Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những chuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội của ngư dân ở tỉnh bình thuận ...

Tài liệu Những chuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội của ngư dân ở tỉnh bình thuận giai đoạn 1991 2011

.PDF
247
1
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------- PHẠM THỊ PHƯƠNG THANH NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯ DÂN Ở TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 1991 - 2011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------- PHẠM THỊ PHƯƠNG THANH NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯ DÂN Ở TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 1991 - 2011 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại Mã số: 62.22.54.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC 2. TS. TRẦN THỊ NHUNG Phản biện độc lập: 1. PGS.TS. PHAN THỊ YẾN TUYẾT 2. PGS.TS. NGÔ MINH OANH Phản biện: 1. PGS.TS. PHAN THỊ YẾN TUYẾT 2. PGS.TS. HỒ SƠN ĐÀI 3. PGS.TS. NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, trong suốt thời gian qua ngoài nỗ lực của cá nhân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ thầy cô, nhà trường, gia đình và bạn bè. Vì thế, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Tập thể giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Ngọc và TS. Trần Thị Nhung. Sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết của hai cô đã giúp tôi hoàn thành luận án và trưởng thành hơn rất nhiều trong nghiên cứu khoa học. - Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và khoa lịch sử trường Đại học KHXH&NV TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu tại trường. - Ban giám hiệu trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và tập thể Khoa Lý luận chính trị đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi công tác và thực hiện luận án. - Quý thầy cô trong các tiểu ban bảo vệ chuyên đề, Hội đồng đánh giá luận án cấp đơn vị chuyên môn, cán bộ phản biện độc lập và Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở đào tạo đã dành nhiều thời gian, công sức nhận xét, góp ý để tôi tiếp thu hoàn thiện luận án. - Trung tâm Lưu trữ, UBND, cùng các sở ban ngành của thị xã, huyện, xã/phường cùng bà con ngư dân của tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ và hỗ trợ rất tận tình cho tôi trong quá trình thu thập tư liệu tại địa phương. - Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, anh chị và bạn bè đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Phương Thanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và nội dung trong luận án này do tôi thực hiện và chưa từng công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Nghiên cứu sinh Phạm Thị Phương Thanh MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu ..............................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 4. Nguồn tư liệu sử dụng trong Luận án ....................................................................7 5. Những đóng góp khoa học của Luận án..................................................................8 6. Bố cục của Luận án .................................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH THUẬN ...................................................... 11 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 11 1.1.2. Quan điểm tiếp cận......................................................................................... 16 1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 16 1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích .................... 18 1.2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài ........................... 21 1.3. Những vấn đề đặt ra và luận án cần tập trung nghiên cứu ........................ 29 1.4. Tổng quan về tỉnh Bình Thuận ...................................................................................29 1.4.1. Lịch sử vùng đất Bình Thuận ......................................................................... 29 1.4.2. Quá trình hình thành cộng đồng ngư dân của tỉnh ............................................ 33 1.4.3. Khái quát các địa phương ven biển, hải đảo ..............................................................40 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 49 CHƯƠNG 2: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯ DÂN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 1991 – 2011 ............................. 51 2.1. Thực trạng đời sống kinh tế của ngư dân tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1975 – 1991 .......................................................................................................................... 51 2.1.1. Đời sống kinh tế giai đoạn 1975 – 1986 ........................................................ 51 2.1.2. Đời sống kinh tế giai đoạn 1986 – 1991 ........................................................ 55 2.2. Bối cảnh lịch sử của sự chuyển biến nghề đánh bắt hải sản tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 - 2011 ................................................................................. 59 2.2.1. Tình hình quốc tế tác động đến Chiến lược biển của Việt Nam ................... 59 2.2.2. Những thuận lợi và thách thức đối với nghề đánh bắt hải sản ....................... 61 2.2.3. Chính sách của nhà nước đối với nghề đánh bắt hải sản ............................... 63 2.3. Sự chuyển biến trong đời sống kinh tế của ngư dân tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 – 2011 .................................................................................................... 75 2.3.1. Phương tiện sản xuất ..................................................................................... 75 2.3.2. Ngư trường đánh bắt hải sản .......................................................................... 85 2.3.3. Cơ cấu nghề đánh bắt hải sản ......................................................................... 89 2.3.4. Ngư dân chuyển đổi sang nghề biển khác...................................................... 97 2.3.5. Cách thức bảo quản và tiêu thụ hải sản ....................................................... 101 2.3.6. Mối quan hệ kinh tế giữa ngư dân tỉnh Bình Thuận và ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ ............................................................................................................... 104 2.4. Một số đánh giá về chuyển biến đời sống kinh tế của ngư dân tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 – 2011 ............................................................................... 107 2.4.1. Những chuyển biến tích cực ....................................................................... 107 2.4.2. Những hạn chế ............................................................................................. 110 Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 113 CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯ DÂN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 1991 - 2011 ............................ 115 3.1. Thực trạng đời sống xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1975 - 1991 ............................................................................................................ 115 3.2. Sự chuyển biến trong đời sống xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 – 2011 .................................................................................................. 122 3.2.1. Vấn đề giáo dục và đào tạo ......................................................................... 122 3.2.2. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe .............................................................. 127 3.2.3. Kết cấu hạ tầng giao thông .......................................................................... 129 3.2.4. Vấn đề thu nhập và các vấn đề xã hội khác ............................................... 133 3.3. Hình thành và phát triển các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong cộng đồng ngư dân .................................................................................................................. 143 3.3.1. Hội nghề cá tỉnh Bình Thuận ...................................................................... 143 3.3.2. Các tổ, đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển ........................................... 144 3.3.3. Nghiệp đoàn nghề cá .................................................................................... 146 3.3.4. Vạn ngư nghiệp ............................................................................................ 147 3.3.5. Hội lao động biển Thánh Phêrô ................................................................... 148 3.4. Một số đánh giá về sự chuyển biến đời sống xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 – 2011 ............................................................................... 150 3.4.1. Những chuyển biến tích cực ........................................................................ 150 3.4.2. Những hạn chế ............................................................................................. 153 Tiểu kết chương 3.................................................................................................. 156 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 169 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 186 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 1. An ninh quốc phòng ANQP 2. Áp thấp nhiệt đới ATNĐ 3. Chính trị quốc gia CTQG 4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHXHCN 5. Đại học quốc gia ĐHQG 6. Kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ 7. Nhà xuất bản Nxb. 8. Hợp tác xã HTX 9. Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV 10. Mã lực CV 11. Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM 12. Trang tr. 13. Ủy ban nhân dân UBND 14. Xã hội chủ nghĩa XHCN 15. Gross Domestic Product GDP 16. Official Development Assistance ODA 17. Foreign Direct Investment FDI 18. Food and Agriculture Organization of the United Nations 19. Thông tín viên FAO 20. Phỏng vấn viên PVV TTV BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH THUẬN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Biển và đại dương chiếm khoảng 71% diện tích trái đất, được coi là cái nôi của loài người. Từ rất sớm, con người đã biết sử dụng biển để phục vụ cuộc sống. Với sự phát triển và khai thác lục địa cạn kiệt, con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của biển nên biển trở thành một trọng tâm trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận được đặt trong bối cảnh các quốc gia đang đẩy mạnh xu hướng tiến ra biển và Việt Nam cũng đang thực hiện Chiến lược biển. Mặt khác, giai đoạn 1991 - 2011 có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam giai đoạn hiện đại. Đó là giai đoạn “bản lề” đánh dấu sự đúng đắn trong đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam và những thành quả kinh tế - xã hội đầu tiên của đất nước. Tuy nhiên, giai đoạn này còn ít các công trình nghiên cứu, nhiều khía cạnh của lịch sử Việt Nam cần được làm rõ, nhất là các công trình nghiên cứu về biển, đảo và đời sống dân cư vùng ven biển, hải đảo nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện đại. Hiện nay, Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Bình Thuận là địa phương có hầu hết các huyện, thị, thành phố nằm ven biển và hải đảo (chiếm 07/10 đơn vị hành chính của tỉnh). Những đơn vị hành chính này đóng vai trò quan trọng không chỉ về phát triển kinh tế mà còn bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảoViệt Nam đến năm 2020 đã quy hoạch phát triển đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận là “trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, cứu nạn, cứu hộ của khu vực Nam Trung Bộ, là căn cứ tiền đồn vững chắc để bảo vệ vùng biển Nam Trung Bộ, đồng thời là điểm trung chuyển quan trọng giữa đất liền với quần đảo Trường Sa”. Vì vậy có thể nói vùng biển đảo của Bình Thuận có vị trí quan trọng trong vùng biển Nam Trung Bộ và nghiên cứu sự phát triển của vùng này là một vấn đề 2 cần được quan tâm. Trong nền kinh tế của tỉnh Bình Thuận, nghề khai thác hải sản truyền thống có vai trò rất quan trọng. Với ngư trường rộng 52.000 km2 giàu có nguồn lợi hải sản, cộng đồng ngư dân tỉnh Bình Thuận đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sau năm 1991 khi Quốc hội khóa VIII ban hành Quyết định (ngày 26/10/1991) chia tách tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận thì địa giới hành chính ổn định, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận có sự phát triển rõ nét hơn. Đời sống kinh tế của ngư dân trong tỉnh cũng chuyển biến tích cực. Bước đầu ngư dân Bình Thuận đã phát huy hiệu quả mô hình khai thác hải sản xa bờ, kết hợp dịch vụ hậu cần, thu mua trên biển và xây dựng các tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển. Đây là mô hình điển hình trong cả nước về sự phát triển của nghề đánh bắt hải sản trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH). Về mặt xã hội, diện mạo của vùng ven biển và hải đảo của tỉnh cũng như đời sống ngư dân cũng thay đổi so với thời gian trước. Tìm hiểu quá trình, nguyên nhân, kết quả và những hạn chế trong sự chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 – 2011 nhằm góp phần rút ra những giải pháp thiết thực, cụ thể trong mục tiêu đưa ngư dân “vươn xa bám biển”, và xa hơn nữa là nâng cao đời sống ngư dân và phát triển ngành ngư nghiệp của tỉnh Bình Thuận nói riêng và miền Trung nói chung. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 – 2011” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 – 2011, chúng tôi nhằm thực hiện các mục tiêu sau: - Phục dựng thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận theo tiến trình thời gian từ năm 1991 đến năm 2011 trên các trục vấn đề về kinh tế và xã hội. Đồng thời, chúng tôi đi tìm nguyên nhân của sự chuyển biến trên. 3 - Đưa ra những đánh giá, nhận xét sự chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội ngư dân tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó, chúng tôi rút ra những bài học cần thiết để bước đầu đưa ra các kiến nghị để nâng cao đời sống của ngư dân tỉnh Bình Thuận trong các giai đoạn sau. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận. 2.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về thời gian Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2011. Chúng tôi chọn mốc năm 1991 để mở đầu quá trình nghiên cứu và mốc năm 2011 để kết thúc vì những lý do sau: Từ sau năm 1975, địa giới tỉnh Bình Thuận đã nhiều lần chia tách hoặc sáp nhập vào các địa phương lân cận. Chỉ từ năm 1991 khi Quốc hội khóa VIII đã ra Quyết định (ngày 26/10/1991) chia tách tỉnh Thuận Hải thành tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận thì địa giới hành chính của tỉnh Bình Thuận mới ổn định. Điều này tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu khi địa giới hành chính và khối dân cư ổn định, không bị xáo trộn trong một thời gian dài. Đồng thời, từ sau năm 1991 Bình Thuận mới là thời kỳ hội nhập và kinh tế - xã hội có sự chuyển biến nhanh. Vì thế, việc lựa chọn mốc từ năm 1991 để thấy rõ nét những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân. Năm 2011 được chọn là năm giới hạn thời gian nghiên cứu vì đến lúc này là tròn 20 năm kể từ khi chia tách tỉnh Thuận Hải năm 1991, một quá trình đủ dài để chúng tôi nghiên cứu sự chuyển biến. Đồng thời, năm 2011 là năm chuyển sang nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011 – 2016). Vì thế, chọn năm 2011, luận án sẽ có những tổng kết, đánh giá về sự phát triển nghề đánh bắt hải sản của nhiệm kỳ Đại hội đại biểu lần thứ X (2006 - 2011) và định hướng phát triển nghề này trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu lần thứ XI. 4 * Phạm vi về không gian Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân nên không gian nghiên cứu được chọn là vùng ven biển, hải đảo của tỉnh Bình Thuận, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, các huyện ven biển (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân) và huyện đảo Phú Quý. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện luận án này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic – là phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử để nghiên cứu và phân tích các nguồn tư liệu. Đồng thời, chúng tôi cũng vận dụng thêm các phương pháp khác như phương pháp so sánh lịch sử (đồng đại và lịch đại), phương pháp lịch sử qua lời kể (Oral history). Các phương pháp này đã được vận dụng như sau: * Phương pháp lịch sử và phương pháp logic Phương pháp lịch sử được sử dụng trong luận án trước hết tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành cộng đồng ngư dân tỉnh Bình Thuận; tiếp theo và cũng là mục tiêu chính là nhằm tìm hiểu những thay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân theo tiến trình thời gian từ năm 1991 đến năm 2011. Luận án sử dụng phương pháp logic để nghiên cứu các sự kiện, các kết quả trong quá trình chuyển biến về đời sống kinh tế, xã hội dưới dạng tổng quát nhằm đánh giá sự chuyển biến, tìm ra khuynh hướng phát triển trong đời sống kinh tế, xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 1991 – 2011. * Phương pháp so sánh lịch sử (đồng đại và lịch đại) Phương pháp so sánh đồng đại được sử dụng để phân tích, so sánh đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận ở ba khu vực đô thị, nông thôn, hải đảo. Việc so sánh theo “lát cắt ngang” không gian giúp chúng tôi thấy được sự chuyển biến đời sống ngư dân không giống nhau tại những khu vực địa lý khác nhau. Từ đó có sự đánh giá đời sống của ngư dân tỉnh Bình Thuận được toàn diện và sâu sắc hơn. Phương pháp so sánh lịch đại được vận dụng để phân tích đời sống kinh tế và xã hội của ngư dân thay đổi theo trình tự thời gian từ năm 1991 đến năm 2011. 5 Trong đó, có sự so sánh, đối chiếu giữa các mốc thời gian khác nhau. Từ đó, rút ra được sự chuyển biến đã diễn ra theo trục thời gian. * Phương pháp nghiên cứu lịch sử qua lời kể (Oral history) Đây là phương pháp thu thập thông tin từ cá nhân, gia đình, cộng đồng qua tiếp xúc, quan sát, trao đổi với họ, nghe họ kể về cuộc đời, những biến cố mà họ đã chứng kiến… và ghi âm lại những cuộc trò chuyện này. Đồng thời, việc sưu tầm thêm nhật ký, các ghi chép, chúc thư, hình ảnh… của từng cá nhân, gia đình… cũng là phương pháp thu thập tài liệu của Oral history. Quan trọng nhất của Oral history là nghe nhiều quan điểm khác nhau của người được phỏng vấn về những việc xảy ra trong quá khứ mà phần lớn những quan điểm này không tìm được ở nguồn tài liệu viết [194]. Để vận dụng phương pháp Oral history trong luận án, trong năm 2011, năm 2012, chúng tôi đã đến các địa phương ven biển của tỉnh Bình Thuận để tìm hiểu và lựa chọn ra 03 điểm đại diện: đô thị, nông thôn vùng biển và hải đảo. Sau đó, chúng tôi tiếp tục thực hiện điền dã vào các năm 2013, năm 2014. Ngoài các địa phương ven biển thì chúng tôi đã ra huyện đảo Phú Quý hai lần, mỗi chuyến đi từ 7 đến 8 ngày. Mục đích của các chuyến điền dã này là liên hệ với chính quyền địa phương để thu thập nguồn tài liệu, khảo sát tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời quan sát cuộc sống của cộng đồng ngư dân nói riêng và của dân cư vùng ven biển, hải đảo nói chung qua những ghi chép nhanh về cuộc sống của họ. Sau đó, chúng tôi chọn lọc các gia đình ngư dân theo tiêu chí để tiến hành phỏng vấn sâu tìm hiểu những vấn đề trong lịch sử, quá khứ của gia đình họ, cộng đồng nơi họ cư trú. Để thực hiện phương pháp này chúng tôi đã lựa chọn địa điểm, đối tượng phỏng vấn và các phương tiện hỗ trợ cần thiết như sổ sách ghi chép, máy ghi âm, máy hình. - Về địa điểm phỏng vấn: Chúng tôi chọn ba địa điểm tại khu vực nông thôn, đô thị và hải đảo của tỉnh Bình Thuận. Các tiêu chí là địa phương có cộng đồng ngư dân sinh sống lâu đời, ổn định, chiếm tỷ lệ tương đối cao tại địa phương và có sự chuyển đổi rõ nét trong kinh 6 tế, xã hội ở những mức độ khác nhau. Mục đích là để có thể đánh giá toàn diện được đời sống ngư dân vùng bãi ngang, cửa biển lớn, hải đảo để từ đó làm rõ được những điểm tương thích và khác biệt trong đời sống ngư dân giữa các địa phương. Từ các tiêu chí đặt ra chúng tôi lựa chọn ba địa điểm là: phường Bình Tân (Thị xã La Gi), xã Tân Thắng (huyện Hàm Tân) và xã Tam Thanh (huyện đảo Phú Quý). Phường Bình Tân là địa phương có cửa biển La Gi lớn, hoạt động đánh bắt hải sản khá phát triển. Xu hướng chủ đạo trong hoạt động kinh tế của ngư dân địa phương trong giai đoạn 1991 - 2011 là chuyển đổi từ đánh bắt gần bờ sang nghề đánh bắt xa bờ. Những chuyển biến trong đời sống của ngư dân, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của phường có thể xem là điển hình của một đô thị phát triển từ nghề đánh bắt hải sản. Đây là điểm nghiên cứu đại diện cho vùng đô thị. Xã Tam Thanh là một trong ba xã của huyện đảo Phú Quý được chọn là điểm đại diện nghiên cứu ở huyện đảo. Sự chuyển biến trong nghề đánh bắt hải sản ở đây đa dạng thể hiện những lợi thế của vùng hải đảo. Xu hướng chủ đạo trong nghề đánh bắt hải sản là ngư dân chuyển sang đánh bắt xa bờ kết hợp với dịch vụ thu mua hải sản trên biển hoặc chuyển đổi sang nghề nuôi trồng hải sản trên biển. So với hai xã Ngũ Phụng và xã Long Hải (Phú Quý) thì đời sống của ngư dân xã Tam Thanh có những chuyển biến về kinh tế, xã hội nổi trội hơn, thể hiện rõ sự chuyển mình của vùng hải đảo. Xã Tân Thắng là xã thuộc vùng biển bãi ngang, đại diện cho nông thôn miền biển. Chúng tôi chọn một điểm xã biển bãi ngang để thấy được những chuyển đổi khó khăn trong hoạt động kinh tế, những bước nhọc nhằn trong quá trình mưu sinh ở một vùng biển không có nhiều lợi thế. Từ đó, tìm hiểu về sự chuyển đổi đời sống kinh tế - xã hội của họ trong sự so sánh với hai địa phương trên. - Đối tượng phỏng vấn: Tại 03 địa điểm nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn ngư dân để phỏng vấn sâu với các tiêu chí: người được phỏng vấn phải từ 40 tuổi trở lên, làm nghề đánh bắt hải sản trong giai đoạn 1991 – 2011, và gia đình của họ phải sinh sống lâu đời tại 7 địa phương, trải qua nhiều thế hệ làm nghề đánh bắt hải sản. Chúng tôi chọn tiêu chí hộ gia đình như vậy để có thêm dữ liệu nghiên cứu quá trình hình thành cộng đồng ngư dân của tỉnh Bình Thuận. Bước đầu tiên, chúng tôi chọn 05 ngư dân phỏng vấn để lấy kinh nghiệm. Sau đó, chúng tôi xây dựng chủ đề phỏng vấn và phỏng vấn tiếp tục 25 ngư dân và một số cán bộ địa phương có liên quan đến nghề đánh bắt hải sản. Những tư liệu thu thập từ phương pháp lịch sử qua lời kể (Oral history) góp phần bổ sung, đối chiếu với những tư liệu thu thập được, giúp cho nguồn tài liệu của luận án thêm phong phú, mang tính thuyết phục hơn. 4. NGUỒN TƯ LIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Nguồn tư liệu để thực hiện luận án được chúng tôi thu thập rất đa dạng, bao gồm văn kiện Đảng, các văn bản của Nhà nước, Chính phủ, các báo cáo thuộc các cấp tỉnh, huyện/thị, xã/phường của tỉnh Bình Thuận, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các bài viết trên các tạp chí… các nguồn tư liệu thực tế. Cụ thể: - Văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (sách xuất bản của nhà xuất bản CTQG), các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. - Các Nghị quyết, Chỉ thị, Báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ Thủy sản, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn… (được thu thập từ cổng thông tin điện tử của Chính phủ : http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu) - Các văn bản như Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Báo cáo tổng kết, đánh giá của của chính quyền tỉnh Bình Thuận, Niên giám thống kê, Tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn của tỉnh (thu thập từ Tỉnh ủy Bình Thuận, UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, sách xuất bản hoặc cập nhập trên website của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận: http://cucthongke.vn/. ). - Các báo cáo kinh tế - xã hội của chính quyền cấp huyện/thị, xã/phường (thu thập tại UBND thị xã La Gi, UBND huyện Phú Quý, UBND huyện Hàm Tân, UBND các phường Bình Tân, xã Tam Thanh, Xã Tân Thắng). 8 - Các sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết trong các hội thảo, tạp chí, các luận văn, luận án… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (thu thập từ các nhà sách, thư viện của Đại học KHXH&NV, thư viện Tổng hợp TP.HCM, thư viện tỉnh Bình Thuận). - Nguồn tư liệu thực tế (thu thập tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, ghi chép của các bậc cao niên, phỏng vấn tại các hộ ngư dân của tỉnh Bình Thuận). 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Từ những nội dung mà luận án nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những đóng góp khoa học của luận án như sau: - Để phân tích cuộc sống mưu sinh đa dạng và phong phú của cộng đồng ngư dân, bên cạnh việc sử dụng các nguồn sử liệu viết, chúng tôi đã khai thác thêm nguồn tư liệu thu thập từ ngư dân để có thêm những nhận định, suy nghĩ, đánh giá của ngư dân về đời sống của chính họ trong giai đoạn 1991 - 2011. Chúng tôi nhận thấy rằng, đây là những tư liệu giúp cho chúng tôi tái hiện được cụ thể cuộc sống mưu sinh và những thay đổi trong đời sống của ngư dân trong quá khứ. Các nguồn tài liệu này dùng để bổ sung, đối chiếu với nguồn sử liệu viết (mà chủ yếu là nguồn tài liệu của nhà nước). Đây cũng là đóng góp của luận án về mặt phương pháp nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu. - Luận án đưa ra được những thông tin chi tiết, đa dạng, hệ thống về đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 1991 2011. Đây là một mảng lịch sử xã hội hiện đại chưa được nghiên cứu nhiều ở tỉnh Bình Thuận. Trong đó, luận án khái quát được xu hướng chuyển biến chủ đạo trong đời sống ngư dân. Trong giai đoạn 1991 – 2011 bước đầu ngư dân tỉnh Bình Thuận đã phát huy hiệu quả mô hình chuyển đổi sang đánh bắt xa bờ kết hợp với dịch vụ thu mua trên biển và hình thành các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển, nuôi trồng hải sản trên biển. Đồng thời, sự phát triển về kinh tế đã làm thay đổi diện mạo vùng ven biển, hải đảo và nâng cao đời sống của ngư dân ở nhiều mức độ khác nhau. - Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình chuyển biến đời sống của ngư dân, những kết quả đạt được và những mặt còn 9 tồn tại, hạn chế, qua đó nêu lên một số kiến nghị về chính sách với nhà nước nhằm góp phần vào việc giải quyết vấn đề nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận. - Luận án có thể được sử dụng tham khảo phục vụ các ban ngành chức năng của địa phương, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các trường đại học. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và khái quát về tỉnh Bình Thuận Nội dung trọng tâm của chương 1 là trình bày cơ sở lý luận của luận án (gồm các khái niệm, quan điểm tiếp cận, khung lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích), tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án, tổng quan về tỉnh Bình Thuận. Chương 2: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế của ngư dân tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 1991 – 2011 Nội dung nghiên cứu chủ yếu của chương 2 là làm rõ bối cảnh quốc tế và Việt Nam tác động đến sự chuyển biến trong đời sống kinh tế của ngư dân. Sự chuyển biến này được thể hiện trong những thay đổi về phương tiện sản xuất, hoạt động nghề, cách thức bảo quản và tiêu thụ hải sản, mối quan hệ giữa ngư dân tỉnh Bình Thuận trong vùng biển miền Trung. Từ đó, luận án rút ra những đánh giá cần thiết. Chương 3: Những chuyển biến trong đời sống xã hội của ngư dân tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 1991 – 2011 Những chuyển biến trong đời sống xã hội của cộng đồng ngư dân được chúng tôi phân tích ở các vấn đề như sự chuyển biến trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh Bình Thuận ở vùng ven biển, hải đảo trong giai đoạn này. Sự chuyển biến thể hiện qua các vấn đề y tế, giáo dục, kết cấu 10 hạ tầng vùng biển, hải đảo, thu nhập, mức sống của các hộ ngư dân. Từ đó, chúng tôi cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá kết quả vả hạn chế trong sự chuyển biến đó. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH THUẬN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm Để phân tích sự chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân, trước hết chúng tôi làm rõ các khái niệm liên quan, như: ngư dân, sự chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội. - Ngư dân “là người dùng lưới, cần câu cá, bẫy hoặc các dụng cụ khác để bắt và thu gom cá hoặc các loại sinh vật thuỷ sinh từ sông, hồ hoặc đại dương để làm thức ăn cho con người hoặc cho những mục đích khác. Khái niệm này bao gồm cả những người làm việc tại các trại nuôi cá” [192]. Trong luận án, chúng tôi tiếp cận ngư dân là những người làm nghề đánh bắt hải sản trên biển. - Khái niệm “đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân” cũng cần được giới hạn rõ ràng. Theo Từ điển tiếng Việt (2006) “đời sống” đồng nghĩa với “cuộc sống” [106; tr.347]. Đó là “tổng thể nói chung những hoạt động trong đời sống của một con người hay một xã hội” [102, tr.251]. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (2014) thì đời sống “là toàn bộ nói chung những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con người, của xã hội” hay “là toàn bộ nói chung những điều kiện sinh hoạt của con người, của xã hội” [104, tr.263]. Như vậy, nghiên cứu đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân là nghiên cứu các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và điều kiện sống của những người làm nghề đánh bắt hải sản, mà cụ thể là ở tỉnh Bình Thuận. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế (như phương tiện sản xuất, cách thức bảo quản tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu nghề, hoạt động đánh bắt…) và những chuyển biến trong đời sống xã hội (như sự chuyển biến về giáo dục, y tế, kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh vùng ven biển, hải đảo, sự thay đổi về thu nhập và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất