Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Những bài dự thi tiêu biểu em yêu lịch sử việt nam...

Tài liệu Những bài dự thi tiêu biểu em yêu lịch sử việt nam

.DOC
25
384
68

Mô tả:

Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" Họ và tên : Vũ Thị Huyền Sinh ngày 22 tháng 12 năm 2001 Trường THCS Nghĩa Hưng - Lớp : 8A2 Câu 1: Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Em hãy cho biết đó là tín ngưỡng nào? Nêu những điều mà em tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó? Trả lời: * Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam luôn vượt qua khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chống ngoại xâm. Tín ngưỡng này được công nhận có tác dụng lớn lao trong việc khích lệ nhận thức về lòng biết ơn tổ tiên cũng như nhận thức chung về sự tôn trọng đa dạng văn hóa trong cộng đồng. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được bắt nguồn từ thời đại các vua Hùng với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung nguồn cội (Tổ) đồng thời thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân – con trai Kinh Dương Vương lấy nàng Âu Cơ – con gái vua Đế Lai rồi sinh ra mọt bọc trăm trứng nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn lên làm vua Hùng. Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, được cai trị bởi 18 đời vua. Các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần Lúa, thần Mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để nhớ ơn to lớn của các vua Hùng nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ. Những điều mà em thấy tâm đắc ở truyền thuyết “con rồng cháu Tiên” này là cả dân tộc Việt Nam ta đều có chung một cội nguồn con Rồng, cháu Tiên, là nguồn gốc đoàn kết, đồng thời truyền thuyết còn nhắc nhở con cháu thế hệ sau một đạo lí làm người đó là “uống nước nhớ nguồn”. Ngày 19-9-1954, Bác Hồ về thăm đền Hùng, gặp gỡ các cán bộ, chiến sĩ đại đoàn quân Tiên phong về tiếp quản Thủ đô. Người căn dặn “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”. Bác như đã nói lên một trong những quy luật phát triển của đất nước là “dựng nước” luôn gắn liền với “giữ nước”. Có dựng nước mạnh mới giữ được nước bền và ngược lại có giữ vững được độc lập tự chủ của đất nước mới xây dựng được xã hội Việt Nam giàu mạnh, văn minh. Câu 2: Em hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử của dân tộc? Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" Trả lời: Một trong những sự kiện trọng đại làm nên thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng như giải phóng toàn dân tộc khỏi “những tên khổng lồ” là đế quốc Pháp, Mĩ không thể không kể đến vai trò quyết định của Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy mà em ấn tượng nhất với sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Mùa xuân năm 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930 ở Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc). Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh – đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm – đại biểu của An nam cộng sản Đảng dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc – thay mặt Quốc tế cộng sản. Hội nghị quyết định hợp nhất ba tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng (17/6/1929), An Nam cộng sản Đảng (11/1929) và Đông Dương cộng sản Liên đoàn (1/1/1930) thành một Đảng duy nhất lấy tên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, đồng bào, đồng chí cả nước nhân ngày thành lập Đảng. Các văn kiện quan trọng trên là cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đã đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp thiết và định hướng chiến lược đúng đắn cho quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Đó cũng là kết quả của sự phát triển cao và thống nhất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ là hệ tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân, giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một trong những bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. Đường lối cách mạng của Đảng thể hiện trong Cương lĩnh là mục tiêu, lí tưởng của Đảng, phù hợp và đáp ứng đúng nguyện vọng của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và toàn dân tộc. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời khẳng định giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của nó đứng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Điều đó quyết định nội dung xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam giành độc lập dân tộc, đi tới chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn con đường cách mạng đó phù hợp với nội dung và xu thế cách mạng của thời đại mới được mở ra từ Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917) và chỉ có đường lối độc lập tự do thực sự cho dân tộc “đối với nước ta không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thực sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đây là sự lựa chọn của lịch sử, sự lựa chọn dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng ta. Từ đó Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" Em vẫn nhớ mãi những lời bài hát thật hay và thật đúng về Đảng:“Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi. Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non, vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời. Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa xuân, cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm. Vừng dương hé sáng khi khắp nơi ta có Đảng, bóng tối lui dần tiếngchim vui hót vang. Và rồi từ đây ánh dương soi đời mới. Tiến theo cờ đảng là thấy tương lai sáng tươi. Đảng đã cho ta cả mùa xuân của cuộc đời. Đảng truyền cho ta một niềm tin ở tương lai. Đảng đã mang lại tình yêu thương khắp nơi. Thế giới quanh ta hân hoan ngàn tiếng cười. Xua đi màn đêm chiến tranh gieo bao khổ đau,cuộc đời từ nay sẽ sáng tươi như mùa xuân. Vượt mọi gian khó ta tiến lên đi theo Đảng, băng giá tan dần ánh dương càng huy hoàng. Bạn ơi mùa xuân khắp nơi tươi đẹp quá, khi lý tưởng đảng rực sáng trong tim chúng ta”. Đảng sẽ mãi là Đảng quang vinh, tiếp tục lãnh đạo đất nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đưa đất nước sánh ngang cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong muốn. Câu 3:Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, em yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó. Trả lời: Dù trong thời kì nào chăng nữa dân tộc Việt Nam cũng có rất nhiều anh hùng hào kiệt sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc như: Lí Thường Kiệt, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, La Văn Cầu, Bế Văn Đàn….nhưng người anh hùng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em là anh Phan Đình Giót – lấy thân mình lấp lỗ châu mai – một trong những nhân vật góp phần làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà gianh dột nát, xiêu vẹo, nhà nghèo Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7 tuổi. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1930 thì anh xung phong tham gia bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện ý chí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo con đường cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận. Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được đồng đội quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung du, Hòa Bình, Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ. Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng anh vẫn kiên trì đưa đồng đội về đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, xẻ đường kéo pháo lên đèo, xuống dốc vào trận địa gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" mẫu, bền bỉ và động viên anh em nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Chiều này 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội anh bị thương rất nhiều. Lòng căm thù giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa, phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Bất ngờ, từ lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích không thể tiến được, anh cố gắng nhích lên lại gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh dùng hết sức còn lại nâng súng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hi sinh vì Đảng, vì dân” rồi rướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót hi sinh lúc 22 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 năm 1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót đã được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hi sinh, anh là Tiểu đội phó binh Đại đội 58, tiểu đoàn 428, Trung đoàn 41, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì. Dù anh đã ra đi nhưng hình ảnh của anh sẽ còn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hành động cao đẹp của anh mãi luôn là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương em có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Em hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà em ấn tượng nhất. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó? Trả lời: Đến với Nam Định bạn sẽ được tham quan nhiều di sản văn hóa như: đến thăm chùa Cổ Lễ, tháp Phổ Minh, di tích Phủ Giầy, nhà thờ Bùi Chu, cột cờ thành Nam, tham quan đền Trần hoặc nhiều di sản văn hóa khác nữa. Trong đó em ấn tượng nhất với khu di tích Đền Trần . 175 năm trị vì đất nước với chiến công hiển hách 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên – một đế chế mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ đã đưa vương triều Trần lên đỉnh cao vinh quang. Nhân dân nhớ công lao đã lập đền Trần thờ phụng. Đền Trần thuộc thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng. Thăm khu di tích đền Trần ta có dịp thả hồn về với cội nguồn hàng trăm năm trước. Khu di tích này bao gồm có đền Thiên Trường (Đền Thượng), đền Cổ Trạch (Đền Hạ) được xây dựng sát cạnh nhau, vốn trước đây là khu trung tâm của hành cung Thiên Trường. Về phía tây của đền Trần xưa còn có chùa Trùng Quang nhưng tiếc là Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" nay không còn nữa. Khu di tích đền Trần rộng khoảng 8 ha, nằm ở một thế cao. Dòng Vĩnh Giang chảy vòng quanh di tích, tạo thành thế tay ngai ôm lấy khu vực này. Mảnh đất ở đây có ngọa long (rồng nằm). Theo truyền thuyết phong thủy xưa thì đó là kiểu đất đẹp, thế phát vương. Vào thăm khu di tích, trước tiên phải qua hệ thống cửa ngũ môn, trên cổng chính giữa có hai chữ “Trần miếu” (Miếu của nhà Trần). Qua cổng, men theo hồ nước là vào đền Thiên Trường thờ các vị vua Trần. Trước đền có bốn cột đồng trụ uy nghi soi bóng trên mặt nước rồi đến một sân rộng hai bên là một đôi voi chầu ngay lối vào. Đền Thiên Trường được dân làng dựng lên thờ phụng vua cha, lúc đó gọi là nhà thờ Đại tôn. Đến năm Chính Hòa thứ 15 (1695) nhà thờ mới được xây dựng bằng gỗ lim. Năm 1705 thì nơi này chính thức gọi là Trần miếu. Đền Thiên Trường thờ bài vị không có tượng. Đền Cố Trạch: trong lần tu sửa đền Thiên Trường năm 1852 đã đào được tấm bia đá có dòng chữ “Hưng Đạo thân vương cố trạch” (nhà cũ của Hưng Đạo Vương) nên nhân dân đã dựng đền thờ ông. Về qui mô đền Cố Trạch có nhiều nét giống đền Thiên Trường bao gồm nhà Đại bái, Thiên Hương, cung Đệ nhị và cung Đệ nhất. Cung Đệ nhị thờ các bộ tướng quan văn quan võ của Hưng Đạo đại vương, cung Đệ nhất dành riêng thờ vương phụ, vương mẫu cùng phu nhân và Thiên Thành công chúa. Vào dịp đầu năm tại khu di tích lịch sử đền Trần diễn ra lễ khai ấn đầu xuân. Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng). Tại đền Cố Trạch, các bô lão tề tựu đông đủ để lễ Đức Thánh Trần, sau tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm. Hòm ấn được đặt trang trọng trên bàn thờ trong hòm có hai con dấu. Quả nhỏ trên mặt khắc hai chữ “Trần miếu”, quả lớn có khắc những chữ “Trần Miếu Tự Điển” và “Tích phúc vô cương”. Đúng giờ Tý (12 giờ đêm) buổi lễ bắt đầu, một cụ cao niên nhất đứng ra thay mặt dân làng làm lễ. Tiếp đó người rước hòm ấn đi theo nhịp trống chiêng cùng ánh đèn, nến tiến sang đền Thiên Trường tiếp tục làm lễ, cuối cùng là tổ chức đánh dấu son đỏ trên tờ giấy vàng chia phát cho những người tham dự buổi lễ. Lấy được ấn Đền Trần là một sự may mắn lớn đối với những ai tham dự, chiếc ấn được coi như lá bùa giúp xua đi rủi ro, gặt hái được những thành công đặc biệt trong sự nghiệp và làm ăn. Em đã từng được tham dự buổi lễ vào đêm và rạng sáng ấy, được chìm vào không khí thiêng liêng và đầy âm vang lịch sử ấy, cũng đã từng được cầm trên tay chiếc ấn như cầm một chứng tích của thời xa xưa. Em sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc kỉ niệm đó. Các di sản văn hóa đều là dấu tích của lịch sử, là thành tựu của tổ tiên qua nhiều thế hệ vì thế nên chúng ta cần có trách nhiệm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó. Trước tiên để bảo tồn các di sản văn hóa cần triển khai, tuyên truyền, phổ biếnLuật Di Sản Văn Hoá đến mọi người dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội nguồn dân tộc.Bên cạnh đó, chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hoá chưa được Nhà nước công nhận.Thứ hai là cầntrùng tu, tôn tạo các di sản văn Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản,có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hoá.Thứ ba lànâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di sản bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các địa danh để đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách. Tổ chức lại việc đón tiếp khách, giới thiệu, trưng bày và tổ chức các sự kiện cho đỡ tạo cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán…Thứ tư làđào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó.Thứ năm là“xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản. Bên cạnh việc bảo tồn chúng ta cần phát huy giá trị các di sản văn hoá bằng những cách:hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền, … giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,…, phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế. Đồng thời phải đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục… Nếu như tất cả mọi người đều có ý thức thực hành những điều nói trên sẽ giúp cho Việt Nam giữ được bản sắc văn hóa, phát triển ngành du lịch nước ta. Câu 5: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Em hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theoem, cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử? Trả lời: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Hai câu thơ trên là lời dạy sâu sắc của Hồ Chủ Tịch đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Nội dung lịch sử của dân tộc Việt Nam thật vô cùng phong phú gồm các mặt hoạt động khác nhau (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội…) của xã hội, con người Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Lời Bác dặn không chỉ đơn thuần là biết sử, mà còn phải làm thế nào “cho tường gốc tích nước nhà”, cho tường tận những nét đẹp đạo đức, văn hóa, những đạo lí làm người Việt Nam. Lịch sử, văn hóa chính là cái gốc của sự nghiệp dù lớn hay nhỏ của dân tộc, không chỉ ở thời xưa mà còn ở cả thời nay và mai sau. Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, bước vào thời đại của “toàn cầu hóa”, hơn lúc nào hết con người Việt Nam phải giữ vững được bản sắc dân tộc để nền văn hóa Việt Nam không bị pha tạp, không bị “lai căng”, để văn hóa Việt Nam “hòa nhập chứ Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" không hòa tan”. Muốn làm được điều đó cần phải hiểu sâu lịch sử, có thể theo tinh thần “ôn cố tri tân” – lấy xưa phục nay. Nắm vững lịch sử dân tộc ta còn góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu đất nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Có biết được quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy gian khổ và hy sinh của cha ông ta mới thêm biết ơn, kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và bảo vệ truyền thống dân tộc. Có hiểu được tường tận lịch sử dân tộc mới hiểu được giá trị cuộc sống, mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại, đặt cơ sở phát triển tương lai. Để yêu thích môn lịch sử, trước hết người dạy phải có lòng yêu nghề, phải truyền nhiệt huyết của mình, tình yêu lịch sử của mình cho người học. Dạy lịch sử cần liên hệ với thực tế, tổ chức các chuyến tham quan đến các di sản văn hóa, di tích lịch sử để người học dễ hình dung hơn những gì đã xảy ra bằng những gì còn sót lại trong hiện tại. Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn để người học háo hức chờ đợi đến hồi kế tiếp, làm như thế sẽ gây thêm sức hút của môn lịch sử đối với người học hơn. Và cuối cùng, nếu có thể, hãy đưa lịch sử vào môn thi chính, có như vậy thì người học mới thực sự coi trọng bộ môn và có ý thức học tập hơn. --------------------------------Hết----------------------------Họ và tên : Vũ Hoài Linh Sinh ngày 2 tháng 9 năm 2001 Trường THCS Nghĩa Hưng - Lớp : 8A3 Câu 1: Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Em hãy cho biết đó là tín ngưỡng nào? Nêu những điều mà em tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó? Trả lời: * Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. *Những điều tâm đắc về thời Hùng Vương: Truyền thuyết kể rằng: Đời Hùng Vương thứ Sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân bên Tàu, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: - "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 tên là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên chàng lo lắng không biết làm thế nào tìm được của ăn ngon và có ý Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" nghĩa. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: - "Này con, trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm 2 thứ bánh: bánh dầy và bánh chưng. Thần còn dặn kỹ càng cách làm. Lang Liêu tỉnh dậy, hết sức mừng rỡ. Chàng làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, đặt nhân thịt bên trong, gói lá xanh tượng trưng tình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái, đem bỏ vào nồi chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và chàng giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầy. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ biết bao món ăn sơn hào hải vị, vừa thơm ngon vừa lạ mắt. Hoàng tử Lang Liêu trên mâm chỉ có 2 tấm bánh Chưng và bánh Dầy. Vua cha lấy làm lạ hỏi lý do. Lang Liêu đem chuyện Thần báo mộng dạy cách làm, giải thích ý nghĩa của 2 thứ bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Lang Liêu. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, theo lệnh vua, dân chúng làm bánh Dầy và bánh Chưng để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Truyền thuyết trên để lại cho em nhiều điều tâm đắc: truyền thuyết đã vừa đưa ra lời giải thích nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với tinh thần đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta. Ngày 19-9-1954 tại Đền Hùng – Phú Thọ Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Câu nói của Bác Hồ thể hiện rõ thái độ biết ơn và lòng cảm phục đối với những vua Hùng đã có công tạo dựng đất nước. Chính vì thế, đây cũng chính là một lý do chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và trách nhiệm góp phần xây dựng đất nước phát triển hơn, tiếp bước những gì những thế hệ đi trước đã tạo dựng. Câu 2: Em hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử của dân tộc? Trả lời: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của Việt Nam có nhiều sự kiện lịch sử, chính những sự kiện ấy viết nên trang sử hào hùng của dân tộc, làm cho dân tộc Việt Nam nhỏ bé “Vụt đứng dậy trước mắt nghìn nhân loại, Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng”. Trong số những sự kiện ấy em ấn tượng nhất với sự kiện chiến thắng Bạch Đằng diễn ra trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên lần thứ ba (1288) của nhà Trần mà công lao lớn nhất trong trận thắng đó là Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo. Lịch sử thế giới ghi nhận, vào thế kỷ 13 quân Nguyên Mông được coi là đội quân vô địch, tung vó ngựa từ đông sang tây, đi đến đâu là nơi đó đều bị giày xéo và khuất phục. Ấy vậy mà đội quân ấy đã bị chặn lại ở đất nước Đại Việt nhỏ bé, hai lần đem quân xâm lược vào năm 1258 và 1285 đều bị thảm hại khiến cho Hốt Tất Liệt hết sức cay cú. Đang là hoàng đế một đế quốc mạnh nhất Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" trong lịch sử Nguyên Mông, rộng lớn và cường thịnh nhất thế giới lúc đó, Hốt Tất Liệt vốn hiếu chiến và kiêu căng quyết định chuẩn bị một cuộc xâm lược mới đối với Đại Việt vừa để hủy diệt quốc gia ngang bướng hỗn xược này, vừa là để rửa nhục, giữ thể diện với các nước khác. Tuy nhiên lần này nhà Nguyên cũng không dám khinh suất. Để tập trung đánh Đại Việt, Hốt Tất Liệt ra lệnh bãi bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản đang được chuẩn bị. Triều Nguyên huy động gần 50 vạn quân và lại giao cho Thoát Hoan, người đã nắm được nhiều tình hình Đại Việt, đã có kinh nghiệm lần xâm lược trước chỉ huy để lập công chuộc tội. Tuy quân số nhà Nguyên lần này chỉ gần bằng lần trước nhưng tinh nhuệ hơn. Tháng 12-1287, quân Nguyên ồ ạt tràn vào nước ta, đánh Lạng Sơn, rồi tiến xuống phía nam, đóng quân tại Vạn Kiếp, xây dựng căn cứ vững chắc. Cùng lúc đó, đạo quân thủy do Ô Mã Nhi cầm đầu theo đường biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng, sau đó hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp. Đối với đoàn thuyền Lương của quân Nguyên, Trần Khánh Dư bố trí trận phục kích từ nhiều phía đổ ra đánh giữ dội tại Vân Đồn, nhiều thuyền bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm. Chờ lâu không thấy đoàn thuyền lương đến, Thoát Hoan cho quân tiến vào Thăng Long (tháng 1-1288). Lại một lần nữa, quân giặc đối diện với không gian hoang vắng, chúng điên cuồng cướp phá, nhưng đi đến đâu cũng bị nhân dân chống trả quyết liệt. Quân xâm lược Nguyên lại rơi vào tình trạng đói khát kéo dài. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Thoát Hoan tìm cách bỏ chạy. Quân Nguyên chia làm hai đạo. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy đạo thuỷ binh có cả bộ binh đi cùng theo hướng sông Bạch Đằng rút chạy trước. Đây cùng là mưu kế thoát thân của Thoát Hoan. Biết được điều này, Trần Hưng Đạo đã quyết định chon Sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến chiến lược. Trên sông Bạch Đằng, đoạn từ ghềnh Cốc, núi Tràng Kênh đến các ngã ba sông Chanh, sông Kênh, sông Rút, Trần Quốc Tuấn cho bố trí những trận địa cọc ngầm quy mô lớn, khi thuỷ triều xuống sẽ trở thành những bãi cản, thuyền lớn không thể vượt qua để ra biển. Hai bên bờ sông và các lạch, các sông nhánh thuộc đất hai huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) và Yên Hưng (Quảng Ninh), bộ binh, thuỷ binh của ta mai phục Đông và mạnh với nhiều loại vũ khí uy lực lớn. Sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền địch bắt đầu vào sông Bạch Đằng, một đội chiến thuyền nhẹ của ta ra đón đường khiêu chiến rồi giả thua chạy về phía hạ lưu. Đoàn thuyền địch đuổi theo, thuyền ta nhỏ nhẹ đã nhanh chóng cơ động vào các lạch bên sông. Lúc bấy giờ thuỷ triều đang xuống, nước chảy mạnh, chiến thuyền địch đang lao nhanh ra biển, bất ngờ bị bãi cọc chặn lại, thuyền chiến to, nặng, không xoay trở được, nhiều chiếc bị vỡ đắm, đội hình dồn lại. Lúc đó, từ hai bên bờ, các lạch sông quân ta với khí thế “Sát Thát” đổ ra đánh hết sức quyết liệt. Những bè lửa được thả trôi xuống đốt cháy quân địch, tên độc bắn xuống như mưa, các thuyền chiến nhỏ, nhẹ, cơ động với đội thuỷ binh tinh nhuệ thiện chiến, quân địch không sao chống đỡ nổi. Chiến trận xảy ra trọn ngày 9/4. Toàn bộ thuỷ quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt. Các tướng giặc như Ô Mã Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" Nhi, Phàn Tiếp đều bị bắt sống. Riêng số thuyền chiến ta thu được đã là 400 chiếc, không kể số bị vỡ đắm. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba là trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ ba. Đây là trận đánh có quy mô lớn, được chuẩn bị công phu với nghệ thuật tác chiến tài giỏi, chỉ trong một ngày tiêu diệt gọn cả một đạo quân hàng chục vạn tên. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ ba thắng lợi rực rỡ, đã kết thúc mưu đồ xâm lược của nhà Nguyên. Cuộc kháng chiến đã để lại cho em lòng tự hào dân tộc vô hạn, sẽ mãi là một chiến thắng còn được nhắc lại như là một trong những trang sử chống giặc ngoại xâm hào hùng nhất. Câu 3:Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, em yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó. Trả lời: Em yêu thích nhất là nhân vật lịch sử Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (hay còn gọi là Trần Hưng Đạo). Ông sinh năm 1226, là con thứ của An Sinh vương Trần Liễu, quê ông ở Nam Định. Ông có dung mạo và trí thông minh hơn người, đủ cả tài văn lẫn võ. Trong sự nghiệp hiển hách ba lần chống quân xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông là một nhà chính trị-quân sự đại tài được vua Trần tin yêu, giao quyền tiết chế, thống suất tất cả vương hầu, tôn thất, tướng lĩnh, điều động binh nhung, khí giới. Khi quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ nhất (1258), ông được chỉ huy các tướng lĩnh điều quân thủy bộ bảo vệ vùng biên giới phía Tây Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), ông được cử làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn quân đánh giặc. Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, ông vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi. Câu nói bất hủ của ông "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta. Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở chỗ ông nhận thức rất rõ nhân dân là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ông chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước". Ông xem, việc đoàn kết nội bộ là Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh, chính bản thân ông đã hòa giải với Trần Quang Khải để cả triều đình đoàn kết chống giặc. Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thắng lợi, ông xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bỉ tựu tự cầm). Ông rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà". Những chiến công đánh bại đế quốc Mông-Nguyên, những cống hiến trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng và nghệ thuật quân sự của Trần Quốc Tuấn đã đưa ông lên hàng anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Việt Nam, xứng đáng là một danh nhân quân sự tầm cỡ thế giới. Với tài năng chính trị quân sự kiệt xuất, với tấm lòng tận trung với vua, với nước, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cùng với triều đình nhà Trần và quân dân Đại Việt bảo vệ trọn vẹn độc lập dân tộc, đưa triều đại nhà Trần lên hàng triều đại thịnh trị trong lịch sử trung đại, để lại những bài học lịch sử có giá trị về dựng nước và giữ nước. Ông mãi mãi là niềm tự hào của người dân đất Việt, hơn thế nữa em còn cảm thấy tự hào hơn rất nhiều khi người anh hùng dân tộc ấy xuất thân từ quê hương em – Nam Định. Em mong rằng quê hương yêu dấu Nam Định sẽ đóng góp thêm nhiều nhân tài để xây dựng đất nước trong thời bình ngày nay. Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương em có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Em hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà em ấn tượng nhất. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó? Trả lời: Di tích “Nhà thờ xứ Quần Liêu” Nằm bên dòng kênh Quần Liêu, giữa khu làng có nhiều nhà cao tầng, nhà mái bằng, đường ngang ngõ dọc phẳng lì… là ngôi thánh đường uy nghiêm, cổ kính với hai tòa tháp cao vút ở hai lối vào. Nếu nhìn ở phía tiền sảnh, ngôi thánh đường mang phong cách kiến trúc giao hòa, phối hợp giữa Á và Âu, nhưng phía trong lại hoàn toàn mang phong cách Á Đông, đặc biết là khối kiến trúc thuần Việt, từ những hoa văn chạm trổ uốn lượn, sơn son thếp vàng đến kiểu rui mè, mái lợp ngói…. Mái vòm cao, gồm hai lớp: mái thượng và mái hạ, xếp chồng nhau. Gỗ lim là vật liệu chủ yếu của thánh đường, trong đó những hàng cột lớn bằng lim, vòng ôm lớn, cao gần chục mét. Tổng diện tích thánh đường rộng gần 1.000 m2, chiều cao 12,35 m. Tất cả có 192 chiếc ghế, cũng bằng lim, chia thành 4 hàng. Theo một số giáo dân, chỉ riêng mỗi chiếc ghế ngồi chầu lễ đa trị giá bằng một chỉ vàng. Gian cung thánh cũng chạm những hoa văn sơn son thếp vàng, bài trí uy nghi. Hai cánh tường treo 14 bức đàng thánh giá cổ, cả 14 bức thương khó vẫn được giữ lại nguyên mẫu và họa tiết từ thuở xưa. Cha xứ Đa minh Phạm Ngọc Đỉnh, đã hơn 40 năm coi sóc giáo xứ (từ năm 1964 đến nay), vui mừng kể rằng từ khi được tỉnh Nam Định công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cho thánh đường, bà con giáo dân trong xứ rất phấn khởi. Nhiều giáo dân từ phương xa về nhà thờ dự lễ cũng vui lây khi được chiêm Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" ngưỡng tấm bằng công nhận di tích treo trang trọng trên cây cột lim phía cuối thánh đường, gần cửa ra vào. Theo lịch sử, ngôi thánh đường Quần Liêu được khởi công từ năm 1880 (giáo xứ có từ năm 1678 - thời điểm dựng làng lập ấp) và hoàn tất, làm thánh lễ khánh thành vào năm 1884, tức là sau bốn năm ròng rã xây dựng. Đến năm 1939, thánh đường được tu sửa lại, có lẽ vì thấy kiến trúc nhà thờ thấp nên các cha xứ tiền nhiệm đã cho sửa lại phần mái. Thuở ấy, thực tế đã có một số chi tiết hoa văn của mái rơi xuống, gây nguy hiểm cho giáo dân trong khi cầu nguyện. Đến năm 1994, cha xứ Đa minh Phạm Ngọc Đỉnh cho rằng đây là một ngôi thánh đường cổ, kiến trúc độc đáo, ngài thấy cần phải trả lại nguyên mẫu cho nhà thờ để lưu giữ những dấu ấn của tiền bối nên cho tổ chức thánh lễ tân đại tu. Đến năm 1996, việc trùng tu hoàn tất: “Đây là một nhà thờ xây cất bằng gỗ, mang bản sắc dân tộc. Chúng tôi quyết định khôi phục như nguyên mẫu cả trong và ngoài thánh đường, cả hai cây tháp. Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh đã xuống, thấy xứng đáng được tặng bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa. Chúng tôi đã rất tích cực bảo vệ, gìn giữ thánh đường cho khỏi mai một đi" - cha xứ nói. Và thánh đường trở lại nguyên mẫu như thuở ban đầu, tức là kiến trúc mái thượng, mái hạ. Về cơ bản, toàn bộ vật liệu của nhà thờ vẫn giữ được tới 98% vật liệu cũ chỉ có 2% được trùng tu mới ở vài chi tiết rui, mè... Tuy nhiên, giá trị lịch sử của nhà thờ không phải vì đã được giữ gìn qua hơn 100 năm, vì những vật liệu, phong cách kiến trúc mang đậm phong cách Việt Nam mà ngôi thánh đường của giáo xứ Quần Liêu còn từng là nơi che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng Việt Nam hồi trước Cách mạng Tháng Tám, trong thời Nhật - Pháp chiếm đóng. Tôi được biết, đã có lúc tàu chiến của thực dân Pháp qua đây, bắn lên làng này, đốt cháy các nhà của dân” - linh mục kể. Một số chức sắc, cán bộ cách mạng và giáo dân đã chặt cây, ném xuống sông để ngăn không cho tàu địch vào. Trong cả giáo phận Bùi Chu (Nam Định) có hơn 100 nhà thờ xứ, chưa kể rất nhiều nhà thờ họ lẻ, nhưng giáo xứ Quần Liêu có một nhà thờ xứ được công nhận di tích lịch sử, đó là một phần thưởng lớn, là một con chiên của Chúa, em càng tự hào hơn về quê mình, về ngôi nhà thờ của giáo xứ mình. Nhà thờ Quần Liêu đối với em thật đẹp, cố kính và uy nghiêm, hơn thế ngôi nhà thờ này còn có một vị trí quan trọng trong lòng những ai theo đạo Thiên Chúa. Em mong mọi người có thể tới và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhà thờ Quần Liêu. * Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải: - Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội nguồn dân tộc. - Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hoá chưa được Nhà nước công nhận. - Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản. Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" - Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hoá. - Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di sản bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các địa danh để đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách. Tổ chức lại việc đón tiếp khách, giới thiệu, trưng bày và tổ chức các sự kiện cho đỡ tạo cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán… - Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó. - “Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản. * Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải: - Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn. - Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng. - Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền, … giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,… - Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế. - Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục… Câu 5: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Em hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theo em, cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử? Trả lời: Hai câu thơ trên của Bác Hồ, được trích trong cuốn“Lịch sử nước ta”. Cuối năm 1941, Người đã viết cuốn “Lịch sử nước ta”. Ðây là tập diễn ca lịch sử gồm 208 câu lục bát, phần kết có 30 mốc lịch sử dân tộc quan trọng. Tác phẩm Lịch sử nước ta do Việt Minh tuyên truyền Bộ ấn hành ra mắt lần đầu tiên giữa ngàn trùng Pác Bó tháng 2-1942, vào đúng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ. Chỉ với 208 câu thơ lục bát, Nguyễn Ái Quốc đã chọn lọc, xác định giới thiệu những nhân vật, những sự kiện chân thực khách quan đủ để khôi phục chính xác bức tranh hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc với những nét cơ bản về truyền thống yêu nước, đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Phân tích ý nghĩa: Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. Chính vì vậy, Bác Hồ đã có câu: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” “Dân” là người dân cùng sống trên cùng một đất nước. Mỗi người trên cùng một đất nước đều có chung cội nguồn và những chặng đường lịch sử hào hùng. Chúng ta có quyền được biết điều đó. Đó chính là lịch sử - lịch sử của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa đến nay lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nội dung lịch sử nước ta vô cùng phong phú bao gồm nhiều mặt khác nhau của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ và hiên tại. Từ buổi Hai Bà Trưng đánh đuổi ách xâm lược xây dựng nền độc lập và mở ra một trang sử hào hùng của dân tộc, trở thành niềm tự hào của những ai mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Việc tìm hiểu lịch sử dân tộc dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đều rất cần thiết. “Biết sử ta” không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói về tiến trình đi lên của dân tộc hay nhớ được công lao của những người làm nên sự nghiệp đó, mà còn phải biết “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp, đạo lý làm người Việt Nam. Đó không chỉ là quá khứ, lịch sử còn gắn liền với hiện tại và tương lai vì lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường tới tương lai”. Đối với em, lịch sử giúp em hiểu hơn và khám phá ra những điều mới mẻ, giúp ích cho việc học của em. Hiểu được lịch sử mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển của tương lai. Như Bernand Shaw đã nói: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không rút ra từ lịch sử những bài học”. Thật đúng là như vậy, không phải ta học lịch sử là để đó, mà ta học lịch sử là phải suy nghĩ xem ý nghĩa của lịch sử đó nói gì để rồi từ đó rút ra bài học cho bản thân. Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, những phương tiện cần thiết cho việc giáo dục. Do đó, dẫn đến tình trạng học sinh không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai và không ham thích học lịch sử. Vậy làm thế nào để người học ham thích môn lịch sử. Đây là câu hỏi được xã hội đặt ra và từng bước giải quyết. Song, theo em nghĩ, trách nhiệm không chỉ của nhà trường, giáo viên mà đầu tiên phải xuất phát từ chính sự ham học, ham hiểu biết của người học lịch sử. Sau đó là sự nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy của giáo viên lịch sử để người học thấy rằng lịch sử thật thú vị. Bác đã gửi gắm trong hai câu thơ thật nhiều ý nghĩa. Chúng ta – thế hệ con cháu hãy tiếp bước những trang sử vàng mà những thế hệ đi trước đã tạo dựng để rồi sống xứng đáng với những điều đó. Em mong rằng trong tương lai môn học lịch sử sẽ được đưa vào làm một trong những môn thi chính để các bạn có ý thức học tốt hơn, từ đó hiểu hơn lịch sử nước mình. --------------------------------Hết----------------------------Họ và tên : Nguyễn Thị Ngọc Ánh Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" Sinh ngày 2 tháng 9 năm 2000 Trường THCS Nghĩa Hưng - Lớp : 9A2 Câu 1: Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Em hãy cho biết đó là tín ngưỡng nào? Nêu những điều mà em tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó? Trả lời: * Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. *Qua 18 đời Hùng Vương, nước Việt ta được xây dựng và phát triển phồn thịnh. Vậy nguôn gốc của các đời vua Hùng hay chính là nguồn gốc của dân tộc ta bắt nguồn từ đâu? Truyền thuyết kể rằng: Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì sinh ra Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”. Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười lăm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương. Là tổ tiên của dân tộc Việt cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng sâu nặng tình nghĩa anh em một nhà. Truyền thuyết đã đưa ra lời giải thích nguồn gốc của dân tộc với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ); và cùng dòng máu chảy trong cơ thể: dòng máu Lạc Hồng. Đồng thời nhắc nhở các thế hệ phải nhớ đến nguồn cội của mình, sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng như câu nói của Bác Hồ: “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại Đoàn kết. Thành công! Thành công! Đại Thành công”. Ngày 19-9-1954 tại Đền Hùng – Phú Thọ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc trò chuyện rất lâu với các chiến sĩ cùng những cá nhân khác có mặt ở đây một cách thân mật. Trong cuộc chyện trò, nhắc đến các vua Hùng, Bác Hồ đã có câu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Câu nói đề cập đến công lao xây dựng đất nước của các vua Hùng từ hàng ngàn năm trước đây và được gìn giữ, tồn tại cho đến bây giờ. Qua đây, Bác muốn nhắc nhở toàn thể đồng bào ta nhất là thế hệ trẻ phải biết tự hào, trân trọng lịch sử dựng nước và giữ nước của tổ tiên. Đồng thời, giữ gìn và phát huy truyền Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" thống giữ nước, yêu nước bất khất của dân tộc. Vì vậy, chúng ta cần đoàn kết, phải “cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là sức mạnh to lớn, cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta đứng lên đấu tranh, giành độc lập tự do, khẳng định nhiệm vụ quan trọng của toàn dân là giành lại đất nước từ ta bọn thực dân Pháp, Mỹ giữ trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Và cuối cùng, trước sự đoàn kết của một dân tộc Việt Nam chính nghĩa, Pháp rồi đến Mỹ đã phải rút khỏi Việt Nam, cúi đầu thất bại trước một dân tộc Việt Nam nhỏ bé anh hùng. Trong sự nghiệp dựng nước ngày nay, chúng ta cần phát huy tinh thần ấy đế dựng xây đất nước ngày một to lớn hơn, đàng hoàng hơn, sánh ngang với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã mong mỏi. Câu 2: Em hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử của dân tộc? Trả lời: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công là một dấu ấn không thể phai mờ trong lòng người dân Việt Nam yêu nước. Chưa bao giờ ta thấy một đất nước Việt Nam nói chung và cả Hà Nội nói riêng tràn ngập trong khí thế cách mạng sôi nổi đến thế. Đâu đâu cũng là màu cờ đỏ sao vàng được giương cao, tự do bay phấp phới trong gió thu tháng Tám. Đồng bào ta rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn tham dự cuộc mít tinh do mặt trận Việt Minh tổ chức. Bài phát biểu trong cuộc mít tinh đã kêu gọi toàn dân đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Và lần đầu tiên, bài “Tiến quân ca” được vang lên càng góp phần tạo nên bầu không khí hùng tráng, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc ta và thức tỉnh lòng yêu nước trong quần chúng nhân dân. Từ đây, người dân hoàn toàn tin tưởng và nghe theo đường lối đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam. Khí thế của dân chúng cả nước đã nhanh chóng đẩy lùi âm mưu phi nghĩa của bọn thực dân và phát xít. Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nó phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập với chế độ dân chủ cộng hòa đi theo con đường cách mạng vô sản, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người độc lập tự do, làm chủ nước nhà. Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám, một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc đã mở ra – kỉ nguyên độc lập tự do. Qua thắng lợi vẻ vang này càng hun đúc thêm tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới rằng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời. Buổi lễ diễn ra trong bầu không khí hân hoan của toàn dân. Tất cả đều im lặng, chăm chú nghe từng câu từng từ trong bản Tuyên ngôn Bác đọc, như nghe bản khai sinh của nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Giờ phút thiêng liêng ấy luôn in sâu vào tâm trí người dân Việt Nam lúc bấy giờ và cả ngày hôm nay, khi ngày 2-9 hàng năm đã trở thành ngày Quốc khánh của đất nước Việt Nam. Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" Câu 3:Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, em yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó. Trả lời: Lịch sử Việt Nam đã trải qua những năm tháng thăng trầm, hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đồng thời, trong mỗi giai đoạn lịch sử lại xuất hiện những anh hùng, những tấm gương tiêu biểu để chúng ta tự hào, học tập và noi theo. Đặc biệt, tài mưu lược của Đinh Tiên Hoàng đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ qua những chiến công mà ông lập được. Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh sinh vào ngày rằm tháng 2 năm Giáp Thân (924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Hoàng (nay là Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là con trai độc nhất của quan thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ là Đàm Thị về quê Ninh Bình nương thân ở nhà chú ruột là Đinh Dự. Hàng ngày, Đinh Bộ Lĩnh phải đi chăn trâu, thường cùng bọn trẻ chăn trâu lấy bông lau làm cờ, lập trận giả đánh nhau. Ở đây, Bộ Lĩnh thể hiện được tài chỉ huy của mình, đánh đâu thắng đó, bọn trẻ làm kiệu rước ông như rước Nghi vệ Thiên tử. Thấy được tài năng chỉ huy của Đinh Bộ Lĩnh qua những buổi chơi trận giả, bọn trẻ trong làng coi trọng và tôn Đinh Bộ Lĩnh lên làm người đứng đầu. Nhưng không vì thế mà Đinh Bộ Lĩnh coi thường các bạn cùng trang lứa mà còn đặc biệt kết nghĩa Đào viên với bốn người cùng làng, cùng tuổi là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú, bốn người coi nhau như ruột thịt. Tương truyền trong một lần cho người tự ý lén giết trâu của chú mình ăn mừng, khao quân, Đinh Bộ Lĩnh bị chú đuổi đánh đến vách núi. Trong thời điểm không còn đường chạy, từ trên núi bỗng nhiên bay xuống một con rồng vàng để Đinh Bộ Lĩnh cưỡi lên lưng. Đây là điềm báo về sự xuất hiện của một vị thiên tử mới, anh minh và sáng suốt. Sau này, khi đã trưởng thành, tận dụng tài thao lược của mình và sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng được lực lượng hùng mạnh. Ông chiêu mộ được các hào kiệt ở tất cả mọi miền đất nước. Tiếng vang của ông ngày càng lan xa hơn khi đánh bại quân triều đình, làm cho lòng tin của quân sĩ và nhân dân dành cho ông càng vững chắc. Đến cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn 12 sứ quân, chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, nhân dân loạn lạc. Đất nước trở lại bình yên thống nhất. Ông được quân sĩ và nhân dân tôn làm Vạn Thắng vương, sau này khi lên ngôi hoàng đế đã lấy hiệu là Đại Thắng minh hoàng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt. Nước ta được thống nhất từ đây, mở ra một triều đại mới, có bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh. Quả thật, vua Đinh Tiên Hoàng là người rất tài giỏi, anh minh và sáng suốt. Với ý chí kiên cường, quyết tâm thống nhất đất nước, ông đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử giao cho mình. Ông mãi là nhân vật lịch sử được nhân dân ca ngợi và truyền tụng, là vị anh hùng hào kiệt của lịch sử Việt Nam. Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương em có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Em hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" quê hương mà em ấn tượng nhất. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó? Trả lời: Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của quê hương em như: Khu di tích đền Trần, chùa Phổ Minh, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, khu di tích Phủ Giầy, hát Chầu văn… Trong tất cả những di sản văn hóa trên, em ấn tượng nhất đó là khu di tích đền Trần.Đền Trầnlà một đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phốNam Định, đây là nơi linh thiêng thờ cúng các vị vua, tướng lĩnh như: vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông…. hay Trần Hưng Đạo – người đã từng ba lần đánh đuổi quân Mông – Nguyên ra khỏi bờ cõi nước Nam. Đền Trần được xây dựng dựa trên kiến trúc cổ xưa mà gần gũi với nhân dân.Đền Trầnbao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi cácchữ Hán “Chính nam môn”(cổng chính phía nam) và “Trần Miếu”(Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu. Đền Trần thu hút rất nhiều khách du lịch từ khắp mọi miền đất nước về tham quan, lễ bái và cả những du khách nước ngoài đến đây để tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Đến đền Trần nếu có ai đó hỏi tôi về cảm giác khi đến đây, tôi sẽ trả lời rằng: “Tôi đến đây mong muốn hiểu hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam, về một triều đại hùng cường và oanh liệt. Tôi cảm thấy rất tự hào về dân tộc mình với những con người vĩ đại nơi đây với những truyền thống yêu nước nồng nàn sâu sắc…” .Đúng như vậy, chỉ cần bạn một lần đặt chân đến Đền Trần, bạn sẽ như quay lại lịch sử, nhớ đến công lao to lớn của các vị vua và tướng lĩnh thời Trần đánh đuổi giặc phương Bắc xâm lược, từ đó thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với đất nước hôm nay, sống sao cho xứng đáng với những gì tổ tiên đã để lại. * Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải: - Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội nguồn dân tộc. - Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hoá chưa được Nhà nước công nhận. - Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản. Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" - Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hoá. - Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di sản bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các địa danh để đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách. Tổ chức lại việc đón tiếp khách, giới thiệu, trưng bày và tổ chức các sự kiện cho đỡ tạo cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán… - Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó. - “Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản. * Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải: - Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn. - Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng. - Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền, … giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,… - Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế. - Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục… Câu 5: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Em hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theoem, cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử? Trả lời: Hai câu thơ trên của Bác Hồ, được trích trong cuốn“Lịch sử nước ta”. Cuối năm 1941, Người đã viết cuốn “Lịch sử nước ta”. Ðây là tập diễn ca lịch sử gồm 208 câu lục bát, phần kết có 30 mốc lịch sử dân tộc quan trọng. Tác phẩm Lịch sử nước ta do Việt Minh tuyên truyền Bộ ấn hành ra mắt lần đầu tiên giữa ngàn trùng Pác Bó tháng 2-1942, vào đúng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ. Hai câu thơ trên của Bác muốn nói: là người dân của một nước thì phải biết rõ, hiểu rõ, thông suốt toàn bộ lịch sử của nước mình, để biết được nguồn gốc của dân tộc, quá trình, diễn biến lịch sử của nước nhà trong các giai đoạn, thời kì khác nhau. Lịch sử là một trong số bảy môn học qui định của nước ta nhưng vẫn còn tình trạng học sinh không thích học môn Lịch sử và coi thường môn học như: Những bài dự thi tiêu biểu "Em yêu lịch sử Việt Nam" không ghi chép bài học, không nhớ, không hiểu sự kiện lịch sử. Vậy làm cách nào để giúp học sinh yêu thích môn lịch sử? Đầu tiên, là phải từ phía người dạy lịch sử. Giáo viên cần tạo một bầu không khí học tập thoải mái cho học sinh và bản thân trước khi vào tiết học. Lấy những ví dụ thực tế, gần gũi ngoài đời sống để học sinh dễ hình dung hơn. Giáo viên có thể gây sự hứng thú, tò mò của học sinh bằng cách tổ chức cho học sinh đi tham quan các khu di tích, di sản văn hóa để bồi đắp thêm kiến thức trong các buổi ngoại khóa. Thiết lập một số giờ sinh hoạt dưới cờ liên quan đến môn học lịch sử, các trò chơi trả lời câu hỏi với những câu hỏi thú vị, hay và độc đáo cùng một số phần quà nho nhỏ nếu trả lời đúng. Về phía học sinh, cần để đầu óc luôn thoải mái, không nghĩ đến việc khác ngoài tiết học. Trước khi học một bài lịch sử nào đó, học sinh có thể tìm hiểu về bài học đó trước, rồi từ đó thấy được những điều thú vị từ bài học, có thể chia sẻ những điều đó trong giờ học. Khi học, cần chú ý vào bài giảng, hãy theo dõi bài học lịch sử như đang đọc bản biên kịch của một bộ phim dài tập vậy, có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. Hăng hái phát biểu, chia sẻ ý kiến cá nhân, bạn sẽ thấy sôi động, không mệt mỏi, buồn chán. Để đạt hiệu quả cao trong dạy và học, cần phải có sự kết hợp giữa cả hai phía: thứ nhất là về cách dạy của giáo viên và thứ hai là ý thức học của học sinh. Mọi người thường nói: “Cái gì đã qua thì hãy cho nó qua và nhìn thẳng về phía trước”. Nhưng với tôi không hẳn như thế, lịch sử chính là những gì đã thuộc về quá khứ nhưng phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai. Không chối bỏ quá khứ, nhìn thẳng vào quá khứ để biết được nguồn gốc, biết được những gì đã diễn ra để rồi rút kinh nghiệm cho tương lai, đó là bài học của lịch sử. Vì vậy, chúng ta hãy yêu lịch sử, đó là điều tốt, không có hại đâu bạn! --------------------------------Hết----------------------------Họ và tên: Cao Minh Hiệp Sinh ngày 2 tháng 1 năm 2000 Lớp: 9A2 Trường THCS Nghĩa Hưng – Nghĩa Hưng – Nam Định Câu 1: Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những gì mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó. Trả lời Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” ở Phú Thọ. Giá trị của di sản thể hiện sự kính trọng tổ tiên, bên cạnh đó là sức sống trường tồn và mạnh mẽ của tín ngưỡng này cùng với sự tham gia tích cực của cộng đồng người Việt. Điều em tâm đắc nhất về thời đại Hùng Vương gắn liền với truyền thuyết “Bánh Chưng – Bánh Giầy” .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan