TV, băng và đĩa. 3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài: Phạm vi: Trường Trung học phổ thông Ba Vì. Cụ thể là lớp: 11A1, 11A2, 12A4, 12A5. _ Thời gian thực hiện: 1 năm (2011 _ 2012). III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài. Khi chưa thực hiện đề tài này, tôi thực hiện dạy các mục nghe bám theo đúng bố cục của bài thì tôi thấy đa số học sinh không thể nghe và không có hứng thú. Các lớp học khá như lớp 11A1 và lớp 11A2 có một số học sinh nghe được còn đa số là không nghe được. Còn các lớp học yếu như lớp 12A4, 12A5 phần lớn học sinh không thể nghe để hoàn thành được yêu cầu của phần nghe. Thậm chí có nhiều học sinh không nghe được một thông tin nào. Khi đi tìm hiểu nguyên nhân tôi thấy ở các em còn có những tồn tại sau: - Động cơ nghe hiểu bằng tiếng Anh còn hạn chế. - Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các thông tin đại chúng mà qua đó có thể nghe Tiếng Anh. - Một số em còn ngại nghe và nói bằng tiếng Anh còn sợ bị mắc lỗi. - Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh vừa nhanh vừa có lồng ghép nối âm nên không thể nhận biết được từ. Đặc biệt là phần trả lời câu hỏi thì học sinh không thể viết được câu trả lời, học sinh không thể biết được thông tin trả lời nằm ở đâu trong bài nghe. Chính vì vậy khi làm bài tập về phần nghe, các em thường không thể hoàn thiện được các yêu cầu của bài, điểm của bài nghe chưa cao. Dưới đây là kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài. Trường THPT Ba Vì 3 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Lớp Sĩ số 11A1 47 Giỏi Khá TB 1 = 2,1% 2 = 4,2% 25 = 53,3% Yếu 17 = 36,2% Kém 2 = 4,2% 11A2 47 1 = 2,1% 3 = 6,4% 23 = 48,9% 17 = 36,2% 3 = 6,4% 12A4 45 12A5 43 0 0 6=13,3% 2 = 4,4% 24 = 53,3% 20 = 16 = 37,2% 13 = 29% 5=11,6% 2 = 4,7% 46,5% Với kết quả như trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thực sự rất băn khoăn, trăn trở và tự mình cũng nhận ra cần có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy của mình. Chính vì vậy tôi đã quyết tâm tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học kĩ năng nghe tiếng Anh. 3. Những biện pháp thực hiện: Đề tài được thực hiện qua các bước sau: 3.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ở nhà: a) Đối với giáo viên: Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe. Để một tiết dạy nghe được tốt thì giáo viên cần thực hiện các bước sau: _ Nghiên cứu kĩ nội dung của mục “Listening”, bám sát theo SGK. _ Xác định xem nội dung của mục nghe nói về chủ đề gì. Tham khảo các tài liệu có nội dung về chủ đề đó nhằm mục đích giúp cho giáo viên có đầy đủ những kiến thức cơ bản và mở rộng khối lượng thông tin về chủ đề đó để không bị lúng túng khi học sinh hỏi bất cứ điều gì về chủ đề đó. Giáo viên sẽ tự tin dạy hơn. Ví dụ: Khi dạy mục nghe ở bài 6 _ Tiếng Anh 11 _ Phần “After you listen” yêu cầu: Kể tên một số vận động viên chạy nổi tiếng ở Việt Nam và nói những điểm đặc biệt về họ (Name some famous runners in Vietnam and say what is special about them). Để dạy tốt được phần này, giáo viên phải tìm hiểu được những hình ảnh và thông tin đặc biệt liên quan đến các vận động chạy nổi tiếng ở Việt Nam. Hoạt động này sẽ giúp cho giáo viên hiểu và có thông tin chính xác để khi học sinh gặp khó khăn giáo viên có thể giúp được. Điều này sẽ gây hứng thú cho học sinh. _ Nghiên cứu mục đích, yêu cầu của tiết dạy. Trường THPT Ba Vì 4 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau mỗi tiết học. Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích yêu cầu của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trong đó kĩ năng Nghe là chủ yếu. Sau khi kết thúc phần Nghe học sinh hiếu được nội dung chính của bài Nghe và thực hiện được một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó. _ Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách linh hoạt và phù hợp. Việc lựa chọn kỹ thuật dạy nghe phải được xác định trên căn cứ là nội dung của tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy nghe. _ Chuẩn bị các phiếu bài tập (handout) nếu cần. _ Chuẩn bị đài cassett tốt; đĩa, băng rõ; và pin dự phòng khi mất điện. Xác định phần nghe nằm ở đâu trong đĩa hoặc băng. b) Đối với học sinh: Tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài nghe. 3.2. Thực hiện quá trình dạy và học phần “Listening” luôn luôn tuân theo 3 bước và phải bám sát với nội dung trong sách giáo khoa. a. Pre – Listening (Hoạt động chuẩn bị trước khi nghe): Đây là hoạt động không thể thiếu được trong phần dạy và học kĩ năng nghe. Vậy chúng ta sẽ thực hiện hoạt động này như thế nào? Và mục đích để làm gì? _ Mục đích của hoạt động chuẩn bị trước khi nghe là nhằm giúp cho học sinh tập trung sự chú ý vào chủ đề sẽ được nghe đặc biệt là đoán trước những gì sắp được nghe. + Tạo tâm thế nghe bằng cách cuốn hút học sinh vào nội dung / chủ đề bài nghe. + Gây hứng thú cho học sinh đối với bài sắp nghe. + Gợi nhớ kiến thức nền (background knowledge) của học sinh về chủ đề bài nghe giúp học sinh dùng kiến thức đó để nghe hiểu dễ hơn. Trường THPT Ba Vì 5 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên + Giúp học sinh nghe có mục đích (có nội dung gì, vấn đề gì và thực hiên các loại bài tập gì). _ Để dạy phần này tôi đã thực hiện các bước sau: + Bám sát theo SGK xem phần “Before you listen” có tranh ảnh không và yêu cầu của phần đó là học sinh hoạt động theo cặp, theo nhóm hay cá nhân. Ví dụ: Ở sách Tiếng Anh lớp 11: Các bài 1 , 3 , 6 , 7, 8 , 9, 10 , 11 , 12 , 13 , 15 và 16 yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp. Bài 2 yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm, còn bài 4 yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân. * Đối với những bài phần “Before you listen” có tranh ảnh tôi đã tận dụng đến mức tối đa các tranh đó để giới thiệu vào bài. _ Yêu cầu học sinh quan sát tranh. _ Tổ chức học sinh hoạt động theo cặp, theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo yêu cầu của bài đó. _ Sau khi học sinh hoạt động xong, gọi 1 vài học sinh đưa ra câu trả lời. _ Giới thiệu các từ hoặc cấu trúc khó sẽ gặp trong bài nghe. _Yêu cầu học sinh đoán nội dung sơ bộ của bài nghe. _ Giáo viên dẫn dắt vào bài. Ví dụ: Phần “Before you listen” của bài 2 – Tiếng Anh 12. Work with a partner. Discuss the following questions. 1. Have you ever attended a wedding ceremony? 2. What do the bride and the groom usually do at the wedding ceremony? . Listen and repeat: altar groom tray Master of Ceremony bride schedule banquet ancestor blessing Trường THPT Ba Vì 6 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên _Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh và hỏi: Teacher: What do you see in the picture? Student: Answer. Teacher: What ceremony is it? Student: It is a wedding ceremony. _Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp hỏi và trả lời 2 câu hỏi: 1. Have you ever attended a wedding ceremony? 2. What do the bride and the groom usually do at the wedding ceremony? _ Gọi một cặp học sinh hỏi và trả lời trước lớp. Với câu hỏi 2 học sinh có thể trả lời theo các ý: The bride and the groom usually stand in front of the altar praying and asking their ancestor’s permission to be married. They exchange their wedding rings. _ Sau đó GV giới thiệu các từ mới sẽ gặp trong bài nghe. Giới thiệu các từ đó bằng các thủ thuật dạy từ. _ GV cho học sinh đoán nội dung bài nghe bằng cách đưa ra câu hỏi: Teacher: Can you guess what the listening is about? Student: Answer. _GV khẳng định: You are going to hear two people talking about a wedding ceremony in Vietnam. Như vậy đến đây học sinh rất hứng thú muốn nghe về lễ cưới ở Việt Nam. Trường THPT Ba Vì 7 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên *Đối với những bài phần “Before you listen” không có tranh ảnh, tôi đã tự làm tranh ảnh hoặc đưa ra các giáo cụ trực quan để giới thiệu nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Unit 9 – English 11 Before you listen: *Work in pairs. Ask and answer the following questions. 1. Is your family on the phone? What is your phone number? 2. Does any member of your family have a cellphone? What make is it? 3. What do you think are the advantages and disadvantages of cellphones? Ở phần này không có tranh ảnh, tôi đã sử dụng một chiếc điện thoại di động để giới thiệu bài, bằng cách hỏi: Teacher: What is it? Student: It is a cellphone. _Sau đó GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và thảo luận các câu hỏi trên. b) While – listening (Hoạt động trong khi nghe). Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng nghe và thực hiện một số yêu cầu của bài luyện nghe. Phần này thường gồm từ hai đến ba nhiệm vụ trong đó yêu cầu học sinh nghe và thực hiện các nhiệm vụ như: + Khớp nối thông tin (Matching). + Xác định câu đúng, sai (True / False statements). + Chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D (Choosing the correct answer). + Điền nào chỗ trống hoặc vào bảng (Gap-filling / Table completing) + Trả lời các câu hỏi (Answer questions) Để dạy phần này tôi đã thực hiện các hoạt động sau: _ Trước khi cho học sinh bắt đầu nghe, tôi yêu cầu học sinh đọc các nhiệm vụ đó, xác định yêu cầu của nhiệm vụ đó phải làm gì (chọn đúng, sai; trả lời câu hỏi….); xác định từ khóa trong câu giúp cho việc nghe dễ dàng hơn. _ Sau đó nói rõ cho học sinh biết được nghe bao nhiêu lần: Tôi cho học sinh nghe 2 lần trước khi kiểm tra đáp án sơ bộ, chưa cho đáp án đúng. Tiếp theo cho học sinh nghe thêm 1 lần nữa để tự tìm hết đáp án hay tự sửa lỗi trước khi tôi Trường THPT Ba Vì 8 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên sửa lỗi và cho đáp án. Nên cho nghe hết cả nội dung bài, không dừng từng câu một, trừ trường hợp câu khó muốn cho học sinh tìm thông tin chi tiết chính xác. Nếu cho học sinh nghe từng câu, từng từ một thì sẽ khiến học sinh có thói quen phải hiểu nghĩa từng từ, từng câu khi nghe. Ví dụ: Ở bài 8 _ Tiếng Anh 12. While you listen: Task 1: Decide whether the following statements are true (T) or false (F). 1. Nodoby can predict how long we will be able to live in the 21st century. 2. People’s general health will improve because they eat a lot of mushrooms. 3. Nowadays, if people look after themselves, they can live to be 90. 4. Within 30 years, 80% of cancers will be curable. 5. Eternal life isn’t impossible. _ Đối với phần này, tôi cho học sinh đọc yêu cầu của nhiệm vụ và tất cả các câu đó. Trong khi đọc các câu học sinh phải gạch chân các từ khóa trong câu để giúp cho việc nghe được dễ dàng hơn. _ Sau khi học sinh đọc xong, tôi đã hỏi học sinh: Teacher: What is the requirement of task 1? Student: Deciding whether the statements are true (T) or false (F). Teacher: What are key words in the statements? Student: Answer. _ Tôi khẳng định lại các từ khóa trong các câu trên. Sentence 1: Nobody can predict. Sentence 2: because they eat a lot of mushrooms Sentence 3: 90 Sentence 4: 80% Sentence 5: isn’t impossible _ Sau đó tôi cho học sinh nghe hai lần. _Sau khi học sinh nghe xong tôi cho học sinh so sánh kết quả với bạn bên cạnh. _Tôi cho học sinh nghe lần thứ ba để kiểm tra và sửa lỗi. _Gọi hai học sinh cho đáp án, tôi nhận xét và sửa lỗi rồi đưa ra đáp án. Trường THPT Ba Vì 9 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên Suggested answers: 1. F (Many scientists predict that in the 21st century people will be living into the incredible age of 130) 2. F (People’s general health will improve because they are mushrooming) 3. F (nowadays, if people look after themselves, they can live to be 80) 4. T 5. T c) Post – listening (Hoạt động sau khi nghe). Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. Mục đích của giai đoạn này là giúp học sinh củng cố lại những gì đã được nghe và giúp học sinh liên hệ những điêù đã được nghe với kinh nghiệm cuộc sống thực tế. Các yêu cầu của phần “After you listen” thường là tóm tắt bài nghe (summarise the listening passage), hoặc nói về những kinh nghiệm bản thân tương tự với những điều vừa được nghe. Ví dụ: Ở sách Tiếng Anh lớp 11, các bài 1, 3, 4, 7, 9, 10, 15, 16 là tóm tắt nội dung bài nghe; còn các bài 2, 5, 6, 8, 11, 12, 13 là nói về những kinh nghiệm thực tế tương tự như bài nghe. Để thực hiện tốt phần này tôi đã làm như sau: *Đối với các phần yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung của bài nghe. Không nên chỉ đưa ra yêu cầu “Now summarise the text” chung chung mà cần hướng dẫn tỉ mỉ. Có thể đưa ra gợi ý để học sinh dùng những từ đó mà viết tóm tắt; hoặc viết các từ đầu câu để học sinh chỉ việc hoàn thành các câu đó; hoặc cho một số câu hỏi về những ý chính trong bài. Học sinh tóm tắt bằng cách trả lời các câu hỏi đó, v v… - Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để tóm tắt được bài nghe qua nói hoặc viết. _ Sau đó gọi đại diện một nhóm trình bày trước lớp. _ Giáo viên nhận xét và sửa. Ví dụ: Unit 6 _ English 12. After you listen: Trường THPT Ba Vì 10 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên Work in groups. Summarise the passage using the information in Task 1 and 2. _Đối với phần này tôi đã đưa ra một số câu hỏi chuẩn bị sẵn trong bảng phụ như: 1. How is the American workforce changing? 2. What are manufacturing jobs? 3. What are service jobs? 4. How many catogories are service jobs grouped into? 5. What was the percentage of workers who produced goods one hundered years ago? 6. What is the percentage of workers who will work in the service sector by the year 2020? _Sau đó tôi yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tóm tắt đoạn văn bằng cách trả lời câu hỏi. _Cuối cùng giáo viên gọi một học sinh trình bày trước lớp. *Đối với các phần nghe có liên hệ với thực tế, tôi yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp. Sau đó gọi đại diện một cặp trình bày trước lớp. Ví dụ: Unit 8 _English 11. After you listen: Work in pairs. Compare the following aspects of the Vietnamese New Year with those of the Japanese one. . preparation . foods and clothes . activities on New Year’s Eve . peope to celebrate with _Tôi yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp để so sánh năm mới ở Việt Nam với năm mới ở Nhật. _ Sau khi học sinh hoạt động xong gọi một cặp học sinh trình bày trước lớp. Các hoạt động như thế được thực hiện ngay tại lớp không nên để đến tiết học sau Cứ từng bước như vậy tôi nhận thấy các tiết học nghe của học sinh ngày càng tiến bộ, các em rất hào hứng trong các hoạt động cũng như học tập. Trường THPT Ba Vì 11 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên Vận dụng đề tài “Những giải pháp giúp cho việc dạy và học kĩ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả” vào một tiết dạy cụ thể. unit 6: COMPETITIONS _ English 11 c. Listening I. Objectives: By the end of the lesson, Ss will be able to: Develop extensive listening skills Use the information they have listened to for other communicative tasks II. Materials: Textbook, cassette tapes, handouts III. Anticipated problems: Ss may not have sufficient vocabulary to talk about the topic, so T should be ready to assist them. IV. Procedure: Time 3’ Steps Work WARM - UP arrangement Individual Jumbled words work -Ask Ss to close their books -Write a word whose letters are jumbled and ask Ss to arrange the letters to make a good word. SOTBON _ AHONMATR -Call on one student to go to the board and write the good word. -Correct and give suggested answer: BOSTON MARATHON  In order to know more about “Boston Marathon” we learn the listening lesson. Trường THPT Ba Vì 12 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm 10’ Nguyễn Thị Quyên BEFORE YOU LISTEN Whole class - Use the picture in the textbook to introduce the topic of the lesson. - Ask Ss questions like: 1. What do you see in the picture? 2. What event is it? 3. Where do you think the Boston Marathon might take place? 4. Who can participate in it? - Listens and help Ss express their ideas. -Call on some Ss to give the answers: 1. I can see two runners. 2. It is Boston Marathon. 3. I think it might take place in the US. 4. Men and women can take part in the Boston Marathon. - Give brief information about the game: Boston Marathon is one of the oldest races in the US and held every year in mid April. Listen and repeat: - Help Ss to pronounce the words in their book correctly. T may want to play the tape or model first and then ask Ss to repeat after the tape or after him/ her in chorus and individually. T corrects errors, if any. - Check that Ss know the meaning of these words. - Ask Ss to make sentences with some important words: +race / reis / n : Trường THPT Ba Vì cuộc chạy đua 13 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm +formally / 'fɔ:mlli / adj: Nguyễn Thị Quyên phái nữ +Mc Dermott +athletic / æθ'letik/adj: khỏe mạnh +clock / klɔk / v: chạy mất bao nhiêu thời gian. +association / ə,sousi'ei∫n / n: hội +Kuscsik - Ask Ss to predict the content of the listening. WHILE YOU LISTEN 10’ Task 1 Individual Instruction: You are going to listen about the work, pair Boston Marathon. Listen and answer True or work & False questions. Put a tick () in the whole class appropriate box. - Before Ss listen and do the task, get them to read through the statements to understand them and underline key words. For example, the key words in the first statement are “every year” and “USA”, etc. - Play the tape once for Ss to listen and do the task. - Check the answers with the whole class. If many Ss cannot answer the questions, T plays the tape one or two more times and pauses at the answers for them to catch. *Suggested answers: 1. T 2. T 3. F ( 2 hours 50 minutes and 10 seconds) 4. F (In 1967) Trường THPT Ba Vì 14 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên 5. F (In 1994) 6. F (pass through 13 towns and ends in centre of Boston) Task 2 7’ - Check if Ss can answer the questions in Tas 2 Individual without listening again. If they can not, teacher work, pair plays the tape for them to listen again but work & before doing this teacher should encourage Ss whole class to read through all the questions identify the information they to look for in each question (by finding the ey words and the question word, e.g. “what”, “where”, “when”, “how”, etc.) - Play the tape again for Ss to listen and answer the questions. While Ss are listening, T should encourage them to note down the answers. T should remind Ss to write down only the main points in note forms but not full sentences. - Get Ss to check their answers with a partner. Then T checks with the whole class. T should play the tape again and pause at difficult points if many Ss cannot complete the task. Answer: 1. New York 2. In 1972 3. 8 4. 6164 AFTER YOU LISTEN 12’ - Introduce the task: Ss talk about a famous Group work Trường THPT Ba Vì 15 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên Vietnamese runner or sportsman/ sportswoman that they like. - Put Ss in small groups of 3 or 4. Each group will prepare a short biography of a famous Vietnamese runner (or sportsman/ sportswoman) that they like but they should not let other groups know who this person is. -After checking that all the groups have finished, T calls on the representative of each group to talk about their favourite sportsman/ sportswoman, without telling the class the name of this person. Other groups will try to guess who this person is. - Listen and take note of Ss’ errors. T provides correct feedback after that. 3’ WRAPPING UP Whole class -T summarises the main point of the lesson. -For homework: +Learn by heart new words +Write a short paragraph about the Boston Marathon. +Prepare Writing in advance. Trường THPT Ba Vì 16 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI. Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ, lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng. Học sinh không còn lung túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những lý do đem đến kết quả tương đối khả quan qua một năm học, cụ thể là: Lớp Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém số 11A1 47 3 = 6,4% 17 = 36,2% 21 = 44,6% 6 = 12,8% 0 11A2 47 7=14,9% 18=38,3% 17=36,2% 5=10,6% 0 12A4 45 12A5 43 1 = 2,2% 1=2,3% 7=15,6% 7=16,3% 30=66,6% 28=65,2% 7=15,6% 6=13,9% 0 1=2,3% Loại Lớp 11A1 Lớp 11A2 Lớp 12A4 Lớp 12A5 Giỏi Tăng 4,3% Tăng 12,8% Tăng 2,2% Tăng 2,3% Khá Tăng 32% Tăng 31,8% Tăng 11,2% Tăng 11,6% TB Giảm 8,7% Giảm 12,2% Tăng 37,6% Tăng 18,7% Yếu Giảm 13,4% Giảm 25,6% Giảm 13,4% Giảm 23,3% Kém Giảm 42% Giảm 6,4% Giảm 13,3% Giảm 9,3% V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Sau khi áp dụng đề tài này bản thân tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể và rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân như sau: 1. Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học, sử dụng Tiếng Anh như là ngôn ngữ chính trong giao tiếp. Tùy theo khối lớp mà Trường THPT Ba Vì 17 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên sử dụng những câu Tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc. Giáo viên luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học trong giao tiếp. Giáo viên không nên chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói, hãy để các em nói tự nhiên đừng buộc học sinh dừng nói trong khi các em đang muốn diễn đạt ý nghĩ của mình bằng Tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các sợ mắc lỗi khi nghe và nói. Giáo viên luôn biết lồng ghép các hoạt động nghe nói tiếng anh theo hình thức “vừa chơi, vừa học”. 2. Giáo viên cần lôi cuốn, khích lệ học sinh vào nội dung bài nghe bằng các hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của mỗi tiết dạy nghe. 3. Làm mô hình học cụ, giáo cụ trực quan, tranh vẽ phù hợp với nội dung bài nghe. 4. Giáo viên phải chọn sử dụng, phối hợp linh hoạt các phương pháp kỹ thuật dạy nghe trong tiến trình giờ dạy. 5. Tăng cường dử dụng đài cassett, băng và đĩa VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Đối với học sinh: - Cần phải nắm chắc các kiến thức đã học. - Cần mạnh dạn, chủ động tích cực trong các giờ học nghe. -Sử dụng tài liệu tham khảo, sách nâng cao có hiệu quả. -Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết) - Luyện tập nghe Tiếng Anh qua đài, tivi, nghe các bài hát bằng Tiếng Anh. 2. Đối với giáo viên: - Luôn có ý thức trau dồi kiến thức, sáng tạo trong việc dạy học. - Luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học. - Thường xuyên tìm đọc các tài liệu tham khảo. Trường THPT Ba Vì 18 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên - Sử dụng phương pháp dạy học hiện đại. 3. Đối với nhà trường: - Đầu tư thêm nhiều sách tham khảo Tiếng Anh. - Thành lập câu lạc bộ học sinh yêu thích Tiếng Anh. - Có phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động từ bên ngoài. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Những giải pháp giúp cho việc dạy và học kĩ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả” đã đạt được kết quả tương đối khả quan trong những lớp tôi dạy. Tuy nhiên đề tài này được thực hiện trong phạm vi hẹp và đó cũng chỉ là phương pháp của riêng tôi cho nên đề tài này vẫn còn có nhiều điểm thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2012 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Nguyễn Thị Quyên Trường THPT Ba Vì 19 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Quyên Nhận xét đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Nhận xét đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học ngành …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Trường THPT Ba Vì 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan