Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những chuyển biến kinh tế xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam (1993 2008...

Tài liệu Những chuyển biến kinh tế xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam (1993 2008) luận án

.PDF
211
1
135

Mô tả:

1 DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Hệ thống vùng kinh tế của mỗi quốc gia được hình thành một cách khách quan, có nhiều cấp độ khác nhau và bao giờ cũng có một số vùng vượt trội về trình độ sản xuất, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí và mức sống của dân cư... Sự vượt trội đó vừa mang tính chất khách quan vừa là sản phẩm của nhận thức chủ quan của con người. Những vùng vượt trội thường có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các vùng khác, mà bất cứ một chủ thể sản xuất nào ở trong nước cũng như ở nước ngoài đều nhận thấy đầu tư vào các vùng này có hiệu quả hơn. Mặt khác, về điều hành vĩ mô, hoàn cảnh nguồn vốn có hạn, việc ưu tiên đầu tư vào các vùng này sẽ sớm tạo ra cục diện mới, thúc đẩy phát triển đồng đều các vùng kinh tế khác ở giai đoạn tiếp theo. Trên thế giới hầu hết các nước đều có các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) cấp quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi tỉnh có VKTTĐ ở cấp nhỏ hơn trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Ở Việt Nam, từ sau thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Đảng và Chính phủ đã xác định rõ quan điểm trước hết phát triển các địa bàn kinh tế trọng điểm nhằm tạo ra sự phát triển nhanh, tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát triển, giảm bớt sự cách biệt về sự phát triển không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, ba “Tam giác trọng điểm” được hình thành ở ba vùng của đất nước. Ở phía Bắc có Tam giác trọng điểm với 3 đỉnh phát triển là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ở phía Nam có Tam giác trọng điểm với 3 đỉnh 2 phát triển là thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu. Ở khu vực miền Trung có Tam giác trọng điểm với 3 đỉnh phát triển là Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Trong quá trình phát triển, các Tam giác trọng điểm được mở rộng thêm, chuyển đổi thành các Địa bàn kinh tế trọng điểm (ĐBKTTĐ) và sau đó là các Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) với những chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước để tạo ra sự phát triển nhanh, có sức lan tỏa lớn đến các vùng ảnh hưởng. Tại Đông Nam bộ, từ năm 1993, Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (ĐBKTTĐPN) đã được hình thành bao gồm TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương. Để ĐBKTTĐPN có điều kiện trở thành một địa bàn kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ đã có kế hoạch mở rộng và quy hoạch ĐBKTTĐPN trở thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN). Theo hướng đó, đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010. VKTTĐPN theo Quyết định này gồm 4 tỉnh, thành (cũng chính là 4 địa phương thuộc ĐBKTTĐPN trước kia là TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương). Trong quá trình phát triển, để tạo cho các địa phương xung quanh VKTTĐPN, nhất là các địa phương gần kề có điều kiện phát triển nhanh về kinh tế - xã hội nên Chính phủ đã có một số điều chỉnh mở rộng không gian lãnh thổ Vùng. Cụ thể, tháng 7/2003 Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Long An gia nhập Vùng tại Thông báo số 99/2003/TB-VPCP ngày 02/07/2003 của Văn phòng Chính phủ; Tháng 9/2005 Thủ tướng Chính phủ bổ sung tiếp tỉnh Tiền Giang vào Vùng tại công văn số 4973/2005/CV-VPCP của Văn phòng Chính phủ. Như vậy, tính đến nay VKTTĐPN có tất cả là 8 tỉnh, thành. Trong đó, khu vực hạt nhân của 3 Vùng chính là 4 tỉnh, thành phố lúc đầu khi hình thành Vùng là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. * Từ khi hình thành và phát triển đến nay, với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng... VKTTĐPN đã trở thành một cực tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Vùng còn giữ vai trò đóng góp quyết định vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và tạo động lực đáng kể cho quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của khu vực Nam bộ. Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các VKTTĐ Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng năm 2007 đạt 12,6%, chiếm tỷ trọng 60% giá trị sản xuất công nghiệp, 70% kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế của Vùng là khu vực nông, lâm, thuỷ sản 7,3%, khu vực công nghiệp và xây dựng 56,3% và khu vực dịch vụ 36,4%. Thu nhập bình quân đầu người của vùng đạt 31,4 triệu đồng/năm, gấp 2,6 lần mức bình quân của cả nước và gấp 1,9 lần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (VKTTĐBB) và 3,2 lần của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT). Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng đạt 56,4 tỷ USD, gồm có kim ngạch xuất khẩu đạt 36,8 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu 19,6 tỷ USD. VKTTĐPN là vùng có khả năng xuất khẩu cao và cũng là vùng có khả năng xuất siêu duy nhất của cả nước. Tổng thu ngân sách của Vùng chiếm 66,5% tổng thu ngân sách quốc gia. Thu hút vốn đầu tư trong 20 năm qua, chiếm 54% tổng vốn đăng ký đầu tư toàn quốc... [108; 2] Hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam vẫn đang tiếp tục thúc đẩy VKTTĐPN phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, tiếp tục tạo điều kiện cho Vùng có sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của 4 Vùng và khu vực, gắn chặt phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, VKTTĐPN cũng bộc lộ rõ một số vấn đề bất cập như tốc độ tăng trưởng chưa cao so với chỉ tiêu và tiềm lực; cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch; nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ lao động tại chỗ chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển công nghiệp, dẫn đến sự dịch chuyển ồ ạt lực lượng lao động từ nơi khác đến mang tính chất tự phát làm nảy sinh nhiều vấn nạn xã hội; do có sự chênh lệch quá lớn về mức thu nhập giữa khu vực đô thị và xung quanh, nên xu hướng di dân quá nhanh từ bên ngoài vào các đô thị (như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu) làm quá tải so với khả năng đáp ứng về các điều kiện kết cấu hạ tầng đô thị (điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục,...) gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường… Bên cạnh đó, việc các ngành công nghiệp, nhất là các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) phát triển nhanh và chưa được quản lý tốt về chất thải công nghiệp nên vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra gay gắt, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Hơn nữa, cũng như các VKTTĐ khác, cho đến nay VKTTĐPN vẫn còn thiếu một cơ chế quản lý rõ ràng từ Trung ương để có thể điều phối một cách khoa học và hiệu quả toàn Vùng cũng như của từng thành viên trong Vùng… dẫn sự hiện thiếu liên kết, thiếu phối hợp với nhau trong hoạch định chính sách lẫn vận hành. ** Nhìn chung, thực tiễn qua hơn 10 năm hình thành và phát triển cho thấy VKTTĐPN là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của Việt Nam. Đồng thời, thực tiễn đó còn phản ánh tính chính xác của các quyết sách ở tầm vĩ mô của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế vùng, thể hiện thành quả lao động sáng tạo của Đảng Bộ, Chính quyền và nhân dân các địa phương trong VKTTĐPN. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế ở VKTTĐPN vẫn còn chưa có tính bền vững, 5 những lợi thế so sánh, nguồn lực phát triển, tiềm năng và thế mạnh của Vùng vẫn chưa được phát huy triệt để, chưa được khai thác đúng mức. Hơn thế nữa, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vấn đề chênh lệch giàu nghèo, vấn đề ô nhiễm môi trường… ở VKTTĐPN vẫn còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với phát triển kinh tế. Đặc biệt, vấn đề liên kết phát triển giữa các thành viên trong Vùng vẫn còn lỏng lẻo, còn mang tính cục bộ… nên chưa phát huy hết sức mạnh thực sự và đáng có của Vùng. *** Chọn đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1993 - 2008)” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ Lịch sử chúng tôi vì những lý do chính như sau: - Thứ nhất, VKTTĐPN là một vùng kinh tế trọng điểm nổi bật nhất nước, có quá trình phát triển kinh tế - xã hội để lại nhiều ấn tượng, có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và chuyển biến xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Như vậy, việc nghiên cứu về quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở VKTTĐPN theo tác giả là một việc rất đáng nên thực hiện. - Bản thân tác giả luận án là người rất yêu thích nghiên cứu các vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam, mà lại đang là một nghiên cứu sinh của chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, nên tác giả suy nghĩ chọn đề tài về quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở một vùng kinh tế trọng điểm cấp quốc gia trong thời kỳ mới để làm luận án là phù hợp với chuyên ngành, đồng thời đó cũng là một nghiên cứu thú vị và có ích. Thú vị và có ích vì những lý do cơ bản như sau:  Trước hết, luận án sẽ tìm hiểu được sự ra đời của VKTTĐPN, cũng như lịch sử hình thành, đặc trưng phát triển của một VKTTĐ nổi trội nhất cấp quốc gia ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.  Thứ hai, đặt cái nhìn so sánh giữa kỳ vọng và chỉ tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đối với VKTTĐPN (thông qua các chủ trương, 6 chính sách…) và thực tế diễn ra ở Vùng trong giai đoạn vừa qua tác giả nhận thấy có sự chưa tương ứng, vì vậy khi nghiên cứu sẽ giúp nhận ra được thực trạng và lý do của những sự chưa tương ứng đó.  Thứ ba, khi nghiên cứu có cơ sở khoa học sẽ nhận diện rõ hơn vị trí, vai trò cũng như tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của Vùng đến chuyển biến kinh tế - xã hội ở Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung như thế nào?  Cuối cùng, việc nghiên cứu sẽ tìm ra những nguyên nhân và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thiết thực hơn nữa trong việc thúc đẩy VKTTĐPN phát triển mạnh mẽ ở những giai đoạn tiếp theo. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích khi chọn nghiên cứu đề tài này trước hết là để dựng lại và lý giải sự thành công khá đáng kể của một VKTTĐ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Thông qua nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những đặc thù lịch sử, đặc thù kinh tế - xã hội và quy luật phát triển của VKTTĐPN. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này còn góp phần tìm hiểu những nguyên nhân và động lực phát triển kinh tế - xã hội ở Vùng, thiết thực giúp cho việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển biến kinh tế - xã hội trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hơn nữa, thông qua việc thu thập số liệu, tài liệu, chủ trương, chính sách vĩ mô… luận án sẽ lý giải và đánh giá những thay đổi kinh tế - xã hội ở VKTTĐPN dưới góc nhìn khoa học lịch sử. Từ đó có thể có những đóng góp thêm trong việc nhận thức và đánh giá thực trạng phát triển Vùng, góp phần vào việc đề ra những kiến nghị về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hiện nay; góp phần cung cấp cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách những hiểu biết có tính lịch sử để có tầm nhìn toàn diện về Vùng này, thông qua đó sẽ có những quyết sách và biện pháp thích hợp hơn nữa trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội VKTTĐPN phát triển bền vững trong tương lai. 7 Cuối cùng, một mục đích nhỏ mà luận án cũng mong muốn thực hiện đó là góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam đương đại nói chung và cho khu vực Nam bộ nói riêng. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VKTTĐPN đã được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu xã hội, nghiên cứu chính sách; nhiều viện nghiên cứu (như Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Kinh tế, Viện Xã hội học, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, Viện phát trển bền vững vùng Nam bộ, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam…) quan tâm đến. Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã có các công trình nghiên cứu về các lĩnh kinh tế, văn hóa, xã hội của ĐBKTTĐPN; đến những năm 2000 trở đi xuất hiện nhiều hơn các công trình, đề tài khoa học, sách chuyên khảo… nghiên cứu sâu về VKTTĐPN. Bên cạnh đó, từ cuối những năm 1990 đến nay cũng đã diễn ra nhiều cuộc hội nghị, hội thảo khoa học bàn về phát triển Vùng. Các cuộc hội thảo này đã công bố khá nhiều bài viết và tài liệu về VKTTĐPN. Theo sự phân loại của tác giả luận án, nhìn chung nội dung các công trình khoa học đã công bố từ trước đến nay tập trung vào 6 vấn đề chính: 1/. Các vấn đề về kinh tế ở VKTTĐPN; 2/. Các vấn đề về xã hội của VKTTĐPN; 3/. Về tiềm năng, nguồn lực và vai trò của VKTTĐPN; 4/. Các vấn đề về chính sách phát triển vùng; 5/. Các vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển vùng; 6/. Bàn về các giải pháp phát triển. a. Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế ở VKTTĐPN có thể kể đến những công trình tiêu biểu như sau: - Đề tài Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do TS. Trần Du Lịch và PGS.TS. Đặng Văn Phan làm chủ nhiệm, đề tài cấp thành phố, nghiệm thu tại Viện Kinh tế TP.HCM tháng 8/2003. Đề tài này đã tập trung phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN từ khi hình thành đến năm 2003; đánh giá các ngành và lĩnh vực kinh tế quan trọng của Vùng; đánh giá một số vấn đề tồn 8 tại đối với sự phát triển VKTTĐPN. Bên cạnh đó, đề tài còn phân tích lợi thế so sánh giữa các địa phương trong vùng và lợi thế so sánh của VKTTĐPN so với cả nước. Phần cuối đề tài đã đề ra Những định hướng phát triển VKTTĐPN đến 2010 và chính sách, giải pháp và cơ chế nhằm phát huy vai trò vùng kinh tế động lực. - Đề tài cấp Nhà nước Cơ cấu kinh tế trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam do Chu Thừa Châm chủ nhiệm, hoàn thành năm 1994. Nội dung đề tài phân tích khá sâu về mô hình cơ cấu kinh tế, về cơ chế quản lý và vai trò của Nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các địa phương trên ĐBKTTĐPN giai đoạn 1986 - 1992. Bên cạnh đó, đề tài còn đề xuất việc lựa chọn qui mô doanh nghiệp, phát triển hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, chính sách lao động tiền lương… ở ĐBKTTĐPN. - Chuyên đề thuộc đề tài cấp Nhà nước Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam cũng do TS. Tôn Sĩ Kinh chủ nhiệm, hoàn thành vào tháng 10/1994. Đề tài chứng minh mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng với những lợi thế đáng kể nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên, cùng với những nỗ lực từ chính bản thân nội tại đã dẫn đến những kết quả đáng kể về tăng trưởng kinh tế - xã hội của ĐBKTTĐPN giai đoạn đầu thập niên 90 của thế kỷ XX như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu tích luỹ tiêu dùng tương đối hợp lý, tăng trưởng các ngành kinh tế trong một cơ cấu phù hợp.... Từ việc đánh giá thực chất hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, nhận định rõ những thuận lợi và khó khăn khách quan cũng như chủ quan, chuyên đề đã đề ra những phương hướng phát triển tổng quát cho ĐBKTTĐPN. Đồng thời, dựa trên sự tính toán dự báo theo nhiều phương án, chuyên đề còn đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu cụ thể về nguồn nhân lực, nguồn vốn, các ngành kinh tế, cũng như đề xuất các biện pháp chính sách phù hợp. - Cuốn Doanh nghiệp tư nhân Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là tập hợp các bài nghiên cứu 9 của cuộc hội thảo khoa học cùng tên do Viện Kinh tế TP.HCM cùng Báo Đối ngoại Việt Nam phối hợp thực hiện, được nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM xuất bản thành sách năm 2004. Các bài viết trong cuốn sách tập trung nêu lên thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong Vùng và cách để các doanh nghiệp tư nhân phát triển lên trong những điều kiện mới ở VKTTĐPN. Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết về thương mại của Vùng được đánh giá dưới góc nhìn quản lý vĩ mô của các quản lý cao cấp ở Việt Nam như TS. Lê Danh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng ban chỉ đạo phát triển Thương mại VKTTĐPN; TS. Nguyễn Bá Ân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư… - Sách Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động hội nhập WTO do Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam hợp tác biên soạn cùng Công ty truyền thông Nhịp Cầu Việt, sách do nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM xuất bản năm 2007. Cuốn sách được viết bằng 2 ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) dày đến 845 trang và chia làm 4 phần. Trong đó, phần 1 và 2 giới thiệu tổng quan các địa phương trong VKTTĐPN và trình bày về kinh tế thương mại - dịch vụ ở Vùng. Đặc biệt, ở phần 1, cuốn sách đã trình bày khá rõ về quá trình phát triển thương mại - dịch vụ ở VKTTĐPN trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO. Bên cạnh đó còn vạch ra những triển vọng mới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào VKTTĐPN. Ngoài ra, còn có một số sách, đề tài khoa học tuy không trực tiếp nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế ở VKTTĐPN nhưng trong nội dung có đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến kinh tế Vùng. Những công trình thuộc loại này tiêu biểu có: - Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng Nam bộ thời kỳ 1991 - 2000, do Viện Kinh tế TP.HCM và Tổ nghiên cứu chiến lược kinh tế - xã hội vùng Nam Bộ phối hợp thực hiện, hoàn thành năm 1992. Nội dung đề tài bao gồm 6 nội dung chính: 1Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, trong đó đề cập chi 10 tiết đến từng khu vực kinh tế và có phân tích chi tiết đến từng tiểu vùng trong vùng Nam bộ; 2- Nêu khả năng và triển vọng phát triển vùng Nam bộ, trong phần này có đề cập đến từng lĩnh vực: dân số và lao động, đất, nguồn nước, tài nguyên thuỷ hải sản, các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch; 3- Khái quát bối cảnh trong nước và quốc tế, những khả năng tác động đến phát triển các mặt của vùng Nam bộ; 4- Quan điểm và mục tiêu phát triển vùng Nam bộ, trong đó có chú ý đến thế mạnh đặc trưng của từng tiểu vùng, của từng địa phương trong vùng; 5- Định hướng phát triển và cơ cấu kinh tế, về cơ cấu có tính đến các mặt cơ cấu kinh tế theo các khu vực kinh tế để xác định hướng phát triển chủ yếu của vùng Nam bộ, cơ cấu lãnh thổ theo từng tiểu vùng, đặc biệt là khu tam giác trung tâm, trong phần này có tính toán định hướng phát triển cho các ngành chính trong các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, cũng như các ngành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; 6- Từ quá trình phân tích đánh giá và định hướng phát triển nêu trên, đề tài đã đề xuất các chính sách và giải pháp lớn về các lĩnh vực: kinh tế, an ninh xã hội và ổn định chính trị, kinh tế đối ngoại, dân số - lao động và văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ và môi trường, đầu tư xây dựng cơ bản, tổ chức và chỉ đạo vùng. - Cuốn sách Kinh tế Việt Nam - giai đoạn kinh tế chuyển đổi do TS. Trần Du Lịch chủ biên. Thành viên tham gia có các nghiên cứu viên của Viện Kinh tế TP.HCM và giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM như TS. Lương Hữu Định, PGS.TS. Võ Thanh Thu… xuất bản năm 1996. Cuốn sách này nêu lên và phân tích một số vấn đề lớn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam, được chia thành 7 chương. Trong đó chương 2 có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án. Chương 2 cuốn sách bàn về vấn đề tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (trong đó có nói đến VKTTĐPN) mà trọng tâm của thay đổi cơ cấu kinh tế là chuyển dần từ khu vực I (nông nghiệp) sang khu vực II (công nghiệp) và khu vực III (dịch vụ). Theo các tác giả cuốn sách này, sự chuyển dịch cơ cấu không chỉ là sự chuyển 11 dịch GDP mà còn là sự chuyển dịch lao động - đây là một ý kiến rất hay và mới ở Việt Nam giai đoạn này. b. Viết về các vấn đề xã hội ở VKTTĐPN có những công trình khoa học tiêu biểu như: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện (Viện Khoa học xã hội Vùng Nam bộ) Đào tạo lao động cho khu công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do TS. Phú Văn Hẳn chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2006. Nội dung nghiên cứu của đề tài là đánh giá tổng quan thực trạng lao động ở VKTTĐPN; đánh giá thực trạng lao động đang làm việc tại các KCX, KCN ở VKTTĐPN; tìm hiểu nhu cầu lao động tại các KCX, KCN và vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo lao động. Phần cuối của đề tài có đưa ra các giải pháp cho công tác đào tạo và việc sử dụng lao động tại các KCX, KCN ở VKTTĐPN. Tuy nhiên, phần tổng quan thực trạng lao động ở VKTTĐPN trong đề tài còn quá sơ lược, điều tra tình hình lao động được đào tạo ở các KCN chỉ tập trung ở TP.HCM. Hơn nữa, số liệu lao động được cập nhật chỉ đến năm 2002. - Cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam những vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức, nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM xuất bản năm 2004. Cuốn sách tập hợp 49 bài nghiên cứu khoa học được chia làm 3 phần: phần 1 về kinh tế - xã hội, phần 2 về quản lý đô thị - môi trường và phần 3 là về văn hóa - giáo dục. Ưu điểm của cuốn kỷ yếu này là vì có nhiều nhà khoa học, nhiều giảng viên tham gia nên bàn rất rộng về các lĩnh vực về văn hóa xã hội ở VKTTĐPN. Tuy nhiên đó cũng chính là hạn chế của cuốn kỷ yếu này, lĩnh vực nào cũng chỉ nói sơ lược, không đi sâu tìm hiểu kỹ một vấn đề nào. Hơn nữa, hội thảo tổ chức vào năm 2004 nhưng ít có báo cáo khoa học nào cập nhật được số liệu kinh tế - xã hội đến năm 2004, chủ yếu dừng lại ở các số liệu năm 2000 và 2001. 12 - Dự án nghiên cứu cấp Bộ Điều tra bổ sung, tổng kết thực tiễn kinh tế - xã hội và đề xuất giải pháp phát triển hơn nữa vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam do GS.TS. Đỗ Hoài Nam làm chủ nhiệm, nghiệm thu tháng 2 năm 2008. Dự án đã phân tích quá trình tái cơ cấu kinh tế của VKTTĐPN trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực; Đánh giá thương mại và đầu tư phát triển tác động vào quá trình tái cơ cấu kinh tế của vùng; Điều tra và phân tích các vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó chú ý đến các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phân tích khả năng cung cấp nguồn nhân lực cao của TP.HCM cho VKTTĐPN. Ngoài ra, còn có một số bài viết và sách nghiên cứu về vấn đề xã hội của Vùng như: Tô Duy Hợp, “Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững, số 4 (13), tháng 12/2006; Nguyễn Hoàng Thụy, “Mấy suy nghĩ về đào tạo cung ứng nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, tạp chí Phát triển kinh tế, số 115/2000; Trương Thị Minh Sâm (chủ biên), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004… c. Nghiên cứu về về tiềm năng, nguồn lực và vai trò của VKTTĐPN có các công trình tiêu biểu: - Chuyên đề Một số vấn đề về tài nguyên môi trường trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc đề tài đặc biệt cấp Nhà nước “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” do GS. Nguyễn Sinh Huy làm chủ nhiệm, hoàn thành 3/1993. Chuyên đề đã nêu lên một số vấn đề về vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên nước, rừng, môi trường vật lý vùng nghiên cứu, tác động tới môi trường do hoạt động của con người ở ĐBKTTĐPN. Chuyên đề hoàn toàn đi sâu tìm hiểu về các vấn đề tự nhiên trên ĐBKTTĐPN, không đề cập đến các vấn đề kinh tế - xã hội. 13 - Chuyên đề Đặc điểm khí tượng, thuỷ - hải văn địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc đề tài đặc biệt cấp Nhà nước “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam”, chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Bình Dân, hoàn thành tháng 4 năm 1993. Chuyên đề đã phân tích sâu những đặc điểm khí tượng thuỷ hải văn trên đất liền và thềm lục địa của ĐBKTTĐPN và vùng phụ cận. Từng hiện tượng mưa, gió, không khí, bức xạ mặt trời, độ ẩm, áp suất khí quyển, địa hình, địa mạo, nhiệt độ, hải lưu, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng được chuyên đề phân tích kỹ để đưa ra những nhận xét đánh giá chính xác sự tác động của điều kiện tự nhiên sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đưa ra những định hướng phát triển ĐBKTTĐPN. Tuy nghiên cứu tìm hiều về tự nhiên, nhưng cái hay của chuyên đề này là đã kết nối những điều kiện tự nhiên đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên ĐBKTTĐPN. - Đề tài cấp Nhà nước Tài nguyên thuỷ hải sản, hiện trạng sản xuất và định hướng phát triển nghề cá trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam do Kỹ sư Trần Thanh Xuân chủ nhiệm, hoàn thành tháng 8 năm 1993. Đề tài đã trình bày về chất lượng môi trường nước, cơ sở thức ăn tự nhiên tại thuỷ vực nội địa; Đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên vùng biển Vũng Tàu Côn Đảo; Nguồn lợi cá biển, tôm biển và các đặc sản khác của ĐBKTTĐPN. Đồng thời, đề tài cũng đề ra định hướng phát triển nghề khai thác, nuôi, chế biến và bảo quản thuỷ sản ở ĐBKTTĐPN, đề nghị một số chính sách và các dự án đề nghị đầu tư. Cũng giống như các đề tài nghiên cứu cùng trong hệ thống đề tài đặc biệt cấp Nhà nước giai đoạn này, đề tài Tài nguyên thuỷ hải sản, hiện trạng sản xuất và định hướng phát triển nghề cá trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam cũng chỉ cung cấp các số liệu cũ, từ năm 1993 trở về trước và chỉ chuyên sâu vào lĩnh vực thủy hải sản. - Chuyên đề Những giá trị kinh tế và môi trường của các hệ sinh thái rừng trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc đề tài đặc biệt cấp Nhà nước “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam”, chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Duy Chuyên, nghiệm thu tháng 9 năm 1993. Chuyên đề đề 14 cập đến các đặc trưng cơ bản của các khu vực có rừng trong Vùng; sự phân bổ và giá trị của rừng như: rừng ngập mặn là lá phổi của thành phố và các đô thị ven biển vùng trọng điểm phía Nam, hệ sinh thái có tính đa dạng cao, nơi du lịch hoang dã hấp dẫn; hay “Rừng - Tôm” là thế mạnh của hệ sinh thái rừng ngập mặn; Rừng khộp “hành lang xanh” trên vùng đất của vùng Đông Nam bộ… Qua đó, chuyên đề cho thấy giá trị môi trường và giá trị kinh tế của rừng và của hệ động thực vật trong Vùng. - Tập tổng luận phân tích Tiềm năng và triển vọng của các Vùng kinh tế trọng điểm do Trung tâm Thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư biên soạn năm 1995. Tổng luận chia làm 4 phần, trong đó có một phần (phần thứ 3) là nói về VKTTĐPN. Ở phần này Tổng luận đã chỉ ra sơ bộ những tiềm năng và triển vọng phát triển VKTTĐPN như tiềm năng nhân lực, tiềm năng vốn đầu tư và thị trường quốc tế rộng lớn… Ngoài ra, trong phần 3 của Tổng luận còn đề cập quan điểm cơ bản, mục tiêu và phương hướng phát triển Vùng, trong đó đề cập nhiều đến phương hướng phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng. d. Viết về các vấn đề chính sách trong phát triển Vùng có: - Đề tài cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Các chính sách và cơ chế vận hành cho mục tiêu phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do TS. Trần Du Lịch chủ nhiệm, nghiệm thu tháng 7/1996. Nội dung của đề tài gồm 2 phần chính. Phần 1 giới thiệu tổng quan về vị trí, vai trò và mục tiêu phát triển; các tồn tại về mặt cơ chế chính sách trong phát triển VKTTĐPN. Phần 2 bao gồm các vấn đề liên quan đến chính sách và cơ chế chung của Chính phủ; thiết lập một số định chế vận hành và các biện pháp tổ chức thực hiện theo quy hoạch đối với các chính quyền địa phương. Các chính sách và định chế được nghiên cứu, phân tích, đề xuất trong đề tài này gồm ba bộ phận: 1- Các chính sách kinh tế tài chính và hệ thống pháp luật điều chỉnh sự vận động chung của nền kinh tế; 2- Các định chế thích hợp cần thiết lập để có thể vận hành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của VKTTĐ; 3- Các giải pháp mà các chính quyền địa phương thuộc VKTTĐ cần phải ưu tiên thực hiện 15 theo chức năng quản lý phát triển của mình. Đặc biệt, đề tài nghiên cứu đã nhấn mạnh đến 2 định chế và 2 chính sách cần ưu tiên giải quyết trước mắt ở VKTTĐPN: 1- Hai định chế: thiết lập cơ quan chỉ đạo phát triển vùng và thành lập một trung tâm nghiên cứu tư vấn phát triển vùng; 2- Hai chính sách: cho phép các chính quyền địa phương chủ động tạo vốn, trong đó có chính sách “đổi đất lấy hạ tầng” và ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước đối với các dự án đầu tư ở các vị trí thuận lợi, nhất là các KCN tập trung. - Sách Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam do GS.TS. Nguyễn Văn Nam và PGS.TS. Ngô Thắng Lợi đồng chủ biên, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông năm 2010. Trong cuốn sách này các tác giả đã tập trung nghiên cứu về tình trạng bất cập trong chính sách quản lý và phát triển của các VKTTĐ ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, trong cuốn sách này, các tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng tác động cũng như định hướng hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển bền vững các VKTTĐ ở Việt Nam. Bên cạnh các công trình nêu trên còn phải kể đến các bài viết phân tích về chính sách vùng như: Trần Văn - Đào Xuân Thưởng, Cơ chế chính sách nhằm tăng tốc và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Hà Nội, năm 2005; Viện Kinh tế TP.HCM, Một số chính sách động lực để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, công bố năm 2002… e. Các vấn đề còn tồn tại ở VKTTĐPN có một số bài nghiên cứu tiêu biểu như: - Nguyễn Trần Cầu, “Vấn đề quản lý môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững, số 1, tháng 3/2007; - Cao Minh Nghĩa, “Những tồn tại của sự phát triển và mối liên kết giữa các tỉnh, thành trong VKTTĐPN”, Nội san Kinh tế, Viện Kinh tế TP.HCM, số tháng 06/2004. 16 - Cũng tác giả Cao Minh Nghĩa còn có bài “Cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trong VKTTĐPN - thực trạng và biện pháp xử lý”, Nội san Kinh tế, Viện Kinh tế TP.HCM, số tháng 9/2008. f. Phần nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho phát triển VKTTĐPN có khá nhiều công trình, đề tài, hội thảo đề cập đến: - Cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học Các giải pháp khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam do Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp cùng Trường Cán bộ TP.HCM tổ chức 1/2003. Kỷ yếu tập trung nhiều bài viết của các cán bộ giảng dạy kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia TP.HCM. Nội dung chủ yếu của các bài nghiên cứu trong kỷ yếu này là về thực trạng, vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân ở VKTTĐPN. Trong đó, nổi bật nhất là những bài viết bàn về những đề xuất giải pháp cho kinh tế tư nhân trên địa bàn phát triển như bài “Tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân trên Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển” (của TS. Nguyễn Chí Hải), “Một số ý kiến về việc khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển trên Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” (của PGS.TS. Lâm Quang Huyên)... - Đề tài cấp thành phố Các giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các bộ ngành trung ương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch do ThS. Nguyễn Thiềng Đức chủ nhiệm, nghiệm thu tháng 6 năm 2004. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 2 chương. Ở chương 1 đề tài đã giới thiệu tổng quan về vị thế của TP.HCM và các tỉnh trong VKTTĐPN; thực trạng quy hoạch của TP.HCM và các tỉnh trong VKTTĐPN và thực trạng phối hợp giữa TP.HCM với các tỉnh VKTTĐPN và các Bộ ngành Trung ương. Chương 2 đề tài đã đề ra các giải pháp khả thi nhằm điều chỉnh và tăng cường sự phối hợp giữa TP.HCM với các tỉnh trong vùng và các Bộ ngành Trung ương như: thành lập cơ quan nghiên cứu - tư vấn, và phát 17 triển thành Uỷ ban điều phối Vùng; xây dựng các nguyên tắc chung về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; rà soát và điều chỉnh kịp thời quy hoạch của toàn Vùng; xây dựng các chính sách thực hiện quy hoạch đồng bộ; phân cấp quyền hạn, trách nhiệm cho địa phương và VKTTĐPN. - Đề tài cấp Bộ Nghiên cứu các giải pháp đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam từ năm 2001 - 2010 do ThS. Huỳnh Văn Giáp (Khoa Địa lý trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) làm chủ nhiệm, nghiệm thu tháng 3 năm 2006. Đề tài đã ghi nhận thực trạng phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐPN trong một giai đoạn ngắn (từ 1995 đến 2000), đề ra một số giải pháp để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội Vùng. Tuy nhiên, vì đề tài chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ địa lý kinh tế lại tìm hiểu thực trạng kinh tế của Vùng trong giai đoạn ngắn (1995 - 2000) nên rất ít các điều kiện và đặc thù của phát triển kinh tế - xã hội ở VKTTĐPN được trình bày. Hơn nữa, trong phần đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Vùng, đề tài cũng chỉ chú trọng đến các giải pháp thiên về địa lý như bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tổng hợp VKTTĐPN… - Kỷ yếu Hội thảo khoa học Những luận cứ khoa học và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển kinh tế bền vững Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập quốc tế do Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức tháng 12/2007. Kỷ yếu đã tập hợp được 32 báo cáo khoa học, phần lớn các báo cáo tập trung viết về những điểm còn bất cập trong phát triển kinh tế của VKTTĐPN; chỉ ra những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức cho việc phát triển kinh tề bền vững tại VKTTĐPN; đề xuất các giải pháp để kinh tế trong Vùng phát triển bền vững. - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Nghiên cứu giải pháp phát triển ngành công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng bền vững do ThS. Nguyễn Văn Quang chủ nhiệm, nghiệm thu tháng 4 năm 2008. Ngoài 18 việc xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững (chương 1), đề tài chú trọng phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp trong toàn Vùng từ 2000 - 2006 (chương 2); phân tích cơ chế phối hợp phát triển ngành công nghiệp và đề xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp VKTTĐPN theo hướng bền vững (chương 3). Ngoài ra ở chương 3 của đề tài còn phân tích ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp đến ô nhiễm môi trường của toàn Vùng. Qua thực trạng, đề tài đã đưa ra nhiều nhận xét xác thực về công nghiệp của Vùng như: Trong những năm qua ngành công nghiệp của toàn Vùng đã tăng trưởng khá cao và quá trình chuyển dịch nội bộ các ngành công nghiệp diễn ra theo hướng tăng mạnh tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến; Môi trường nước mặt của Vùng bị ô nhiễm trầm trọng do sản xuất công nghiệp gây ra đã ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân địa phương; Các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm trong Vùng đã không tuân thủ đúng Luật Môi trường Việt Nam hiện hành… Từ đó đề tài kết luận là ngành công nghiệp của VKTTĐPN phát triển không bền vững. Tuy nhiên, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về các ngành công nghiệp, nhất là các KCX, KCN trên địa bàn VKTTĐPN. Cái hay nhất của đề tài là đã cập nhật rất nhiều số liệu mới về tăng trưởng công nghiệp, mở rộng các KCN và ô nhiễm môi trường do công nghiệp VKTTĐPN gây ra. - Đề tài nghiên cứu cấp thành phố Những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình hợp tác kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do ThS. Cao Minh Nghĩa chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2008. Đề tài chia làm 3 chương. Ở chương 1 đề tài nêu lên cơ sở lý thuyết hình thành vùng kinh tế; phân tích tổng quan thực trạng kinh tế, cơ sở hạ tầng và môi trường VKTTĐPN giai đoạn 2000 - 2006. Chương 2, đề tài phân tích thực trạng mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa TP.HCM và các tỉnh VKTTĐPN cũng trong giai đoạn 2000 - 2006 trên 4 lĩnh vực chính (tăng trưởng kinh tế, phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường). Ở chương cuối, đề tài đã đưa ra những định 19 hướng nội dung hợp tác kinh tế giữa TP.HCM và các tỉnh trong Vùng giai đoạn sau 2006 và đưa ra 10 giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình hợp tác kinh tế vùng đạt hiệu quả. Tuy trong phần đầu của đề tài này có đề cập đến cơ sở lý luận và quá trình hình thành VKTTĐPN, nhưng còn rất sơ lược. Nội dung chính của đề tài là tập trung nghiên cứu tìm giải pháp cho hợp tác kinh tế giữa các địa phương trong Vùng với hạt nhân là TP.HCM. Hơn nữa, phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài cũng chỉ giới hạn ở giai đoạn sau, từ 2000 - 2006 nên không có cái nhìn bao quát về tình hình của Vùng giai đoạn trước đó. Qua phần trình bày lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài như trên cho thấy nổi lên hai vấn đề: - Thứ nhất, cho đến nay vẫn chưa có một luận văn, luận án, công trình khoa học nào nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội ở VKTTĐPN dưới góc độ khoa học lịch sử. - Thứ hai, cũng chưa có một công trình khoa học nào viết về quá trình phát triển, chuyển biến kinh tế - xã hội ở VKTTĐPN xuyên suốt thời gian và tổng thể không gian từ khi hình thành đến nay. Tuy nhiên, các trình nghiên cứu, đề tài khoa học… kể trên đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và tiếp cận các vấn đề cần tìm hiểu của luận án. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận án đã có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu những công trình nghiên cứu trước. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những chuyển biến kinh tế - xã hội trên địa bàn VKTTĐPN. Trong đó sẽ chú trọng nghiên cứu đến những chuyển biến kinh tế trong Vùng như: quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (bao gồm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần), tình hình phát triển các ngành kinh tế (bao gồm công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp, thương mại - dịch 20 vụ…). Từ đó luận án sẽ đi sâu phân tích đặc điểm của chuyển biến kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế cùng những nhân tố tác động đến sự tăng trưởng (cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu lực lượng lao động…). Bên cạnh đó, sự chuyển biến xã hội ở Vùng cũng là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. Sự chuyển biến xã hội quan tâm nghiên cứu ở đây bao gồm: chuyển biến dân số, dân cư, nguồn nhân lực; chênh lệch mức sống, chỉ số phát triển con người… và chúng được đặt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình chuyển biến kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở VKTTĐPN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án là từ khi hình thành nên ĐBKTTĐPN năm 1993, qua giai đoạn đổi tên thành VKTTĐPN (năm 1998) và kéo dài đến năm 2008. Chọn năm 2008 làm thời điểm kết thúc của phạm vi thời gian nghiên cứu là vì đây là cột mốc đánh dấu 15 năm phát triển từ khi ra đời ĐBKTTĐPN (1993 - 2008) và cũng là thời điểm tròn 10 năm hình thành và phát triển kể từ khi chính thức mang tên VKTTĐPN (1998 - 2008). - Phạm vi không gian: Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án chủ yếu tập trung vào 4 tỉnh, thành tham gia tạo nên ĐBKTTĐPN vào năm 1993 và cũng là 4 địa phương hạt nhân trong VKTTĐPN theo Quyết định 44/1998/QĐ-TTg năm 1998 của Chính phủ về quy hoạch Vùng là: TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương. Đây cũng chính là 4 tỉnh thành thường được các nhà quản lý và nghiên cứu gọi là Vùng kinh tế động lực hay Vùng tứ giác vàng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1998 - 2008, để có những đánh giá tương đối toàn diện hơn về Vùng, luận án cũng sẽ mở rộng không gian nghiên cứu ra các địa phương khác ở khu vực Đông Nam bộ vừa gia nhập vào VKTTĐPN là tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất