Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những cách tân về ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của tạ duy anh (lv00598)...

Tài liệu Những cách tân về ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của tạ duy anh (lv00598)

.PDF
133
651
72

Mô tả:

1 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Dù quan niệm “văn dĩ tải đạo” hay văn chương là “một loại hình trò chơi”, nhà văn trước hết vẫn phải là nghệ sĩ của ngôn từ. Thông qua ngôn từ, người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm để từ đó hiểu được tư tưởng tình cảm của nhà văn. Qua mỗi giai đoạn phát triển, tùy vào đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa, văn học có sự thay đổi về nội dung phản ánh. Sự thay đổi đó bao giờ cũng được thể hiện thông qua sự cách tân về mặt ngôn từ. Do đó nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật là công việc không thể thiếu khi chúng ta nghiên cứu một tác phẩm, tác giả, một trào lưu hay thời đại văn học. 1.2. Những cái mới của ngày hôm qua sẽ không còn mới với ngày hôm nay. Đó là quy luật của sự phát triển. Từ sau năm 1975, nhất là từ thời kì đổi mới đến nay, nền văn học Việt Nam có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc trên nhiều phương diện, đặc biệt ở phương diện văn xuôi nghệ thuật, nổi bật lên là mảng truyện ngắn và tiểu thuyết. Bên cạnh đó, sự đổi mới trong các quan niệm về hiện thực, về nhà văn và nghề viết, về con người của lực lượng những người cầm bút kéo theo những nỗ lực cách tân mạnh mẽ, đem lại một diện mạo mới cho văn học. Văn xuôi Việt Nam - đặc biệt là từ mốc 1986 được coi là một cuộc chuyển dòng mới mẻ, ngoạn mục của tiến trình văn học dân tộc. Ý thức đổi mới diễn ra trên nhiều lĩnh vực trong đó có ngôn ngữ. Tuy nhiên, ở thời kì đầu đổi mới ngôn ngữ vẫn chưa có cách tân đáng kể. Phải một thời gian sau đó, chất liệu của văn xuôi mới được làm mới có ý thức. Không còn quá băn khoăn về vấn đề “viết cái gì”, giờ đây câu hỏi lớn nhất của những người sáng tác là “viết như thế nào”. Ngôn ngữ từ chỗ là công cụ, phương tiện, chất liệu 2 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ đã “thật sự trở thành đối tượng miêu tả của văn chương. Bên cạnh sự công bố quan niệm nghệ thuật, nhiều nhà văn cũng trực tiếp đặt vấn đề cách tân ngôn ngữ” [25; 169]. 1.3. Tạ Duy Anh là gương mặt tiêu biểu của văn xuôi nước ta trong vài năm trở lại đây. Tên tuổi của ông lần đầu tiên được biết đến với truyện ngắn “Bước qua lời nguyền” – một truyện ngắn ghi danh nhà văn họ Tạ vào lớp người có công đầu trong sự nghiệp đổi mới văn học. Tác phẩm đã tạo được tiếng vang mạnh mẽ trên văn đàn, khiến nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến muốn dùng tên gọi của nó để nói về bước ngoặt của lịch sử văn học cuối thế kỷ XX: “dòng văn học bước qua lời nguyền”. Sau thành công khởi đầu, hành trình văn học của Tạ Duy Anh có những bước thăng trầm nhưng nhìn chung đó là một nỗ lực cách tân không mệt mỏi để khẳng định chính mình. Trong hai năm 1991 và 1992, Tạ Duy Anh cho ra mắt hai cuốn tiểu thuyết Khúc dạo đầu và Lão Khổ. Hoàng Ngọc Hiến đánh giá rất cao Lão Khổ nhưng dư luận tại thời điểm đó có lẽ do bị hút vào mấy tác phẩm được giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991 (Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Thân phận của tình yêu) nên không chú ý. Mười năm, Tạ Duy Anh chuyên tâm trên miền truyện ngắn và sáng tác cho thiếu nhi, rồi đột ngột trở lại với tiểu thuyết bằng tác phẩm Đi tìm nhân vật (2002). Đó là một cuốn tiểu thuyết gây sốc cho bạn đọc bởi những đột phá cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Nhưng vừa khai sinh, nó đã bị thu hồi, cấm lưu hành cho tới gần đây (2008) mới được cấp phép xuất bản trở lại. Năm 2004, Thiên thần sám hối trình làng và liên tục được tái bản với số lượng lớn, bốn lần tái bản trong không đầy một năm, gần 20.000 bản in. Chưa dừng lại ở đó, tháng 3/2008, một lần nữa bạn đọc biết tới ông với tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, cuốn sách gây xôn xao dư luận, bằng chứng là hàng loạt các ý kiến tranh luận về nó được đăng tải trên mạng cùng với một cuộc hội thảo diễn ra tại Viện văn học. Chừng ấy đủ để 3 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ khẳng định sự nỗ lực không ngừng và vị trí của Tạ Duy Anh trên văn đàn Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Tiếp cận sáng tác của Tạ Duy Anh, tác giả luận văn nhận thấy sự trăn trở và ý thức cách tân mãnh liệt của nhà văn thể hiện đậm nét trong cách chọn lựa và xây dựng hệ thống ngôn từ. Tác giả luôn viết với một ý thức tìm tòi, đổi mới. Ông quan niệm “sáng tác đồng nghĩa với việc tìm tòi và kĩ thuật viết là điều quan trọng, trừ những ai không định làm nhà văn chuyên nghiệp. Kĩ thuật, xét cho cùng là nỗ lực tạo ra hình thức và hiệu quả cho tác phẩm”. Viết là sự quyện hòa tất cả, kinh nghiệm, trải nghiệm, những lý thuyết đã được nghiền ngẫm đến mức không thấy sự hiện diện của nó nữa. Ngôn từ là tụ điểm phản ánh rõ lối đi riêng của Tạ Duy Anh trên hành trình làm mới thể loại tiểu thuyết nói chung, truyện ngắn nói riêng và khám phá, tái hiện những “ẩn mật bản ngã” trong chiều sâu tâm hồn con người. Những lý do trên đã gợi mở cho người viết bắt tay vào việc triển khai đề tài: “Những cách tân về ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác Tạ Duy Anh”. Người viết nhận thấy việc triển khai đề tài này có tầm quan trọng đặc biệt: một mặt, tìm hiểu những cách tân mới mẻ của Tạ Duy Anh trên góc độ ngôn ngữ thể loại; bên cạnh đó nhằm ghi nhận những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương đại. Mặt khác, những khó khăn và kết quả bước đầu trong quá trình thực hiện đề tài này sẽ là bài học quý báu cho tác giả luận văn khi tìm hiểu về văn xuôi đương đại nói chung và trong bước đường nghiên cứu khoa học sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tạ Duy Anh là nhà văn của thời kỳ mới, luôn nghiêm túc, tỉnh táo. Tác giả luôn viết với một ý thức đổi mới, một nỗ lực tìm tòi và sáng tạo. Bởi vậy, là một “hiện tượng văn học nổi bật”, văn chương Tạ Duy Anh không những được nhiều người tìm đọc mà còn gây men cho những cuộc tranh luận, 4 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ trao đổi rất nhiều chiều từ độc giả. Có người giật mình về những vấn đề nhân sinh nhân bản; có người rụt rè nhìn nhận lại lịch sử và ý nghĩa của nó; người lại khó chịu về một Tạ Duy Anh “gây gổ” và “hơi phá phách”, về những âm điệu cứng đanh của thứ ngôn ngữ dung tục, khô khốc nghiệt ngã và tàn nhẫn [56]; người băn khoăn giữa những cái cũ, mới không biết Tạ Duy Anh có đem đến một sự cách tân về thể loại? Hơn nữa, với tinh thần sáng tác có tính chất “mở” như hiện nay tất yếu sẽ có những ý kiến khen chê khác nhau. Trên cơ sở những hiểu biết ban đầu, chúng tôi sẽ cố gắng chọn lọc và tiếp thu những ý kiến được xem là xác đáng, sát hợp với những đóng góp của văn chương Tạ Duy Anh. 2.2. Ngôn từ trong sáng tác Tạ Duy Anh không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Khi nghiên cứu về nhà văn này, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến khía cạnh ngôn ngữ nói chung và ngôn từ nghệ thuật nói riêng. Những bài viết về Tạ Duy Anh được tìm thấy rải rác trên các tạp chí về văn học, nhiều hơn cả vẫn là những bài viết trên các website văn học. Tác giả Trần Thiện Khanh trong bài viết “Tạ Duy Anh và Giã biệt bóng tối”, đã đề cập đến những điểm độc đáo trong ngòi bút Tạ Duy Anh khi sử dụng ngôn ngữ để phản ánh hiện thực cũng như tạo dựng nhân vật: “Tạ Duy Anh có xu hướng đẩy con người, sự kiện đến tận cùng giới hạn của nó một cách ráo riết và lạnh lùng. Ông không chấp nhận một cuộc sống dễ dãi, trong đó con người đánh mất sự đề kháng cần thiết đối với cái xấu, cái ác và bóng tối. Đọc Tạ Duy Anh, ở nhiều đoạn mạch ta cảm thấy gai người. Ngòi bút Tạ Duy Anh không minh hoạ thô lậu thực tế, càng không vờn vẽ hiện thực một cách hời hợt, nhạt nhẽo. Mà luôn tỉnh táo trải nghiệm, thể nghiệm các hiện tượng phi lý, dị thường và tàn khốc của cuộc sống. Tạ Duy Anh mô tả hiện thực từ một ý thức khai vỡ những góc khuất, góc tối, từ chủ ý vươn tới cái đa dạng, đa chiều và từ tâm niệm “trả lại cho con người những thứ họ được trời 5 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ tặng”. Tạ Duy Anh nói về hiện thực thô nhám, bộn bề bằng một thứ ngôn ngữ đời thường nhất, tự nhiên nhất” [58]. Đánh giá của tác giả bài viết sẽ là gợi ý để người nghiên cứu tìm hiểu về các dạng thức sử dụng ngôn từ của nhà văn họ Tạ. Một số bài viết khác đưa ra nhận định chung hoặc tìm hiểu những nét độc đáo ở các phương diện khác nhau (từ ngữ, câu văn, đối thoại, độc thoại, giọng điệu ... ) trong từng tác phẩm cụ thể của Tạ Duy Anh như: Đoàn Ánh Dương với bài viết: “Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh” [15] đã nhận xét về tác phẩm Đi tìm nhân vật như sau: Đó là “một tiểu thuyết lạ, khác hẳn so với tiểu thuyết Việt Nam đương thời. Hấp dẫn nhưng khó đọc bởi lối viết mới lạ và mật độ dày đặc các biểu trưng làm nên tính đa nghĩa của tác phẩm”. Nhà phê bình Thụy Khuê từ hải ngoại cũng chào đón Đi tìm nhân vật bằng một bài viết công phu và sâu sắc với cái nhìn xuyên suốt qua các tác phẩm của Tạ Duy Anh để đi đến khái quát: “Đi tìm nhân vật đã đạt được lối viết đa âm trong tiểu thuyết. Tạ Duy Anh luôn lồng ghép mô hình đa chiều của nhiều tiểu thuyết, nhiều tác giả trong một tác giả, nhiều nhân vật trong một nhân vật và tự cho mình một giọng điệu rất hay, giọng điệu của một nhà văn như tìm đến sự tự do, tìm đến chân lý bằng cách chọc thủng bóng tối để tìm ra ánh sáng sự thật. Đây là nét riêng và cũng là nét đáng quý của nhà văn luôn dám nhìn thẳng vào sự thật xã hội” [61]. Cùng thời điểm với sự trở lại của Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối – Cuốn tiểu thuyết mới nhất của Tạ Duy Anh được công bố. Nếu sự đánh giá về Đi tìm nhân vật khá thống nhất thì cái nhìn đối với Giã biệt bóng tối lại rất đối lập, đa diện, đa chiều. Tập hợp các ý kiến đó tạo thành một diễn đàn đối thoại mở, được đăng tải trên các báo, tạp chí và qua mạng internet. 6 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ Cuốn tiểu thuyết là chủ đề cho cuộc tọa đàm diễn ra tại Viện văn học tháng 3/2008 với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu phê bình, đại diện của các báo, tạp chí, sinh viên của các trường đại học. Các ý kiến đánh giá rất phong phú, khen cũng nhiều mà chê cũng không hẳn ít. Hầu hết các ý kiến thiên về quan điểm đây là một cuốn tiểu thuyết đọc được, có nhiều nỗ lực cách tân nhưng chưa xứng với kỳ vọng mà họ đặt vào tác giả của Lão Khổ và Đi tìm nhân vật. Một số nhà phê bình, nghiên cứu xem thành công của Giã biệt bóng tối ở phương diện làm mới nghệ thuật tiểu thuyết. Bùi Việt Thắng xem Giã biệt bóng tối như một trò chơi ngôn từ trí tuệ [62]. Việt Hoài: “Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác” tác giả nhận định “nhà văn lại có cái giọng rất quyết liệt, nhiều hình dung từ và động từ mạnh, chõi nhau, lắm khi đọc xong tự nhiên người thở hắt ra” [63]. Đây là những nguồn tư liệu tham khảo quý giá để tác giả luận văn có thêm cơ sở triển khai đặc điểm ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm của Tạ Duy Anh. Gần đây, tác giả Phùng Gia Thế trong các bài viết về văn học đương đại đã có sự quan tâm đáng kể đến sáng tác Tạ Duy Anh. Đặc biệt, trong các bài “Có hay không dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986? ” [43], tác giả khẳng định: “Văn chương Tạ Duy Anh là nỗi khắc khoải đi tìm bản ngã, tìm một giá trị thực sự nhân bản trên cái đời sống đổ nát, điêu tàn, là sự loay hoay lý giải, hóa giải những nỗi đọa đày con người từ tiền kiếp”. Ý kiến này đã góp phần định hướng cho tác giả luận văn trong quá trình khảo sát ngôn từ nghệ thuật và sự hình thành phong cách của Tạ Duy Anh. Ngoài ra, tác giả luận văn còn tham khảo một số bài phỏng vấn, giới thiệu về nhà văn Tạ Duy Anh được đăng tải ở các website như: 7 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ “Tạ Duy Anh – cần phân biệt giữa sống để viết và viết để sống” [eVan.com]; “Tạ Duy Anh – Bất cứ sự buông thả nào cũng phải trả giá” [vnexpress.net] Những bài phỏng vấn này sẽ giúp cho chúng tôi có điều kiện nắm bắt một vài điểm cơ bản trong tư tưởng, quan niệm của nhà văn về văn chương cũng như quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người - những yếu tố sẽ chi phối đến phong cách ngôn ngữ của tác giả. 2.3. Cùng với các ý kiến đăng tải trên sách báo, đã bắt đầu có một số báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ lấy sáng tác của Tạ Duy Anh làm đối tượng nghiên cứu. Sinh viên Trần Thùy Trang với khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh từ “Lão Khổ” đến “Thiên thần sám hối” (2008) đã bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật và những đổi mới về phương thức và kĩ thuật trần thuật. Trong khóa luận tốt nghiệp “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh” [13], sinh viên Đào Thị Hiền đã khảo sát những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối ở nhiều phương diện trong đó có ngôn ngữ. Tác giả chỉ ra một số đặc trưng trong ngôn ngữ cũng như giọng điệu của tiểu thuyết ngắn, sự khiêu khích người đọc của ngôn ngữ và tính đối thoại của giọng điệu. Tác giả Nguyễn Thị Ninh với luận văn thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tạ Duy Anh” [28] đã xem xét tiểu thuyết Tạ Duy Anh trên khá nhiều phương diện: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. Người viết đã đưa ra được một số đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Tạ Duy Anh như: Sự kết hợp của hai tuyến ngôn ngữ có tính chất đối cực (ngôn ngữ bạo liệt thể hiện cái xấu, cái ác và ngôn ngữ trong trẻo thể hiện cái thiện cái đẹp); ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại mang tính đối thoại. Tuy nhiên phạm vi 8 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ nghiên cứu của tác giả chỉ bó hẹp trong bộ ba tiểu thuyết: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối và cũng chưa khai thác được hết những sáng tạo của Tạ Duy Anh trong việc sử dụng ngôn từ. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, hầu hết các tác giả đều nhận ra việc làm mới ngôn ngữ văn xuôi chính là thế mạnh, là đóng góp độc đáo của Tạ Duy Anh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những phát hiện riêng lẻ, nghiên cứu trong một phạm vi hẹp, chưa đưa ra được cái nhìn thực sự đầy đủ về đặc điểm ngôn từ của nhà văn này. Vì vậy, đề tài mà chúng tôi thực hiện không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả nào trước đó. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cùng với sự đánh giá, kiến giải của riêng mình, tác giả luận văn sẽ mạnh dạn triển khai luận văn với đề tài: “Những cách tân về ngôn từ trong sáng tác Tạ Duy Anh”. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là tìm tòi phát hiện những cách tân về ngôn từ trong sáng tác của Tạ Duy Anh; chỉ ra những thủ pháp tiêu biểu trong sáng tạo ngôn từ của Tạ Duy Anh, tất nhiên không tách rời với việc thể hiện, làm sáng tỏ giá trị nội dung các sáng tác đó. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về ngôn ngữ văn học nói chung và ngôn ngữ trong văn xuôi nói riêng, luận văn có nhiệm vụ chỉ ra những đặc điểm cơ bản về ngôn từ trong sáng tác của Tạ Duy Anh. 3.2.2. Luận văn đi sâu phát hiện những sáng tạo độc đáo về ngôn từ của nhà văn và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong việc hình thành phong cách của tác giả. 9 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu những cách tân về ngôn từ trong sáng tác Tạ Duy Anh, luận văn tập trung phân tích nhóm truyện ngắn và tiểu thuyết: Bước qua lời nguyền, NXB. Hội Nhà văn, 1990. Lão Khổ, NXB. Hội Nhà văn, 1992. Đi tìm nhân vật, NXB. Đà Nẵng, 2002. Thiên thần sám hối, NXB. Đà Nẵng, 2004. Giã biệt bóng tối, NXB. Hội Nhà văn, 2008. Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát thêm một số truyện ngắn và tiểu thuyết khác của Tạ Duy Anh: Ánh sáng nàng, Trò đùa của số phận, Bến thời gian, Gã và nàng, Bố cục hoàn hảo…và một số tác giả đương đại khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Thuận…để làm nổi bật nét đặc sắc của ngôn từ cũng như phong cách nghệ thuật Tạ Duy Anh giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá của luận văn thêm căn cứ khoa học. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống được dùng trong việc đặt ngôn từ nghệ thuật của Tạ Duy Anh trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông để thấy được sự độc đáo, khả năng riêng của nhà văn ở từng thể loại. Đồng thời thấy được những đổi mới, cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong việc sử dụng ngôn từ. 5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Đặt tác phẩm trong sự so sánh, đối chiếu với các tác phẩm cùng thể loại và với một vài tác giả khác nhằm khẳng định sự khác biệt, độc đáo, cá tính sáng tạo riêng của Tạ Duy Anh trong sáng tạo ngôn từ. 5.3. Phương pháp khảo sát, thống kê 10 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ Phương pháp được sử dụng nhằm đưa ra những chứng cứ cụ thể làm sáng tỏ và tạo sức thuyết phục cho các luận điểm. 5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đi sâu khám phá, tìm hiểu từng khía cạnh và khái quát, tổng hợp để khái quát những vấn đề của nội dung. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Trên cơ sở những kiến thức khái quát, luận văn phân tích những đặc điểm về ngôn ngữ văn học và ngôn từ nghệ thuật, dấu ấn thời đại và dấu ấn tác giả trong ngôn từ nghệ thuật; và ngôn từ nghệ thuật trong sự định hình phong cách nhà văn Tạ Duy Anh. 6.2. Phát hiện và phân tích đặc điểm ngôn từ nghệ thuật và các dạng thức sử dụng ngôn từ nghệ thuật của Tạ Duy Anh. Với những phát hiện này, luận văn khẳng định đóng góp của Tạ Duy Anh trong hành trình làm mới thể loại văn xuôi Việt Nam đương đại, đặc biệt là về mặt ngôn từ. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung chính của luận văn sẽ được triển khai trong các chương sau: Chương 1: Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật và vai trò của nó trong sự hình thành phong cách nhà văn Chương 2: Đặc điểm ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Chương 3: Các dạng thức sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Tạ Duy Anh. 11 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NHÀ VĂN 1.1. Ngôn ngữ văn học và ngôn từ nghệ thuật 1.1.1. Ngôn ngữ văn học Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt trong đời sống của con người. Theo “Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông”: “Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt bao gồm những dấu hiệu, kí hiệu được sử dụng với mục đích trao đổi hoặc truyền đạt thông tin. Trong nghệ thuật, mỗi chuyên ngành đều có ngôn ngữ riêng để diễn đạt loại hình nghệ thuật của mình” [2;116]. Trong văn học, ngôn ngữ mang những giá trị đặc biệt, vừa truyền tải dung lượng thông tin nhất định, vừa mang tính thẩm mĩ cao. Ngôn ngữ ở vị trí trung tâm của văn học thể hiện phông văn hoá, cá tính sáng tạo của nhà văn và xu thế ngôn ngữ chung của thời đại. Phân biệt ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ nói chung, “Từ điển thuật ngữ văn học” viết: “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của của tác phẩm văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các biên bản nhà nước, trên báo chí, trên đài phát thanh, trong văn học và khoa học” [4;183]. Ngôn ngữ văn học không vì thế mà từ bỏ cội nguồn tự nhiên của nó. Từ cội nguồn này, nhà văn đã lựa chọn, chắt lọc để tạo nên vốn ngôn ngữ của riêng mình. Giải thích về cội nguồn của ngôn ngữ văn học Từ điển thuật ngữ văn học nhận xét: “Ngôn ngữ văn học chính là dạng ngôn ngữ đời sống được lựa chọn đưa vào trong tác phẩm văn học. Cội nguồn của nó bắt đầu từ kho 12 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ ngôn ngữ của nhân dân. Ngôn ngữ nhân dân càng phong phú thì ngôn ngữ văn học càng tiếp thu và sáng tạo được nhiều hơn” [4;183]. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đặc biệt, gắn liền với các phẩm chất như: tính hình tượng, tính chính xác, tính hàm súc, ngôn ngữ văn học là hình thái ý nghĩa mang tính thẩm mĩ. Nằm trong tổ chức nội tại của văn học, ngôn ngữ trong văn học được phân hoá qua các thể loại của văn học. Mỗi thể loại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo: trữ tình là ngôn ngữ cách điệu, gợi cảm và giàu nhịp điệu; ngôn ngữ kịch gắn với đối thoại, gần với ngôn ngữ đời thường; ngôn ngữ trong tự sự lại gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ trần thuật. Bắt nguồn từ nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời. Ngôn ngữ văn học đã đem lại bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên nét khu biệt giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói chung. 1.1.1.1. Ngôn ngữ văn học trong tương quan với các loại hình nghệ thuật khác Mỗi bộ môn nghệ thuật có một chất liệu riêng, một ngôn ngữ riêng. Nếu như hội họa là nghệ thuật của đường nét, màu sắc, âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, tiết tấu, nhiếp ảnh là ánh sáng...., thì văn học không khác với bất kỳ hình thức nghệ thuật nào, ở chỗ nó cũng có ngôn ngữ riêng biệt. Đó là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ là vật liệu, là chất liệu, là tiếng nói của văn học. Vì thế mà M. Gorki – nhà văn Nga đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Và cũng vì thế mà nhà văn được mệnh danh là Nghệ sĩ của ngôn từ. Nếu tác phẩm văn học là tổng hoà của nhiều yếu tố thì ngôn ngữ chính là yếu tố căn cốt, yếu tố đầu tiên để kiến tạo nên tác phẩm văn học. Khác với các loại hình nghệ thuật như: hội họa, kiến trúc, điêu khắc, hình tượng nghệ thuật trong văn học được xây dựng bằng ngôn từ, vì thế không trực tiếp tác động vào thị giác, vào thính giác công chúng, mà bằng 13 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ một cách sâu xa ngôn ngữ tác động đến trí tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, lay động tâm hồn người đọc. Đó là tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ. Từ đây ngôn ngữ văn học có tính chất bắc cầu: ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc khai thác và khám phá của văn học. Ngôn ngữ giúp cho văn học mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh theo không gian, thời gian, giúp người đọc sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc, sống với chiều trôi chảy của thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Như thế chính ngôn ngữ văn học đã giúp người đọc mở rộng tầm hiểu biết của mình. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong thể hiện cá tính của nhà văn. Nó cũng là sự biểu hiện phong cách, tâm lý, quan điểm, lập trường, ý thức sáng tạo, tâm huyết của nhà văn gửi gắm trong đó. Trong đây có ngôn ngữ mực thước, nghiêm trang của người uyên thâm, tao nhã; có thứ ngôn ngữ chua xót, đau đớn, hoài nghi của người luôn trăn trở về thế thái nhân tình; có thứ ngôn ngữ bông đùa, hài hước của người tư duy trào lộng. Nhưng dù nói thế nào đi nữa một khi đã gắn với người nghệ sĩ thì ngôn ngữ cũng là thứ đã được ý thức sáng tạo một cách sâu sắc. Bởi vì “Người hạ bút làm thơ mà không am hiểu ngôn ngữ chẳng khác gì anh chàng mất trí lao xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi” [27; 71]. 1.1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ văn học Thực ra ngôn ngữ văn học cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ đời sống của toàn dân. Nhưng trước khi đi vào tác phẩm thành ngôn ngữ văn học, nó đã trải qua quá trình chọn lựa, sàng lọc, gọt rũa, tái tạo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Vì thế mà ngôn ngữ văn học vẫn có những đặc trưng riêng của nó. a. Tính chính xác 14 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ Có lẽ không ít người sẽ ngỡ ngàng khi được đề cập đến tính chính xác của ngôn ngữ văn học. Người ta vẫn nghĩ rằng tính chính xác là độc quyền của ngôn ngữ khoa học. “Văn chương tự cổ vô bằng cứ” thì làm sao nói đến tính xác trong một lĩnh vực vốn mơ hồ như thế. Tuy thế nhưng ngôn ngữ văn học vẫn có tính chính xác riêng của nó. Tính chính xác của ngôn ngữ văn học chính là ở chỗ: nó có khả năng diễn đạt chính xác những cái mơ hồ. Đời sống muôn màu, muôn vẻ, nghìn vạn dạng, có cả cái hữu hình, cả thứ vô hình, cả thứ bền vững lẫn thứ mong manh hư ảo, cả thứ trường tồn lẫn thứ chỉ thoảng qua…Đối tượng nào cũng đòi hỏi được nắm bắt và thể hiện. Ngôn ngữ văn học không chịu bó tay, bất lực trước những đòi hỏi càng ngày càng phức tạp ấy. Thậm chí, một trong những niềm say mê của ngôn ngữ văn học là đuổi bắt cái vô hình, mơ hồ, hư thoảng, những biến thái tinh vi mong manh. Khi Xuân Diệu tả: Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều Thì ta thấy những biến thái tinh vi của tự nhiên đã được diễn tả chính xác. Hiện ra trước mắt chúng ta một con đường tình với tất cả vẻ xinh xắn, duyên dáng của nó. Con đường “nhỏ nhỏ” chứ không phải là “nhỏ”, gió “xiêu xiêu” mà chưa hẳn đã “xiêu”. Những trạng thái động, đang vận động chứ không phải động thái đã xong, đã hoàn tất. Một con đường để ngỏ, đầy tình tứ mời mọc, khêu gợi những bước chân tình ái. Con đường đang dập dìu cùng gió, cành hoang đang lơi lả cùng nắng. Còn nắng thì là “nắng trở chiều”. Ta không biết nó cụ thể là thời điểm nào, nhưng nó diễn tả chính xác về thứ nắng không ngừng biến ảo. Nhìn vào màu nắng, người ta thấy cả sự di chuyển của buổi chiều, sự nhón gót của thời gian. Nó chính xác đến nỗi không có một chữ nào khác có thể thay thế. Như vậy, tính chính xác của ngôn ngữ văn học, 15 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ trước hết là nó giúp nhà nghệ sĩ tả đúng người, đúng cảnh, đúng tình, nghĩa là nó giúp nhà văn nắm bắt được cái thần thái của đối tượng. Trong quá trình sáng tạo, việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ đắc dụng cũng không hề đơn giản với người nghệ sĩ. b. Tính hình tượng Có lẽ, nói đến ngôn ngữ văn học, người ta hay nghĩ đến tính hình tượng của nó. Có thể nói trừu tượng là điều tối kị, là điểm chết của ngôn ngữ văn học. Đây có lẽ là một trong những điểm giúp nhà ngôn ngữ vạch ra cái ranh giới giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ khoa học. Về căn bản, tư duy của nhà khoa học là trừu tượng hóa, còn tư duy của người nghệ sĩ là hình tượng hóa. Mà loại tư duy kia đã hằn lên hai thứ ngôn ngữ tương ứng. Cũng không loại trừ việc xâm nhập, việc vay mượn ngôn ngữ để làm giàu lẫn nhau. Tuy nhiên, đó không phải là điều cơ bản. Một nhà khoa học, nhà triết học có thể nói: hai sự vật tồn tại trong cùng một môi trường có ảnh hưởng qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nhau. Đó là một chân lý được phát biểu bằng ngôn ngữ trừu tượng của nhà khoa học. Cũng sự thật ấy, quy luật ấy, văn học có thể nói giản dị hơn: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Mực, đèn, đen, sáng là những hình ảnh cụ thể người ta có thể cảm nhận được bằng trực quan. Đằng sau nó chứa đựng những ý tưởng sâu sắc. Tuy nhiên, hình tượng trong câu tục ngữ kia còn nghiêng về lối hình tượng minh họa, công cụ của suy lý. Khi Nguyễn Du viết: Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng thì đó là cả một bức tranh lộng lẫy, diễm ảo được vẽ bằng ngôn từ. Nó là màu sắc, là đường nét, là mây khói, là không gian, là cái bóng hư ảo của thời gian nữa… cứ như nó không phải là ngôn từ vậy. Ngôn từ đã hóa thân thành hình tượng, câu thơ đó trải ra thành một bức tranh, thi phẩm đã thăng hoa thành họa phẩm. Khai thác tính hình tượng, khả năng tạo hình của ngôn ngữ văn học, nhà văn đã xây dựng lên tác phẩm văn học như là một thế giới 16 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ sống động. Bước vào mỗi tác phẩm, người đọc bước vào thế giới của hình tượng, hình ảnh. Trước tất cả mọi điều, văn học lưu lại thành ấn tượng trong kí ức người đọc bao giờ cũng là những hình tượng, hình ảnh, ấy là một lẽ sống của ngôn ngữ văn học. c. Tính biểu cảm Nói cho cùng động lực của văn học lại là tình cảm. Mác coi nghệ thuật là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp. Đồng chí Lê Duẩn thì phát biểu cụ thể hơn: Nói nghệ thuật là nói quy luật riêng của tình cảm, thường thường triết học giải quyết về lí trí nghệ thuật xây dựng tình cảm. Điều đó cũng có nghĩa là cái đẹp sinh thành từ tình cảm. Tình cảm là ngọn nguồn, là sức sống, là linh hồn của cái đẹp. Cái đẹp trong nghệ thuật ngôn từ cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Chính điều này là cội rễ sâu xa quyết định đến đặc trưng vào loại hàng đầu của ngôn ngữ văn học: tính biểu cảm. Thiếu tính biểu cảm, người nghệ sĩ không thể phô bày được thế giới cảm xúc phong phú mãnh liệt của mình. Cũng như tính trừu tượng, tính vô cảm là chỗ chết của nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật. Ngôn ngữ văn học không thể nào chấp nhận được sự khách quan lạnh lùng, xơ cứng, vô cảm. Mỗi một lời nói bao giờ cũng phải được chất chứa đầy tình cảm. Mỗi một ngôn từ bao giờ cũng phải hàm chứa một sắc thái biểu cảm nào đó. Để tất cả hợp lại mới thành điệu tình cảm chung, điệu tâm hồn của tác phẩm. d. Tính hàm súc Nói đến ngôn từ văn học mà thiếu đi đặc trưng này thì có vẻ như ngôn ngữ ấy sẽ …phi văn học. Nói đến văn chương là nói đến tính hàm súc, cô đúc. Hàm súc hiểu nôm na là lời ít ý nhiều. Có lẽ vì thế mà hơn ở đâu hết, ngôn từ nghệ thuật cần được làm giàu nghĩa để nó thực sự là thứ ngôn từ đa nghĩa. Và cũng bởi thế, văn chương là lĩnh vực “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Đốtxtôiépxki khi cho rằng tài nghệ quan trọng nhất của nhà văn chính là biết 17 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ xóa bỏ, thì cũng là đề cập một cách gián tiếp đến tính hàm súc nghệ thuật. Điều này đòi hỏi nhà văn phải thực sự là nhà chỉ huy chữ nghĩa, biết điều binh khiển tướng. Càng hàm súc, sức công phá của ngôn từ càng lớn. e. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu tác phẩm. Theo góc nhìn của thi pháp văn học hiện đại thì ý nghĩa tác phẩm là một thuộc tính hàm ẩn, nó phải được khám phá qua nhiều lần cảm thụ. Cách tiếp cận theo lối ấn tượng chủ nghĩa không còn thuyết phục nữa. Do vậy, khi đọc tác phẩm phải nắm được ngữ cảnh, trong đó, ngữ cảnh đầu tiên là các quy tắc ngôn ngữ. Tiếp cận văn học từ góc độ ngôn ngữ giúp cho người đọc tránh được lối đọc thụ động, tránh được lối suy diễn tài tử được đâu trúng đó. Điều kiện để đến với tác phẩm bằng con đường chân chính là phải nắm được toàn bộ yếu tố tác phẩm, một cách trực diện là nắm được ngôn ngữ tác phẩm. Có như vậy mới là đối xử công bằng với tác phẩm văn học. Ngôn ngữ văn học là cầu nối tác phẩm với người đọc, giữa nhà văn và độc giả. Đọc có nghĩa là đồng sáng tạo cùng với nhà văn. Như vậy ngôn ngữ văn học là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi tiếp cận tác phẩm văn học. Giải thích văn học bằng ngôn ngữ đã và đang là một xu thế của của tiếp nhận văn học hôm nay. Văn học chân chính là văn học sử dụng hệ ngôn ngữ có ý thức. 1.1.2. Ngôn từ nghệ thuật Ở đây cần phân biệt các ý nghĩa như sau. Khi nói tới nghệ thuật ngôn từ là nhấn mạnh toàn bộ khả năng, đặc điểm của một “kênh” liên hệ mà văn học sử dụng, phân biệt với “kênh” điện ảnh, âm nhạc… Khi nói tới ngôn từ nghệ thuật là muốn nói tới toàn bộ các đặc điểm của văn bản nghệ thuật của tác phẩm văn học như là một chỉnh thể toàn vẹn, sinh động. 1.1.2.1. Ngôn từ nghệ thuật là một loại hình ngôn từ mang tính đặc thù 18 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ Văn học là nghệ thuật ngôn từ, một hiện tượng đặc biệt lấy ngôn ngữ hệ thống kí hiệu cơ bản nhất làm phương tiện để sáng tạo hình tượng nhằm tác động vào tình cảm, trí tuệ, sức tưởng tượng của con người. Khi trở thành hình thức của văn học, ngôn từ là một hiện tượng nghệ thuật, một loại hình ngôn từ. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật là một vấn đề khoa học nghiêm túc mãi đến đầu thế kỉ XX mới được đặt ra. Hơn một thế kỉ nghiên cứu, tuy vẫn còn một số điều bí ẩn còn chờ đợi khám phá, song nhiều vấn đề cơ bản của ngôn từ nghệ thuật đã được làm sáng tỏ. a. Ngôn từ nghệ thuật với ngôn từ khoa học Phân biệt ngôn từ nghệ thuật vói ngôn từ khoa học là bước đầu tiên để nhận ra tính đặc thù của văn học, bởi văn học và khoa học đều là hai lĩnh vực nhận thức và sáng tạo quan trọng của con người. Ngôn từ khoa học là ngôn từ được dùng trong lĩnh vực khoa học như cách diễn đạt trong các sách báo khoa học, trong sách giáo khoa, trong các công trình nghiên cứu. Ngôn từ khoa học xây dựng và sử dụng các thuật ngữ thể hiện các khái niệm khoa học, cho nên nó phải có tính chính xác. Văn bản khoa học là kết quả của tư duy lôgic, nó không thuyết phục bằng tình cảm mà thuyết phục bằng luận cứ, lí trí, cho nên ngôn từ khoa học phải có tính lôgic chặt chẽ. Trong cách diễn đạt, nó đòi hỏi không được tạo ra sự sai lệch giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt. Trong khi đó ngôn từ nghệ thuật mang tính đa nghĩa. Ngôn từ khoa học không gắn với các đặc điểm riêng của cá nhân như tiểu sử, cá tính, bởi vì việc sử dụng thuật ngữ, các cách diễn đạt trung tính khách quan đã làm rơi rụng các yếu tố ấy. Đôi khi nhà khoa học cũng vận dụng hình ảnh trong diễn đạt, nhưng đó là hình ảnh có giá trị thuyết minh hơn là giá trị biểu hiện. Các đặc điểm ấy được các nhà ngữ học khái quát trong khái niệm phong cách khoa học. Tư duy khoa học yêu cầu tính xác thực và tính có lí do đầy đủ, nên lô gic trong khoa học là lô gic được chứng minh. Tư 19 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ duy nghệ thuật trái lại yêu cầu tính biểu cảm, tính tiêu biểu. Bởi vậy, ngôn từ nghệ thuật dường như chấp nhận cả tính mâu thuẫn và yếu tố phi lô gic do sự sáng tạo chủ quan của tác giả. Nói chung sự phân biệt ngôn từ nghệ thuật với ngôn từ khoa học là tương đối đơn giản. Phân biệt ngôn từ nghệ thuật với ngôn từ thực dụng hàng ngày khó hơn. Bởi vì, bề ngoài, trừ thơ ca, ngôn từ văn xuôi chẳng khác mấy so với lời hội thoại, kể chuyện hằng ngày, lời ngôn luận trên báo chí. Nhưng ở đây lại có sự khác biệt sâu sắc đòi hỏi sự phân tích thấu đáo. b. Ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ thông dụng Ngôn từ thông dụng chính là ngôn ngữ tự nhiên, vốn có của đời sống, được mọi người sử dụng trong giao tiếp. Nó tuân theo chuẩn mực ngôn ngữ chung và cũng phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể. Con nói với mẹ, cháu nói với bà, cấp dưới nói với cấp trên đều phải phù hợp với ngữ pháp và các quy tắc hội thoại thông thường. Các nhà phong cách học đưa ra các khái niệm và phân biệt các phong cách ngôn ngữ như phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ hành chính, công vụ, phong cách ngôn ngữ chính luận… Ở đây chúng tôi gộp các phong cách ấy trong khái niệm ngôn từ thông dụng. Ngôn từ thông dụng cũng có các tính chất chung của ngôn ngữ như tính chính xác, tính hình tượng, tính biểu cảm. Tuy nhiên những tính chất này chỉ xuất hiện nhất thời không giống ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Ngôn từ thông dụng nghiêng về ý nghĩa ngoại chỉ, chỉ ra các sự vật ngoài nó. Khi nhận được thông tin về sự vật được thông báo rồi, nói chung người ta không cần nhớ đến ngôn từ nữa. Ngôn từ thông dụng thường thay đổi nhiều cách diễn đạt để nói một ý, thường không tìm một cách diễn đạt cố định nào (trừ thành ngữ, tục ngữ). Do đó nó thuần túy chỉ là phương tiện giao tiếp. Còn ngôn từ nghệ thuật là ngôn 20 §oµn ThÞ T©m – LuËn v¨n Th¹c sÜ từ nói trong thế giới hư cấu, trong tưởng tượng, nói chung không nhằm nói tới sự vật có thật, mặc dù nó biểu hiện sự thật đời sống bằng khái quát. Ngôn từ đó có tính nội chỉ rất cao. Nó được lựa chọn, trau chuốt. c. Ngôn từ nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn Mỗi lĩnh vực đời sống sử dụng ngôn từ theo một mục đích và tính chất khác nhau. Nếu ngôn từ khoa học được dùng trong lĩnh vực khoa học, ngôn từ thực dụng được dùng trong sinh hoạt để giao tiếp hàng ngày thì ngôn từ nghệ thuật được dùng trong giao tiếp nghệ thuật. Ngôn từ nghệ thuật là ngôn từ được dùng trong các tác phẩm văn học, do nhà văn sáng tạo ra trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên để thực hiện các nhiệm vụ nghệ thuật đã định sẵn. Chức năng của ngôn từ nghệ thuật là sáng tạo ra thực tại nghệ thuật, sáng tạo ra khách thể thẩm mĩ bằng trí tưởng tượng, đồng thời sáng tạo ra bản thân các hình tượng ngôn từ, các biểu trưng nghệ thuật, các hình thức lời văn… Ngôn từ nghệ thuật là một phương diện quan trọng thể hiện sự sáng tạo của nhà văn. Từ ngôn ngữ có sẵn trong tự nhiên, nhà văn tái tạo nó theo các phương thức tu từ để xây dựng hình tượng và biểu đạt tư tưởng. Ngôn từ thục dụng như một thứ quặng còn nhiều tạp chất thô, nhà văn chọn lấy những gì tinh túy nhất, loại bỏ những từ không cần thiết và chỉ giữ lại tính chất giàu sức biểu hiện để cấu tạo nên tác phẩm. Chỉ trong thế giới nghệ thuật và văn cảnh cụ thể của tác phẩm văn học, ngôn từ nghệ thuật mới có những ý nghĩa đặc thù khác hẳn với ngôn từ thực dụng hàng ngày. Mặc dù bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ tự nhiên phong phú, nhưng ngôn từ nghệ thuật vẫn là một loại hình ngôn từ có những đặc điểm riêng. Ngoài các đặc điểm nêu trên như tính chọn lọc, trau chuốt, tính hàm súc, tính hình tượng thì đặc điểm cơ bản nhất của ngôn từ nghệ thuật là nghiêng về tính nội chỉ, chỉ ra các hình tượng và ý nghĩa trong trí tưởng tượng do nhà văn gợi lên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan