Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật v...

Tài liệu Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch nha trang

.PDF
119
327
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------- BÙI THỊ THANH DIỆU NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG THÔNG TIN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hà Nội – 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------BÙI THỊ THANH DIỆU NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG THÔNG TIN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện Mã số: 60 32 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Quý Hà Nội – 2011 2 LỜI CẢM ƠN! Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo, PSG. TS Trần Thị Quý - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong ngành Thông tin – Thư viện đã tham gia giảng dạy và tận tình chỉ bảo cho tôi trong hơn 2 năm học tập, nghiên cứu về chuyên ngành Khoa học Thư viện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè – những người luôn bên cạnh, động viên và khuyến khích để tôi có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp và đạt được kết quả như ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày 03/05/2011 Học viên:Bùi Thị Thanh Diệu K3- Khoa học Thư viện, ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN 3 MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 6 2. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài ....................................................................... 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 8 4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................... 9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 9 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 9 7. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 10 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 10 CHƢƠNG 1: THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG VỚI NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN ...... 11 1.1. Những vấn đề lý luận chung về nhu cầu tin ....................................................... 11 1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin ................................................................................ 11 1.1.2. Khái niệm người dùng tin .......................................................................... 12 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin ....................................................... 12 1.1.4. Vai trò nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động thông tin – thư viện ........ 14 1.2. Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang với sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học ............................................................................................... 15 1.2.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Trường ....................................... 15 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường.............................................................. 16 1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trường .......................................... 18 1.3. Thƣ viện với nhiệm vụ chính trị của Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang ......................................................................................... 19 1.3.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện ......................... 19 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện ........................................................... 19 1.3.3. Đặc điểm cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ ........................................ 20 1.3.4. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Thư viện ........................................ 22 1.4. Đặc điểm ngƣời dùng tin của Thƣ viện ............................................................... 23 1 1.4.1. Nhóm cán bộ quản lý, nghiên cứu và giảng dạy ........................................ 23 1.4.3. Nhóm học sinh, sinh viên ........................................................................... 25 1.5. Tầm quan trọng của nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng tại Trƣờng............................................................................................................................ 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG .......................................................................................................................... 28 2.1. Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Thƣ viện Trƣờng ........................................ 28 2.1.1. Nhu cầu về nội dung tài liệu ...................................................................... 28 2.1.2. Nhu cầu về loại hình tài liệu ...................................................................... 32 2.1.3. Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu...................................................................... 37 2.1.4. Nhu cầu về các sản phẩm thông tin ............................................................ 39 2.1.5. Nhu cầu về các dịch vụ thông tin ............................................................... 41 2.1.6. Thói quen sử dụng, khai thác thông tin của người dùng tin ....................... 44 2.2. Mức độ đáp ứng thông tin/tài liệu cho ngƣời dùng tin của Thƣ viện ............... 47 2.2.1. Mức độ đáp ứng về nội dung thông tin ...................................................... 47 2.2.2. Mức độ đáp ứng về loại hình tài liệu ......................................................... 53 2.2.3. Mức độ đáp ứng về ngôn ngữ tài liệu ........................................................ 55 2.2.4. Mức độ đáp ứng về các sản phẩm thông tin .............................................. 57 2.2.5. Mức độ đáp ứng về các dịch vụ thông tin .................................................. 60 2.2.6. Mức độ đáp ứng về thói quen sử dụng thư viện của người dùng tin ......... 64 2.3. Nhận xét về nhu cầu tin và mức độ đáp ứng của thƣ viện Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang ................................................................ 66 2.3.1. Ưu điểm...................................................................................................... 66 2.3.2. Hạn chế ...................................................................................................... 68 2.3.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 70 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN NHU CẦU TIN CHO NGƢỜI DÙNG TIN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG ..................................................................................................... 72 2 3.1. Nhóm giải pháp về tăng cƣờng nguồn lực thông tin ........................................... 72 3.1.1. Cần xây dựng chính sách bổ sung tài liệu.................................................. 72 3.1.2. Chú trọng bổ sung diện tài liệu văn hóa nghệ thuật và du lịch .................. 74 3.1.3. Tiến hành chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện cùng ngành/chuyên ngành........................................................................................................ 75 3.2. Đa dạng hóa và tăng cƣờng chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ ..................... 76 3.2.1. Hoàn thiện sản phẩm thông tin thư viện .................................................... 76 3.2.2. Hoàn thiện các dịch vụ thông tin thư viện ............................................... 77 3.2.3. Đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ................................ 80 3.2.4. Tăng cường hoạt động maketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ....................................................................................................................... 83 3.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực thông tin thƣ viện ...................................... 85 3.3.1. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ thư viện ................................. 85 3.3.2. Bổ sung số lượng và nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện ..................... 85 3.4. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣ viện và kinh phí ............. 87 3.4.1. Tăng cường nguồn kinh phí cho việc phát triển thư viện .......................... 87 3.4.2. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị thư viện ........................ 87 3.4.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ............................................... 89 3.5. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học .................. 91 3.5.1. Định kì nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin.................................. 91 3.5.2. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học để phát triển nguồn tài liệu xám .................................................................................................................................. 91 3.6. Nhóm giải pháp về đào tạo ngƣời dùng tin ......................................................... 92 3.6.1 Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dùng tin...................... 92 3.6.2. Tăng cường chiến lược đào tạo người dùng tin ......................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Số lượng tài liệu có trong Thư viện Bảng 2.1: Nhu cầu về nội dung tài liệu của người dùng tin Bảng 2.2: Nhu cầu về loại hình thông tin/tài liệu của người dùng tin Bảng 2.3: Nhu cầu sử dụng ngôn ngữ thông tin/tài liệu của người dùng tin Bảng 2.4: Nhu cầu về sản phẩm thông tin của người dùng tin Bảng 2.5: Nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin tại Thư viện Bảng 2.6: Thời gian dành cho việc tìm và đọc tài liệu của người dùng tin Bảng 2.7: Nhu cầu khai thác thông tin của người dùng tin Bảng 2.8: Cơ cấu loại hình tài liệu của Thư viện Bảng 2.9: Cơ cấu ngôn ngữ của tài liệu của thư viện Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng về sản phẩm thông tin của Thư viện Bảng 2.11: Mức độ đáp ứng về dịch vụ thông tin của Thư viện Bảng 2.12: Tiêu chí đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ Thư viện Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trường CĐVHNT&DL Nha Trang Biểu đồ 2.1: Nhu cầu về loại hình thông tin/tài liệu của người dùng tin Biều đồ 2.2: Nhu cầu về sản phẩm thông tin của người dùng tin Biểu đồ 2.3: Nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin tại Thư viện Biểu đồ 2.4: Thời gian sử dụng cho việc tìm và đọc tài liệu của người dùng tin Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn tài liệu theo tên tài liệu (2.5a) và số bản tài liệu (2.5b) Biểu đồ 2.6: Cơ cấu loại hình tài liệu của thư viện Biểu đồ 2.7: Cơ cấu ngôn ngữ tài liệu theo tên tài liệu (2.7a) và số bản tài liệu (2.7b) tại Thư viện 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Từ viết tắt Nghĩa của từ CBGV Cán bộ giảng viên CĐ VHNT&DL Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu HSSV Học sinh – sinh viên KH&CN Khoa học và công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế - xã hội NCT Nhu cầu tin NDT Người dùng tin SP&DV Sản phẩm – Dịch vụ TTKH&CNQG Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia TT-TV Thông tin – Thư viện TV Thư viện VHNT Văn hóa nghệ thuật 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội thông tin ngày nay, thông tin là yếu tố đầu tiên góp phần vào sự thành công của một tổ chức cũng như một hoạt động. Thông tin đã xâm nhập và chiếm lĩnh mọi ngành nghề và lĩnh vực của xã hội. Việc hình thành nên một xã hội thông tin đã đáp ứng nhu cầu tin (NCT) của nhiều đối tượng khác nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của con người cũng ngày càng to lớn và đa dạng, nhu cầu này đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục và kịp thời. Đó là một trong những nguyên do để hoạt động thông tin – thư viện (TT-TV) điều chỉnh và tìm ra những hướng tổ chức, khai thác thông tin ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó việc nghiên cứu NCT để tăng cường khả năng đáp ứng thông tin, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan TT-TV là một việc hết sức quan trọng. Nghiên cứu NCT chính là cơ sở khoa học để phát triển nguồn lực thông tin, xác định phương pháp xử lý thông tin, tổ chức các hình thức hình thức tra cứu thông tin và phục vụ NDT trong các cơ quan TT-TV. Nhu cầu tin là nguồn gốc của hoạt động thông tin. Đó là một dạng nhu cầu về tinh thần của con người xuất phát từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan. Cũng giống như các nhu cầu khác của con người, NCT mang tính xã hội. Nghiên cứu nắm vững đặc điểm NDT và NCT của họ là cơ sở thiết yếu định hướng cho hoạt động của các cơ quan TT-TV. Thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang (CĐ VHNT&DL Nha Trang) đang từng bước xây dựng và phát triển môi trường học tập lành mạnh, hiện đại sánh bước cùng sự phát triển chung của các trường cao đẳng, đại học trong cả nước. Là một bộ phận gắn liền với sự phát triển của Nhà trường ngay từ những ngày đầu thành lập, TV Trường CĐVHNT&DL Nha Trang đã nhận thức được vai trò của mình trong nhiệm vụ chung của Nhà trường. Vì vậy, TV luôn đặt ra những kế hoạch phát triển mới đảm bảo chất lượng hoạt động, đưa TV trở thành một trung tâm TT-TV điện tử hiện đại, 6 đáp ứng việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Nhà trường. Tuy nhiên, trước sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học nhằm nâng cao chủ trương đào tạo, thư viện (TV) Trường cần có sự đổi mới. Để có cơ sở khoa học đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành TT-TV của mình. 2. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Liên quan đến dạng đề tài nghiên cứu NCT của NDT đã có rất nhiều công trình khoa học cũng như các luận văn, khóa luận ở các viện, cơ quan TT-TV từ địa phương tới Trung ương; các trường đại học có đào tạo về chuyên ngành TT-TV… đã tiến hành nghiên cứu với nhiều mức độ và phương pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng phục vụ để thỏa mãn tối đa NCT của bạn đọc tại một cơ sở, một trung tâm TT-TV cụ thể. Tiêu biểu ta có thể kể ra một số công trình như sau: Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Thư viện Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu đọc của bạn đọc qua 2 đợt nghiên cứu người đọc vào năm 1976 và 1979 bằng phương pháp trưng cầu ý kiến. Kết quả nghiên cứu này được phản ánh trong luận án “Vấn đề hoàn thiện việc phục vụ cán bộ khoa học và các nhà chuyên môn trong các thư viện khoa học tổng hợp lớn” (1977) và các bài báo “Thư viện Quốc gia nâng cao chất lượng phục vụ cán bộ khoa học và các nhà chuyên môn” (1977); “Nghiên cứu nhu cầu đọc của người đọc ở Thư viện Quốc gia” (1981) của tác giả Hà Thu Cúc. Gần đây, một số công trình nghiên cứu của học viên Khoa Sau đại học trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu NCT trong các cơ quan TT-TV, cụ thể như luận văn của tác giả Đặng Bảo Khánh với đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu đọc và việc thỏa mãn nhu cầu đọc của cán bộ viện Xã hội học” bảo vệ năm 1995; luận văn của tác giả Nguyễn Lan Hương với đề tài: “Nghiên cứu NCT ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương trong công cuộc đổi mới đất nước” bảo vệ năm 7 2000; luận văn của tác giả Lưu Mai Thanh với đề tài: “Nghiên cứu NCT ở Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ trong thời kỳ đổi mới đất nước” bảo vệ năm 2001; luận văn của tác giả Đỗ Thúy Hằng với đề tài: “Nghiên cứu NCT trong hoạt động thông tin ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)”; luận văn của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa với đề tài “Nghiên cứu NCT của cán bộ nghiên cứu và giảng dạy trường Đại học Văn hóa Hà Nội” bảo vệ năm 2002; luận văn của tác giả Dương Thị Vân với đề tài “Nghiên cứu NCT tại trường Đại học Cần Thơ” năm 2003;… Như vậy, đề tài “Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang” là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đề tài nào nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu NCT và mức độ đáp ứng thông tin cho NDT tại TV Trường CĐVHNT&DL Nha Trang, tác giả luận văn muốn đưa ra một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin cho NDT tại TV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường CĐVHNT&DL Nha Trang. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu khái quát về Trường CĐVHNT&DL Nha Trang. - Nghiên cứu khái quát về TV Trường CĐVHNT&DL Nha Trang - Nghiên cứu đặc điểm nguồn lực thông tin của Trường. - Nghiên cứu thực trạng đặc điểm NDT và NCT của cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và sinh viên của Trường. - Nghiên cứu thực trạng mức độ đáp ứng thông tin cho thầy và trò của Nhà trường. 8 - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng thông tin cho NDT tại TV Trường CĐVHNT&DL Nha Trang. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu NCT và mức độ đáp ứng thông tin cho NDT tại Trường CĐVHNT&DL Nha Trang là một vấn đề hết sức mới trong công tác tổ chức và hoạt động thông tin của Nhà trường. Nếu thực hiện tốt việc nghiên cứu theo hướng đề tài này sẽ có cơ sở khoa học để đề ra các nhiệm vụ mới cho TV nhăm thỏa mãn tối đa nhu cầu tại TV của Trường. Đảm bảo thông tin đến NDT là những thông tin “đúng” và “trúng” với nhu cầu của họ. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài NCT của NDT và mức độ đáp ứng thông tin của TV Trường CĐVHNT&DL Nha Trang. 5.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Phạm vi thời gian: Năm học 2010-2011 - Phạm vi không gian: NCT của NDT và mức độ đáp ứng của TV trường Cao đẳng VHNT&DL Nha Trang. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Đề tài được triển khai nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng và Duy vật lịch sử, quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo, công tác TT-TV, công tác giáo dục và đào tạo. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu, thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn. - Phương pháp phỏng vấn, mạn đàm trao đổi. 9 - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp chuyên gia 7. Đóng góp khoa học của đề tài 7.1. Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về nghiên cứu NDT và NCT. 7.2. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở để đưa ra các giải pháp khoa học nâng cao chất lượng phục vụ thông tin nhằm thỏa mãn và phát triển NCT của các đối tượng NDT tại TV. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Thư viện trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang với nhu cầu tin của người dùng tin Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và mức độ đáp ứng của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang Chương 3: Các giải pháp thỏa mãn nhu cầu tin cho người dùng tin tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang 10 CHƢƠNG 1 THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG VỚI NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN 1.1. Những vấn đề lý luận chung về nhu cầu tin 1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin Theo quan điểm tâm lý học Mác xít: “NCT là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Khi đòi hỏi về thông tin của con người trở nên cấp thiết thì NCT xuất hiện”. [15, tr. 33] NCT xuất hiện và có những đặc điểm như sau:  Tính xã hội Nhu cầu tin xuất hiện và phát triển dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội như điều kiện đời sống tinh thần, vật chất và các quan hệ xã hội: + Điều kiện văn hoá: là điều kiện quan trọng nhất. Nội dung NCT do trình độ văn hoá chung quyết định + Điều kiện kinh tế: trình độ sản xuất vật chất, đời sống kinh tế của xã hội chi phối phương thức thoả mãn NCT, qua đó ảnh hưởng tới sự phát triển nội dung NCT + Điều kiện xã hội: Các quan hệ chính trị, xã hội ảnh hưởng lớn tới xu hướng hình thành và phát triển NCT.  Tính chu kỳ NCT sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định và trong khoảng thời gian nhất định phụ thuộc và điều kiện bên trong và các yếu tố bên ngoài tác động. NCT tồn tại và phát triển theo chu kỳ nhất định (các NCT nói chung có tính bền vững kém hơn NC vật chất nên chu kì của nó dài hơn). Nếu được thoả mãn tối đa, chu kì của các nhu cầu sẽ rút ngắn lại, làm cho NCT càng trở nên sâu sắc hơn và ngược lại.  Tính cơ động 11 Được thỏa mãn đầy đủ, nhu cầu sẽ phát triển sâu rộng hơn về nội dung và đòi hỏi phương thức thoả mãn cao hơn. Nếu không được thoả mãn thường xuyên trong thời gian dài và liên tục thì cường độ NCT sẽ giảm dần, thoái hoá dần và có thể bị tiêu diệt. 1.1.2. Khái niệm người dùng tin Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. NDT trước hết phải là người có NCT, là chủ thể NCT. Đồng thời người có NCT chỉ có thể trở thành NDT khi họ sử dụng thông tin hoặc có điều kiện sử dụng thông tin thỏa mãn nhu cầu của mình. Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ của công tác người đọc. Họ đồng thời là khách hàng của dịch vụ thông tin, cũng là người tạo ra thông tin mới. Người dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin. Họ như yếu tố tương tác hai chiều với các cơ quan TT-TV. Vai trò của NDT được thể hiện: - Người dùng tin luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của TV. - Người dùng tin tham gia và liên quan vào hết các công đoạn của dây chuyền thông tin tư liệu như: đánh giá các nguồn lực thông tin, chính sách bổ sung phụ thuộc vào yêu cầu của họ, tham gia hiệu chỉnh các khâu xử lý kỹ thuật ... - Người dùng tin tham gia sản sinh ra thông tin mới. Người dùng tin rất đa dạng và nhu cầu thông tin của họ cũng rất phong phú. Các nhu cầu thông tin này thay đổi tùy theo bản chất các công việc và nhiệm vụ mà họ phải thực hiện. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin trong hoạt động thông - tin thư viện Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhu cầu tin và nhu cầu đọc bao gồm 7 yếu tố: Môi trường xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ học vấn và nhân cách.  Môi trường xã hội: (kinh tế, văn hoá, xã hội) - NCT chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của các điều kiện môi trường xã hội. Đời sống văn hoá tinh thần phong phú là tiền đề cho NCT phát triển. 12 - Tính chất và trình độ lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới NCT (khi lực lượng sản xuất càng phát triển thì càng cần nhiều thông tin hơn, phương tiện truyền tin hiện đại hơn…) - Đời sống được nâng cao tạo điều kiện phát triển NCT. - Chế độ dân chủ làm cho con người tự do hơn, đời sống tinh thần phòng phú hơn, kích thích NCT phát triển cao hơn.  Nghề nghiệp: - Hoạt động lao động là hoạt động chủ đạo trong một thời gian dài của con người. Do đó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người. - Tính chất hoạt động lao động ảnh hưởng tới xu hướng của con người, trong đó có hệ thống nhu cầu bao gồm nhu cầu đọc và NCT. - Nghề nghiệp khác nhau để lại nhiều dấu ấn khác nhau trong nội dung NCT và tập quán sử dụng thông tin.  Lứa tuổi - Mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm lý riêng do cấu trúc hoạt động chủ đạo chi phối. Tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng lớn tới nội dung và phương thức thoả mãn NCT. - Lứa tuổi có thể phân theo: người lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên), tuổi trung niên (từ 35-59 tuổi), tuổi thanh niên (từ 18-34), tuổi thiếu niên (từ 1-17 tuổi).  Giới tính - Do đặc điểm sinh lý, các giới khác nhau có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Các đặc điểm giới tính cũng được biểu thị trong các nội dung và cách thức thoả mãn NCT của mỗi người.  Trình độ văn hoá - Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tinh thần của con người (Khi trình độ càng cao thì nhu cầu hiểu biết và thẩm mỹ càng phát triển). - NCT là nhu cầu tinh thần nên NCT và NCĐ cũng bị chi phối bởi trình độ văn hoá của con người (thể hiện ở nội dung và phương thức thoả mãn). 13  Trình độ học vấn Trình độ học vấn càng cao thì NCT của NDT càng phát triển. Khi NDT có trình độ học vấn cao thì yêu cầu về thông tin, tài liệu phải mang tính chuyên sâu, NCT sẽ phát triển sâu rộng hơn về nội dung và đòi hỏi phương thức thoả mãn cao hơn.  Nhân cách Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ. Nhu cầu là bộ phận cấu thành xu hướng – một thuộc tính quan trọng của nhân cách con người. Nhân cách tồn tại và phát triển trong hoạt động. Nhân cách càng phát triển thì hoạt dộng càng phong phú, NCT càng cao, càng nhạy cảm. Mức độ và phương thức thoả mãn nhu cầu: - Được thoả mãn bằng phươngthức hiện đại, đầy đủ thì nhu cầu sẽ càng phát triển ở mức độ cao hơn. - Chu kỳ nhu cầu rút ngắn thì nhu cầu sẽ xuất hiện lại dưới dạng cao hơn, sâu sắc và cấp bách hơn. - Nếu không được thoả mãn đầy đủ trong thời gian dài thì nhu cầu sẽ bị thoái hoá đi. 1.1.4. Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động thông tin – thư viện Trong hoạt động TT-TV, việc nghiên cứu NCT luôn là yêu cầu cấp thiết để thư viện có thể nắm bắt được đầy đủ và chính xác mục đích của từng đối tượng bạn đọc khi đến với thư viện. Bởi lẽ NCT là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người, khi đòi hỏi của con người về thông tin trở nên cấp thiết thì NCT xuất hiện. NCT là một dạng nhu cầu tinh thần của con người nảy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động khác nhau của con người. Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt được kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp, nhu cầu được cung 14 cấp thông tin càng cao. NCT phát triển lại tác động trở lại tới sự phát triển các hoạt động, góp phần phát triển xã hội. NCT là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin, vì vậy có thể coi NCT là nguồn gốc tạo ra hoạt động thông tin. Chỉ khi tiến hành điều tra, nghiên cứu cụ thể về NCT của NDT thì hoạt động TT-TV mới có điều kiện để phát triển và phục vụ bạn đọc một cách hiệu quả hơn. 1.2. Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang với sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học 1.2.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Trường Trường CĐVHNT&DL Nha Trang là cơ sở đào tạo đa ngành nguồn nhân lực chất lượng cao về các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch từ trình độ cao đẳng trở xuống; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho phát triển giáo dục, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và hội nhập quốc tế. Tiền thân là Trường Lý luận nghiệp vụ Phú Khánh được thành lập vào ngày 01/7/1978. Do yêu cầu phát triển chung của địa phương và nhu cầu đào tạo cán bộ ngành VHNT có trình độ trung học, ngày 08/01/1988, trường Lí luận nghiệp vụ Phú Khánh được nâng cấp thành trường Trung học VHNT Phú Khánh. Năm 1989, Chính Phủ quyết định chia Phú Khánh thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Do tọa lạc trên địa bàn Khánh Hòa nên từ đó trường mang tên Trƣờng Trung học VHNT Khánh Hòa. Với sự phát triển nhanh về quy mô ngành nghề đào tạo trước nhu cầu của xã hội, ngày 05/7/2004, trường Trung học VHNT Khánh Hòa được Ủy Ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Sở Văn hóa – Thông tin Khánh Hòa (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa) chấp thuận cho nâng cấp thành trường cao đẳng và mang tên Trƣờng Cao đẳng VHNT & Du lịch Nha Trang. Nhà trường tuyển sinh bậc cao đẳng khóa đầu tiên vào năm học 2005-2006. Sau khi được nâng cấp thành trường cao đẳng, Nhà trường tiếp tục được đầu tư phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy – học. Nhà trường đã cho xây dựng nhiều nơi thực hành cho sinh viên như: phòng thực hành tin học, 15 âm nhạc, mỹ thuật, thiết kế thời trang, du lịch, biểu diễn… Số lượng sinh viên theo học ngày càng đông và đến từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước cho thấy uy tín của Nhà trường ngày càng cao. Tổng số sinh viên toàn trường hiện nay là 5.157 sinh viên. Trường cũng đã thiết lập và duy trì nhiều mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Trải qua 33 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh; Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp các ngành Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch cho địa phương và các tỉnh lân cận, như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Phú Yên,… Với những thành tích đã đạt được, Nhà trường đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các sở, ban, ngành địa phương và Trung ương. Năm 2005, Nhà trường đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, năm 2010 đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì cho sự nghiệp đào tạo tài năng văn hóa nghệ thuật (VHNT) và Du lịch. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Trường CĐVHNT&DL Nha Trang là trường công lập, nằm trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng của cả nước; trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, chịu sự quản lí Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lí của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch về nội dung đào tạo; là đơn vị sự nghiệp có thu, có tài khoản, có con dấu riêng; thực hiện nhiệm vụ quản lí quá trình giáo dục theo Điều lệ trường cao đẳng và Luật Giáo dục. Trường có chức năng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lí và tác nghiệp các hoạt động Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch có trình độ Cao đẳng và thấp hơn; liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường Cao đẳng, Đại học và Học viện ở trong và ngoài nước nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, sinh viên có trình độ đại học và sau đại học. 16 Các ngành và bậc đào tạo Bậc cao đẳng: gồm 17 ngành, trong đó có các ngành như:  Sư phạm âm nhạc  Diễn viên múa  Sáng tác âm nhạc  Diễn viên sân khấu  Việt Nam học  Quản trị kinh doanh  Thông tin thư viện  An ninh khách sạn  Quản lí văn hóa  Quản trị văn phòng  Phát hành sách  Thư kí văn phòng  Hội họa  Nhạc cụ dân tộc  Mỹ thuật ứng dụng  Nhạc cụ Tây phương.  Quản trị Nhà hàng, khách sạn Bậc trung cấp: gồm 9 ngành, trong đó có các ngành như:  Sư phạm âm nhạc  Mỹ thuật ứng dụng  Sư phạm mỹ thuật,  Đạo diễn văn hóa quần chúng  Phát hành sách  Diễn viên kịch - điện ảnh  Du lịch  Diễn viên múa  Văn thư  Mục tiêu của Nhà trường 1. Xây dựng Trường CĐVHNT&DL Nha Trang trở thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa cấp đào tạo nguồn nhân lực về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch có đầy đủ tri thức, đạo đức, kĩ năng đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và hội nhập quốc tế. 2. Xây dựng Trường CĐVHNT&DL Nha Trang trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao trên các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật Và du lịch. 3. Xây dựng Trường CĐVHNT&DL Nha Trang thành một môi trường giáo dục mở có uy tín, có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật và du lịch thời kì đổi mới. 4. Tăng cường liên kết, hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan