Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh hà tĩnh (tt)...

Tài liệu Nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh hà tĩnh (tt)

.PDF
27
59
73

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN HOÀ NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62.31.04.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Trần Hữu Luyến Phản biện 1: PGS. TS. Đỗ Mạnh Tôn Phản biện 2: PGS. TS. Đinh Hùng Tuấn Phản biện 3: PGS. TS. Mạc Văn Trang Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhu cầu giao tiếp là một loại nhu cầu tinh thần của con người, nó giúp con người thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc tình cảm, thiết lập quan hệ với người khác. Sự ra đời nhiều khu kinh tế và xuất hiện nhiều vùng tái định cư đã có những tác động tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế, chính trị và xã hội địa phương. Đã làm thay đổi lối sống với những đặc điểm tâm lý xã hội truyền thống của cư dân lúa nước và ngư dân, làm mất đi sự ổn định cuộc sống của các cộng đồng làng xã, ảnh hưởng đến đời sống lao động việc làm. Sự xáo trộn, phá hủy cấu trúc xã hội và công việc của những quần thể dân cư ở nơi cũ, thay đổi lối sống, bên cạnh đó còn tác động lớn đến sự thay đổi môi trường sinh hoạt hàng ngày của bà con từ thuần nông sang một môi trường sinh hoạt đô thị đang phát triển đã làm nảy sinh nhiều khó khăn trong sinh hoạt, lao động sản xuất. Người dân tái định cư gặp rất nhiều khó khăn trong hoàn cảnh sống mới. Trong đó đối tượng giao tiếp mới xuất hiện, những đối tượng giao tiếp quen thuộc thường bị chia cắt xa về mặt địa lý. Bên cạnh đó các phương tiện giao tiếp, hình thức giao tiếp, nội dung giao tiếp, phương thức giao tiếp...cũng đã có nhiều thay đổi. Vì vậy với mong muốn nâng cao hiệu quả và đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tôi đã đi sâu tìm hiểu: “Nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư của tỉnh Hà Tĩnh” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích - Nghiên cứu lý luận và thực trạng nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất biện pháp để đáp ứng điều kiện thoả mãn nhu cầu giao tiếp cho một số trường hợp người dân vùng tái định cư. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hóa các nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái đinh cư ở trong nước và ngoài nước. - Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư : khái niệm nhu cầu, giao tiếp, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư, các biểu hiện, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái đinh cư. 1 - Làm rõ thực trạng nhu cầu giao tiếp và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh. Đề xuất và thử nghiệm biện pháp đáp ứng nhu cầu giao tiếp cho một số trường hợp trong người dân vùng tái định cư Hà Tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ nhu cầu giao tiếp của người dân ở vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về khách thể và địa bàn nghiên cứu: + Khách thể được thăm dò ý kiến (nhằm thiết kế công cụ điều tra) 78 người + Khách thể điều tra định lượng gồm có 478 người dân và nhà quản lý ở vùng tái định cư thuộc 5 xã: Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Lợi, Kỳ Thịnh của vùng tái định cư huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh + Khách thể quan sát 26 người, phỏng vấn sâu 28 người và nghiên cứu trường hợp điển hình 03 người Về nội dung nghiên cứu: Chỉ xem xét 3 nội dung: Nhu cầu thiết lập các mối quan hệ (với các chủ thể khác nhau như người thân, người dân địa phương trong vùng, với chính quyền, tổ chức đoàn thể, với đối tác làm ăn, với các vùng khác) ; nhu cầu nhận thức và trao đổi thông tin và nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp. Về tiêu chí đánh giá: Nhu cầu có nhiều đặc điểm, nhưng luận án chỉ chọn 3 đặc điểm làm tiêu chí để xem xét, đánh giá nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh. Đó là tính bức xúc, tính hài lòng và tính hiệu quả. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1.Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 4.1.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 4.1.2. Phương pháp chuyên gia 4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 4.2.3. Phương pháp quan sát 2 4.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 4.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 5. Những đóng góp của đề tài 5.1. Đóng góp mới về mặt khoa học Nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh là một đề tài khoa học mới được nghiên cứu, đã khái quát hóa được các nghiên cứu liên quan khá đầy đủ ở nước ngoài và trong nước; đã làm rõ được hệ thống các khái niệm công cụ như nhu câu, giao tiếp, nhu cầu giao tiếp, người dân vùng tái định cư và nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư; đã chỉ ra được 3 biểu hiện nhu cầu giao tiếp rất cơ bản là: nhu cầu thiết lập mối quan hệ với các khách thể khác nhau, nhu cầu nhận thức, trao đổi thông tin giữa họ với nhau và nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp hiện có. Đồng thời xây dựng được mới 3 tiêu chí đánh giá nhu cầu này là tính bức xúc, tính hài lòng và tính hiệu quả. Chỉ ra được các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái đinh cư. 5.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn Nghiên cứu đã làm rõ được thực trạng mức độ về nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư. Chỉ ra được các yếu tố tác động đến nhu cầu giao tiếp, đưa ra được hệ thống các phương pháp tác động nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp cho một số trường hợp ở vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Giá trị khoa học của luận án Những kết quả nghiên cứu lý luận của luận án góp phần làm rõ hơn lý luận tâm lý học về nhu cầu nói chung và nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Những kết quả nghiên cứu thực tế của luận án giúp cho các nhà quản lý ở các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể hiểu rõ nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư để động viên chia sẻ với họ và có những quyết định phù hợp khi đưa ra cho người dân. Đây cũng là tài liệu tham khảo để các nhà giáo dục tuyên truyền xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục về nhu cầu giao tiếp cho người dân vùng tái định cư trên những vùng miền khác nhau của đất nước. Luận án sẽ xác định biểu hiện NCGT của người dân vùng TĐC khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. 3 Luận án sẽ phân tích các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến NCGT của người dân vùng TĐC tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra một số biện pháp tâm lý tăng cường giao tiếp cho người dân ở vùng TĐC tỉnh Hà Tĩnh thông qua nhận thức, cải thiện mối quan hệ trong xã hội cộng đồng ở vùng TĐC. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận án gồm 4 chương Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư Chương 2. Cơ sở lý luận nghiên cứu nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư Tác giả Siobhan Warrington với tác phẩm “Những vấn đề phức tạp của tái định cư” (The complex issue of resettlement ) [101]. Tác giả Olivia Bennett và Christopher Mcdowell viết trong tác phẩm “Di dời - Chi phí nhân lực của phát triển và tái định cư” (Displaced – The Human Cots of Development and Resettlement) [102]. Tác giả Pearce, DW (1999). “Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích kinh tế cho các hoạt động tái định cư không tự nguyện” (Methodlogical Issues in the Economic Anylysis for involuntary Resettlement Operations) [103 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư Tác giả Trang Hiếu Dũng (1995) “Những giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu, để ổn định và phát triển sản xuất đời sống cho nhân dân di chuyển ra khỏi vùng hồ Ya Ly tỉnh Gia Lai – Kon Tum”.[20] 4 Tác giả Nguyễn Văn Hồng (2012) về “Nghiên cứu sự thích ứng với điều kiện sống mới của dân di cư vùng thủy điện Sơn La”. [39] Tác giả Ngô Văn Giới (2013) “Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp tại một số khu tái định cư tập trung ở Sơn La”. [26] Khi tìm hiểu vấn đề nhu cầu giao tiếp cho người dân vùng tái định cư chúng tôi nhận thấy đây là một lĩnh vực rất cần thiết trong thực tiễn hiện nay, tuy nhiên ở trên thế giới cũng như trong nước vấn đề này còn bỏ trống, chưa được các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nghiên cứu. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ 2.1. Nhu cầu Nhu cầu là những đòi hỏi bức thiết của chủ thể phải thỏa mãn để sống và phát triển trong những điều kiện nhất định. 2.2. Nhu cầu giao tiếp NCGT là sự đòi hỏi tất yếu của chủ thể cần được thỏa mãn trong thiết lập mối quan hệ với các chủ thể khác, trao đổi nhận thức, tình cảm, hiểu biết lẫn nhau của mình với họ và sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau để đảm bảo sống và phát triển trong những điều kiện cụ thể xác định. 2.3. Nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư Nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư là đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn của họ trong thiết lập mối quan hệ với những người khác, trao đổi nhận thức, tình cảm hiểu biết giữa họ và sử dụng phương tiện giao tiếp khác nhau để đảm bảo sống và phát triển trong điều kiện định cư ở nơi mới Như vậy, nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư có các biểu hiện cơ bản sau: Thứ nhất là nhu cầu thiết lập các mối quan hệ với những người khác ở vùng tái định cư. Thứ hai là nhu cầu trao đổi nhận thức, tình cảm, hiểu biết với người khác ở vùng tái định cư. Thứ ba là nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau ở vùng tái định cư. 2.4. Biểu hiện nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư 2.4.1. Nhu cầu thiết lập các quan hệ với những chủ thể khác - Cần phải được tăng cường giao tiếp với họ hàng, bà con trong dòng tộc. 5 - Phải được thiết lập quan hệ giao tiếp với hàng xóm, láng giềng. - Cần phải gặp gỡ nhiều đối tác, xây dựng các mối quan hệ làm ăn lâu dài. - Cần mở rộng các hình thức làm kinh tế, thành lập các tổ, hội sản xuất kinh tế. - Phải nhận được sự quan tâm kịp thời của chính quyền, có các chủ trương chính sách phù hợp. - Tăng cường gặp gỡ đồng nghiệp để chia sẽ kinh nghiệm - Quan tâm đến tình hình kinh tế chính trị xã hội của địa phương và khu vực. 2.4.2. Nhu cầu được trao đổi nhận thức, tình cảm, hiểu biết lẫn nhau - Trao đổi nhận thức giữa các cá nhân với nhau - Trao đổi tình cảm giữa các cá nhân - Trao đổi hiểu biết với nhau 2.4.3. Nhu cầu được sử dụng phương tiện giao tiếp khác nhau. - Cần phải được mở rộng các mối quan hệ giao tiếp thông qua các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. - Phải mở rộng các hình thức giao tiếp cộng đồng như sinh hoạt văn hóa văn nghệ quần chúng. - Cần được tham gia sinh hoạt tư vấn về kỹ năng giao tiếp. 2.5. Tiêu chí đánh giá và mức độ nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư Luận án sử dụng ba trong số những đặc điểm cơ bản của NC cũng như NCGT của người dân TĐC làm tiêu chí xác định, đánh giá mức độ NCGT của người dân vùng TĐC ở Hà Tĩnh như sau: - Tính bức xúc: Thể hiện sự cấp bách, nhức nhối và mong muốn cần đạt được, đáp ứng đối với cá nhân. - Tính hài lòng: Thể hiện sự vừa ý như mong muốn đáp ứng được những đòi của cá nhân trong đời sống đúng với kỳ vọng của chủ thể. - Tính hiệu quả: Tính hiệu quả trong hoạt động giao tiếp tạo ra sự phấn khởi, vui vẽ, tích cực hoạt động, yêu đời, yêu cuộc sống và có kết quả công việc tốt 6 Bảng 2.1. Mức độ đánh giá nhu cầu giao tiếp của người dân Tiêu chí Tính bức xúc Tính thỏa mãn Tính hiệu quả Điểm Mức Rất thấp Không thấy bức Không được vừa ý, Không tạo được bách nhức nhối đáp ứng không đáng vui vẻ, phấn khởi, mong muốn phải kể tích cực hoạt động 1 giao tiếp Thấy bức nhức Thấp nhối bách, Có thấy được đáp Tạo được rất ít vui hay ứng nhưng không vẻ, phấn khởi, sự mong muốn thấp rõ, không hoàn toàn tích cực trong cuộc vừa ý. Bình thường 2 sống Lúc thấy bức bách, Lúc thấy được đáp Lúc tạo được sự nhức nhối hay ứng, vừa ý, lúc phấn khởi, vui vẻ mong muốn giao không hoạt tiếp nhưng lúc khác động, lúc không 3 lại không Cao Thấy bức bách, Vừa ý, được đáp Tạo được sự phấn nhức nhối và mong ứng khá rõ ràng khởi vui vẻ, tích muốn giao tiếp khá trong giao tiếp rõ Rất cao cực khá rõ, khá bền 4 vững Luôn bức bách, Cảm thấy vừa ý, Tạo sự vui vẻ, phấn nhức nhối và mong được đáp ứng khá khởi, tích cực muốn được giao toại nguyện thường xuyên và tiếp 5 bền vững 2.6. Những yếu tố tác động đến nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư ở Hà Tĩnh 2.6.1. Những yếu tố chủ quan - Khí chất: Khí chất biểu hiện sắc thái của tính cách, góp phần quan trọng tạo nên vẻ độc đáo trong tính cách mỗi người. - Tính cách: Tính cách của cá nhân có ảnh hưởng quan trọng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội và thúc đẩy tập thể. 7 - Hứng thú: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vừa có khả năng đem lại cho cá nhân có một sự hấp dẫn về mặt tình cảm. - Nhận thức, thế giới quan: Để tồn tại và phát triển trong cuộc sống con người luôn luôn nhận thức sự vật hiện tượng xung quanh mình, đồng thời con người cũng tự nhận thức bản thân mình. - Trình độ: Trình độ nhận thức của con người là sự phản ảnh hiện thực khách quan vào não dưới lăng kính chủ thể. - Động cơ: của cá nhân trong quá trình hình thành phát triển các mối quan hệ giao tiếp. 2.6.2. Những yếu tố khách quan - Chủ trương và các chế độ chính sách: Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC dành cho người bị thu hồi đất, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất. - Truyền thống, phong tục tập quán địa phương: Trong quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng làng xã có rất nhiều giá trị, hành vi, cách ứng xử mang đậm tính quy ước truyền thống làng xã được hình thành. - Văn hóa truyền thống địa phương: Hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình hoạt động, giao lưu, ứng xử của cá nhân với người khác, với môi trường tự nhiên, xã hội, được lưu giữ, truyền đạt từ các thế hệ tạo nên các đặc điểm riêng của mỗi cộng đồng, dân cư. - Môi trường xung quanh: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên - Các phong trào đoàn thể: Trong sinh hoạt cộng đồng dân cư các phong trào đoàn thể đóng một vai trò rất quan trọng. - Truyền thông: Chính là quá trình chia sẽ thông tin, là một kiểu tương tác xã hội, ít nhất có hai cá nhân tương tác lẫn nhau chia sẽ các quy tắc và tín hiệu chung. CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Tổ chức nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn: Khảo sát địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu lý luận, thiết kế công cụ khảo sát, khảo sát thử, khảo sát chính thức, xử lý số liệu và viết luận án. 8 3.2.Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh các vấn đề có liên quan đến NCGT của người dân TĐC. Xác định những khái niệm công cụ liên quan đến đề tài: NC, NCGT, NC giao tiếp người dân TĐC Tổng hợp và phân tích lý luận NCGT của người dân TĐC và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn. Việc lựa chọn các yếu tố để khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn dựa vào kết quả tổng hợp của phần tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước cùng với các lý luận chung. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phần 1.Tìm hiểu thực trạng nhu cầu thiết lập quan hệ giao tiếp của người dân vùng tái định cư nhằm chỉ ra được những nhu cầu cơ bản về việc thiết lập quan hệ. Phần 2. Khảo sát thực tế nhu cầu trao đổi thông tin, nhận thức và tình cảm của người dân vùng tái định cư. Chỉ ra được những nhu cầu cơ bản trên cơ sở các tiêu chí tính bức xúc, tính hài lòng và tính hiệu quả. Phần 3. Tìm hiểu thực trạng việc sử các phương tiện giao tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của người dân vùng tái định cư. Phần 4. Thực trạng các yếu tố chủ quan và khách quan đã ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư và chỉ ra được hệ thống các yếu tố ảnh hưởng - Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia về hệ thống các khái niệm giao tiếp, nhu cầu, tái định cư, nhu cầu giao tiếp người dân tái định cư. Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia về vấn đề quan điểm phương pháp luận, quan điểm lý luận, công cụ nghiên cứu (các bảng hỏi), tiêu chí đánh giá NCGT của người dân TĐC - Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Nội dung phỏng vấn bao gồm: thu thập thông tin cá nhân hộ gia đình, tìm hiểu về hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, sự tác động của các yếu tố chủ trương chính sách đến hoạt động giao tiếp. Tìm hiểu các khía cạnh tính cách của cá nhân và đánh giá của cá nhân về hoạt động giao tiếp hiện nay trên ba góc độ cơ bản là tính bức xúc, tính hài lòng, tính hiệu quả. 9 Phỏng vấn về hệ thống các nhu cầu giao tiếp về nhận thức vai trò tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân ở đây. - Phương pháp quan sát Quan sát trực tiếp thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của người dân ở vùng TĐC khi họ tham gia sinh hoạt tại các tổ chức cộng đồng ở cụm dân cư, trong sinh hoạt hàng ngày của các tổ liên gia. Kết quả này để bổ sung thông tin định tính về tính đặc trưng nổi bật trong NCGT của người dân TĐC - Phương pháp phân tích chân dung nhu cầu giao tiếp có tính đại diện Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến NCGT của người dân TĐC để minh hoạt cho khảo sát trên diện rộng. Đồng thời phát hiện ra những nhân tố khác mà khảo sát chưa để cập đến. Chúng tôi chọn và đi sâu vào nghiên cứu ba trường hợp điển hình có tính đại diện với ba cá nhân có nhu cầu giao tiếp khác nhau. - Phân tích kết quả điều tra Phương pháp phân tích định tính: Các thông tin thu được từ phương pháp quan sát, phỏng vấn, trò chuyện….dùng để minh hoạ, hổ trợ cho việc diễn giải và biện luận các số liệu thu được. Phương pháp xử lý số liệu định lượng: Số liệu được xử lý bằng phần mềm toán học SPSS. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, điểm trung bình, độ lệch chuẩn…và thống kê suy luận phân tích so sánh, tương quan đơn biến, hồi quy tuyến tính. 10 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ TỈNH HÀ TĨNH 4.1. Thực trạng nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh 4.1.1. Đánh giá chung về thực trạng mức độ nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư Bảng 4.1. Đánh giá chung về thực trạng nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư Loại nhu cầu giao tiếp giá Người dân Tiêu chí đánh ĐTB ĐLC Mức độ Nhu cầu trao đổi nhận thức, tình cảm Nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp ĐTB Chung 0,92 Tính hiệu quả 3,46 1,21 3,85 1,15 Cao 3,86 1,09 4,35 0,83 3,83 1,00 3,98 1,00 Cao 4,05 0,94 4,30 0,89 3,94 0,98 3,82 0,96 Cao 4,02 0,94 0,99 Cao Cao 3,98 1,12 Cao 4,06 1,09 Cao 3,97 1,09 Cao Tính hài lòng 4,10 Rất cao Tính hiệu quả Cao Cao Tính bức xúc 1,07 Cao Tính hài lòng 4,11 Rất cao Tính hiệu quả Mức độ Cao Tính bức xúc ĐLC Cao Tính hài lòng ĐTB Rất cao Chung hệ 4,27 Chung lập mối quan Tính bức xúc Chung Nhu cầu thiết Nhà quản lý Cao Ghi chú: ĐTB từ 1 đến 1,55: nhu cầu ở mức rất thấp; ĐTB từ 1,55 đến 2,55: nhu cầu ở mức thấp; ĐTB từ 2,55 đến 3,25: nhu cầu ở mức trung bình; ĐTB từ 3,25 đến 4,25: nhu cầu ở mức cao; ĐTB từ 4,25 đến 5: nhu cầu ở mức rất cao Đánh giá chung về thực trang nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư ở Hà Tĩnh là cao với điểm số trung bình chung là ĐTBC = 3,97, dưới góc độ của nhà quản lý ĐTBC = 4,06 điều này đã phản ánh đúng thực tế đang diễn ra hiện nay ở các khu tái định cư của Hà Tĩnh. Cụ thể như sau: Nhu cầu thiết lập mối quan hệ với ĐTBC = 3,86, Nhu cầu trao đổi nhận thức tình cảm ở mức cao nhất với ĐTBC = 4,05 và Nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp của người dân ở vùng tái định cư nhìn chung là cao với ĐTBC = 4,02. 11 4.2. Thực trạng mức độ từng mặt nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh 4.2.1. Thực trạng mức độ nhu cầu thiết lập mối quan hệ của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Nhận xét chung về mức độ nhu cầu thiết lập mối quan hệ của người dân vùng tái định cư ở tỉnh Hà Tĩnh. Tính bức xúc ĐTB = 4,27, tính hài long ĐTB = 3,85 và tính hiệu quả ĐTB = 3,46. Qua đó ta thấy được người dân rất rất bức xúc trong việc thoả mãn nhu cầu thiết lập quan hệ. - Thực trạng mức độ tính bức xúc nhu cầu thiết lập mối quan hệ của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Bảng 4.2. Thực trạng mức độ tính bức xúc nhu cầu thiết lập mối quan hệ của người dân vùng tái định cư Nội dung NC STT ĐTB ĐLC Thứ Bậc 1 Mong muốn được sự quan tâm của cộng đồng chính quyền 4,67 0,80 1 2 Thành lập các tổ chức sinh hoạt cộng đồng 4,65 0,78 2 3 Thành lập các hợp tác xã, hội, nhóm làm kinh tế 4,44 0,86 3 4 Nắm bắt được thông tin kinh tế, chính trị xã hội 3,75 1,35 12 4,27 0,92 . ĐTB chung Mức độ Rất cao Mức độ bức xúc của người dân tái định cư về việc thiết lập mối quan hệ rất cao với ĐTB = 4,24. Vấn đề bức xúc thể hiện sự mong muốn hiện nay của họ là cần được sự quan tâm của cộng đồng chính quyền với người dân ở vùng TĐC với ĐTB= 4,67. - Thực trạng mức độ tính hài lòng nhu cầu thiết lập mối quan hệ của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Với mức độ biểu hiện ĐTB = 3,85 cho thấy mức độ hài lòng của người dân trong việc thiết lập các quan hệ xã hội không cao lắm. Mức độ hài lòng nhất của người dân đó là tôi muốn được gặp gỡ quan hệ với hàng xóm thường xuyên ĐTB = 4,20 và yếu tố thứ hai đó là sự quan tâm của cộng đồng chính quyền ĐTB = 4,19. Bên cạnh đó có rất nhiều yếu tố không 12 làm người dân ở vùng TĐC hài lòng như: Xây dựng mối quan hệ với dòng tộc, họ hàng với ĐTB = 3,39 và việc chia sẽ kinh nghiệm trong cuộc sống cũng khó khăn và ít đi với ĐTB = 3,49. Điều này phần nào phản ánh đúng thực tế - Thực trạng mức độ tính hiệu quả nhu cầu thiết lập mối quan hệ của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Mức độ hiệu quả trong việc thiết lập các mối quan hệ để thoả mãn NCGT của người dân ở vùng TĐC Hà Tĩnh chưa cao với ĐTB = 3,46. Thực tế chúng tôi nhận thấy rằng việc thiết lập các mối quan hệ giao tiếp ở các vùng TĐC chưa mạng lại hiệu quả cao. Như việc chia sẽ kinh nghiệm ĐTB = 3,00 và hiểu rõ ý nghĩa nội dung giao tiếp ĐTB = 3,06 và vấn đề nắm bắt thông tin kinh tế, chính trị xã hội ĐTB = 2,91. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ giao tiếp của bà con người dân ở vùng TĐC nhưng chưa cao. - Đánh giá của nhà quản lý về mức độ nhu cầu thiết lập quan hệ giao tiếp của người dân vùng tái định cư ở tỉnh Hà Tĩnh Yếu tố được các nhà quản lý cho là rất cấp thiết hiện nay; tham gia xây dựng các phong trào sinh hoạt cộng đồng ĐTB = 4,35 và việc xây dựng tốt các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế xã hội hiện nay ĐTB = 4,23 tiếp theo là yếu tố thiết lập quan hệ với các tổ chức chính quyền ĐTB = 4,2. 4.2.2. Thực trạng mức độ nhu cầu trao đổi nhận thức, tình cảm của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Nhận xét chung về mức độ nhu cầu trao đổi nhận thức, tình cảm của người dân tái định cư. Tính bức xúc ĐTB = 4,35, tính hài long với ĐTB = 3,98 và tính hiệu quả ĐTB = 3,83. Từ số liệu chúng ta có thể nhận thấy mức độ hài lòng và hiệu quả thoả mãn các nhu cầu giao tiếp chưa cao, chỉ ở mức vừa phải, còn sự bức xúc vẫn rất cao. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể sau: - Thực trạng mức độ tính bức xúc nhu cầu trao đổi nhận thức, tình cảm của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Thông qua số liệu thu được từ khảo sát chúng ta thấy rằng mức độ bức xúc của người dân vùng tái định cư trong việc trao đổi nhận thức, tình cảm rất cao với ĐTB = 4,35. Đây là những nhu cầu rất cần thiết nhưng chưa được thoả mãn làm cho người dân bức xúc. Được cụ thể bằng các yếu tố sau: vấn đề xây dựng mong muốn tình cảm hàng xóm ngày càng thân thiết và đoàn kết với ĐTB= 4,86. Yếu tố thứ hai là rần cần thiết phải quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh khi gặp chuyện vui cũng như buồn ĐTB = 4,78. 13 Như phát biểu của Chị H một đồng bào ở vùng TĐC xã Kỳ Phương nói rằng “Nếu như không có sự động viên chia sẽ giúp đỡ của bà con lối xóm khi mới đến thì chắc là tui đã bỏ xứ mà đi rồi. Mới đến mọi thứ đều mới, khó khăn nhiều lắm. Giờ thì đã ổn định và tôi rất vui khi xây dựng được một tổ liên gia đoàn kết yêu thương nhau khi cần thiết”. Vấn đề chia sẽ thông tin đối với bà con ở đây rât quan trọng, mọi chủ trương chính sách cũng như thông tin kinh tế...được bà con quan tâm nhiều. - Thực trạng mức độ tính hài lòng nhu cầu trao đổi nhận thức, tình cảm của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Bảng 4.3. Thực trạng mức độ hài lòng NC đòi hỏi được trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết lẫn nhau Nội dung NC STT 1 Chia sẽ, động viên, khích lệ về mặt tình cảm giữa các gia đình trong cộng đồng 2 Quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh khi có chuyện buồn vui trong gia đình 3 Thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng tình cảm của hàng xóm, láng giềng 4 Giao tiếp với đối tác làm ăn ngày càng có tình cảm, chân thành, thân thiện … ……………………………………….. ĐTB chung Mức độ ĐTB 4,41 ĐLC 0,76 TB 1 4,39 0,80 2 4,27 0,82 3 3,55 1,18 12 ….. ….. 3,98 …. 1,00 Cao Việc trao đổi nhận thức, thông tin tình cảm hiểu biết lẫn nhau có ảnh hưởng rất lớn đến việc thoả mãn NCGT của người dân. Tuy nhiên nhìn vào số liệu bảng sau chúng ta thấy mức độ hài lòng của người dân chưa cao với ĐTB = 3,98. Biểu hiện cụ thể như sau: Yếu tố mà người dân cho rằng là hài lòng nhất đó chính là việc chia sẽ, động viên, khích lệ về mặt tình cảm giữa các gia đình trong cộng đồng với ĐTB = 4,41. Đối với người dân vùng TĐC việc động viên, chia sẽ khích lệ về mặt tinh thần chính là động lực thúc đẩy xây dựng tốt các mối quan hệ. Một vài yếu tố người dân tỏ ra không hài lòng rõ ràng như: Giao tiếp với đối tác làm ăn ngày càng có tình cảm, chân thành, thân thiện ĐTB = 3,55 và luôn lắng nghe sự chia sẽ 14 thông tin về gia đình của mọi người xung quanh ĐTB = 3,63, kế tiếp là các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, có được thông qua giao tiếp ĐTB = 3,65. Những vấn đề này được bà con thể hiện một cách rõ ràng. - Thực trạng mức độ tính hiệu quả nhu cầu trao đổi nhận thức, tình cảm của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Kết quả khát sát thực tế cho thấy mức độ hiệu quả trong việc trao đổi nhận thức, tình cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa các người dân vùng tái định cư chưa cao với ĐTB = 3,83. Đây là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm giải thích một cách đầy đủ. Yếu tố đầu tiên được người dân ở đây đánh giá hiệu quả và ý nghĩa nhất đó là việc chia sẽ, động viên, khích lệ về mặt tình cảm giữa các gia đình trong cộng đồng ĐTB = 4,68. Bà con ở đây cũng mong muốn rất nhiều việc nắm bắt thông tin kinh tế chính trị của địa phương và thế giới, việc làm này hết sức quan trọng khi tiến hành các hoạt động làm kinh tế ĐTB = 3,99. - Đánh giá của nhà quản lý về mức độ nhu cầu trao đổi nhận thức, tình cảm của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Từ số liệu chúng ta thấy rằng yếu tố được các nhà quản lý đánh giá cao đó là; Quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh khi có chuyện buồn vui trong gia đình ĐTB = 4,44 và Chia sẽ, động viên, khích lệ về mặt tình cảm giữa các gia đình trong cộng đồng ĐTB = 4,36 tiếp theo là Chia sẻ thông tin mới với mọi người xung quanh ĐTB = 4,34. Chúng ta thấy rằng trong đời sống cộng đồng làng xã ở Việt Nam việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng lúc hoan hỉ hay khó khăn đều thể hiện một cách chân tình không tính toán. Bác X trưởng thôn ở khu TĐC Kỳ Thịnh từng chia sẽ: “Ngày mới lên bao nhiêu vất vã khó khăn, công việc bộn bề, nhà nào cũng có nhiều việc cần phải làm ngay. Tôi thấy bà con ở đây rất đoàn kết chia sẽ công việc cùng nhau, cùng giúp sức, giúp công để cùng nhau đi vào ổn định đời sống….”. 4.2.3. Thực trạng mức độ nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh Nhận xét chung về mức độ sử dụng phương tiện giao tiếp của người dân tái định cư ở Hà Tĩnh. Nhìn vào số liệu chúng ta thấy người dân ở đây chưa thật sự hài lòng với ĐTB = 3,82 và hiệu quả sử dụng phương tiện giao tiếp ĐTB = 3,99. Từ đó thấy mức độ bức xúc rất cao với ĐTB = 4,30. - Thực trạng mức độ bức xúc trong nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp của người dân vùng tái định cư ở tỉnh Hà Tĩnh 15 Nhìn vào số liệu chúng ta thấy rằng mức độ bức xúc của người dân tái định cư trong việc sử dụng phương tiện giao tiếp rất cao với ĐTB = 4,30 việc chưa được thoả mãn trong quá trình sử dụng phương tiện giao tiếp đã ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp. Cụ thể như sau. Ba yếu tố mà người dân quan tâm hàng đầu đó là thường xuyên quan tâm đến trang phục, tác phong, cử chỉ, điệu bộ khi giao tiếp với ĐTB = 4,6 và đánh giá đối tượng giao tiếp qua hành vi, ăn mặc, tác phong, sử dụng ngôn từ ĐTB = 4,48 và việc ăn mặc tác phong điệu bộ cử chỉ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao tiếp của cá nhân. Bác Nguyễn Văn Đ một cựu chiến binh ở vùng tái định cư xã Kỳ Lợi cho biết “Làm gì thì làm chứ đã đi ra ngoài xã hội thì vấn đề ăn mặc, tác phong rất quan trọng, nó thể hiện nhân cách con người. Vì vậy theo tôi cần phải chú ý tới ăn mặc khi tham gia công việc trong xã hội cho dù là sự kiện nhỏ nhất trong thôn xóm..”. - Thực trạng mức độ hài lòng trong việc sử dụng phương tiện giao tiếp của người dân vùng tái định cư ở tỉnh Hà Tĩnh. Việc tìm hiểu mức độ hài lòng của người dân trong việc sử dụng phương tiện giao tiếp để nhằm đánh giá đúng thực trạng hiện nay của người dân vùng TĐC có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu chúng ta dễ dàng nhận thấy mức độ hài lòng của người dân chưa cao với ĐTB = 3,82. Mức độ này được biểu hiện ở các khía cạnh cơ bản sau: Các yếu tố được người dân ở vùng TĐC đánh giá hài lòng cao đó là việc khả năng đánh giá được đối tượng thông qua các biểu hiện bên ngoài ĐTB = 4,29. Khi giao tiếp việc phán đoán được chân dung đối tượng giao tiếp là cơ sở để tiến hành giao tiếp hiệu quả. Bên cạnh đó có những yếu tố người dân tỏ ra không hài lòng trong quá trình thực hiện giao tiếp. Khả năng sử dụng tiếng nước ngoài với ĐTB = 3,19. - Thực trạng mức độ hiệu quả trong việc sử dụng phương tiện giao tiếp của người dân vùng tái định cư ở tỉnh Hà Tĩnh Mức độ hiệu quả sử dụng phương tiện giao tiếp của người dân vùng tái định cư là chưa cao với ĐTB = 3,94. Điều này nói lên nhiều vấn đề từ việc đáp ứng các thoả mãn và việc sử dụng phương tiện giao tiếp của người dân chưa tốt, được chúng tôi đi sâu phân tích và nêu lên những biểu hiện cơ bản sau. Bảng 4.4. Thực trạng mức độ hiệu quả trong việc sử dụng phương tiện giao tiếp của người dân vùng tái định cư 16 STT 1 2 3 4 … Nội dung NC ĐTB ĐLC Giọng điệu, từ ngữ địa phương ảnh hưởng đến hiệu quả 4,40 0,85 giao tiếp Tôi thường xuyên quan tâm đến trang phục, tác phong, 4,20 1,00 cử chỉ, điệu bộ khi giao tiếp Khả năng sử dụng tiếng nước ngoài 4,19 0,95 Thường xuyên sử dụng điện thoại để mở rộng mối quan 3,29 1,24 hệ ……………………………………….. ….. ….. ĐTB chung 3,94 0,98 Mức độ Cao TB 1 2 3 12 …. Ba yếu tố được bà con thấy rất cần thiết và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động giao tiếp đó là giọng điệu, từ ngữ địa phương ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp ĐTB = 4,40 và tôi thường xuyên quan tâm đến trang phục, tác phong, cử chỉ, điệu bộ khi giao tiếp ĐTB = 4,20, tiếp theo là khả năng sử dụng tiếng nước ngoài ĐTB = 4,19. Giọng điệu và từ ngữ địa phương ảnh hưởng rất lớn hiệu quả hoạt động giao tiếp. 4.2.4. Mối tương quan giữa tính bức xúc, tính hài lòng và tính hiệu quả của nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư Bảng 4.5. Mối tương quan giữa tính bức xúc, tính hài lòng và tính hiệu quả trong việc thoả mãn nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư Tính bức xúc Tính hiệu quả Tinh hài lòng 1 -,335** -,401** ,000 ,000 432 432 432 ** -,335 1 ,923** ,000 ,000 432 432 432 ** ** -,401 ,923 1 ,000 ,000 432 432 432 Tính bức xúc của Pearson Correlation NC giao tiếp Sig. (2-tailed) N Tính hiệu quả của Pearson Correlation NC giao tiếp Sig. (2-tailed) N Tính hài lòng của Pearson Correlation NC giao tiếp Sig. (2-tailed) N Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rằng giữa tính bức xúc và tính hài lòng, tính hiệu quả có tương quan theo tỷ lệ nghịch với các tính không phải nó. Cụ thể tính bức xúc với Tính hiệu quả R = -,335** và Tính hài lòng với R = -,401** Tất cả các hệ số tương quan trên đều có ý nghĩa về mặt thống kê với P =0,000. Điều này lý giải vấn đề rằng nếu như tính bức xúc trong việc thoả mãn nhu cầu giao tiếp tăng thì mức độ hài lòng và hiệu quả sẽ giảm 17 xuống. Thực tế đã chứng minh rằng khi một cá nhân họ cảm thấy bức xúc về một vấn đề nào đó thì khó mà có hiệu quả và đạt được sự hài lòng trong việc giải quyết. Những số liệu trên cho thấy giữa hai tiêu chí tính hiệu quả và tính hài lòng có sư tương quan thuận khá chặt chẽ, Tính hiệu quả R = 0,923** và Tính hài lòng với R = 0,100. Tất cả các hệ số tương quan trên đều có ý nghĩa về mặt thống kê với P = 0,000. Khi đạt được sự hài lòng trong việc thoả mãn nhu cầu giao tiếp của mình thì hiệu quả công việc sẽ được nâng lên, giao tiếp sẽ có hiệu quả hơn. Mặt khác nếu giao tiếp đạt hiệu quả cao thì sẽ hài lòng với việc đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của cá nhân. 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư tỉnh Hà Tĩnh 4.3.1. Các yếu tố chủ quan - Thông qua số liệu thực tiễn chúng ta thấy rằng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến nhu cầu giao tiếp của người dân rất cao với ĐTB = 4,29 và ở góc độ nhà quản lý cũng cao với ĐTB = 4,18. Những yếu tố này được biểu hiện tương đối rõ ràng thông qua quá trình phân tích sau: Nhìn vào bảng số liệu thực trạng của các yếu tố tác động chúng ta thấy một số yếu tố nổi bật sau: yếu tố đầu tiên là thiếu kĩ năng giao tiếp, vốn từ, ngôn ngữ hạn chế, chưa linh hoạt trong cách tiếp xúc với điểm số trung bình ĐTB = 4,81. Qua đó ta thấy rằng việc thiếu kỹ năng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thoả mãn các NCGT người dân ở vùng TĐC. Nhóm yếu tố tác động thứ hai đó là: thiếu thông tin trong giao tiếp làm hạn chế sự hợp tác giao lưu của cá nhân ĐTB = 4,37 tiếp theo là bạn không thích mở rộng nhiều mối quan hệ giao tiếp ĐTB = 4,31 và các mối quan hệ trong gia đình của bạn tác động tới NCGT ĐTB = 4,21 và bạn cho rằng mình không cần mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh ĐTB = 4,18. - Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân theo lát cắt độ tuổi Yếu tố chủ quan là một trong những nguyên nhân rất quan trọng tác động tới nhu cầu giao tiếp của người dân. Chúng tôi sử dụng kết quả kiểm định phương sai Anova (one – way Anova) để tìm hiểu có sự khác biệt có ý nghĩa hay không giữa các nhóm tuổi, kết quả được thể hiện rõ ở bảng (Xem phụ lục5). Nhìn chung, các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân tái định cư có sự khác biệt rất rõ ở các yếu tố, đặc biệt là yếu tố thứ 6, 9,10,12 với P=0,000. Chẳng hạn, yếu tố thứ 9: Khả năng đánh giá đối tượng giao tiếp chưa tốt, có sự khác biệt rất rõ giữa nhóm 1 và 3 (p=0,009), giữa nhóm 2 và 3(p=0,006), 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan