Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Những biến đổi về tổ chức xã hội của cộng đồng người kơho trong tiến trình đô th...

Tài liệu Những biến đổi về tổ chức xã hội của cộng đồng người kơho trong tiến trình đô thị hóa ở thị trấn lạc dương tỉnh lâm đồng

.PDF
209
625
135

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH CHIẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI KƠHO TRONG TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN LẠC DƢƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - năm 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH CHIẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI KƠHO TRONG TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN LẠC DƢƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MINH HÕA HÀ NỘI - năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, xuất phát từ ý tƣởng và nhận định của tôi, không sao chép từ công trình nghiên cứu khác. Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là trung thực, chính xác, tôi là ngƣời trực tiếp xây dựng bảng hỏi và thực hiện phỏng vấn sâu. Các ý kiến khoa học nêu trong luận án đƣợc tác giả kế thừa và trích nguồn theo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án NCS. Lê Minh Chiến LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Minh Hòa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý cho luận án của tôi đƣợc hoàn thành. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Khoa Xã hội học, phòng Quản lý Đào tạo đã làm việc đầy trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Đà Lạt, nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin đƣợc cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học tham gia Hội đồng chấm các chuyên đề trong quá trình học tập; các chuyên gia xã hội học của Viện Xã hội học, các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (Viện nghiên cứu gia đình và giới, viện nghiên cứu và hổ trợ phát triển…), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã có những chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hƣớng để công trình nghiên cứu của tôi đƣợc hoàn thiện. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả Lê Minh Chiến MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................... 11 1.1. Những nghiên cứu về đô thị hóa ................................................................................... 12 1.2. Nghiên cứu về hiện đại hóa .......................................................................................... 17 1.3. Nghiên cứu về biến đổi xã hội ...................................................................................... 19 1.4. Những nghiên cứu về biến đổi xã hội ở Tây Nguyên, Tp. Đà Lạt và cộng đồng ngƣời Kơho .......................................................................................................................... 22 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 34 2.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài.............................................................................................. 34 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài luận án ................................................................................. 54 CHƢƠNG 3. BIẾN ĐỔI VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI KƠHO Ở THỊ TRẤN LẠC DƢƠNG .................................................................................. 64 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu, những đặc trƣng cơ bản của tộc ngƣời và môi trƣờng cƣ trú ........................................................................................................................ 64 3.2. Tổ chức xã hội của tộc ngƣời Kơho.............................................................................. 75 3.3. Dòng họ, gia đình và hôn nhân ..................................................................................... 87 3.4. Biến đổi về luật tục . ..………………………………………………………………106 CHƢƠNG 4. ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI ......................................................................... 116 4.1. Biến đổi về tổ chức đời sống kinh tế .......................................................................... 116 4.2. Sự biến đổi về thể chế xã hội trong cộng đồng ........................................................... 124 4.3. Xu hƣớng biến đổi của đời sống xã hội ...................................................................... 127 4.4. Biến đổi về đời sống văn hóa của ngƣời Kơho ........................................................... 134 4.5. Tín ngƣỡng và tôn giáo ............................................................................................... 136 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 147 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 154 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐXH CCXH CĐ CNH ĐTH Km KT-XH HĐH Nxb. PGS.TS STT Tcxh TCXH ThS. TK Tr. Tp. TS. UBND Biến đổi xã hội Cơ cấu xã hội Cộng đồng Công nghiệp hóa Đô thị hóa Ki-lô-mét Kinh tế - Xã hội Hiện đại hóa Nhà xuất bản Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Số thứ tự Thiết chế xã hội Tổ chức xã hội Thạc sĩ Thế kỷ Trang Thành phố Tiến sĩ Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 3.1. Số lƣợng ngƣời Kơho và ngƣời kinh tại thị trấn Lạc Dƣơng hiện nay .............. 79 Bảng 3.2. Cảm nhận về thời gian ngƣời Kinh đến sinh sống tại địa bàn ............................ 80 Bảng 3.3. Ngƣời có uy tín nhất trong cộng đồng ngƣời Kơho hiện nay ............................. 84 Bảng 3.4. Tầm quan trọng của dòng họ đối với ngƣời Kơho ............................................. 88 Bảng 3.5. Hỗ trợ giải quyết mâu thuẫn/xung đột vợ - chồng ............................................. 89 Bảng 3.6. Hỗ trợ giải quyết xung đột anh em trong dòng họ ............................................. 90 Bảng 3.7. Vai trò của dòng họ trong cộng đồng ................................................................. 91 Bảng 3.8. Đánh giá về dòng họ ........................................................................................... 93 Bảng 3.9. Đánh giá về các mặt của dòng họ ngƣời Kơho .................................................. 93 Bảng 3.10. Sự phân biệt dòng họ của ngƣời Kơho tại thị trấn Lạc Dƣơng ........................ 94 Bảng 3.11. Số thế hệ trong gia đình ngƣời Kơho ............................................................... 97 Bảng 3.12. Số ngƣời trong gia đình ngƣời Kơho ................................................................ 97 Bảng 3.13. Quyền quyết định trong gia đình ngƣời Kơho trƣớc đây và hiện nay .............. 99 Bảng 3.14. Tổ chức lễ cƣới của ngƣời Kơho .................................................................... 105 Bảng 3.15. Xung đột và hòa giải cộng đồng của ngƣời Kơho ............................................ 111 Bảng 4.1. Nghề nghiệp của đồng bào Kơho ..................................................................... 117 Bảng 4.2. Thay đổi công việc của ngƣời Kơho ................................................................ 119 Bảng 4.3. Thay đổi về thu nhập của ngƣời Kơho ............................................................. 119 Bảng 4.4. Mức sống gia đình trong cộng đồng ngƣời Kơho ............................................ 120 Bảng 4.5. Nhà của đồng bào ngƣời Kơho hiện nay .......................................................... 121 Bảng 4.6. Xung đột và hòa giải cộng đồng của ngƣời Kơho .............................................. 130 Bảng 4.7. Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai tại thị trấn Lạc Dƣơng ................... 131 Bảng 4.8. Mức độ và hình thức xung đột đất đai tại thị trấn Lạc Dƣơng hiện nay .......... 131 Bảng 4.9. Tình hình giáo dục ở thị trấn ............................................................................ 132 Bảng 4.10. Thờ cúng trong nhà của ngƣời Kơho hiện nay ............................................... 137 Bảng 4.11. Tôn giáo của ngƣời Kơho tại thị trấn Lạc Dƣơng .......................................... 138 Bảng 4.12. Thực hành nghi lễ tôn giáo của ngƣời Kơho .................................................. 139 Bảng 4.13. Lợi ích của tôn giáo đối với ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng .................... 140 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Vai trò già làng trong cộng đồng ngƣời Kơho ..................................................... 84 Hộp 3.2. Phỏng vấn sâu về luật tục................................................................................... 109 Hộp 4.1. Phỏng vấn sâu về biến đổi văn hóa .................................................................... 135 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc cùng sinh sống với nhau trong suốt tiến trình của lịch sử từ xa xƣa đến ngày hôm nay. Các dân tộc ít ngƣời chủ yếu sống ở những địa bàn vùng núi cao, cƣ trú xen kẽ nhau (ngoại trừ các đô thị lớn) trải dài về mặt địa lý từ Bắc đến Nam. Địa bàn cƣ trú của các tộc ngƣời thiểu số thƣờng có vị trí chiến lƣợc vô cùng quan trọng về an ninh - kinh tế - chính trị và môi trƣờng; các tộc ngƣời này cùng với ngƣời Kinh đã góp phần xây dựng nên quốc gia - dân tộc thống nhất có lịch sử hàng nghìn năm, do vậy họ có nhiều điểm chung cùng chia sẻ về kinh tế - văn hoá, xã hội. Mặt khác, mỗi tộc ngƣời có sắc thái văn hóa riêng, tạo nên tính đa dạng phong phú về văn hóa vật chất - tinh thần trong một nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “Nƣớc ta là một nƣớc thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nƣớc Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Các dân tộc anh em trong nƣớc ta gắn bó ruột thịt với nhau trên một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đời cùng nhau lao động và đấu tranh để xây dựng tổ quốc tƣơi đẹp” [39, tr.587]. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, chủ trƣơng đƣờng lối xuyên suốt trong chính sách của Việt Nam là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì sự nghiệp dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đặc biệt, với các cộng đồng dân tộc thiểu số còn gắn với vấn đề xóa nghèo đói, bình đẳng dân tộc, đoàn kết và phát triển hài hòa giữa các tộc ngƣời, giữa miền xuôi và miền ngƣợc là vấn đề có ý nghĩa khoa học, lý luận chính trị - xã hội sâu sắc. Trong báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 12 có chỉ rõ nhiệm vụ phải khắc phục tình trạng “Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hƣởng thụ văn hoá giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm đƣợc rút ngắn”. 1 Ngƣời Kơho sinh sống rải rác ở các tỉnh nhƣ Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh trong đó, hơn 90% tập trung ở Lâm Đồng, là một trong bốn dân tộc có dân số đông nhất trong 14 dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên và là “một hợp phần của văn hóa Tây Nguyên” nằm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhƣng trong khoảng 30 năm trở lại đây, cộng đồng ngƣời Kơho đã có rất nhiều sự thay đổi về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, cũng nhƣ về các phong tục tập quán. Một trong số những biến đổi mạnh mẽ đó là sự biến đổi trong tổ chức xã hội. Tổ chức của một cộng đồng cho dù là chính thức hay phi chính thức thì sự thay đổi của nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ đời sống xã hội của một cộng đồng ngƣời nói chung và của một nhóm xã hội nói riêng. Có thể nói, tổ chức xã hội chính là phần “cứng”, là bộ “khung ” của một xã hội. Nói nhƣ nhà xã hội học Donald Light trong cuốn giáo trình kinh điển “Sociology” thì “bất luận trong trƣờng hợp nào thì bạn và cuộc sống của bạn luôn là thành viên của một nhóm và một tổ chức xã hội” [20, tr.201]. Chính nhờ có hệ thống tổ chức xã hội mà nhờ đó “một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó để đạt đƣợc mục đích nhất định” [21, tr.161]. Do vậy, việc nghiên cứu những biến đổi trong tổ chức xã hội của ngƣời Kơho là hết sức cần thiết, đặc biệt là sự biến đổi tổ chức từ xã hội truyền thống sang xã hội có cấp độ phát triển cao hơn diễn ra trong tổ chức gia đình, tự quản cộng đồng, tổ chức sản xuất và trong tổ chức sinh hoạt văn hoá, xã hội. Một trong số các nhân tố tác động đến sự biến đổi xã hội, có biến đổi về tổ chức xã hội của ngƣời Kơho phải kể đến là quá trình công nghiệp hoá - đô thị hoá đang đƣợc tiến hành mạnh mẽ không chỉ trên phạm vi cả nƣớc mà còn ở cả tỉnh Lâm Đồng nơi mà đông đảo ngƣời Kơho cƣ trú. Những nguyên nhân tác động đến biến đổi xã hội có thể kể đến các nhân tố nhƣ: Công nghệ - kỹ thuật, dân số, môi trƣờng, truyền thông, thể chế chính trị [7, tr.175-186], nhƣng càng ngày ngƣời ta càng nhận ra rằng đô thị hoá trong những năm cuối TK XX và vào TK XXI là một nhân tố mang tính tổng hợp tác động một cách toàn diện đến sự biến đổi từ một xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp, đô thị hiện đại. Bản thân đô 2 thị hoá chứa đựng trong nó các tác nhân kỹ thuật, kinh tế - xã hội dẫn đến biến đổi xã hội. Về điều này đã đƣợc rất nhiều các nhà khoa học đề cập đến: “Cuộc cách mạng công nghiệp - đô thị đã làm thay đổi bản chất của các cộng đồng địa phƣơng và các thể chế. Đi kèm theo đó là sự thay đổi về chính trị,… đặc biệt đến cơ cấu, và chức năng” [59, tr.33]. Với những lý do trên, đề tài Luận án “Những biến đổi về tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho trong tiến trình đô thị hóa ở thị trấn Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng” là một đề tài quan trọng và có tính thời sự. Mặt khác, sự biến đổi tổ chức xã hội và các lĩnh vực đời sống xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho hiện nay đang tiếp tục thu hút các nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu, khảo sát làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu các cộng đồng thiểu số khác trên vùng đất Tây Nguyên để qua đó phác họa ra bức tranh chung về các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết và làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài và khái quát quá trình biến đổi xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho trong lịch sử; đề tài tập trung phân tích, làm rõ thực trạng sự biến đổi tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho trên địa bàn thị trấn Lạc Dƣơng, huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh quá trình đô thị hóa; những ảnh hƣởng của sự biến đổi tổ chức đến các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan về cộng đồng ngƣời Kơho ở Tây Nguyên nói chung và ở Lạc Dƣơng, Lâm Đồng nói riêng; - Sƣu tầm, kế thừa, nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, lý thuyết và làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu; - Phân tích, mô tả quá trình biến đổi tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho từ khi thị trấn Lạc Dƣơng đƣợc hình thành đến nay; 3 - Mô tả, phân tích các số liệu điều tra, làm rõ thực trạng về những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng ngƣời Kơho hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Biến đổi tổ chức xã hội; Tác động của đô thị hóa đến đời sống kinh tế-xã hộivăn hóa cộng đồng. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đƣợc làm rõ nhƣ sau: - Thứ nhất, nghiên cứu, xem xét cấu trúc, chức năng cơ bản của tổ chức xã hội truyền thống; - Thứ hai, sự biến đổi về tổ chức xã hội từ truyền thống sang hiện đại và sự đan xen thể chế xã hội chính thức với phi chính thức; - Thứ ba, làm rõ những ảnh hƣởng của nhân tố khách quan, chủ quan trong tiến trình đô thị hóa. - Thứ tƣ, ảnh hƣởng của biến đổi tổ chức xã hội lên các mặt kinh tế, văn hóa xã hội đến cộng đồng ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của đề tài luận án là nhóm cƣ dân ngƣời Kơho gốc Tây Nguyên tại thị trấn Lạc Dƣơng. Đề tài tập trung điều tra, khảo sát, nghiên cứu cộng đồng ngƣời Kơho tại thị trấn Lạc Dƣơng là nơi có tốc độ đô thị hóa và chịu ảnh hƣởng lớn của các đô thị lớn lân cận, nhất là thành phố Đà Lạt. Phạm vi nghiên cứu: Biến đổi tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho là một quá trình liên tục, diễn ra trong các thời kỳ lịch sử với những đặc điểm và kết quả khác nhau. Sau hơn 30 năm (tính từ 1986 khi Tp. Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng bắt đầu đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá), cộng đồng ngƣời Kơho đã có những biến đổi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khác nhau, nhƣng trong luận án này chỉ tập trung vào những biến đổi chính yếu nhất và nổi trội nhất là tổ chức xã hội bao gồm: Tổ chức buôn làng, tổ chức dòng họ; gia đình và hôn nhân; hệ thống quản lý xã hội và các định chế, luật tục truyền thống và những thay đổi của nó khi hội nhập vào xã hội mới nhất là khi có 4 đô thị hóa thâm nhập (năm 2004). Ngoài ra, xem xét ảnh hƣởng của yếu tố đô thị hóa đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội đối với cƣ dân bản địa. Đề tài nghiên cứu tại thị trấn Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến nay - kể từ khi chính thức thành lập thị trấn Lạc Dƣơng, tức là khi có sự chuyển đổi từ xã hội nông thôn - nông nghiệp cổ truyền sang xã hội đô thị thị dân hiện đại với tốc độ khá nhanh. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: - Tổ chức xã hội truyền thống của ngƣời Kơho bao gồm những thành tố nào? Và tổ chức xã hội của ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng biến đổi nhƣ thế nào trong những thập niên vừa qua? - Ảnh hƣởng của tổ chức xã hội lên đời sống cƣ dân Kơho khi tham gia đời sống thị dân nhƣ thế nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Các thành tố của tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng đã và đang có sự thay đổi theo hƣớng hiện đại hóa, đô thị hóa và trong quá trình phát triển, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại mối tƣơng tác giữa các thể chế chính thức và phi chính thức, trong đó thể chính thức đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức xã hội. - Biến đổi của tổ chức xã hội có ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, tôn giáo tín ngƣỡng. 4.3. Phƣơng pháp luận Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử), tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc ta về dân tộc, phát triển con ngƣời, cộng đồng và xã hội. 5 Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phƣơng pháp luận của khoa học chuyên ngành xã hội học đó là cách tiếp cận biến đổi xã hội; tổ chức xã hội; đô thị hóa và cách tiếp cận thể chế xã hội: Thể chế chính thức và thể chế phi chính thức trong nghiên cứu tổ chức xã hội. 4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài phối hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: Một là, phƣơng pháp phân tích tài liệu: Với cách tiếp cận liên ngành, đề tài sử dụng nhiều nguồn tƣ liệu trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau về những vấn đề liên quan đến biến đổi xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho. Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để phân tích, sử dụng các kết quả nghiên cứu về nhân học, lịch sử, văn hóa, lối sống của ngƣời Kơho để vận dụng trong nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt, việc phân tích các nguồn tài liệu nói trên còn đƣợc sử dụng trong so sánh với nguồn tƣ liệu điều tra, khảo sát thực tế của đề tài, để làm rõ sự biến đổi xã hội của cộng đồng. Hai là, các phƣơng pháp điều tra, nghiên cứu xã hội học: Phù hợp với cách tiếp cận chủ yếu của đề tài là tiếp cận từ góc độ xã hội học, đề tài vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học, phù hợp với đối tƣợng là tộc ngƣời thiểu số, bao gồm: - Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Đây là phƣơng pháp cơ bản trong nghiên cứu xã hội học nhằm thu thập và xử lý thông tin thực nghiệm tại địa bàn nghiên cứu bao gồm định tính và định lƣợng. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tập trung vào phỏng vấn sâu với những già làng, nhà quản lý, đồng thời tổ chức thảo luận phỏng vấn nhóm để bổ sung thông tin cho nghiên cứu. - Phƣơng pháp quan sát: Sử dụng các kỹ thuật của phƣơng pháp quan sát giúp bổ sung tƣ liệu cho luận án trên các vấn đề: Sự thích nghi văn hóa - lối sống đô thị, các quan hệ xã hội - cộng đồng, sự tác động của các nhân tố mới vào xã hội truyền thống cổ truyền (ma chay, cƣới xin, nhà ở, lối sống, hành vi sinh sản…) 6 - Phƣơng pháp chọn mẫu và dung lƣợng mẫu: Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn tại 08 khu phố trên địa bàn nghiên cứu và thực hiện theo phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn giản tức là từ một danh sách thống kê tổng số khoảng 1050 hộ trên địa bàn chọn 280 ngƣời đại diện 280 hộ (26%), trong đó 145 nữ (52%) và 135 nam (48%), 100% là ngƣời dân tộc Kơho. Ngoài ra có sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu theo tỷ lệ nhằm đảm bảo cho cơ cấu mẫu phản ánh đầy đủ cơ cấu của tổng thể. Bên cạnh đó còn thực hiện 16 cuộc phỏng vấn sâu với 16 ngƣời là các cán bộ địa phƣơng và già làng hoặc những ngƣời am hiểu về cộng đồng (6 ngƣời Kinh, 10 ngƣời Kơho bao gồm cả 04 khu phố mới sáp nhập). Mẫu khảo sát bao gồm: + Về trình độ học vấn: Có các cấp độ từ không đi học (11,7%), tiểu học (29,7%), trung học cơ sở (28%), trung học phổ thông (19,3% ), trung cấp - cao đẳng (6,9%), đại học và trên đại học (4,1%). + Nghề nghiệp: Lao động tự do, thủ công và lao động khác (15%); sản xuất nông nghiệp theo hƣớng thị trƣờng và công nghệ cao, lao động dịch vụ thƣơng mại, du lịch (80%); cán bộ công chức - viên chức (5%). + Giới tính và độ tuổi: Nam - Nữ, độ tuổi gồm từ 18 – 30 (30%); 31- 45 (32%); 46 – 60 (31%) và trên 60 tuổi (7% ). + Tôn giáo: Đạo Tin lành và Công giáo. - Xử lý số liệu: Các số liệu định lƣợng thu thập đƣợc sẽ xử lý bằng công cụ phần mềm hỗ trợ SPSS; phân tích các biến số nhất là quan hệ giữa biến số độc lập với biến số phụ thuộc; sử dụng một số phép tính đo lƣờng thống kê kiểm định, hệ số tƣơng quan để phân tích đánh giá các sự kiện, dữ kiện thu thập đƣợc. - Về phân tích định tính, tập trung vào phân tích, lý giải các thông tin về các vấn đề xã hội, kết quả đó giúp nhận thức sâu hơn về những chuyển biến xã hội, các quá trình xã hội tác động đến cƣ dân trên địa bàn nghiên cứu. Ba là, phƣơng pháp so sánh: Đề tài sử dụng 2 nguồn tƣ liệu, dữ liệu chủ yếu, đƣợc tập hợp từ các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nhân học của các tác giả khác nhau và thu thập đƣợc 7 qua các cuộc điều tra, khảo sát thực tiễn của đề tài. Đề tài sử dụng các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu các nguồn tƣ liệu, dữ liệu nói trên để làm rõ sự biến đổi về tổ chức xã hội cũng nhƣ về đời sống xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho. 4.5. Khung phân tích 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đổi mới ở Việt Nam trong những thập niên vừa qua đã có những tác động mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đến các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lâm Đồng là địa phƣơng có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên (khoảng 39% năm 2014) nhƣng vẫn còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu về Đô thị hóa gắn với biến đổi tổ chức xã hội. Luận án bƣớc đầu có thể giúp ích cho việc phát triển các lý thuyết về đô thị hóa và hiện đại hóa cũng nhƣ gợi ra các vấn đề thực tiễn cần quan tâm trong việc hoạch định các chính sách phù hợp với cuộc sống của ngƣời Kơho trong quá trình đô thị hóa hội nhập với xã hội hiện đại. Vì vậy, có thể coi đây là công trình tiếp cận nghiên cứu về ngƣời Kơho đầu tiên tham gia đời sống thị dân tại Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu sinh đã chỉ ra các phát hiện từ tổ chức xã hội theo kiểu công xã thị tộc mẫu hệ của ngƣời Kơho những năm 50 của thế kỷ 20 trở về trƣớc dần dần đƣợc thay thế bằng tổ chức buôn làng với cấu trúc dòng họ, hôn nhân - gia đình cùng với thiết chế luật tục khá chặt chẽ; khi tham gia đời sống thị dân, tính chất các quan hệ xã hội thay đổi cụ thể 8 nhƣ: Luật tục và “nền dân chủ Thƣợng” lấy tập quán pháp và luân lý làm nền tảng điều tiết xã hội đã đƣợc thay thế bằng vai trò chủ đạo của Luật pháp Quốc gia; tín ngƣỡng và niềm tin từ sơ khai chuyển qua các tổ chức Tôn giáo (Thiên Chúa, Tin Lành) với những giáo luật chặt chẽ hơn; tổ chức xã hội từ phi chính thức sang thể chế chính thức do Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo làm cho cộng đồng ngƣời Kơho thực sự đã tham gia vào đời sống văn minh: Sống trong môi trƣờng đô thị với cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đầy đủ, kinh tế theo hƣớng sản xuất hiện đại gắn với thị trƣờng thay thế cho cuộc sống du canh du cƣ gắn với rừng, kinh tế mang tính chất chiếm đoạt. Luận án cũng có những nghiên cứu sâu về các dấu vết, các giá trị xã hội cổ truyền còn tồn tại trong cộng đồng hiện nay, chỉ có một số ít có tác động xấu đến cộng đồng (hôn nhân cận huyết thống, một số hiện tƣợng tiêu cực), còn đa phần là có ảnh hƣởng tốt hoặc cũng không xung đột với các giá trị xã hội với thể chế chính thức. Cuối cùng, nghiên cứu sinh đã phân tích đƣợc ảnh hƣởng của tổ chức xã hội lên các mặt cơ bản của đời sống xã hội hiện nay của ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa về lý luận: - Với việc sƣu tầm, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, lý thuyết và làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ khái niệm biến đổi xã hội, khái niệm đô thị hóa, khái niệm tộc ngƣời và văn hóa tộc ngƣời,... Luận án đã có những đóng góp nhất định, làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu xã hội học về biến đổi xã hội của các cộng đồng dân cƣ. - Thông qua việc thao tác hóa các khái niệm dùng trong điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn và việc xử lý các thông tin thu thập đƣợc, Luận án cũng có những đóng góp nhất định, làm giàu thêm kinh nghiệm áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học vào trong các nghiên cứu xã hội học cụ thể về cộng đồng, nhất là các cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số. 9 Ý nghĩa về thực tiễn: Những nhận xét, kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu của đề tài cũng có ý nghĩa nhất định đối với các nhà quản lý, chính quyền địa phƣơng trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội nhằm phát triển cộng đồng ngƣời Kơho nói riêng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu (10 tr.), kết luận (4 tr.), Luận án gồm 4 chƣơng (từ tr. 1 đến tr. 147): Chƣơng 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu (23 tr.): Tập trung vào xem xét đánh giá các công trình có liên quan nhằm kế thừa và phát huy các nguồn tƣ liệu thứ cấp giúp luận án có cái nhìn đầy đủ tránh trùng lặp không cần thiết, vận dụng các phƣơng pháp khoa học vào giải quyết vấn đề của luận án. Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn (30 tr.): Là hệ thống lý luận, lý thuyết khoa học, các khái niệm công cụ trở thành định hƣớng vận dụng cho phù hợp với luận án là một đòi hỏi cần thiết, giúp luận án không đi lệch hƣớng nghiên cứu. Chƣơng 3. Biến đổi về tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng (52 tr.): Làm rõ các thành tố tổ chức xã hội truyền thống và sự biến đổi của nó qua các thời kỳ lịch sử nhất là khi có sự can thiệp của các yếu tố đô thị hóa. Chƣơng 4. Biến đổi trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội (26 tr.). Đo lƣờng và xem xét tác động qua lại giữa tổ chức xã hội với các mặt của đời sống xã hội, thông qua đó cho thấy sự thay đổi xã hội trong cộng đồng ngƣời dân ở thị trấn Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, trong luận án còn có các phần: Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến luận án (6 bài báo); tài liệu tham khảo (105) tài liệu. Những trang đầu của luận án có: Lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, bảng các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu trong luận án (38 bảng). Trong phần phụ lục có: 3 phụ lục bảng hỏi và kết quả xử lý, 4 bản đồ và 8 ảnh. 10 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chƣơng này sẽ đề cập đến các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề biến đổi xã hội của cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số ở Tây nguyên nói chung và cộng đồng ngƣời Kơho nói riêng, bao gồm những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về các vấn đề: Đô thị và đô thị hóa, hiện đại hóa, biến đổi xã hội và nhất là các nghiên cứu chuyên khảo về địa bàn Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số và dân tộc Kơho ở Tây Nguyên. Nghiên cứu về các tộc ngƣời thiểu số từ lâu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, nhất là các nhà văn hóa học, sử học, dân tộc học, nhân học... Thực tế cho thấy, các nghiên cứu xã hội học về các tộc ngƣời thiểu số ở Miền Nam ít đƣợc chú ý và thƣờng đƣợc xem là một phần hay một chuyên ngành nằm trong các khoa học xã hội khác. Các nhà xã hội học, trong khi tập trung nghiên cứu và có nhiều công trình nghiên cứu về nông thôn, đô thị, văn hóa, lối sống và những vấn đề xã hội của ngƣời Kinh, chƣa đặt nhiều sự quan tâm đến những vấn đề xã hội của các dân tộc thiểu số. Do vậy, các công trình nghiên cứu xã hội học về cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung còn khá khiêm tốn và cộng đồng ngƣời Kơho vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu xã hội học nào điều tra một cách toàn diện. Trong khi đó, những tác động của các yếu tố bên ngoài nhƣ chủ nghĩa Thực dân cũ thời kỳ thuộc địa và chủ nghĩa Thực dân mới trƣớc năm 1975 ở Miền Nam cũng nhƣ những ảnh hƣởng về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của chế độ mới từ 1975 đến nay tới toàn bộ đời sống xã hội của ngƣời Kơho ngày càng lớn. Những tác động trên đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo văn hóa - xã hội truyền thống của ngƣời Kơho. Hàng loạt các nhân tố mới xuất hiện, một mặt, đời sống kinh tế - xã hội thay đổi nhanh chóng theo hƣớng tích cực; mặt khác nhiều nhân tố văn hóa, các sinh hoạt tinh thần đặc sắc đang dần mai một, vì vậy, rất cần có một khảo cứu khoa học. 11 Đô thị hóa và biến đổi xã hội đã và đang đƣợc các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, điều đó thể hiện qua nhiều công trình khoa học cả về lý luận lẫn khảo sát thực tiễn đƣợc xuất bản, phổ biến, ứng dụng vào cuộc sống xã hội đƣợc thừa nhận rộng rãi, làm cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp luận cho các nghiên cứu xã hội học. Sau đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của Luận án. 1.1. Những nghiên cứu về đô thị hóa Trên thế giới, vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa trong các nƣớc Châu Âu - Bắc Mỹ đã kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực, mà cụ thể là quá trình này đã làm biến đổi đời sống xã hội truyền thống, biến đổi các định chế cũ, tạo ra những hiện tƣợng mới, nhƣ: Sự di dân, chuyển đổi nghề nghiệp, lối sống, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, các loại tội phạm, giữa văn minh hiện đại với tình trạng nghèo đói, nhà ổ chuột,... Những vấn đề xã hội đó đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học xã hội, đặc biệt là các nhà xã hội học. Nhiều công trình nghiên cứu xã hội học về đô thị, đô thị hóa đã đƣợc thực hiện bởi các nhà xã hội học đến từ các trƣờng đại học, viện nghiên cứu ở Châu Âu và Mỹ, với nhiều trƣờng phái khác nhau, trong đó, tiêu biểu nhất là trƣờng phái Chicago với những lý luận nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, cách tiếp cận có ảnh hƣởng lớn đến nghiên cứu xã hội học đô thị cho đến tận ngày nay; những đại diện xuất sắc đƣợc coi là “cha đẻ” của trƣờng phái Chicago nhƣ: R. Park, E. Burgess, R. Mc Kenzie,… R. Park vào năm 1916 đã cho xuất bản tiểu luận: “Thành thị” đây là tác phẩm nghiên cứu về các quá trình xã hội và biến đổi xã hội gắn với nó là các chủ đề nhƣ: Nguồn gốc thị dân, sự phân bố dân cƣ, những biến đổi của gia đình, của các thiết chế giáo dục, tín ngƣỡng, tâm lý, lối sống… Đến năm 1938, Louis Writh có công trình nghiên cứu “Đặc trƣng đô thị nhƣ là một lối sống”, ông đã vạch ra khi nghiên cứu đô thị cần chú ý đến những đặc trƣng của đô thị, gắn với nó là những khuôn mẫu xã hội điển hình. Ngoài ra còn có trƣờng phái nghiên cứu cộng đồng. Các nhà khoa học theo trƣờng phái này luôn đặt sự quan tâm nghiên cứu của mình vào tổ chức xã hội, mối 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan